Tổng quan văn học dân gian Việt Nam

Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn, có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian

a] Khái niệm: Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miện của nhân dân lao động. Khi người tri thức tham gia sáng tác thì các sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.

b] Các thể loại chủ yếu: Văn học dân gian bao gồm các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao, câu đố, vẻ, truyện thơ, chèo.

c] Đặc trưng: Văn học dân gian có tính truyền miệng, tính tập thể, và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết

a] Khái niệm: Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. Nền văn học Việt Nam từ xưa tới nay cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

b] Hệ thống thể loại: 

Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX: trong văn học chữ Hán có các thể loại: 

- Văn xuôi [truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...], thơ [thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc...]; văn biền ngẫu [phú, cáo, văn tế...]. Ở thể loại chữ Nôm, phần lớn là thơ [thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói] và văn biền ngẫu.

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: về loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí [bút kí, tùy bút, phóng sự.] . Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca. Loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ...

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam trải qua  hai thời kì lớn:

1. Văn học trung đại [văn học từ thế kỉ X - XIX]

Văn học thời kì này hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc. 

Văn học trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. 

Ở thời kì này có nhiều hiện tượng nhà văn lớn như thơ văn yêu nước và thơ thiền Lý - Trần. Các thể loại văn xuôi như: truyền kì [Thánh Tong di thảo, Truyền kì mạn lục], kí sự [Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút], tiểu thuyết chương hồi [Nam triều công nghiệp diễn chí]. Với các nhà thơ yêu nước và nhân đạo lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát...

Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ XV. Văn học chữ Nôm ra đời là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta. 

Các tác phẩm tiêu biểu: Sơ kính tân trang, Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa...

Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...

2. Văn học hiện đại [văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX]

Đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, văn học Việt nam bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Đó là một nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. 

Văn học hiện đại có những điểm khác biệt so với văn học trung đại:

- Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, làm thơ làm nghề nghiệp. 

- Về đời sống văn học: Tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa tác giả và độc giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. 

- Về thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,... dần thay thế hệ thống thể loại cũ.

- Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ. Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của văn học trung đại được thay thế bằng lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cái tôi dần được khẳng định.

Văn học thế kỉ XX đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phúc, đa dạng. Văn học lãng mạn đi vào khám phá, đề cao "cái tôi" cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân. Sau Cách mạng tháng Tám, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới.

Từ sau 1975, đặc biệt với công cuộc đổi mới từ năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam từng bước vào giai đoạn phát triển mới.. Các nhà văn đã phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Về thể loại, bên cạnh sự phát triển của thơ, văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã có một số tác phẩm có ý nghĩa. Công cuộc hiện đại hóa, thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết đạt nhiều thành tựu.

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Câu 1: Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam

Câu 2:

​Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam trải qua 3 chặng lớn:- Chặng 1: Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XIX- Chặng 2: Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945

- Chặng 3: Từ sau cách mạng tháng 8 đến hết thế kỉ XX

  • Chặng 1 được gọi là thời kì văn học trung đại
  • Chặng 2 và 3 được gọi chung là thời kì văn học hiện đại

Câu 3: 

Con người được xem là đối tượng phản ánh và là trung tâm của văn học. Văn học thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người trong nhiều mối quan hệ đa dạng khác nhau.

- Thứ nhất, trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên thì văn học dân gian phản ánh, tái hiện lại những hình ảnh tươi đẹp, sống động của thiên nhiên như hoa, cỏ, núi, sông hùng vĩ,..

  • Đến với văn học trung đại ngoài việc miêu tả, phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên hữu tình thì ở đó còn gắn liền với các quan điểm lí tưởng thẩm mĩ và đạo đức của ông cha ta.
  • Đến với văn học hiện đại thiên nhiên lại trở thành nguồn cảm hứng bất tận và trở thành biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước.

- Thứ hai, trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc thì tình yêu nước được bộc lộ rõ  nét qua tình yêu làng xóm, quê hương.

- Thứ 3, con người trong mối quan hệ xã hội. Trong xã hội thực dân phong kiến các nhà văn đã mượn bút phê phán, tố cáo các thế lực tàn bạo, lợi dụng quyền hành bức ép nhân dân lầm than. Bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận của những mảnh đời bất hạnh.

- Thứ 4, con người và ý thức về bản thân. Văn học ghi lại quá trình quá trình tìm kiếm và lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Mỗi mẫu hình nhân vật lý tưởng của văn học đều mang một giá trị và sức hấp dẫn riêng tạo nên nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa.
 

SOẠN BÀI TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM ngắn 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
– Có hai bộ phận hợp thành. Đó là bộ phận văn học dân gian và bộ phận văn học viết.

2. Văn học dân gian
a. Khái niệm- Văn học dân gian là những sáng tác của tập thể nhân dân lao động và được truyền miệng.

- Có khi văn học dân gian được một trí thức nào đó sáng tác, nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian, phải nói được tiếng nói tình cảm chung của quần chúng nhân dân và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân như một sản phẩm của tập thể.

b. Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian– Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

c. Những đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian

– Văn học dân gian mang tính truyền miệng.- Có tính tập thể trong sáng tác.

- Có tính thực hành trong đời sống cộng đồng.

5. Văn học viết
a. Khái niệm – Là văn học được viết bằng một kiểu chữ viết nào đó.– Là sáng tác của một cá nhân hoặc một nhóm tác giả nào đó có tên tuổi cụ thể.

– Tác phẩm mang dấu ấn tác giả.

b. Các kiểu chữ viết văn học Việt Nam sử dụng- Người Việt sử dụng ba kiểu chữ viết cơ bản sau:- Chữ Hán [văn tự của người Hán được người Việt đọc theo cách riêng gọi là cách đọc Hán Việt].- Chữ Nôm [chữ viết cổ của tiếng Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra].- Chữ Quốc ngữ [kiểu chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt].

- Chữ Hán được sử dụng sớm nhất [vào khoảng thế kỉ X], sau đó là chữ Nôm [phát triển vào thế kỉ XV, đỉnh cao là vào thế kỉ XVIII] và chữ quốc ngữ [phổ biến rộng rãi vào đầu thế kỉ XX].

c. Các thể loại chủ yếu của văn học viết ở nước ta - Trong văn học chữ Hán, có ba nhóm thể loại chính, bao gồm:+ Văn xuôi tự sự: truyện, kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi,+ Thơ: thờ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc.+ Văn biển ngẫu: Phủ, cáo, văn tế.- Trong văn học chữ Nôm, có hai nhóm chính, bao gồm:+ Thơ: thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.

+ Văn biển ngẫu.

- Trong văn học chữ quốc ngữ, các nhóm loại hình và thể loại chính như sau:+ Loại hình tự sự có các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí [bút kí, tùy bút, phóng sự].+ Loại hình trữ tình có các thể loại: thơ trữ tình và trường ca.

+ Loại hình kịch có kịch nói.

6. Lập bảng so sánh các thể loại chủ yếu của văn học dân gian và văn học viết.

Văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận và các thể loại sau:

7. Các thời kì trong tiến trình văn học Việt Nam - Văn học Việt Nam được chia thành ba thời kì:+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.

- Nhìn tổng quát ta có thể chia thành hai thời đại văn học: Văn học thời trung đại và Văn học thời hiện đại.

8. Đặc điểm của văn học trung đại- Hình thành và phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, kể từ khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập từ tay các thế lực phong kiến Trung Quốc.- Thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - - Chữ Hán đóng vai trò làm cầu nối để các học thuyết lớn của phươngĐông thời đó truyền bá vào nước ta như Nho giáo, Phật giáo, Lão Trang và đã tạo nên sự hnh hưởng lớn trong nhiều quan niệm triết học, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ trong văn học trung đại.- Văn học trung đại chịu ảnh hưởng về hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.+ Các tác phẩm truyền kì nổi tiếng như Thánh Tông di thảo, Truyền bị man luc...+ Các tiểu thuyết chương hồi tiêu biểu như Nam triều công nghiệp dien chí, Hoàng Lê nhất thống chí...

- Các nhà thơ tiêu biểu thời trung đại là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương...

9. Ý nghĩa của sự ra đời của chữ Nôm- Là sự vận động tất yếu của nền văn học dân tộc nhằm hướng tới việc phản ánh đời sống và diễn tả tâm hồn của người Việt Nam.

- Là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập cho dân tộc ta.

10. Những thành tựu của văn học chữ Nôm- Có một đội ngũ hùng hậu các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...- Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác bất hủ của mọi thời.- Có nhiều thành tựu về thơ Nôm Đường luật như ở Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...- Nhiều truyện Nôm bác học như Sơ kính tân trang, Truyện Kiều...- Nhiều truyện Nôm bình dân như Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa...

- Văn học chữ Nôm tiếp nhận nhiều thành tựu của văn học dân gian hơn văn học chữ hán và thể hiện rõ nét lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực cũng như phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của văn học trung đại.

11. Đặc điểm của văn học hiện đại- Hình thành và phát triển từ đầu thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX.- Mở rộng giao lưu trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á ra các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là Pháp, Nga, Anh, Mĩ và nhiều quốc gia khác ở châu Âu.- Là nền văn học viết bằng tiếng Việt, chủ yếu là chữ quốc ngữ.– Do chữ quốc ngữ dễ học nên nền văn học này dễ dàng xâm nhập vào đời sống của mọi tầng lớp dân chúng và nó cũng tạo điều kiện cho văn học phát triển với quy mô chưa từng thấy trước đó.- Có nhiều điểm khác biệt so với văn học trung đại:+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.+ Về đời sống văn học: sôi nổi, năng động hơn trong các quan hệ tác phẩm và đời sống, nhà văn và bạn đọc...+ Về hệ thống thể loại: xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói...

+ Về bút pháp thể hiện: tuân thủ lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo tao và cái tôi của nhà văn...

12. Các mốc lớn trong tiến trình văn học hiện đại - Có bổn mốc lớn, cụ thể như sau:+ Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1930: Giai đoạn tìm đường hiện đại hóa văn học và hội nhập.+ 1930 – 1945: Sự bùng nổ văn chương hiện đại Việt Nam, xuất hiện các trào lưu lớn như văn học lãng mạn, văn học hiện thực...+ 1945 – 1975: Nền văn học mới ra đời gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.+ 1975 đến hết thế kỉ XX:. Phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam trong công cuộc hội nhập quốc tế.... Hai mảng đề tài lớn là:a. Đề tài về lịch sử chống Pháp và chống Mĩ.

b. Đề tài về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

13. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam- Có bốn đặc điểm cơ bản sau:+ Văn học Việt Nam thể hiện sâu sắc tâm hồn con người Việt Nam.+ Có nhiều thể loại đặc sắc, có truyền thống thơ ca lâu đời, mảng văn xuôi tuy ra đời muộn nhưng phát triển nhanh chóng.+ Sẵn sàng tiếp thu các tinh hoa văn hoá Đông Tây kim cổ, nhưng có chọn lọc và luôn giữ được bản sắc.

+ Là nền văn học có sức sống bền bỉ, mãnh liệt.

14. Con người Việt Nam qua văn học
a. Quan hệ với thế giới tự nhiên- Phản ánh quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thế giới.- Cho thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết của người Việt:+ Trong văn học dân gian đó là những hình ảnh đẹp về trăng, núi, gió mây, cây đa, bến nước,...+ Trong sáng tác thơ ca thời trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ: tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao đẹp. Các đề tài ngư, tiều, canh, mục thường thể hiện khí tiết không màng danh lợi của nhà nho.

+ Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.

b. Quan hệ với quốc gia dân tộc- Cho thấy niềm tự hào dân tộc và sự xả thân vì giống nòi của một chủ nghĩa yêu nước vô song...- Tình yêu làng xóm quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. - Căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.

- Niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, về lịch sử dụng nước và giữ nước chói lọi những chiến công.

c. Quan hệ với xã hội- Cho thấy một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, không khoan nhượng với cái xấu cái ác, bảo vệ cái thiện, cái tốt đẹp...- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị áp bức.

- Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam.

d. Quan hệ với bản thân- Cho thấy quá trình đấu tranh kiên trì để khẳng định đạo lí làm người của bản thân, của dân tộc... ..- Trong hoàn cảnh đấu tranh chống giặc ngoại xâm, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đạo lí và lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.– Trong những hoàn cảnh khác [các giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, 1930 – 1945] con người cá nhân lại được đề cao.

- Không chấp nhận chủ nghĩa khắc kỉ, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

15. Học văn học Việt Nam anh [chị] rút ra được bài học gì?

- Niềm tự hào dân tộc.- Yêu quý mảnh đất quê hương hơn.- Bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm...

 -Tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, dân tộc...

-----------------------HẾT------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và cùng với phần Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn

Nội dung soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam trang 5 SGK Ngữ văn 10, tập 1 sẽ giúp các em có cái nhìn bao quát và tổng thế về văn học Việt Nam về các bộ phận hợp thành, quá trình phát triển của văn học cũng như đời sống xã hội qua thơ văn.

Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng, soạn văn lớp 9 Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, lớp 11 Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, soạn văn lớp 12 Soạn bài Tổng kết phần văn học [tiếp theo] trang 186 SGK Ngữ văn 9

Video liên quan

Chủ Đề