Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

1. CHÂM NGÔN (Châm Ngôn 1:1-31:31)

A. LỜI TỰA

Cố thi sĩ T.S.Eliot đã hỏi: “Đâu rồi sự khôn ngoan chúng ta đã đánh mất trong tri thức?Đâu rồi tri thức chúng ta đã đánh mất trong sự thông tin?” (1).

Show

Chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin”, nhưng chắc chắn chúng ta không sống trong “thời đại của sự khôn ngoan.” Nhiều người là phù thủy với những chiếc máy vi tính của họ, dường như là những người không có chuyên môn khi thực hiện một thành công từ cuộc sống họ. Những máy vi tính có thể thâu trữ dữ liệu và vâng theo các hiệu lệnh, nhưng chúng không thể cho chúng ta khả năng sử dụng tri thức đó cách khôn ngoan. Điều cần có hôm nay là sự khôn ngoan.

Sách Châm ngôn nói về sự khôn ngoan tin kính, cách để có được nó và cách sử dụng. Nó nói về những ưu tiên, những nguyên tắc, không phải là kế hoạch làm giàu nhanh chóng hay những công thức cho sự thành công. Nó cho bạn biết, không phải cách để sống, nhưng là cách để khéo léo trong nghệ thuật tạo nên một đời sống đã bị đánh mất.

Khi bạn đọc, hãy để Kinh Thánh trước mặt bạn và tra cứu nhiều trích dẫn Kinh Thánh trong các chương này. Bỏ qua chúng là bỏ sót lẽ thật quan trọng nào đó. Xét cho cùng, điều Đức Chúa Trời đã viết quan trọng nhiều hơn điều tôi viết! Cũng vậy, hãy đọc những chú giải ở cuối sách. Có nhiều tài liệu hữu ích trong đó mà tôi không thể kể đến trong bài viết, tôi không muốn bạn bỏ qua.

Hơn bao giờ hết, hội thánh hết sức cần những người hiểu và thực hành những sự khéo léo liên quan đến việc gây dựng một đời sống tin kính. Nguyện bạn và tôi ở trong số đó!

Warren W.Wiersbe

B. ĐẠI CƯƠNG GỢI Ý CỦA SÁCH CHÂM NGÔN

Câu gốc: Châm Ngôn 1:7

Giới thiệu: Châm Ngôn 1:1-19

I.Những lời kêu gọi của sự khôn ngoan (Châm Ngôn 1:20-9:18).
1.Những lời kêu gọi của sự khôn ngoan (Châm Ngôn 1:20-4:27 8:1-9:18)
Lời kêu gọi thứ nhất: về sự cứu rỗi (Châm Ngôn 1:20-4:27)
Lời kêu gọi thứ hai: về của cải (Châm Ngôn 8:1-36)

2.Những lời kêu gọi về sự ngu xuẩn(Châm Ngôn 5:1-7:27)
Lời kêu gọi thứ nhất: về sự kết an (Châm Ngôn 5:1-22)
Lời kêu gọi thứ hai: về sự nghèo khó (Châm Ngôn 6:1-35)
Lời kêu gọi thứ ba: về sự chết (Châm Ngôn 7:1-27)

II.Những so sánh của sự khôn ngoan (Châm Ngôn 10:1-15:33)

III.Những lời khuyên của sự khôn ngoan (Châm Ngôn 16:1-31:31)

C. GIỚI THIỆU SÁCH CHÂM NGÔN

Betty, vợ tôi, là hoa tiêu trong gia đình chúng tôi. Hơn 40 năm, tôi đã nhờ bà vạch kế hoạch cho những hành trình chức vụ cùng những kỳ nghỉ của chúng tôi, hướng dẫn khi tôi lái xe. Bà ấy biết tôi không có một giác quan tốt về phương hướng và thậm chí nổi tiếng lạc đường dù chỉ cách nhà vài dặm. Nhưng Chúa đã ban cho bà chiếc máy ra-đa ở bên trong, và tôi đã học tin tưởng bà ấy, dù chúng tôi ở thành phố lớn, trong rừng rậm châu Phi, hay tại miền quê nước Anh.++

Tôi cần một “ra-đa thuộc linh” tương tự để hướng dẫn tôi khi tôi bắt tay vào một “hành trình nghiên cứu” một sách của Kinh Thánh. Máy ra-đa đó được cung cấp bởi Thánh Linh, Đấng hướng dẫn tôi vào lẽ thật của Đức Chúa Trời (Giăng 16:13) và nếu chúng ta để Ngài giữ gìn, chúng ta khỏi đi những con đường lòng vòng vô ích. Nhưng nếu tôi bắt đầu hành trình của mình bằng cách đặt những câu hỏi cơ bản về sách tôi muốn nghiên cứu. Đức Thánh Linh sẽ thấy tôi được chuẩn bị tốt hơn cho chức vụ dạy dỗ của Ngài. Những câu hỏi tôi đặt cho mình là:

1.Chủ đề chính của sách là gì?
2.Ai đã viết sách này và sách được viết ra sao?
3.Đâu là câu gốc giúp “tiết lộ” sứ điệp của sách?
4.Sách này nói gì về Chúa Giê-xu Christ?
5.Tôi phải làm gì để nhận được nhiều nhất từ sách này?

Chúng ta hãy sẵn sáng cho cuộc hành hương của mình qua sách Châm ngọn bằng cách đặt năm câu hỏi này.

1.Chủ đề chính của sách Châm ngôn là gì?

Một từ đủ trả lời cho câu hỏi trên là: khôn ngoan. Trong sách Châm ngôn, những từ khôn ngoan và sự khôn ngoan được sử dụng ít nhất 125 lần vì mục đích của sách là để giúp chúng ta nhận được và ứng dụng sự khôn ngoan cho những quyết định và những hoạt động của đời sống hằng ngày.

Sách Châm ngôn thuộc về điều mà các học giả gọi là Văn chương về sự khôn ngoan của Kinh Thánh Cựu Ước, cũng kể đến sách Gióp và Truyền đạo (1). Tác giả của những sách này đã vật lớn với một số câu hỏi hóc búa của đời sống khi họ tìm cách hiểu những vấn đề của đời sống theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Xét cho cùng, chỉ vì bạn là một tín đồ và bạn bước đi bằng đức tin, điều đó không có nghĩa là bạn đặt tâm trí lên kệ và ngừng suy nghĩ.Chúa mong chúng ta ứng dụng chính mình qua nhận thức sâu sắc, thực hiện sự suy nghĩ nghiêm túc khi chúng ta học Lời Ngài. Chúng ta phải yêu Chúa bằng tâm trí cũng như bằng tấm lòng và linh hồn mình (Ma-thi-ơ 22:37).

Sự khôn ngoan là một mặt hàng quan trọng ở vùng Cận Đông cổ đại mọi vua cai trị đều có một hội đồng những người khôn ngoanđược vua hỏi ý kiến. Khi thực hiện những quyết định quan trọng, Giô-sép được xem là người khôn ngoan ở Ai Cập và Đa-ni-ên cùng ba bạn ông được tôn trọng vì sự khôn ngoan của họ trong lúc hầu việc ở Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài hôm nay bước đi cách thận trọng, không như người dại dột nhưng như người khôn ngoan (Ê-phê-sô 5:15 NKJV). Hiểu sách Châm ngôn có thể giúp chúng ta làm điều đó. Chỉ được giáo dục và có tri thức thì chưa đủ tuy rằng sự giáo dục cũng quan trọng. Chúng ta cần sự khôn ngoan, là khả năng để sử dụng tri thức, Người khôn ngoan có năng lực nắm bắt ý nghĩa của một hoàn cảnh và hiểu điều phải làm cùng với cách để làm điều đó đúng cách, đúng lúc.

Đối với người Do Thái thời xưa, sự khôn ngoan không đơn giản chỉ là lời khuyên tốt lành hay sự hoạch định thành công. Tôi thích định nghĩa của Tấn sĩ Roy Zuck: “Sự khôn ngoan nghĩa là khéo léo và thành công trong những mối liên hệ và trách nhiệm của mình…quan sát và làm theo những nguyên tắc trật tự của Đấng Tạo Hóa trong vũ trụ luân lý.” (2). Trong định nghĩa đó, bạn tìm thấy hầu hết những yếu tố quan trọng của sự khôn ngoan theo tinh thần Kinh Thánh, loại khôn ngoan chúng ta có thể học từ sách Châm ngôn.

Sự khôn ngoan theo tinh thần Kinh Thánh bắt đầu bằng một mối liên hệ đúng đắn với Chúa. Người khôn ngoan tin rằng có một Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa và là Chủ tể mọi sự, Ngài đã đặt vào sự sáng tạo của Ngài một trật tự thiêng liêng, mà nếu được vâng theo, cuối cùng sẽ dẫn đến sự thành công. Người khôn ngoan quả quyết rằng có một luật đạo đức vận hành trong thế gian này, một nguyên tắc về sự công bình thiêng liêng bảo đảm rằng cuối cùng kẻ ác bị xét đoán, và người công bình được ban thưởng. Sự khôn ngoan theo tinh thần Kinh Thánh chẳng có tí liên hệ nào với chỉ số thông minh hay học vấn của con người, vì đó là sự thông hiểu mang tính đạo đức thuộc linh. Nó không liên quan với tính cách và những giá trị khác, nó có nghĩa là nhìn thế giới qua hệ thống lẽ thật của Đức Chúa Trời.

Trong Cựu Ước, từ Hê-bơ-rơ chỉ về khôn ngoanđược dùng để mô tả người khéo léo khi làm việc bằng tay, chẳng hạn như những người thợ đã giúp xây dựng Đền Tạm và Đền Thờ của Sa-lô-môn (1Sử Ký 22:15). Sự khôn ngoan không phải là cái gì đó mang tính lý thuyết, đó là điều rất thực tế, ảnh hưởng đến mọi lãnh vực của đời sống. Nó đưa ra trật tự và mục đích cho đời sống, nó cho sự sáng suốt trong việc thực hiện những quyết định và nó cung cấp ý thức về sự hoàn thành trong đời sống vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời.

Sự khôn ngoan giữ chúng ta trong sự hài hòa với những nguyên tắc và mục đích mà Chúa đã đặt trong thế giới Ngài, hầu cho khi chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời, mọi sự có lợi cho chúng ta chứ không nghịch với chúng ta. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta không trải qua những thử thách và khó khăn, bởi thử thách và khó khăn là một phần thưởng của đời sống. Nhưng nó có nghĩa rằng chúng ta có khả năng đối phó với những nghịch cảnh này cách thành công, hầu cho chúng ta tăng trưởng về mặt thuộc linh và Chúa được vinh hiển.

Người khôn ngoan có sự khéo léo để đối diện với đời sống cách thành thật và can đảm, điểu khiển nó cách thành công hầu cho những mục đích của Đức Chúa Trời được thực hiện trong đời sống mình. Đó là lý do tôi gọi sách này là “Hãy khéo léo! ” vì chúng ta đang tìm cách học ở sách Châm ngôn những nguyên tắc thiêng liêng có thể khiến chúng ta trở nên khéo léo, không phải trong việc kiếm sống nhưng trong việc tạo ra một đời sống.Những trang lịch sử đầy ắp tên tuổi của những người tài năng xuất chúng, là những người đủ lanh lợi để trở nên giàu có và nổi tiếng nhưng họ lại không đủ khôn ngoan để tạo một đời sống thành công và thỏa lòng. Trước khi chết, một trong số những người giàu nhất thế giới đã nói rằng, ông muốn cho đi tất cả của cải mình để khiến một trong sáu cuộc hôn nhân của ông được thành công. Sống là một việc, nhưng tạo một đời sống hoàn toàn là một việc khác.

2. Ai viết sách Châm ngôn và được viết ra sao?

Tác giả: Trong Châm Ngôn 1:1 Châm Ngôn 10:1 Châm Ngôn 25:1, chúng ta được biết rằng vua Sa-lô-môn là tác giả của những câu châm ngôn trong sách này. Đức Chúa Trời đã ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan tuyệt vời (1Các vua 3:5-15) đến nỗi người ta từ đầu cùng đất đã đến để lắng nghe ông và trở về với sự kinh ngạc (1Các vua 4:29-34 Ma-thi-ơ 12:42). Ông đã nói 3.000 câu châm ngôn, hầu hết không được kể đến trong sách này. Đức Thánh Linh chỉ chọn những câu châm ngôn mà dân sự Ngài sẽ hiểu và vâng theo trong mọi thời đại (3).

Nhưng những tôi tớ khác được Thánh Linh hướng dẫn, cũng có liên quan trong việc giới thiệu sách này. Các người của Ê-xê-chia (Châm Ngôn 25:1) là một nhóm học giả trong thời vua Ê-xê-chia (700TC) đã sưu tầm tư liệu được chép trong các chương 25-29, và trong chương 30, 31 bạn gặp A-gu-rơ, con trai Gia-kê, cùng vua Lê-mu-ên – dù nhiều học giả nghĩ rằng Lê-mu-ên là tên gọi khác của Sa-lô-môn.Hầu hết tư liệu trong sách này đến từ vua Sa-lô-môn, vì thế nó được gọi một cách đúng đắn là “Châm ngôn của Sa-lô-môn” (Châm Ngôn 1:1).

Như mọi độc giả Kinh Thánh đều biết, Sa-lô-môn khởi đầu cai trị như một người khôn ngoan nhưng kết thúc cuộc đời mình bằng cách làm những việc dại dột nhất (1Các vua 11:1-43 Phục truyền 17:14-20). Để đạt được những mục tiêu chính trị và giữ cho vương quốc trong sự hòa bình, vua Sa-lô-môn đã tự liên minh với những nước khác bằng cách cưới hàng trăm phụ nữ, những công chúa ngoại đạo này dần dần đã khiến lòng ông xa cách sự trung thành với Chúa. Bi thảm thay, Sa-lô-môn thậm chí đã không làm theo những lời dạy ông viết trong sách mình!

Nhập đề:Hãy luôn làm đúng – điều này sẽ làm hài lòng một số người và làm ngạc nhiên những người khác.Mark Twain đã nói như thế, Tổng thống Harry S.Truman rất thích câu này đến nỗi ông cho viết lên khung và để trên tường phía sau bàn làm việc của ông ở văn phòng Oval Office.

Dù cho biết toàn bộ chân lý hay không, những câu nói thông minh như câu của Twain như những âm thanh ghi vào tâm trí bạn. Bạn nhận ra mình nhớ đến và trích dẫn chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với những châm ngôn mà một số giờ đây đã quá lỗi thời, trở thành sáo rỗng. Đã có lần tôi nói với một Mục sư rằng thời gian biểu của tôi không cho phép tôi nhận lời mời ân cần của ông để chia xẻ tại nhà thờ của ông. Ông đáp: Ồ! Không mạo hiểm thì không đạt được gì. Câu châm ngôn ông trích dẫn đã lưu hành một thời gian dài. Chaucer đã trích dẫn một bản dịch của nó trong một bài thơ của ông vào năm 1385!

Hầu hết mọi chi phái, mọi dân tộc đều dự phần trong những Châm ngôn được trình bày bằng những cách giúp dễ dàng treo sự khôn ngoan của Châm ngôn trong phòng trưng bày tranh ảnh của ký ức bạn. Một châm ngôn của Ai-len nói rằng: mỗi người bệnh là một thầy thuốc. Câu châm ngôn của người Serb nói rằng Nếu giấm không phải trả tiền, nó sẽ ngọt hơn mật ong. Một châm ngôn ở đảo Crete – là một câu tôi rất ưa thích: Khi bạn muốn uống sữa, bạn đừng mua cả con bò. Nhiều thế kỷ trước, dân Rô-ma đã cười các chính trị gia cùng những người lính rụt rè và nói với nhau: Con mèo muốn ăn cá nhưng nó không muốn làm ướt chân mình.

Như một bài tập về trí tuệ, tôi thách thức bạn mở rộng bốn câu châm ngôn đó thành 4 đoạn giải thích. Nếu bạn thực hiện, bạn sẽ biết cách đánh giá đúng đắn tính khúc chiết và phong phú của những câu châm ngôn hay. Những châm ngôn là những câu nói súc tích, tóm tắt những chân lý thực tế bằng một sớ ít từ được chọn có liên quan đến khía cạnh nào đó của đời sống hằng ngày. Nhà tiểu thuyết người Tây Ban Nha Cervantes đã định nghĩa châm ngôn là một câu ngắn dựa trên một kinh nghiệm dài. Theo một quan điểm văn chương, đó không phải là một định nghĩa tồi.

Một số người nghĩ rằng từ tiếng Anh proverb (châm ngôn) xuất xứ từ chữ La-tinh proverbium nghĩa là một tập hợp từ được đưa ra hay một câu nói hỗ trợ một quan điểm. Hoặc nó có thể đến từ chữ La-tinh pro (thay cho, đại diện cho) và verba (các từ). Đó là một câu nói ngắn thay cho nhiều từ. Câu châm ngôn những tính toán ngắn tạo những tình bạn dài thoáng qua với sức mạnh hơn một bài diễn thuyết về sự tha thứ cho bạn bè. Một trong những giáo viên trung học của tôi, khi cô nghe tiếng xì xào của học sinh nói chuyện trong lớp, cô sẽ nói: Thùng rỗng kêu to nhất! Lập tức vấn đề được giải quyết.

Từ Hê-bơ-rơ mashal được dịch là châm ngôn, ví dụ, thậm chí còn có nghĩa là lời bóng gió. Nhưng ý nghĩa cơ bản của nó là một sự so sánh. Nhiều châm ngôn của Sa-lô-môn là những so sánh hoặc sự tương phản (Châm Ngôn 11:22 Châm Ngôn 25:25 Châm Ngôn 26:6-9) và một số châm ngôn của ông trình bày những so sánh này bằng cách sử dụng từ tốt hơn (Châm Ngôn 15:16-17 Châm Ngôn 16:19,Châm Ngôn 16:32 Châm Ngôn 17:1 Châm Ngôn 19:1)

Qua bao thế kỷ, những cách ngôn, những câu châm ngôn quen thuộc đã được sưu tầm trong các sách, nhưng không bộ sưu tầm nào quan trọng hơn sách Châm ngôn của Kinh Thánh Cựu Ước. Về một phương diện, sách Châm ngôn là một phần của Kinh Thánh, vì vậy được thần cảm bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời (IITim Châm Ngôn 3:16-17). Các câu Châm ngôn chứa đựng nhiều hơn những câu nói khôn ngoan dựa trên sự nghiên cứu, giải thích về kinh nghiệm của con người. Vì Đức Chúa Trời thần cảm sách nầy, nó là một phần của sự mặc khải thiêng liêng, liên hệ những mối quan tâm của đời sống con người với Đức Chúa Trời và cõi đời đời. Sách Châm ngôn được trích dẫn trong Kinh Thánh Tân Ước (4) và do đó có sự ứng dụng thực tiện cho đời sống Cơ-đốc nhân ngày nay.

Theo 2Ti-mô-thê 3:16-17, “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” , câu Kinh Thánh này có ích trong bốn phương diện: về lý thuyết: đó là điều đúng, về sự khiển trách: đó là những gì không đúng, về sự sửa đổi: đó là cách để làm đúng, về sự hướng dẫn trong sự công bình: đó là cách để tiếp tục làm đúng. Bạn sẽ thấy cả 4 mục đích này được thực hiện trong sách Châm ngôn. Những câu nói được thần cảm này dạy chúng ta về Đức Chúa Trời, về tội lỗi, sự sáng tạo và vô số những chủ đề dạy dỗ khác. Những châm ngôn này quở trách tội nhân về sự nói dối, lười biếng, say sưa, dâm dục và những thất bại riêng khác của họ. Nhưng sách Châm ngôn không dừng lại với sự kết tội, sách cũng cung cấp sự sửa chữa, cho chúng ta biết cách để từ bỏ tội lỗi và chỉnh đốn cách sống của mình. Nó chỉ cho chúng ta cách ăn ở khôn ngoan để không lạc lối nữa.

Bạn tôi là Tấn sĩ Bob Cook, giờ đang ở với Chúa, đã cho tôi biết rằng ông bắt đầu đọc sách Châm ngôn thường xuyên khi ông còn là một cậu bé. Có 31 chương trong sách Châm ngôn, nếu bạn đọc mỗi ngày một chương thì một tháng xong sách Câm ngôn. Cha của Bob hứa thưởng cho ông 1 đô-la mỗi khi ông trung tín đọc xong sách này, nên mỗi năm Bob có được của cải thuộc linh và kiếm được 12 đô-la chỉ bằng cách đọc sách Châm ngôn.

Những châm ngôn truyền khẩu do con người đặt ra không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau và không phải lúc nào cũng đúng, nhưng bạn có thể tin cậy sách Châm ngôn, Hãy nhìn trước khi nhảy khuyên về sự cẩn thận, còn câu Người do dự bị đánh mất cảnh cáobạn đừng bỏ lỡ cơ hội vàng. Bạn theo châm ngôn nào? Nhiều tay làm nhẹ công việc mâu thuẫn với quá nhiều đầu bếp làm hư món canh.Tuy nhiên, những Châm ngôn trong Kinh Thánh nhất quán với nhau và với toàn bộ kiểu mẫu lẽ thật thiêng liêng được trình bày trong Kinh Thánh. Hơn nữa, con cái Đức Chúa Trời có Thánh Linh hướng dẫn họ khi họ tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài, vì Đức Thánh Linh là Thần trí của sự khôn ngoan (Ê-sai 11:2 Ê-phê-sô 1:17).

Nhưng chúng ta vẫn phải trả lời cho câu hỏi quan trọng: Tại sao Sa-lô-môn sử dụng những Châm ngôn mà không phải là loại tiếp cận văn chương nào khác khi ông ghi lại những lẽ thật thiêng liêng này?Hãy nhớ rằng ngoài vua, tiên tri và thầy tế lễ, người Do Thái bình thường không có những bản sao của các sách thiêng liêng của ông, phải nhờ vào trí nhớ để có thể suy gẫm lẽ thật của Đức Chúa Trời và bàn luận nó (Phục truyền 6:1-9). Nếu Sa-lô-môn viết một bài giảng về sự kiêu ngạo, ít người nhớ được, nên ông biết một câu Châm ngôn thay thế: “Sự kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt, tính ngạo mạn đi trước sự sa ngã” (Châm Ngôn 16:18 NIV). Chỉ có 7 từ trong tiếng Hê-bơ-rơ gốc, và thậm chí một đứa trẻ có thể thuộc lòng cả 7 từ!

Vì các Châm ngôn ngắn gọn và gợi hình, chúng dễ thuộc, nhớ và chia xẻ được. Bài diễn văn hai giờ đồng hồ của Edward Everett tại chiến trường Gettysburg được viết trong các sách sử của Mỹ, nhưng “Diễn văn về Gettysburg” trong hai phút của Abraham Lincoln được viết vào lòng của hằng triệu người. Những Cơ-đốc nhân học các câu châm ngôn chính trong sách này sẽ có sự khôn ngoan để sắp xếp và thực hiện những quyết định đúng đắn mỗi ngày. Những lẽ thật trong sách Châm ngôn đề cập đến mọi lãnh vực quan trọng của đời sống con người, chẳng hạn như kiếm được và sử dụng của cải, kết bạn và giữ bạn, xây dựng một gia đình hạnh phúc, tránh sự cám dỗ và rắc rối, kiềm chế cảm xúc của chúng ta, kỷ luật cái lưỡi và gây dựng phẩm chất tin kính.

Phân tích: Nhưng tại sao Thánh Linh không hướng dẫn các tác giả sắp xếp những Châm ngôn này theo chủ đề, để chúng ta có thể mau chóng tìm ra điều chúng ta cần? Derek Kidner nhắc nhở chúng ta rằng sách Châm Ngôn không phải là hợp tuyển thơ, nhưng là một quá trình của sự giáo dục trong đời sống của sự khôn ngoan (5). Khi chúng ta đọc từng chương sách Châm Ngôn, Thánh Linh Đức Chúa Trời có sự tự do để dạy chúng ta về nhiều chủ đề, và chúng ta không bao giờ biết từng ngày chủ đề nào mình sẽ cần nhất. Như Kinh Thánh, tự nó không được sắp xếp như một thuyết thần học theo hệ thống, thì sách Châm ngôn cũng vậy. Điều Sa-lô-môn viết giống kính vạn hoa hơn là một cửa sổ kính màu: Chúng ta không thể biết kiểu mẫu tiếp theo sẽ là gì!

Chín chương đầu của sách Châm ngôn tạo thành một đơn vị trong đó sự nhấn mạnh là về sự khôn ngoan và sự dại dột được nhân cách hóa như hai người đàn bà. (Từ Hê-bơ-rơ chỉ sự khôn ngoan được viết theo giống cái). Trong các chương 1,8 và 9, sự khôn ngoan kêu gọi mọi người theo nó và hưởng sự cứu rỗi, của cải (6) và sự sống. Trong các chương 5,6 và 7, sự dại dột kêu gọi những người đó và cho họ sự thỏa mãn tức thời, nhưng không cảnh cáo họ về những hiệu quả bi thảm của việc chối bỏ sự khôn ngoan: sự kết án, sự nghèo khó và sự chết. Các chương 10-15 tạo thành đơn vị kế tiếp và trình bày một chuỗi tương phản giữa đời sống của sự khôn ngoan và đời sống theo sự dại dột. Những chương cuối của sách (16-31) chứa đựng một sự đa dạng về các châm ngôn cho chúng ta lời khuyênvề nhiều lãnh vực quan trọng của đời sống.

Khi bạn xem xét nhập đề của Sa-lô-môn, bạn có thể hiểu Đức Chúa Trời khôn ngoan ra sao trong việc sắp xếp sách theo cách này. Sự khôn ngoan không phải là của báu trừu tượng nào đó quá xa vời đến nỗi chúng ta không thể nắm bắt được nó.

Qua Lời Ngài và bởi Thánh Linh, Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta hằng ngày đến với đời sống của sự khôn ngoan. Nếu chúng ta muốn sống cách khôn ngoan, chúng ta phải bắt đầu bằng sự giao phó cho Chúa Giê-xu Christ, Đấng là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (1Cô-rinh-tô 1:30). Sự khôn ngoan và sự dại dột đều muốn điều khiển cuộc đời chúng ta, và chúng ta phải chọn lựa!

Sau khi chúng ta đã phó mình cho Chúa và sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta phải nhận biết rằng có những kết quả cho những quyết định chúng ta thực hiện. Những châm ngôn trong các chương 10-15 miêu tả rất sống động những tương phản tồn tại giữa đời sống khôn ngoan và dại dột, giữa đức tin và sự cô tín, vâng lời và bất tuân. Chúng ta không thể thương lượng mà mong Đức Chúa Trời chúc phước. Phần cuối cùng của sách (chương 16-31) chứa đựng những lời khuyên khác và chúng ta cần để phát triển sự sáng suốt thuộc linh và thực hiện những quyết định khôn ngoan.

3.Đâu là câu gốc giúp tiết lộ sách Châm ngôn?

Tôi đề nghị rằng Châm Ngôn 1:7 là câu gốc chúng ta đang tìm: Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu (phần chính) sự tri thức. Còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy. Nhận định này được mở rộng trong Châm Ngôn 9:10: “Kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự khôn ngoan. Sự nhìn biết Đấng Thánh đó là sự thông sáng”. Cũng xem thêm Gióp 28:28 Thi Thiên 111:10.

Có ít nhất 18 lần đề cập về Sự kính sợ Chúatrong sách Châm ngôn (Châm Ngôn 1:7,Châm Ngôn 1:29 Châm Ngôn 2:5 Châm Ngôn 3:7 Châm Ngôn 8:13 Châm Ngôn 9:10 Châm Ngôn 10:27 Châm Ngôn 14:2,Châm Ngôn 14:26-27 Châm Ngôn 15:16,Châm Ngôn 15:33 Châm Ngôn 16:6 Châm Ngôn 19:23 Châm Ngôn 22:4 Châm Ngôn 23:17 Châm Ngôn 24:21 Châm Ngôn 31:30). Nếu bạn đọc tất cả các câu này cách cẩn thận, bạn sẽ có một ý tưởng hay về ý nghĩa của nhóm từ quan trọng theo tư tưởng Kinh Thánh này.

Nếu chúng ta thật sự Kính sợ Chúa chúng ta nhận biết từ lòng mình rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa, chúng ta là những tạo vật. Ngài là Cha, chúng ta là con cái Ngài Ngài là Chủ, chúng ta là tôi tớ. Nó có nghĩa là tôn trọng Chúa vì địa vị Ngài, lắng nghe cẩn thận về điều Ngài phán và vâng lời Ngài, biết rằng sự bất tuân của chúng ta không làm đẹp lòng Ngài, phá vỡ mối thông công của chúng ta với Ngài, mời gọi sự quở phạt của Ngài. Đó không phải là sự sợ hãi khúm núm của nô lệ trước chủ nhưng là sự kính sợ tôn trọng của người con trước cha mẹ. Con cái kính sợ không phải chỉ vì cha mẹ có thể làm đau họ, nhưng cũng vì họ có thể làm đau cha mẹ. Châm Ngôn 13:13 khuyên chúng ta kính sợ những điều răn của Đức Chúa Trời, gợi ý rằng cách chúng ta đối xử với Kinh Thánh là cách chúng ta đối xử với Đức Chúa Trời.

Charles Bridges hỏi: Nhưng sự kính sợ Chúa là gì?Và ông trả lời câu hỏi cách thỏa đáng: Chính sự kính trọng yêu thương mà bởi đó con cái Đức Chúa Trời cúi mình cách khiêm nhường và thận trọng trước Luật Pháp của Cha mình. Cơn thạnh nộ của Ngài quá đắng cay, tình yêu Ngài quá ngọt ngào, đến nỗi bật lên một mong muốn tha thiết làm đẹp lòng Ngài và – vì hiểm họa thiếu sót bởi sự yếu đuối và những cám dỗ của mình bật lên một sự tỉnh thức thánh và sự kính sợ mà người ấy không thể phạm tội nghịch với Ngài”.

Sáu câu đi trước câu gốc này (Châm Ngôn 1:7) giải thích lý do sách Châm ngôn được viết ra để ban cho chúng ta sự khôn ngoan, sự dạy dỗ, sự thông hiểu, sự khôn khéo (than trọng), tri thức, sự suy xét, sự học biết và lời khuyên. Mọi sự tùy thuộc vào sự khôn ngoan 7 từ khác đồng nghĩa với nó theo phương diện thực tế.

Louis Goldberg nói rằng sự khôn ngoan nghĩa là phô bày tính cách của Đức Chúa Trời qua nhiều việc thực tế của đời sống (8). Sự dạy dỗ mang ý nghĩa của sự kỷ luật, sự sửa dạy của cha mẹ đưa đến việc xây dựng tính cách đưa con. Sự thông hiểu là khả năng nắm bắt lẽ thật bằng sự sâu sắc và sáng suốt. Sự khôn khéo (thận trọng) là loại hiểu biết nhìn thấy những nguyên nhân đằng sau các sự việc. Người có sự khôn khéo có thể nghĩ theo cách của họ qua những vấn đề phức tạp và thấy điều gì nằm sau chúng, và bằng cách ấy họ thực hiện những quyết định khôn ngoan về những vấn đề đó. (Theo ý nghĩa tiêu cực, từ được dịch là khôn khéo có nghĩa là xảo quyệt, nó được dùng để mô tả Sa-tan trong Sáng Thế Ký 3:1).

Từ được dịch là Tri thức đến từ gốc Hê-bơ-rơ, mô tả kỹ năng trong việc săn bắn (Sáng Thế Ký 25:27), ra khơi (2Sử Ký 8:18) và chơi một loại nhạc cụ (1Sa-mu-ên 16:16). Tri thức đòi hỏi khả năng phân biệt. Từ La-tinh tương đương cho chúng ta từ tiếng Anh science (khoa học). Sự suy xét là khả năng nghĩ ra những kế hoạch khôn ngoan sau khi hiểu một vấn đề. Ý nghĩa tiêu cực là bày ra một mưu kế.

Gốc tiếng Hê-bơ-rơ về sự học biết là “giữ lại, nắm bắt, kiếm được hoặc mua”. Khi chúng ta hiểu thấu điều gì bằng tâm trí, là chúng ta đã học nó. Từ được dịch là lời khuyêncó liên hệ với động từ “lái một con thuyền.” Lời khuyên là sự hướng dẫn khôn ngoan làm thay đổi đời sống người nào đó theo phương hướng đúng đắn.

Bạn sẽ tìm thấy 8 từ này được lặp lại thường xuyên trong sách Châm ngôn khi bạn kết hợp chúng với nhau, bạn có một tóm tắt về điều Sa-lô-môn muốn nói bằng sự khôn ngoan.

4. Sách Châm ngôn nói gì về Chúa Giê-xu Christ?

Trong Chúa Giê-xu Christ đã giấu kín mọi của báu về sự khôn ngoan và tri thức (Cô-lô-se 2:3) và Ngài là sự khôn ngoan của chúng ta (1Cô-rinh-tô 1:24,1Cô-rinh-tô 1:30). Sa-lô-môn là vua khôn ngoan nhất đã từng sống, nhưng Chúa Giê-xu Christ vĩ đại hơn Sa-lô-môn về sự khôn ngoan và sự giàu có của Ngài (Ma-thi-ơ 12:42). Chắc chắn mọi phẩm chất của sự khôn ngoan được mô tả trong Châm ngôn được nhìn thấy trong Chúa Giê-xu Christ, và đời sống trên đất của Ngài là một kiểu mẫu để dân sự Đức Chúa Trời noi theo (1Giăng 2:6).

Cách mô tả về sự khôn ngoan trong Châm Ngôn 8:22-31 gợi ý Chúa Giê-xu là sự khôn ngoan đời đời của Đức Chúa Trời, nhưng đó không phải là sự nhấn mạnh chính của chương này.Sa-lô-môn nhân cách hóa sự khôn ngoan như đứa con vui mừng của một người cha, một người thợ tinh thông, và nhắc nhở chúng ta rằng sự khôn ngoan là một trong những thuộc tính đời đời của Đức Chúa Trời. Các luật thiên nhiên tạo nên cơ sở cho khoa học hiện đại được đặt vào vũ trụ bởi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta thành thật nghiên cứu sự sáng tạo, dù chúng ta đi theo ngành khoa học nào, chúng ta vẫn chỉ đang suy nghĩ sau Đức Chúa Trời những tư tưởng của Ngài. Chúa Giê-xu, Ngôi Lời sáng tạo đời đời, đã hiện diện ở đó từ ban đầu (Giăng 1:1-5 Hê-bơ-rơ 1:1-4 Cô-lô-se 1:15-17) (9). Người khôn ngoan học những nguyên tắc khôn ngoanđời đời của đời sống được đặt vào sự sáng tạo và tìm cách vâng theo chúng.

5. Chúng ta phải làm gì để nhận được nhiều nhất từ sách này?

Sa-lô-môn thường sử dụng nhóm từ con ta (Châm Ngôn 1:8,Châm Ngôn 1:10,Châm Ngôn 1:15 Châm Ngôn 2:1 Châm Ngôn 3:1,Châm Ngôn 3:11,Châm Ngôn 3:21 Châm Ngôn 4:10,Châm Ngôn 4:20 Châm Ngôn 5:1,Châm Ngôn 5:20 Châm Ngôn 6:1,Châm Ngôn 6:3,Châm Ngôn 6:20 Châm Ngôn 7:1 Châm Ngôn 19:27 Châm Ngôn 23:15,Châm Ngôn 23:19,Châm Ngôn 23:26 Châm Ngôn 24:13,Châm Ngôn 24:21 Châm Ngôn 27:11) gợi ý rằng sách Châm ngôn chứa đựng những lẽ thật mà những cha mẹ tin kính đầy lòng yêu thương sẽ truyền cho con cái mình (10) (1Sử Ký 29:1). Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta cần lời khuyên yêu thương của Ngài, và Ngài ban điều đó cho chúng ta trong sách này. Vì vậy, yếu tố cần thiết đầu tiên cho sự nghiên cứu Châm ngôn có hiệu quả là đức tin trong Chúa Giê-xu Christ để bạn có thể thật lòng có Đức Chúa Trời là Cha. Bạn không thể tạo một đời sống cho đến khi bạn trước hết có sự sống, và sự sống này đến bởi đức tin trong Chúa Giê-xu Christ (Giăng 3:16,Giăng 3:36).

Điều áp dụng cho việc nghiêncứu sách Châm ngôn cũng áp dụng cho việc nghiên cứu bất cứ sách nào trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta không được chuẩn bị về phương diện thuộc linh, chuyên tâm, kỷ luật trong sự nghiêncứu, và vâng theo điều Đức Chúa Trời bảo chúng ta, chúng ta thật sự sẽ không hiểu bao nhiêu về Lời Đức Chúa Trời.Một ý chí vâng phục là điều cần thiết (Giăng 7:17). F.W.Robertson đã nói rằng: Sự vâng lời là cơ quan của tri thức thuộc linh.Đức Thánh Linh dạy những người nghiêm túc, không phải những kẻ tò mò.

Ít nhất, 12 lần trong sách Châm ngôn, bạn tìm thấy những mệnh lệnh hãy nghe hoăc lắng nghe (11) (Châm Ngôn 1:8 Châm Ngôn 4:1,Châm Ngôn 4:10 Châm Ngôn 5:7 Châm Ngôn 7:24 Châm Ngôn 8:6,Châm Ngôn 8:32,Châm Ngôn 8:33 Châm Ngôn 19:20 Châm Ngôn 22:17 Châm Ngôn 23:19,Châm Ngôn 23:22). Nhiều câu khác giải thích những phước hạnh đến với những ai vâng lời (nghe và chú ý) Lời Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 1:5,Châm Ngôn 1:33 Châm Ngôn 8:34 Châm Ngôn 12:15 Châm Ngôn 15:31-32). Thật ra, Sa-lô-môn cảnh cáo chúng ta đừng lắng nghe sự dạy dỗ nào dẫn chúng ta lạc lối (Châm Ngôn 19:27 Thi Thiên 1:1). Điều này không có nghĩa rằng các sinh viên Cơ-đốc không thể nghiên cứu các tác phẩm cổ điển và các sách được viết bởi người không tin, nhưng họ phải cẩn thận đọc các sách đó trong ánh sáng của Kinh Thánh. Lời khuyên của Robert Murray M’Cheyne tin kính thật hữu ích. Ông viết cho một người bạn ở đại học rằng: Hãy coi chừng không khí của các tác phẩm cổ điển. Thật, chúng ta phải biết chúng nhưng chỉ như những nhà hóa học xử lý chất độc để khám phá những tính chất của chúng, chứ không phải để làm nhiễm độc máu mình bởi những chất độc đó (12).

Khi bạn nghiên cứu, hãy nhớ rằng những Châm ngôn Hê-bơ-rơ là những nhận định được khái quát hóa về điều thường đúng trong đời sống, và chúng không được xem như những lời hứa. Một người bạn yêu mến luôn luôn (Châm Ngôn 17:17 NKJV), nhưng đôi khi thậm chí những người bạn thân nhất cũng có thể có những bất đồng. Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận (Châm Ngôn 15:1) trong hầu hết những ví dụ, nhưng sự hiền lành như chiên của Chúa chúng ta đã không giải cứu Ngài khỏi sự nhục nhã và thương khó.Sự đảm bảo về đời sống cho những người vâng lời thường được nêu ra (Châm Ngôn 3:2,Châm Ngôn 3:22 Châm Ngôn 4:10,Châm Ngôn 4:22 Châm Ngôn 8:35 Châm Ngôn 9:11 Châm Ngôn 10:27 Châm Ngôn 12:28 Châm Ngôn 13:14 Châm Ngôn 14:27 Châm Ngôn 19:23 Châm Ngôn 21:21 Châm Ngôn 22:4) và nói chung, điều này đúng. Những Cơ-đốc nhân vâng lời sẽ chăm sóc thân thể với tâm trí họ và tránh những thực tế với những việc làm gây phá hoại, nhưng một số thánh đồ tin kính đã chết rất trẻ trong khi có những người bất kính lại trường thọ! David Brainerd, nhà truyền giáo cho người da đỏ Bắc Mỹ, đã chết ở tuổi 30.Robert Murray M’Cheyne đã chết chưa đầy hai tháng sau sinh nhật thứ 30 của mình. Henry Martyn, nhà truyền giáo cho Ấn độ và Ba-tư, đã chết lúc 32 tuổi.William Whiting Barden, người phó số mạng mình cho công việc của Đức Chúa Trời chỉ mới 25 tuổi đã chết ở Ai Cập trên đường đến Trung Quốc.

Người công bình được cứu khỏi hoạn nạn, rồi kẻ hung ác đến thế vào (Châm Ngôn 11:8, NIV) chắc chắn đã xảy ra cho Mạc-đô-chê (Ext Châm Ngôn 7:1-10), Đa-ri-út (Đa-ni-ên 6:1-28), nhưng hằng triệu Cơ-đốc nhân tuận đạo chứng tỏ vấn đề rằng nhận định này không phải là tuyệt đối trong đời này. Thật ra, trong Thi Thiên 73:1-28 A-sáp kết luận rằng kẻ ác được hưng thạnh đời này, nhưng người tin kính có phần thưởng của mình trong cõi vĩnh hằng. Sách Châm ngôn chẳng nói gì về đời sau, sách tập trung vào đời sống thực tại và đưa ra nguyên tắc chỉ đạo để thực hiện những quyết định khôn ngoan giúp tạo ra một đời sống thỏa lòng.

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta tiếp nhận sự khôn ngoan của Ngài và hãy khéo léo, hầu cho chúng ta có thể tạo một đời sống sẽ làm vinh hiển Ngài. Điều quan trọng không phải là chúng ta sống bao lâu nhưng là chúng ta sống thế nào, không phải chiều dài nhưng là chiều sâu của đời sống. Kẻ dại dột lội ở chỗ nông, nhưng người khôn ngoan lao xuống nơi sâu và để Đức Chúa Trời ban cho họ điều tốt nhất của Ngài.

2. CÓ AI NGHE KHÔNG? (Châm Ngôn 1:8-33 Châm Ngôn 8:1-9:18))

Triết gia Hy Lạp Zeno (300 TC) đã phát biểu rằng ông chưa bao giờ mơ sẽ trở thành một vũ khí mạnh mẽ cho các bậc cha mẹ ở khắp nơi. Chắc chắn cha mẹ bạn đã trích dẫn những lời của Zeno cho bạn mỗi khi bạn nói quá nhiều như một đứa trẻ: Lý do vì sao chúng ta có hai cái tai và chỉ có một cái miệng, đó là để chúng ta có thể nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Nếu Hy Lạp cũng ồn ào như thế giới chúng ta ngày nay, Zeno có thể đã thay đổi suy nghĩ và bịt tai ông lại. Người Hy Lạp đã không có những nhu cầu cần thiết của đời sống mà chúng ta có, như radio , TV, nhạc rock khuyếch âm (120 đề-ci-ben) điện thoại và những cuộc gọi mời chào phiền phức, máy quay vidéo, đầu máy, cùng tất cả những thiết bị khác tràn lan đời sống hiện đại. Zeno chưa bao giờ nghe tiếng máy bay phản lực (140 đề-ci-ben) hoặc máy gặt điện (100 đề-ci-ben), ông cũng chưa từng đậu xe hơn gần một chiếc xe có gắn loa âm thanh nổi ghê gớm, phát ra những tiếng quá lớn đến nỗi chiếc xe rung động. Zeno chưa bao giờ qua đêm ở một căn phòng trọ có tường bằng giấy lụa ngăn cách ông với phòng bên cạnh nơi có một TV bị phớt lờ bởi người khách điếc hoàn toàn.

Hãy nghe nhiều va nói ít! Ôi, trò bịp bợm! Có những lúc khi mà cách duy nhất bạn có thể bảo vệ sự lành mạnh và việc nghe của mình là mở miệng ra và nói điều gì đó, thậm chí dù đó chỉ là một tiếng thét nguyên thủy.

Nhưng bi kịch lớn nhất của đời sống không phải là những người đó xâm lấn sự riêng tư của chúng ta, khiến chúng ta bực mình, làm hư hại thiết bị nghe tinh tế của chúng ta. Nhưng bi kịch lớn nhất đó là, có quá nhiều sự ồn ào đến nỗi con người không thể nghe những điều họ thật sự cần phải nghe. Đức Chúa Trời tìm cách liên lạc với họ bằng tiếng nói của sự khôn ngoan, nhưng tất cả những gì họ nghe đều là tiếng huyên náo của những sự truyền đạt lộn xộn, những tiếng nói dại dột dẫn họ đi xa dần với lẽ thật. Thậm chí không có những chiếc máy điện tử gây ồn ào ngày nay của chúng ta, hoàn cảnh tương tự cũng đã tồn tại ở Y-sơ-ra-ên cổ đại khi Sa-lô-môn viết sách Châm ngôn, vì thật sự không có gì mới dưới mặt trời. Đức Chúa Trời phán với dân Ngài trong thời của Sa-lô-môn nhưng họ không nghe.

Nếu bạn đề cập đến đại cương gợi ý của Châm ngôn, bạn sẽ thấy rằng 9 chương đầu giới thiệu hai người đàn bà. Sự khôn ngoan và sự dại dột được nhân cách hóa khi họ tìm cách chiếm được sự chú ý và vâng lời của những người ở các đường phố và quảng trường. Trong chương này, tôi muốn tập trung vào những lời kêu gọi của sự khôn ngoan, và sau đó trong chương kế tiếp, chúng ta sẽ nghe sự dại dột và học biết điều mà bà ta phải đề nghị.

1. Lời kêu gọi của sự khôn ngoan về sự cứu rỗi (Châm Ngôn 1:8-33)

Chương này ghi lại ba tiếng nói mà người đọc Châm ngôn cần phải nhận ra.

Tiếng nói của sự khuyên dạy (c.8-10,15-19): Đây là tiếng của người cha tin kính, kêu gọi con mình lắng nghe sự khôn ngoan và vâng theo điều được dạy dỗ. Hãy chú ý rằng cả người cha, mẹ và con đều có liên quan trong việc dạy cậu con trai (1), và họ đều cảnh cáo nó đừng bỏ qua điều được dạy dỗ. Những cha mẹ này đã vâng theo những chỉ dạy của Môi-se (Phục truyền 6:6-9) và trung tín dạy dỗ gia đình họ Lời Đức Chúa Trời. Nhưng con cái họ sẽ làm gì với tất cả sự giáo huấn này?

Mong ước của cha mẹ là con cái vâng theo điều chúng đã học, hầu cho lẽ thật của Đức Chúa Trời sẽ trở nên một trang sức quí giá làm đẹp cuộc sống, như mão miện trên đầu vua, như chiếc vòng nơi cổ hoàng hậu. Phao-lô bảo các tôi tớ là Cơ-đốc nhân “tô điểm học thuyết của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta trong mọi việc” (Tit 2:10 câu này không đúng với Kinh Thánh Việt ngữ 1926), đơn giản có nghĩa khiến Đức Chúa Trời trở nên đẹp đẽ đối với người khác bằng cách sống đời tin kính. Phi-e-rơ kêu gọi các người vợ Cơ-đốc thuyết phục những người chồng hư mất của họ bằng cách tập trung vào vẻ đẹp không hư mất của phẩm cách Cơ-đốc hơn là vẻ đẹp giả tạo của sự quyến rũ do con người tạo ra (1Phi-e-rơ 3:3-4).

Trong Châm Ngôn 1:15-19 người cha bảo con trai mình biết cách để tránh rơi vào sự cám dỗ. Trước hết, ông nói hãy cẩn thận tra xét lối của bạn và đừng đi với đám đông sai lầm, (điều này nghe rất giống Thi Thiên 1:1 2Cô-rinh-tô 6:14-18). Nếu bạn đi với đám đông sai lầm, bạn sẽ đi đến chỗ làm những việc sai lầm. Thứ hai, đừng chơi với sự cám dỗ vì nó luôn dẫn đến cái bẫy (Châm Ngôn 1:17). Những con chim không ăn mồi khi chúng có thể thấy chiếc bẫy rõ ràng, và con người phải khôn khéo hơn loài chim.

Thứ ba, khi bạn bất tuân Đức Chúa Trời bằng cách làm hại người khác, bạn chỉ làm hại chính mình (c.18-19). Bạn được tự do chọn điều bạn muốn từ cuộc sống, nhưng cuối cùng bạn sẽ phải trả giá cho điều đó, giá bạn trả cao hơn giá trị bạn đạt được. Bạn đi đến chỗ hy sinh những điều lâu dài vì những điều tức thời, đó là một sự đầu tư dại dột.

Tiếng nói của sự cám dỗ (c.11-14): Bất cứ ai khiến chúng ta dễ dàng bất tuân Đức Chúa Trời thì chắc chắn đó không phải là bạn. Đề nghị mà họ đưa ra nghe đầy hứng thú, nhưng nó chỉ dẫn đến tai họa. Bi thảm thay khi một nhóm người thật sự tìm thấy niềm thích thú trong việc làm ác, và họ dại dột biết bao khi nghĩ của cướp sẽ làm họ thỏa mãn những ham muốn. Họ chối từ của báu đời đời của sự khôn ngoan (Châm Ngôn 3:14-16 Châm Ngôn 16:16)vì những trang sức rẻ tiền của đời này, và họ đánh mất linh hồn mình trong của cải hời hợt, tạm bợ.

Tiếng nói của sự cứu rỗi (c.20-33): Sự khôn ngoan nói ra sao? Bằng một tiếng nói lớn vang lên để mọi người có thể nghe! Qua sự sáng tạo (Rô-ma 10:18 Thi Thiên 19:1-4) và cả lương tâm (Rô-ma 2:14-16), điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời, đều hiển nhiên ở trong họ (thế gian hư mất), vì Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi (Rô-ma 1:19 NKJV). Nhiệm vụ của Hội thánh là rao sứ điệp Tin Lành để mọi người có thể nghe, tin và được cứu. Giống như sự khôn ngoan, chúng ta phải rao truyền đạo cách cương quyết.

Sự khôn ngoan nói ở đâu? Ở những con đường đông người và chỗ công cộng, nơi những người bận rộn nhóm họp để chăm lo công việc của đời sống. Sứ điệp về lẽ thật của Đức Chúa Trời được thực hiện cho nơi nhóm chợ, không phải là tháp ngà! Chúng ta phải chia xẻ nó ở đầu đường ồn ào (Châm Ngôn 1:21 NIV). Sự khôn ngoan còn đi đến cửa thành, nơi các quan trưởng giải quyết công việc chính thức. Cho dù con người ở đâu, họ đều cần nghe lời kêu gọi của sự khôn ngoan.

Sự khôn ngoan nói với ai? Với ba hạng người: người đơn sơ, người nhạo báng (chế giễu, khinh miệt, NIV)và người ngu dại (3) (c.22).

Người đơn sơ là người chất phác, nhẹ dạ dễ tin (Châm Ngôn 14:15) nhưng không xem xét gì cả. Họ cả tin và dễ dàng bị dẫn dụ.

Người nhạo báng nghĩ họ đã biết mọi điều (Châm Ngôn 21:24) và cười nhạo những điều thật sự quan trọng. Trong khi người đơn sơ có vẻ mặt ngơ ngác thì người nhạo báng có nụ cười khinh miệt.

Người ngu dại là người dốt nát về lẽ thật vì họ chậm hiểu và bướng bỉnh. Vấn đề của họ không phải là chỉ số thông minh thấp hay học vấn kém cỏi, mà chính là họ thiếu ước muốn thuộc linh để tìm kiếm và nhận ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Người ngu dại vui hưởng sự dại dột của mình nhưng không biết mình dại dột làm sao! Quan điểm của người dại dột hoàn toàn mang tính vật chất và con người. Họ ghét tri thức và không có mối quan tâm nào về những sự đời đời. Tôi có nhiều điều hơn để nói về vấn đề này trong chương khác.

Sự khôn ngoan nói gì với họ? Thứ nhất, bà đem đến một bản cáo trạngnghịch với họ (Châm Ngôn 1:22) và hỏi họ định cứ ở trong tình trạng thuộc linh nguy hiểm của họ đến bao giờ. Sự khôn ngoan đã nói với họ hết lần này đến lần khác, nhưng họ từ chối nghe, điều này sẽ tạo nên sự xét đoán họ, thậm chí nghiêm khắc hơn.Sau đó sự khôn ngoan đưa ra một lời mời để họ từ bỏ những lối ác của mình và đón nhận những món quà của bà (c.23). Đây là lời kêu gọi đến sự ăn năn và đức tin. Bà hứa thay đổi lòng họ và dạy họ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời từ lời Đức Chúa Trời.

Người đơn sơ, người nhạo báng và người ngu dại đáp ứng ra sao với sự khôn ngoan? Họ từ chối vâng theo tiếng bà họ không nắm lấy bàn tay bà đưa ra, họ cười nhạo những lời cảnh cáo của bà. Hãy chú ý từ cũng trong câu 26. Vì họ cười sự khôn ngoan, ngày nào đó sự khôn ngoan cũng sẽ cười họ, vì họ đã nhạo báng bà, nên bà sẽ nhạo báng họ. Sự khôn ngoan nhìn thấy một cơn bão của sự phán xét hầu đến, sẽ đem lại tai họa và thống khổ cho những ai chối từ lời mời của Đức Chúa Trời.

Khi sự xét đoán đó đến, tội nhân sẽ kêu cầu Chúa, nhưng lúc đó quá muộn rồi! Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được, hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần (Ê-sai 55:6). Tội nhân sẽ gặt những gì họ đã gieo. Vì vậy chúng nó sẽ ăn bông trái của đường lối mình, và được đổ đầy đến no nê với những ý thích của riêng mình (Châm Ngôn 1:31 NKJV). Họ ngoảnh tai để không nghe lẽ thật (c.32 2Ti-mô-thê 4:4) và dễ thỏa mãn khi tin những những điều giả dối. Tương phản với sự xét đoán được rao trước cho những kẻ vô tín, sự khôn ngoan hứa trước sự an toàn và bình tịnh cho những ai sẽ nghe và tin bà (Châm Ngôn 1:33).

2. Lời kêu gọi của sự khôn ngoan về của cải thật (Châm Ngôn 8:1-36)

Trong sự thương xót của Ngài, Đức Chúa Trời tiếp tục kêu gọi tội nhân vì Ngài nhịn nhục đối với chúng ta, không muốn một người nào chết mất nhưng muốn mọi người đều ăn năn

(2Phi-e-rơ 3:9 NKJV). Sự khôn ngoan trở lại những nơi đông người trong thành, kêu lên để mọi người có thể nghe. Nhưng hãy chú ý rằng bà nói với những người đơn sơ và người ngu dại, chứ không phải với những kẻ khinh miệt (so sánh Châm Ngôn 1:22 với Châm Ngôn 8:5). Họ cười sứ điệp của bà và từ bỏ lẽ thật vì vậy cơ hội của họ đã hết, không phải vì Đức Chúa Trời không phán, nhưng vì tấm l2ong họ quá cứng cỏi nên không thể nghe. Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài thì chớ cứng lòng (Hê-bơ-rơ 4:7). Chớ từ chối Đấng phán cùng mình (Hê-bơ-rơ 12:25).

Sứ điệp thứ hai của sự khôn ngoan có ba điểm rõ ràng, theo sau là một lời kêu gọi quyết định.

Ngươi có thể tin cậy những lời của ta (c.6-9). Mỗi tính từ được sử dụng ở đây để mô tả tính chất của sứ điệp mà sự khôn ngoan tuyên bố. Những lời của bà là xuất sắc (c.6), một từ thường được dịch là độitrưởng hay người cai trị trong Cựu Ước, bản NIV ghi rằng những điều xứng đáng và những bản dịch khác sử dụng cao quý hoặc sang trọng. Vì sứ điệp của Đức Chúa Trời là Lời của Vua, nó thật sự cao quý và sang trọng.

Sứ điệp cũng chứa đựng những điều đúng đắn (c.6-9), một từ mô tả cái gì đó thẳng. Từ tiếng Anh đúng (right) đến từ gốc La-tinh rectus nghĩa là thẳng.Gốc này cũng được hiểu trong các từ như ngay (direct), đúng (correct). Lời của Đức Chúa Trời cũng chân thật (c.7) và công bình (c.8). Sự ngu dại sử dụng những từ dối trá và cong quẹo để đạt những mục đích, ngôn ngữ mà Goerge Orwell gọi là tiếng mới trong tiểu thuyết của ông Một ngàn chín trăm tám mươi bốn và điều đó ngày nay chúng ta gọi là cách nói lập lờ.

Bất cứ điều gì Lời Đức Chúa Trời nói đến đều đúng và có thể tin cậy (Thi Thiên 119:128). Những sự xét đoán của Đức Giê-hô-va đều chân thật và công bình (Thi Thiên 19:9 NKJV).

Những lời của sự khôn ngoan là đơn giản, được nói rõ ràng và công khai để không thể có sự nhầm lẫn nào. Dĩ nhiên, những ai chối bỏ Chúa đều không hiểu Đức Chúa Trời đang nói gì (1Cô-rinh-tô 2:12-16), nhưng điều này không phải vì Lời Đức Chúa Trời mơ hồ hay không rõ ràng. Đó là vì tội nhân mù lòa và điếc về thuộc linh (Ma-thi-ơ 13:14-15). Vấn đề ở người nghe, không phải ở người nói. Mark Twain đã nói: Không phải điều tôi không hiểu về Kinh Thánh khiến tôi lo lắng mà là điều tôi hiểu.

Ngươi có thể nhận của cải thật (c.10-21). Khúc này đề cập sự giàu có, không phải là của cải theo ýnghĩa vật chất. Sự khôn ngoan không hứa để tiền trong ngân hàng cho chúng ta, bà thúc giục chúng ta tìm kiếm của cải đời đời thay cho vàng bạc và châu báu (c.18-19, Ma-thi-ơ 2:4 Ma-thi-ơ 3:13-15 1Cô-rinh-tô 3:12). Đây là một câu dịch Cựu Ước của Ma-thi-ơ 6:33 Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì mọi điều này sẽ thêm cho ngươi (bản NKJV).

Một số người Do Thái suốt kỷ nguyên Cựu Ước đã quan niệm rằng của cải là dấu hiệu về sự chúc phước của Đức Chúa Trời, trong khi nghèo khổ và khó khăn là những bằng chứng bạn mất ân huệ Ngài. Vì các bạn của Gióp giữ vững thuyết thần học về sự thịnh vượng, họ kết luận rằng Gióp là một đại tội nhân, nếu không thì đã chẳng phải gánh nhiều khổ đau như thế! Khi Chúa Giê-xu phán rằng người giàu khó vào nước Đức Chúa Trời, các môn đồ ngạc nhiên hỏi: Vậy ai có thể được cứu? (Ma-thi-ơ 19:23-26). Nếu người giàu không đến thiên đàng, ai sẽ đến được?

Nhưng Sự Khôn ngoan đề nghị những món quà tốt hơn của cải hư mất – những phước hạnh như sự thận trọng, tri thức, sự suy xét (“những phát minh tế nhị, Châm Ngôn 8:12), sự kính sợ Chúa, khiêm nhường, lời nói tin kính, lời khuyên khôn ngoan, sự thông hiểu, sự hướng dẫn cho đời sống, sức mạnh, và của cải bền lâu. Một đời sống được giàu có bởi Đức Chúa Trời có thể nghèo về của cải đời này, nhưng giàu có về những điều quan trọng nhất. Hưởng nhận những điều mà tiền bạc có thể mua được thì vui, miễn sao bạn đừng đánh mất những điều tiền bạc không thể mua được. Bởi những gì mà Sự Khôn ngoan đề cập thì không thể mua được bất cứ nơi nào, dù bạn giàu có đến đâu chăng nữa.

Chúng ta bảo vệ của cải thỏa lòng và bền lâu này như thế nào? Hãy nghe Lời Đức Chúa Trời (c.6), nhận sự dạy dỗ (c.10), yêu mến lẽ thật với sự khôn ngoan (c.17,21) và tìm kiếm Đức Chúa Trời cùng sự khôn ngoan của Ngài mỗi ngày (c.17). Biết bao Cơ-đốc nhân đã khám phá tầm quan trọng của việc này nên đã bắt đầu từng ngày với Chúa, suy gẫm Lời Chúa, cầu nguyện, thờ phượng Ngài. (Thi Thiên 57:8 Thi Thiên 63:11 Sáng Thế Ký 19:27 Xuất Ê-díp-tô 24:4 Mác 1:35).

Ngươi có thể nhìn thấy những công việc của ta (c.22-31). Chúng ta đã đề cập điều này trong chương 1 và nhận ra đó là một sự giải thích về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời hành động trong sự sáng tạo vũ trụ. Mặc dù đó không phải là mô tả về Chúa Giê-xu Christ, vì Con đời đời của Đức Chúa Trời chưa bao giờ được tạo dựng, thật ra chỉ bày tỏ Đấng Christ là Ngôi Lời sáng tạo đã khiến mọi vật hiện hữu (Giăng 11:1-4 Cô-lô-se 2:3).

Một trong những bài học của khúc Kinh Thánh này là quyền năng và sự chói sáng của Đức Chúa Trời được nhìn thấy quanh chúng ta trong sự sáng tạo, là bằng chứng về điều mà sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời có thể làm được. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã hành động trong sự sáng tạo ban đầu cũng muốn hành động trong đời sống chúng ta để đem lại sự sáng tạo mới (2Cô-rinh-tô 5:17 Ê-phê-sô 2:10 Ê-phê-sô 4:24 Cô-lô-se 3:10). Chúa Giê-xu Christ, Đấng nắm giữ vũ trụ và sai khiến nó để thực hiện ý muốn của Ngài, cũng có thể nắm giữ đời sống chúng ta và hoàn thành những mục đích của Ngài vì vinh hiển danh Ngài. Khi chúng ta thuộc về Chúa Giê-xu Christ và bước đi trong sự khôn ngoan của Ngài, mọi sự sáng tạo có ích lợi cho chúng ta. Nếu chúng ta chống nghịch với Sự Khôn ngoan và ý muốn của Ngài, mọi sự bắt đầu chống lại chúng ta như Giô-na đã khám phá khi ông tìm cách chạy trốn khỏi Chúa.

Ngươi phải thực hiện một quyết định (c.32-36). Sau khi tuyên bố lẽ thật của Đức Chúa Trời, Sự Khôn ngoan giờ đây kêu gọi mọi người hãy quyết định, như mọi sứ giả trung tín phải làm. Cách con người đáp ứng với sứ điệp của Đức Chúa Trời là một vấn đề về sự sống hoặc sự chết (c.35-36), và không thể có thái độ trung lập, lưng chừng. Sự Khôn ngoan kêu gọi một quyết định thành thật làm thay đổi đời sống mà đòi hỏi việc từ bỏ tội lỗi (sự ăn năn) và trở lại với Đấng Christ (đức tin). Nếu quyết định là thật, nó sẽ dẫn đến sự phó thác cho Chúa là điều đưa đến việc gặp gỡ Ngài hằng ngày, giống như đầy tớ trong nhà chủ.

Những ai chối bỏ lẽ thật của Đức Chúa Trời đều phạm tội nghịch với chính linh hồn mình. Những ai ghét lẽ thật của Đức Chúa Trời đang hướng đến sự chết đời đời (Khải Huyền 20:11-15).

3. Lời kêu gọi của Sự Khôn ngoan về sự sống (Châm Ngôn 9:1-18)

Thay vì đến những nơi nhộn nhịp của thành, Sự Khôn ngoan giờ đây ở nhà, và phục vụ như chủ nhân của một đại tiệc.

Sự chuẩn bị (c.1-2): Trong chương trước, chúng ta thấy Sự Khôn ngoan hành động trong sự sáng tạo, nhưng ở đây chúng ta thấy bà xây dựng ngôi nhà rộng lớn (bảy cây trụ) nơi bà chuẩn bị một bữa tiệc lộng lẫy. Dân Do Thái không sử dụng bầy chiên và đàn súc vật của họ làm thức ăn, vì vậy nhưng cơ hội để ăn thịt thịt bò, thịt cừu quay là hiếm có và được hoan nghênh. Bàn tiệc sẽ đầy tràn những thức ăn ngon lành cùng rượu dư dật. Rượu pha có thể là rượu được pha loãng với nước (thường ba phần, nước một phần rượu) hoặc được pha với các hương vị khác. Tuy nhiên, rượu nơi bàn tiệc không nên được giải thích như một sự tán thành của Đức Chúa Trời về thức uống có rượu. Rượu là một phần bình thường trong bữa ăn của người Do Thái, nhưng không chỗ nào trong Kinh Thánh tán thành việc say sưa (Châm Ngôn 20:1 Châm Ngôn 23:29-35 Châm Ngôn 31:4-7). Nhiều điều về chủ đề này nằm ở chương sau.

Lời mời (c.3-9): Thay vì tự đi ra như trong hai lần kêu gọitrước. Sự Khôn ngoan giờ đây sai những tớ gái dễ thương của mình đến những nơi cao nhất của thành để mời mọi người đến dự tiệc. Một chủ tiệc đưa ra hai lời mời trong thời bấy giờ là mang tính phong tục. Lời mời thứ nhất, được đưa ra trước vài ngày, cho khách mời biết ngày giờ của buổi tiệc. Lời mời thứ hai, được đưa ra vào ngày có tiệc, xác định ai chắc chắn đến (Lu-ca 14:16-24 Ma-thi-ơ 22:1-14). Biết số lượng khách phỏng chừng, các đầu bếp có thể chuẩn bị thịt đầy đủ để có nhiều cho mọi người và không thức ăn nào bị lãng phí. Chúng ta không đọc ở đây về bất cứ lời mời hời hợt nào. Những cô tớ gái chỉ nói: Hãy đến ngay bây giờ!

Hãy chú ý rằng họ đang mời một hạng người: người đơn sơ (Châm Ngôn 9:4). Lời kêu gọi thứ nhất của Sự Khôn ngoan là với người đơn sơ, người nhạo báng và người ngu dại (Châm Ngôn 1:22). Người nhạo báng cười chê bà, vì vậy trong lời kêu gọi thứ hai, bà chỉ mời người đơn sơ và người ngu dại (Châm Ngôn 8:5). Những người ngu dại không muốn Sự Khôn ngoan của Đức Chúa Trời, vì vậy trong lời kêu gọi thứ ba, bà chỉ mời những người đơn sơ đến bữa tiệc của bà. Chối bỏ lời mời của Đức Chúa Trời là điều nguy hiểm, bạn không bao giờ biết khi nào là lời mời cuối cùng dành cho mình (Lu-ca 14:24).

Dĩ nhiên, khi những người đơn sơ nhận lời mời, nó có nghĩa là rời bỏ đám đông cũ, nhũng người ngu dại cùng kẻ chế giễu sẽ tìm cách thuyết phục họ ở lại (Châm Ngôn 9:6-8). Tội nhân không muốn bị quở trách, nhưng người khôn ngoan sẽ chấp nhận và được ích lợi từ cả hai. Cả ba hạng người này đều thích đi theo ý riêng của mình, được bảo rằng họ đang có quyết định tốt, nhưng người khôn ngoan muốn theo lẽ thật. Hãy dạy người khôn ngoan rồi họ sẽ chấp nhận lẽ thật và trở nên khôn ngoan hơn Hãy thử dạy người ngu dốt rồi họ sẽ chối từ lẽ thật và thậm chí trở nên những kẻ ngu dại hơn.

Sự ca tụng (c.10-12):Khi bạn đáp ứng với lời mời của Sự Khôn ngoan và tham dự bữa tiệc, bạn sẽ nhận được gì? Trước hết, bạn sẽ có một sự tôn trọng cao hơn đối với Chúa và tri thức sâu sắc hơn về Đấng Thánh (c.10). Càng biết Đức Chúa Trời, tri thức và sự sáng suốt của bạn sẽ càng sắc bén hơn khi đối diện với những quyết định của đời sống.

Một lần nữa, Sự Khôn ngoan hứa cho chúng ta sự sống trường thọ (c.11) và làm đầy những tháng ngày của chúng ta bằng những kinh nghiệm phong phú về ân điển Đức Chúa Trời. Ngài muốn gia thêm tháng năm cho đời chúng ta, Ngài sẽ làm điều đó nếu chúng ta vâng theo Sự Khôn ngoan của Ngài. Câu 12 nhắc nhở chúng ta rằng Chúa muốn gây dựng tính cách tin kính vào đời sống của chúng ta, chứ không thể vay mượn tính cách từ người khác hoặc cho họ tính cách của chúng ta. Đây là một vấn đề cá nhân, đòi hỏi những quyết định cá nhân. Thuộc về một gia đình tốt đẹp, tham dự một hội thánh trung tín, hay học trong một trường nổi tiếng, không thể bảo đảm sẽ xây dựng tính cách đúng đắn cho chúng ta. Nhưng nó được xây dựng trên những quyết định khôn ngoan theo lời Chúa.

Sự kết án (c.13-18):Chương này kết thúc bằng một cái liếc nhìn thoáng qua về người kỵ nữ (sự ngu dại) khi nàng kêu gọi những người đơn sơ, mời họ vào nhà nàng. Nhưng nếu họ nhận lời mời này, họ sẽ dự một đám tang chứ không phải bữa tiệc, và đó là tang lễ của chính họ!

Trong Châm Ngôn 5:15-18 Sa-lô-môn so sánh những niềm vui của tình yêu vợ chồng với việc uống nước tinh khiết từ nguồn nước mát mẻ. Nhưng sự ngu dại (dâm phụ) cho nước ăn cắp từ nguồn nước của người khác. Đức Chúa Trời đã định hôn nhân là một hàng ràoquanh nguồn nước để không ai làm ô nhiễm nó. Ngươi chớ phạm tội tà dâm (Xuất Ê-díp-tô 20:14) chưa bao giờ bị xóa bỏ khỏi Luật Pháp Đức Chúa Trời.

Khi nói về sự sống đời đời, sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, là nói về sự lựa chọn thái độ sống. Chúng ta có thể chấp nhận lời mời hoặc chối từ, chúng ta vâng theo Sự Khôn ngoan hay khước từ nó. Những ai nói mình ở giữa, có thái độ trung lập là đáng chối bỏ Lời Ngài cũng như người khước từ nó. Chúa Giê-xu phán: Ai không ở với ta thì nghịch cùng Ta (Ma-thi-ơ 12:30).

Sẽ có gì trong đời sống bạn? Bữa tiệc hay đám tang?

3. LỐI CỦA SỰ KHÔN NGOAN VÀ SỰ SỐNG (Châm Ngôn 2:1-4:27)

Một bức tranh biếm họa trên báo vẽ một chiếc xe bấp bênh trên đỉnh vách đá, đằng sau tay lái là ông chồng, bên cạnh là bà vợ chán ghét. Ông nói với vợ cách nhu mì:“Mình à, phải có một bài học đâu đó! ”

Đúng là có một bài học ở đó, ấy là : Cách duy nhất để đi đến nơi đến chốn là phải chọn con đường đúng.Nếu bạn đã từng bị lạc đường ở một khúc quanh nào đó, bạn sẽ hiểu bài học này quan trọng ra sao!

Phép ẩn dụ về đời sống như một cuộc hành trình là một ẩn dụ quen thuộc. Nó được tìm thấy trong Kinh Thánh cũng như trong văn chương cổ điển. Tác phẩm Odyssey của Homer mô tả chuyến hành trình 10 năm của Ulysess từ Troy về nhà ở đảo Ithaca và Thiên Lộ Lịch Trình của Bunyan là chuyến đi của Cơ-đốc nhân từ thành phố Hủy diệt đến Thiên thành. Kinh Thánh thường xuyên kêu gọi chúng ta chọn con đường đúng, nhưng thế giới đương thời nghĩ rằng có nhiều con đường đến Đức Chúa Trời và bất cứ đường nào bạn thành thật đi theo, cuối cùng đều sẽ đưa bạn đến đó.

Chúa Giê-xu đã cho biết rõ rằng trong đời này chúng ta chỉ có thể đi một trong hai con đường, mỗi con đường dẫn đến một nơi khác nhau. Mỗi người đều phải quyết định lựa chọn con đường mình phải đi, hoặc đường dẫn đến sự sống hoặc đường dẫn đến sự chết (Ma-thi-ơ 7:13-14), không có con đường lưng chừng.

Trong sách Châm ngôn, các từ lối, con đường (và chữ nầy được viết theo số nhiều gần 100 lần trong bản KJV). Sự khôn ngoan không chỉ là một một con người để yêu thương, Sự Khôn ngoan cũng là lối đi, sự nhấn mạnh ở các chương 2,3,4 là những phước hạnh mà dân Đức Chúa Trời được hưởng khi bước trên lối của sự khôn ngoan. Lối khôn ngoan dẫn đến sự sống, nhưng sự ngu dại dẫn đến sự chết Khi bạn bước đi trên lối khôn ngoan, bạn vui hưởng ba sự bảo đảm : Sự khôn ngoan bảo vệ (chương 2), hướng dẫn (chương 3), làm trọn lối của bạn (chương 4).

1.Sự khôn ngoan bảo vệ lối của bạn (Châm Ngôn 2:1-22)

Câu gốc ở Châm Ngôn 2:8: Ngài bảo vệ các lối của người công bình và gìn giữ đường của thánh đồ Ngài (NKJV). Sự lặp lại của nhóm từ con ta (Châm Ngôn 2:1 Châm Ngôn 3:1,Châm Ngôn 3:11,Châm Ngôn 3:21 Châm Ngôn 4:10,Châm Ngôn 4:20 Châm Ngôn 4:1 các con ta)nhắc chúng ta rằng sách Châm ngôn ghi lại lời khuyên khôn ngoan của người cha tin kính đối với gia đình mình. Chính khách người Anh, Lord Chesterfield đã nói: “Trong những vấn đề tôn giáo và hôn nhân, tôi không bao giờ đưa ra bất cứ lời khuyên nào vì tôi sẽ không có những đau khổ của người khác trên thế giới này, hoặc những đau khổ kế tiếp được đặt ra cho nhiệm vụ của tôi” (???). Nhưng những người cha Do Thái được ra lệnhphải dạy con cái họ sự khôn ngoan (Phục truyền 6:1-9). Nếu con cái khôn ngoan, chúng chú ý và vâng lời. Đời sống đầy dẫy những hiểm nguy, thật khôn ngoan khi biết lắng nghe lời khuyên của những người tin kính đã đi trước chúng ta.

Ba sự bước đi khác nhau được mô tả trong chương này.

Bước đi với Đức Chúa Trời (c.1-9): Chương 2-4 đều bắt đầu bằng lời khuyên lắng nghe lời

Đức Chúa Trời và ghi vào lòng (Phục truyền 3:1-12 Phục truyền 4:1-9) vì đó là cách duy nhất chúng ta có thể bước đi với Đức Chúa Trời và sống cách phải lẽ.Tám mệnh lệnh trong chương này bày tỏ trách nhiệm của chúng ta đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời: tiếp nhận (chấp nhận) lời Đức Chúa Trời và giấuchúng (cất giữ) trong tâm trí và lòng chúng ta nghiêng tai và chuyên lòng kêu cầu tri thức và cất tiếnglên vì sự thông hiểu, tìm kiếm sự khôn ngoan và thăm dò nó. Nếu bạn muốn sự khôn ngoan, bạn phải chăm chú lắng nghe Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 13:9), vâng lời Ngài cách khiêm nhường (Giăng 7:17), thành tâm kêu cầu Ngài (Gia-cơ 1:5) và chuyên tâm tìm kiếm Ngài (Ê-sai 55:6-7), như cách một thợ mỏ tìm kiếm vàng bạc.

Được sự khôn ngoan thuộc linh không phải là sở thích mỗi tuần một lần, đó là kỷ luật bản thân. Nhưng trong thời đại này của những chiếc lò vi-ba, thức ăn nhanh, tập san văn học và vô số sách giúp cho dễ hiểu, nhiều người không còn thói quen hằng ngày đầu tư thời gian và năng lực trong việc đào sâu vào Kinh Thánh, học sự khôn ngoan từ Chúa. Nhờ có TV, sự chú ý càng được thu hẹp. Nhờ có sự giải trí, tôn giáo được cho là sự thờ phượng, sự khao khát thuộc linh của họ yếu ớt và tri thức thuộc linh chẳng làm vui thích linh hồn (họ) (Châm Ngôn 2:10). Chắc chắn ngày càng ít người dành thì giờ để nên thánh và ngày càng nhiều người trở thành con mồi cho những kẻ thù ẩn nấp dọc đường.

Nếu chúng ta làm phần của mình, Đức Chúa Trời sẽ giữ lời Ngài hứa và bảo vệ chúng ta khỏi kẻ thù (c.7-8). Ngài dành chiến thắng cho ngưòi ngay thẳng, Ngài là thuẫn cho người có cách ăn ở không chỗ trách, vì Ngài gìn giữ đường lối người công bình và bảo vệ đường của những người trung tín với Ngài (NIV). Lời Chúa tôi đã giấu trong lòng để tôi không thể phạm tội nghịch cùng Chúa (Thi Thiên 119:11, NKJV).

Con người sẵn sàng làm việc chuyên cần trong công việc họ vì họ biết sẽ kiếm được ngân phiếu thanh toán, nhưng chuyên cần đối với Lời Đức Chúa Trời để được của cải thuộc linh quý hơn bàng, bạc, châu báu, của cải còn đời đời, thì sao? (Thi Thiên 2:4 Thi Thiên 3:13-15 Thi Thiên 8:10-21 Thi Thiên 16:16). Có một giá phải trả nếu chúng ta muốn có sự khôn ngoan thuộc linh, nhưng còn một giá cao hơn nếu chúng ta không muốn được nó.Chúng ta phải bước đi với Đức Chúa Trời trong sự nghiên cứu lời Ngài.

Bước đi với kẻ ác (10-19): Ở đây chúng ta gặp kẻ ác và người đàn bà lạ, hai người thật nguy hiểm vì họ muốn dẫn con cái Đức Chúa Trời đi xa khỏi nẻo của sự sống. Kẻ ác được người ta biết về những lời ương ngạnh của hắn (ngoan cố, bản KJV, cong vạy), (c.12,14 Thi Thiên 6:14 Thi Thiên 8:13 Thi Thiên 10:31-32 Thi Thiên 16:28,Thi Thiên 16:30). Hắn đi trên nẻo tối tăm của sự bất tuân và vui thích làm điều gian ác. Hắn thuộc về đám đông mà Sa-lô-môn đã cảnh cáo chúng ta ở Châm Ngôn 1:10-19. Người bước đi trong con đường của sự khôn ngoan sẽ lập tức phát hiện sự lừa gạt của hắn và tránh xa.

Người đàn bà lạ là dâm phụ, người vợ ương bướng được mô tả rất sống động trong Châm Ngôn 7:1-27. Nếu kẻ ác sử dụng những lời ương ngạnh để gài bẫy những người mất cảnh giác, thì dâm phụ sử dụng những lời dua nịnh. Ai đó đã nói rằng lời dua nịnh không phải là lời thông tin, đó là thao tác mánh khóe, đó là những người cho chúng ta biết những điều về chúng ta, khiến chúng ta thích nghe và ước mong là thật. Người đàn bà lạ biết cách sử dụng lời dua nịnh thành công, bà không kính trọng lời Đức Chúa Trời, vì bà vi phạm luật pháp Ngài (Xuất Ê-díp-tô 20:4), bà không tôn trọng chồng mình vì đã vi phạm những lời hứa khi kết hôn. Bà chẳng còn sự hướng dẫn của Chúa hay người bạn tin kính, vì bà đã đi theo con đường tội lỗi. Bất cứ ai lắng nghe lời và đi theo lối của bà đều hướng đến nghĩa trang.

Bước đi với người công bình (c.20-22): Hãy chú ý lý lẽ được Sa-lô-môn đưa ra trong chương này mở đầu với chữ nếu ở câu 1 và tiếp tục với bấy giờ ở câu 9 và như vậy ở câu 20. Nếu chúng ta tiếp nhận Lời Đức Chúa Trời và vâng theo, bấy giờchúng ta sẽ có sự khôn ngoan để thực hiện những quyết định khôn ngoan, và như vậy Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa Ngài, bảo vệ chúng ta khỏi kẻ ác cùng người đàn bà lạ. Khi bạn vâng lời Đức Chúa Trời, bạn có đặc quyền đi trong đường người thiện (c.20). Nếu bạn làm theo Lời Đức Chúa Trời, bạn sẽ không bao giờ thiếu những bạn bè ngay thẳng, tin kính.Kẻ ác có thể dường như thành công, nhưng cuối cùng của họ là sự hủy diệt (Thi Thiên 37). Người tin kính sẽ được châm rễ trong nơi chúc phước của Đức Chúa Trời (Thi Thiên 1:3), nhưng kẻ bất kính sẽ bị nhổ khỏi đất. Con đường an toàn và thỏa lòng nhất là con đường của sự khôn ngoan, con đường của sự sống.

2.Sự khôn ngoan hướng dẫn lối chúng ta (Châm Ngôn 3:1-35)

Câu gốc trong chương này là Châm Ngôn 3:5-6, một lời hứa được dân sự Đức Chúa Trời thường tuyên bố khi họ tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa cho đời sống mình. Và lời hứa này chưa bao giờ khiến họ thất vọng – nếu họ vâng theo những điều kiện Đức Chúa Trời đã đặt ra trong câu 1-12. Đức Chúa Trời giữ những lời hứa Ngài khi chúng ta vâng theo những mệnh lệnh của Ngài, vì sự vâng lời chuẩn bị cho chúng ta đón nhận, vui hưởng điều Đức Chúa Trời đã hoạch định cho chúng ta.

Những điều kiện để đáp ứng (c.1-12): Điều kiện thứ nhất để nhận sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời là chúng ta học biết lẽ thật của Ngài (Ca Thương 1-4). Ý muốn của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Lời Ngài (Cô-lô-se 1:9-10) và cách duy nhất để biết ý muốn Ngài là học Lời Ngài và vâng theo. Bằng cách tiêp nhận Lời Ngài trong lòng mình, chúng ta kinh nghiệm sự tăng trưởng trong tính cách tin kính hầu cho sự nhân từ và chân thật (“tình yêu và sự trung tín”, NIV) trở thành những trang sức xinh đẹp trong đời sống chúng ta (Châm Ngôn 3:3 Châm Ngôn 1:9). Cầm Kinh Thánh trong tay thì chưa đủ đối với tín đồ, họ phải để Đức Thánh Linh ghi Kinh Thánh trong lòng họ (Châm Ngôn 3:3 Châm Ngôn 7:3 2Cô-rinh-tô 3:1-3). Sự vâng Lời Ngài có thể thêm những năm tháng cho đời sống bạn dài thêm ra.

Chúng ta phải vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời (c.5-8): Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con (c.6), là lời hứa, nhưng sự thực hiện lời hứa được dựa trên sự vâng lời chúng ta đối với Chúa. Chúng ta phải tin cậy Ngài bằng cả tấm lòng mình, vâng lời Ngài trong mọi việc. Điều đó có nghĩa là sự phó thác hoàn toàn cho Ngài (Rô-ma 12:1-2). Từ được dịch là tin cậy trong câu 5 nghĩa là khuất phục, cúi mặt. Nó mô tả một đầy tớ chờ đợi lệnh của chủ trong sự sẵn sàng vâng lời, hoặc một lính bại trận phủ phục trước viên tướng chiến thắng.

Dĩ nhiên, hiểm họa là điều chúng ta dựa vào sự thông hiểu của chính mình và bởi đó bỏ qua ý muốn Đức Chúa Trời. Sự cảnh cáo này không gợi ý rằng con cái Đức Chúa Trời khóa lại trí óc họ và phớt lờ sự hiểu biết với ý thức thông thường của mình. Nó đơn giản cảnh cáo chúng ta đừng cậy nơi sự khôn ngoan và kinh nghiệm của riêng mình hoặc sự khôn ngoan và kinhn ghiệm của người khác. Áp-ra-ham đã làm điều này khi ông đến Ai Cập (Sáng Thế Ký 12:10-20), Giô-suê cũng làm như thế khi ông tấn công thành nhỏ A-hi (Giô-suê 7:1-26). Khi chúng ta trở nên khôn ngoan theo mắt mình (Châm Ngôn 3:7) thì chúng ta đang hướng đến sự rắc rối.

Chia xẻ những phước hạnh của Đức Chúa Trời (c.9-10): Là điều kiện thứ ba chúng ta phải đáp ứng nếu chúng ta muốn Đức Chúa Trời hướng dẫn lối mình. Không có điều gì như là thuộc linh và thuộc thể trong đời sống Cơ-đốc nhân, vì mọi sự đều đến từ Đức Chúa Trời và thuộc về Ngài. Dân Do Thái trong thời Cựu Ước đã đem đến cho Chúa những con vật đầu lòng trong bầy chiên của họ (Xuất Ê-díp-tô 13:1-2) và bông trái đầu mùa của đồng ruộng họ (Lê-vi Ký 23:9-14) và bằng cách này họ nhận biết sự nhân từ và sự tể trị của Ngài. Điều tương tự ở Tân Ước được nhìn thấy trong Ma-thi-ơ 6:33.

Nếu chúng ta không trung tín dâng cho Chúa, chúng ta không thật sự tin cậy Chúa. Dĩ nhiên, phần mười của dâng hiến của chúng ta không phải là sự thanh toán cho những phước hạnh của Ngài. Đúng hơn, chúng là chứng cớ về đức tin và sự vâng phục của chúng ta. Kỹ nghệ gia Cơ-đốc R.E.Le Tourneau thường nói: “Nếu bạn dâng vì nó có lợi, nó sẽ không có lợi.” Dâng hiến là sự chuẩn bị tấm lòng cho điều Đức Chúa Trời muốn nói với chúng ta và làm cho chúng ta. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó (Ma-thi-ơ 6:21).

Đầu phục sự sửa phạt của Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 3:11-12): Đó là trách nhiệm thứ tư của chúng ta. Sự sửa phạt là một phần kế hoạch của Đức Chúa Trời giúp con cái Ngài trưởng thành trong đời tin kính (Hê-bơ-rơ 12:1-11). Đức Chúa Trời sửa phạt chúng ta không như một quan tòa trừng phạt phạm nhân, nhưng như người cha kỷ luật một đứa con. Ngài hành động trong tình yêu và mục đích của Ngài là để chúng ta có thể trở nên những người dự phần sự thánh khiết của Ngài (Hê-bơ-rơ 12:10). Đôi khi Ngài sửa phạt vì chúng ta đã chống nghịch và cần phải ăn năn, có lúc Ngài sửa phạt để ngăn chúng ta phạm tội, và chuẩn bị chúng ta cho phước hạnh đặc biệt của Ngài. Dù từng trải làm đau chúng ta ở mức độ nào, nó sẽ khôgn bao giờ làm tổn hạichúng ta, vì Đức Chúa Trời luôn sửa phạt trong tình yêu (Phục truyền 8:2-5).

Những phước hạnh để vui hưởng (c.13-35): Nếu chúng ta tin cậy và vâng lời, Cha chúng ta sẽ hướng dẫn trong phước hạnh mà Ngài đã hoạch định cho chúng ta phước hạnh đầu tiên trong những phước hạnh này là của cải thật đến từ sự khôn ngoan (c.13-18). Một số người nhận biết giá trị của mọi thứ chỉ là hư không, kết quả là họ thực hiện những quyết định thiếu khôn ngoan và kết thúc với những thứ vô giá trị. Một người quen của tôi, nghĩ rằng anh ta sắp được một của hời, đã mua một thùng áo sơ-mi trắng từ người bán dạo với giá vài đô-la! Khi anh mở thùng ra, chẳng có chiếc sơ-mi nào, chỉ là một mớ áo yếm dùng đậy xác chết! Thật tiếc cho anh ta vì gía trả cho bài học này! Bạn nhận được bao nhiêu điều bạn muốn từ đời sống, bạn đã trả giá nào cho những việc ấy?

Có những thứ tiền bạc có thể mua được thì tốt, miễn bạn đừng đánh mất những điều tiền bạc không thể mua được. Một căn nhà đắt tiền có ích gì nếu không có gia đình hạnh phúc trong đó? Hạnh phúc, thỏa lòng, bình an không phải là những sản phẩm được bảo đảm của sự thành công về tài chính, nhưng chúng được bảo đảm cho người sống bởi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Sự khôn ngoan trở nên một cây sự sống cho tín hữu nào nắm giữ nó, và đây là sự nếm trước về thiên đàng (Khải Huyền 22:1-2).

Sự hài hòa với sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 3:19-20): Người bước đi theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời có thể hát lên “đây là thế giới của Cha tôi” và thật sự muốn nói điều đó. Sự Khôn ngoan của Đức Chúa Trời khiến mọi vật hiện hữu (Châm Ngôn 8:22), kể cả điều mà khoa học gọi là các định luật thiên nhiên. Hãy vâng theo những luật này và sự sáng tạo sẽ đồng công với bạn, không vâng theo Chúa thì sự sáng tạo sẽ nghịch với bạn. Những người trong phong trào gọi là Thời đại mới tìm cách làm một với sự sáng tạo, nhưng họ bị định cho sự hư mất vì chối bỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Cơ-đốc nhân nào sống bởi Sự Khôn ngoan của Đức Chúa Trời sẽ là những quản gia tốt của sự sáng tạo Ngài và sẽ sử dụng những sự ban cho của Ngài vì vinh hiển Danh Ngài.

Sự chăm sóc lo liệu của Cha (Châm Ngôn 3:21-26): Vì Đức Chúa Trời hướng dẫn lối của chúng ta, Ngài có thể bảo vệ lối của chúng ta, Chúa không buộc phải bảo vệ con cái Ngài khi họ cố tình đi con đường riêng của mình, họ chỉ đang thử Ngài, đó là việc làm nguy hiểm. Trở lại đầu thập kỷ 40, có một người vô tín giận dữ đã hỏi một mục sư là bạn của tôi:Tại sao Đức Chúa Trời không ngăn chặn cuộc chiến tranh khủng khiếp này? Bạn tôi ôn tồn đáp: Ngài không ngăn nó vì Ngài không khởi đầu nó. Nó được bắt đầu bởi những con người đã chối bỏ Sự Khôn ngoan của Đức Chúa Trời và đeo đuổi những mục đích vị kỷ của họ.

Khi bạn đầu phục chính mình cho Chúa, mọi phần thân thể bạn đều thuộc Ngài, sẽ được Ngài bảo vệ.Ngài sẽ giúp bạn giữ mắt chăm xem điều tốt (c.21), cổ bạn không quay khỏi đường lối Đức Chúa Trời (c.22, Lu-ca 9:53), chân bạn được bước trên đường công chính (Châm Ngôn 3:23,Châm Ngôn 3:26) và thậm chí xương sốngcủa bạn được bình an khi bạn ngủ (c.24). Nếu điều gì đó bất ngờ xảy ra bạn sẽ không sợ hãi (c.25, Thi Thiên 112:7 Thi Thiên 121:3-6), vì Chúa bảo vệ bạn. Cách chúng ta ngủ đôi khi là chứng cớ chúng ta tin cậy Chúa ra sao (Thi Thiên :4,Thi Thiên :5).

Một mối liên hệ tích cực với người khác (Châm Ngôn 3:27-35): Là phước hạnh thứ tư mà tín đồ hưởng được khi người ấy bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Cơ-đốc nhân khôn ngoan sẽ rời rộng với người lân cận mình và sống hòa bình với họ (c.27-30), làm điều tốt nhất để tránh những bất đồng không cần thiết (Rô-ma 12:18). Xét cho cùng, nếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ yêu mến kẻ lân cận mình như chúng ta muốn người ấy yêu mến chúng ta vậy.

Mặt khác, nếu kẻ lân cận chúng ta là người ương ngạnh, chế giễu đức tin của chúng ta (Châm Ngôn 3:31-35), Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta trong việc để sự sáng của chúng ta chiếu ra và tình yêu Ngài bày tỏ hầu chúng ta sẽ tác động đến người ấy. Đôi khi phải cần nhiều kiên nhẫn, sự cầu nguyện và sự khôn ngoan để liên hệ cách đúng đắn với những người không muốn có những hàng xóm là Cơ-đốc nhân, nhưng có lẽ đó là lý do Đức Chúa Trời đặt chúng ta ở đó.

Có thể có một gia đình tin kính giễu một hàng xóm bất kính, vì Đức Chúa Trời ban phước cho gia đình của người công bình (c.33, NIV). Chúng ta là muối của đất và ánh sáng của thế gian, và một Cơ-đốc nhân nhiệt thành trong làng có thể thực hiện một đổi thay lớn và là nhân chứng mạnh mẽ cho Chúa.

3. Sự khôn ngoan làm trọn lối của bạn (Châm Ngôn 4:1-27)

Câu gốc ở Châm Ngôn 4:18: Nhưng con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến trọn ngày.Bức tranh nói về lúc mặt trời mọc (“tia sáng đầu tiên của bình mình”, NIV) và sự gia tăng ánh sáng trên lối người hành hương khi ngày đến trước. Nếu chúng ta bước đi trong con đường sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, lối đi trở nên càng sáng hơn và không có lúc mặt trời lặn! Khi đường đi kết thúc, chúng ta bước vào một vùng đất nơi ánh sáng không bao giờ lu mờ, vì sẽ không có đêm nữa (Khải Huyền 22:5).

Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho mỗi con cái Ngài (Ê-phê-sô 2:10) và nếu chúng ta bước đi trong sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta có thể nói cách tin quyết: Đức Giê-hô-va sẽ làm xong việc có liên quan đến tôi (Thi Thiên 138:8 NKJV). Lối đi của chúng ta có thể không phải là lối đi dễ dàng, nhưng nó sẽ luôn là một lối đi đầy thỏa mãn. Khi chúng ta bước đi trong ý muốn của Cha. Điều này đòi hỏi ba trách nhiệm về phần chúng ta: biết Lời Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 4:1-9), tin cậy sự lo liệu của Đức Chúa Trời (c.10-19) và vâng theo ý muốn Đức Chúa Trời (c.20-27).

Biết Lời Đức Chúa Trời (c.1-9):Một số con cái không thích nghe lời dạy dỗ của cha: “Bây giờ, nhớ lại khi ba còn nhỏ…” nhưng họ có thể học nhiều nếu họ chú ý và lắng nghe. Ông đã học sự khôn ngoan từ cha mình và giờ đây truyền lại cho thế hệ tiếp theo (Phục truyền 6:3-9 Ê-phê-sô 6:1-4 2Ti-mô-thê 1:3-5 2Ti-mô-thê 2:2 2Ti-mô-thê 3:14-17). Người nào có ông bà, cha mẹ tin kính phải cảm tạ Chúa về di sản giàu có đó, thay vì chế nhạo di sản đó và từ bỏ nó để đi theo con đường của thế gian.

Lấy sự khôn ngoan (Châm Ngôn 4:5) gợi ý “mua sự khôn ngoan”, vì từ Hê-bơ-rơ mang ý niệm về một giao dịch thương mại. Có một giá phải trả nếu bạn muốn biết lẽ thật của Đức Chúa Trời và vâng theo. Hãy mua chân lý chớ hề bán đi (Châm Ngôn 23:23). Cha mẹ và ông bà có thể dạy dỗ chúng ta, nhưng chỉ chúng tamới có thể tiếp nhận Đạo vào lòng mình, giữ gìn nó và trả giá để vâng theo.

Người cha bảo các con trai mình hãy xem sự khôn ngoan như cách họ sẽ đối xử với mẹ, chị em gái hoặc vợ mình: yêu thương, tôn trọng, âu yếm, tôn tặng người! (Cái nhãn……… chưa?, khúc này dịch khó hiểu, ). Trong sách Châm ngôn, Sự Khôn ngoan được nhân cách hóa như một phụ nữ đẹp mời chúng ta đến bữa tiệc sang trọng của bà, trong khi sự ngu dại là dâm phụ hoặc kỹ nữ cám dỗ chúng ta đến chỗ nghèo khó và sự chết.Điều gì bạn yêu mến sẽ điều khiển đời sống bạn. Hãy ôm lấy sự khôn ngoan và bạn sẽ có sự an toàn (Châm Ngôn 4:6), tôn trọng (Châm Ngôn 4:8) và vẻ đẹp (Châm Ngôn 4:9).

Tin cậy sự lo liệu của Đức Chúa Trời (c.10-19): Khi bạn tiếp nhận lẽ thật của Đức Chúa Trời vào lòng bạn, Đức Chúa Trời làm mới lại tâm trí bạn (Rô-ma 12:2) và khiến bạn có thể suy nghĩ cách khôn ngoan. Điều này giúp bạn thực hiện những quyết định đúng đắn và kinh nghiệm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời từng ngày. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta trong sự định liệu yêu thương của Ngài và chuẩn bị con đường cho chúng ta. Augustine đã nói: Hãy giao phó quá khứ cho sự thương xót của Đức Chúa Trời, hiện tại cho tình yêu của Ngài và tương lai cho sự định liệu của Ngài. Nhưng vua Đa-vít đã nói điều đó từ lâu trước Augustine: Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống, trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc. Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng (Thi Thiên 16:11).

Nếu bạn sẵn sàng làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, bạn sẽ có sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời (Giăng 7:17), nhưng nếu bạn xem ý muốn Đức Chúa Trời như một bữa ăn trưa tự do, chỉ chọn những gì vừa ý bạn, Ngài sẽ không bao giờ hướng dẫn bạn. Như tôi đã nói, ý muốn của Đức Chúa Trời không phải dành cho những kẻ hiếu kỳ, nó dành cho những người nghiêm túc. Khi chúng tôi nhìn lại hơn 40 năm hôn nhân và chức vụ, vợ tôi và tôi có thể làm chứng sự dẫn dắt lo liệu của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng tôi bằng những cách mà chúng tôi chưa bao giờ ngờ Ngài sẽ sử dụng.

Nhưng con cái Đức Chúa Trời không thể mong chờ sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời nếu họ cứ đi qua lại giữa đường của sự khôn ngoan và đường kẻ ác (Châm Ngôn 4:14-17). Hãy tránh xa con đường đó bao xa bạn có thể! Đừng đi vào đó, hãy tránh nó! Đừng đứng gần nó, hãy đi xa, càng xa càng tốt. Chắc chắn chúng ta phải làm chứng cho người chưa được cứu mà Chúa đem đếncho chúng ta, nhưng đừng bao giờ chấp nhận lối sống của họ hoặc bắt chước con đường họ đi. Đức Chúa Trời không hướng dẫn con cái Ngài khi họ đang bước đi trong sự tối tăm. Khi bạn đang sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời, lối đi trở nên càng sáng hơn, chứ không tối tăm đâu (1Giăng 1:5-10).

Hiểm họa chính là chúng ta để những bài học về Sự Khôn ngoan lọt qua kẽ tay, chúng ta đánh mất chúng. Hãy nắm chắc điều khuyên dạy, chớ buông ra (Châm Ngôn 4:13). Hãy nắm giữ Sự Khôn ngoan như cách đứa trẻ nắm tay cha mẹ và tin cậy cha mẹ hướng dẫn và bảo vệ. Đức Chúa Trời có thể giữ chúng ta khỏi vấp ngã (Giu-đe 1:24) nếu chúng ta đặt mình trong Sự Khôn ngoan của Ngài.

Vâng theo ý muốn Đức Chúa Trời (c.20-27): Đây là một khúc Kinh Thánh thật kỳ diệu đối với chúng ta như một sự kiểm tra tình trạng thuộc linh của chính mình để xem chúng ta thật sự đang sống trong sự vâng lời Chúa hay không. Hãy tự hỏi mình:

Điều gì đi vào tai tôi? (c.20): Bất cứ điều gì vào tai tôi cuối cùng sẽ tác động tâm trí, tấm lòng và những quyết định của tôi, vì vậy tôi nên cẩn thận về điều tôi lắng nghe. Phao-lô cảnh cáo chúng ta hãy coi chừng sự tục tĩu, lời nói ngu dại hoặc sự giễu cợt lỗ mãng (Ê-phê-sô 5:4 NVI) và Thi Thiên 1:1 bảo chúng ta tránh lời bất kính. Khi người ta nói, chúng ta phải có khả năng nhận biết tiếng nói của Đức Chúa Trời (Giăng 10:3-5,Giăng 10:16) và vâng theo điều Ngài phán.

Điều gì ở trong lòng tôi? (c.23):Bất cứ điều gì lòng yêu mến, tai sẽ nghe và mắt sẽ thấy. Khi con cái chúng tôi còn bé, bất cứ nơi đâu chúng tôi lái xe, chúng đều có thể nhìn thấy những tiệm kem, những quầy đồ chơi. Tôi phải thú thật rằng tôi tìm cách xác định nơi có những tiệm sách. Trên hết mọi điều, hãy giữ tấm lòng con, vì nó là nguồn sự sống (c.23, NIV). Nếu chúng ta làm ô nhiễm nguồn nước đó, sự lây nhiễm lan ra không tránh khỏi, chẳng bao lâu những khao khát giấu kín sẽ trở nên tội lỗi công khai và sự xấu hổ giữa mọi người.

Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta phải tránh tấm lòng hai mặt (Thi Thiên 12:2), tấm lòng cứng cỏi (Châm Ngôn 28:14), lòng kiêu ngạo (Châm Ngôn 21:4), lòng vô tín (Hê-bơ-rơ 3:12), lòng nguội lạnh (Ma-thi-ơ 24:12), lòng ô uế (Thi Thiên 51:10), Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi và biết lòng tôi (Thi Thiên 139:23).

Điều gì ở trên môi tôi? (c.24): Bất cứ điều gì ở trong lòng cuối cùng đều sẽ đi ra khỏi miệng (Ma-thi-ơ 12:33-34). Con cái Đức Chúa Trời phải cẩn thận để có lời nói hợp lý không thể lên án được (Tit 2:8), lời nói phải có ân hậu và nêm thêm muối (Cô-lô-se 4:6). Người Rô-ma cổ đại nghe một trong những nhà hùng biện của họ, sẽ nhìn nhau, cuời và nói: “Cum grano salis” “Hãy ăn nó với một chút muối”. Nhưng Cơ-đốc nhân được đề nghị để muối trong lời nói của mình, giữ cho lời nói mình tinh sạch và thật thà.

Khi chúng ta nhìn vào chương sau, sách Châm ngôn có nhiều điều để nói về lời nói. Thật ra, từ miệngđược sử dụng trên 50 lần, từ môi trên 40 lần trong bản dịch Authorized Version. Trong số những điều khác, Sa-lô-môn cảnh cáo chúng ta về những cái môi ương ngạnh (Châm Ngôn 4:24), những cái môi giả dối (Châm Ngôn 12:22), môi dua nịnh (Châm Ngôn 20:19), môi lừa phỉnh (Châm Ngôn 24:28), môi vô kỷ luật (Châm Ngôn 10:19). Kẻ canh giữ môi mình giữ được mạng sống mình, nhưng kẻ nào nói hấp tấp sẽ đi đến chỗ bại hoại (Châm Ngôn 13:3 NIV).

Điều gì trước mắt tôi (c.25): Quan điểm quyết định kết quả. Áp-ra-ham là bạn của Đức Chúa Trời vì ông đã bước đi bởi đức tin và chờ đợi một thành…mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập (Hê-bơ-rơ 11:10). Mỗi người đều có khải tượng nào đó giúp quyết định những giá trị, hành động và kế hoạch của họ. Chúng ta đều sẽ khôn ngoan để bắt chước Đa-vít là người đã nói Tôi sẽ chẳng để điều ác nào trước mắt tôi (Thi Thiên 101:3) và người viết Thi Thiên 119 đã cầu nguyện Xin xây mắt tôi khỏi những vật vô giá trị (c.37, NIV). Nếu bạn nhìn xem Chúa Giê-xu (Hê-bơ-rơ 12:2) khi bạn bước trên lối của sự sống, vậy hãy giữ tư thế đức tin đó. Nếu bạn nhìn lại (Lu-ca 9:62) hoặc nhìn quanh (Ma-thi-ơ 14:30), bạn có thể bước trên một đường cong quẹo khó đi.

Điều gì bên kia lối đi của tôi? (c.26-27): Từ Hê-bơ-rơ được dịch là suy nghĩnghĩa là cân nhắc hoặc làm bằng.Nó có liên hệ với một từ nghĩa là cái cân (Ma-thi-ơ 16:11). Trong lời nói sau cùng trước khi uống thuộc độc tự vẫn, Socrate đã nói: “Đời sống không được xem xét thì không đáng sống”, Phao-lô đã viết: Hãy tự xét mình xem anh em cớ ở trong đức tin hay không. Hãy từ thử mình (2Cô-rinh-tô 13:5, NKJV). Chúa đang cân nhắc đường lối chúng ta (Châm Ngôn 5:21) và tấm lòng chúng ta (Châm Ngôn 21:2) cũng như hành động của chúng ta (1Sa-mu-ên 2:3) và chúng ta nên làm giống như vậy. Đời sống quá ngắn ngủi và quá quý báu nên không thể bị lãng phí vào những điều tạm bợ và tầm thường.

Nếu chúng ta bước đi trong con đường của Sự Khôn ngoan, Đức Chúa Trời hứa bảo vệ lối của chúng ta, hướng dẫn và làm trọn vẹn lối của chúng ta. Tất cả những gì sự ngu dại có thể đem lại cho chúng ta đều là hiểm họa, đường cong quẹo và những thất vọng, để cuối cùng dẫn đến nẻo sự chết.

Sẽ không quá khó để thực hiện sự lựa chọn đúng đắn!

4. LỐI CỦA SỰ NGU DẠI VÀ SỰ CHẾT (Châm Ngôn 5:1-7:27)

Ngươi chớ phạm tội tà dâm.Đức Chúa Trời đã phán lời này tại núi Si-nai, chúng ta gọi điều Ngài đã phán là điều răn thứ 7 (Xuất Ê-díp-tô 20:14). Nó tuyên bố rằng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là sai trái, thậm chí “giữa những người đồng ý”, luật này cụ thể đề cập tội ngoại tình nhưng điều răn kể đến những tội tình dục bị cấm đâu đó trong Kinh Thánh (Lê-vi Ký 18:1-30 Rô-ma 1:18-32 1Cô-rinh-tô 6:9-20 Ê-phê-sô 5:1-14). Đức Chúa Trời đã tạo ra tính dục và có mọi quyền để dạy bảo chúng ta cách sử dụng nó cách đúng đắn.

Tuy nhiên, khi nghe điều răn thứ 7, nhiều người trong xã hội đương thời lãnh đạm cười và hỏi: “Có gì sai với tính dục tiền hôn nhân hoặc ngoại hôn, đối với vấn đề đó?”Xét cho cùng – họ lý luận – nhiều người ham mê điều này và dường như tránh được sự trừng phạt. Hơn nữa, những hành động này ngày nay có thể được chấp nhận dễ dàng hơn thời Sa-lô-môn, tại sao đặt vấn đề lớn từ điều đó? Một nhà văn đương thời nói: “Đời là một trò chơi mà trong đó các luật luôn thay đổi, không gì phá vỡ một trò chơi hơn những người xem nó là quan trọng” (2). Vì vậy, có lời dư luận, tình dục là trò chơi, vậy đừng xem nó quá nghiêm trọng.

Đúng là có một số người nổi tiếng đã đam mê trong sự thác loạn tình dục, thậm chí khoe khoang về điều đó, kể cả những viên chức chính phủ, những ngôi sao Hollywơd, những anh tài thể thao, và than ôi, cả những người truyền giáo, …nhưng điều đó không làm cho nó trở nên đúng. Tội về tính dục là một trong những chủ đề chính của phim ảnh, chương trình TV, tiểu thuyết, truyện ngắn, nhưng tính phổ biến không phải là sự kiểm nghiệm đúng hoặc sai. Nhiều điều do luật pháp nói là hợp pháp, thì Kinh Thánh nói rằng đó là điều ác, và sẽ không có một ban bồi thẩm ngồi tại Tòa Án Trắng (Khải Huyền 20:11-15 Khải Huyền 21:27 Khải Huyền 22:15).

Tại sao lại lo lắng về những tội tình dục? Ba chương này của Châm ngôn cho chúng ta ba lý do vì sao chúng ta phải lo lắng, nếu chúng ta vi phạm các luật của Đức Chúa Trời về sự thánh khiết: vì tội tình dục cuối cùng gây thất vọng (chương 5), hủy diệt dần dần (chương 6) và cuối cùng gây sự chết (chương 7). Đó là lý do Đức Chúa Trời phán: Ngươi chơ phạm tội tà dâm.

1. Tội tình dục cuối cùng gây thất vọng (Châm Ngôn 5:1-23)

Khi những người lập gia đình đề cao và tôn trọng tính dục như Đức Chúa Trời hướng dẫn họ trong lời Ngài, họ có thể kinh nghiệm sự vui mừng, phong phú càng gia tăng trong đời sống vợ chồng. Nhưng khi con người vi phạm những nguyên tắc của Chúa, kết quả thật bi thảm. Họ nếm trải sự thất vọng cùng sự tỉnh ngộ phải tìm kiếm “những liều thuốc” lớn hơn của cuộc mạo hiểm tình dục để đạt đến mức độ khoái lạc tưởng tượng mà họ đang tìm kiếm.

Đức Chúa Trời đã tạo ra tính dục không phải chỉ dành cho sự sinh sản mà cũng cho sự vui mừng, Ngài đã không đặt “bức tường hôn nhân” quanh tính dục để cướp đi sự khoái lạc nhưng để gia tăng sự khoái lạc và bảo vệ nó. Trong chương này, Sa-lo-môn giải thích những sự thất vọng xảy đến khi con người vi phạm những luật yêu thương của Đức Chúa Trời về sự thánh khiết tính dục.

Kinh nghiệm của họ đi từ ngọt ngào đến cay đắng (c.1-6): Chúng ta đã gặp người đàn bạ lạ trước đó (Châm Ngôn 2:16 NIV, “dâm phụ”) và bà sẽ được đề cập trở lại (Châm Ngôn 5:20 Châm Ngôn 6:24 Châm Ngôn 7:5 Châm Ngôn 20:16 Châm Ngôn 22:14 Châm Ngôn 23:27 Châm Ngôn 27:13). Từ được dịch là lạ cơ bản nghĩa là không có liên hệ với. Người đàn bà lạ liên hệ với người đàn ông không do quan hệ hôn nhân, đó là quan hệ tính dục bất chính, đó là điều ác. Sự khởi đầu của mối quan hệ tội lỗi này có thể thích thú và ngọt ngào, vì những nụ hôn cùng lời ngọt ngào từ miệng bà như mật ong (Châm Ngôn 7:13-20)nhưng cuối cùng sự ngọt ngào trở nên sự cay đắng và mật ông trở thành chất độc (Châm Ngôn 5:4).

Sách Châm ngôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhìn phía trước để thấy những hành động của bạn sẽ dẫn bạn đến đâu (Châm Ngôn 5:11 Châm Ngôn 14:12-14 Châm Ngôn 16:25 Châm Ngôn 19:20 Châm Ngôn 20:21 Châm Ngôn 23:17-18,Châm Ngôn 23:32 Châm Ngôn 24:14,Châm Ngôn 24:20,Châm Ngôn 24:22 Châm Ngôn 5:8). Người khôn ngoan suy xét nơi đến trước khi mua vé (Châm Ngôn 4:26), nhưng xã hội ngày nay nghĩ rằng con người có thể phạm các luật của Đức Chúa Trời và thoát khỏi những hậu quả. Họ chắc rằng bất cứ điều gì đã xảy ra cho người khác sẽ không bao giờ xảy ra cho họ. Đáng buồn mà nói, sự ngu dốt và sự xấc láo của họ không bao giờ có thể trung hòa hậu quả bi thảm xảy đến khi con người vi phạm các luật của Đức Chúa Trời. Ôi, chớ chi họ khôn ngoan và hiểu điều này, ước gì họ sẽ suy gẫm sự cuối cùng sau này của mình! (Phục truyền 32:29).

Kinh nghiệm của họ đi từ được đến mất (c.7-14): Sự cám dỗ luôn kể đến những lời hứa đầy hy vọng. Nếu không thì người ta sẽ không bao giờ mắc bẫy của kẻ ác. Có một thời, dường như những lời hứa này đã được thực hiện, và tội nhân sưởi trong ánh nắng của những kinh nghiệm dễ chịu và những bảo đảm sai lầm. Đây là điều mà cố vấn gia đình J.Allan Peterson gọi là chuyện thần thoại về cỏ xanh hơn (3). Người phạm tội tình dục nghĩ rằng vấn đề của mình được giải quyết (“cô ta hiểu tôi nhiều hơn vợ tôi”! ) và đời sống đó sẽ ngày càng tốt hơn. Nhưng sự bất tuân đối với luật pháp Đức Chúa Trời luôn đem đến những hiệu quả đáng buồn và tội nhân cuối cùng trả giá đắt cho những giây phút khoái lạc ngắn ngủi của mình.

Khi bạn đọc câu 9-14, bạn nghe những lời của một tội nhân đau khổ than van về giá quá đắt cho sự bất tuân luật pháp Đức Chúa Trời, vì thứ phải trả đắt giá nhất trên thế gian là tội lỗi. Người ấy khám phá rằng chồng của phụ nữ mà mình dan díu đỏi hỏi một giá phải trả cho việc phạm tội với vợ anh ta, và người phạm tội phải đem sức lực làm việc khổ nhọc để trả nợ. Thay cho sự xa hoa, tội nhân có sự cực nhọc thay cho của cải là sự nghèo nàn thay cho thành công là sự thất bại nặng nề thay cho tiếng tốt là tên của người tà dâm. Người ấy nhìn lại, ước ao mình lắng nghe lời cha mẹ và những người dạy dỗ thuộc linh, nhưng những mong ước của anh ta không thể thay đổi hoàn cảnh thảm thương đó. Chúa sẽ tha tội cho người ấy khi họ ăn năn, hết lòng từ bỏ nó, nhưng anh ta phải gặt lấy những gì mình đã gieo.

Kinh nghiệm của họ đi từ sự thanh khiết đến sự ô uế (c.15-20). Sa-lô-môn so sánh việc vui hưởng tình yêu vợ chồng với việc uống nước tinh khiết từ một cái giếng trong lành, nhưng việc phạm tội tình dục giống như uống nước bị ô uế từ nơi ao tù, cống rảnh. Tình dục trong hôn nhân là một con sông đẹp đem đến sự sống và tươi mát, nhưng tình dục ngoài hôn nhân là một cống rảnh làm ô uế mọi thứ nó chạm tới. Phạm tội tình dục là khiến cho con sông đẹp đẽ thành nơi chứa rác thải công cộng. Thật là kinh khiếp! Nếu bạn uống mê mệt thứ tình yêu sai trái (Châm Ngôn 7:18 NIV) nó sẽ hủy diệt bạn.

Lời cam kết của hôn nhân giống như bờ sông giữ cho con sông không biến nên đầm lầy. Luật thánh của Đức Chúa Trời hạn chế nước trong các bờ, và điều này sinh ra sức mạnh sâu sắc. Những cuộc tình ngoại hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân không làm thỏa lòng vì chúng nông nạn, hời hợt, chóng qua. Lời cam kết trong hôn nhân sẽ giúp cả hai người kinh nghiệm sự thỏa lòng, nuôi dưỡng và gia tăng tình yêu thánh khiết trong Chúa.

Nhưng có điều gì khác liên quan ở đây. Sa-lô-môn khuyên người chồng phải say mê với tình yêu của vợ mình (Châm Ngôn 5:19-20), từ được dịch là say mê cũng có nghĩa say sưa, say đắm (4). Người phạm tội tà dâm nhìn xem con sông trở thành rảnh nước ao tù, nhưng người chồng thủy chung nhìn thấy nước biến thành rượu! Tôi nghĩ thật là ý nghĩa khi Chúa Giê-xu biến nước thành rượu tại tiệc cưới như thể Ngài ban cho chúng ta một bài học thực tế liên quan đến những niềm vui mừng gia tăng của hôn nhân (Giăng 2:1-11).

Khi vợ chồng trung tín với Chúa và với nhau, khi họ vâng theo lời Kinh Thánh như 1Cô-rinh-tô 7:1-5 Ê-phê-sô 5:22-33 không ai muốn tìm sự thỏa lòng nơi nào khác ngoài mái ấm của mình. Nếu họ yêu thương nhau và tìm cách làm đẹp lòng nhau, đẹp lòng Chúa, mối liên hệ của họ sẽ là mối liên hệ của niềm vui cùng sự thỏa lòng sâu sắc. Họ sẽ không nhìn quanh để tìm cỏ xanh hơn.

Kinh nghiệm của họ đi từ tự do đến ách nô lệ (c.21-23). Sự tự do lựa chọn là một trong những đặc quyền Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, nhưng Ngài chỉ dẫn chúng ta và kêu gọi chúng ta sử dụng tự do cách khôn ngoan. Các luật của Đức Chúa Trời là những cột hướng dẫn để dắt chúng ta trên con đường sự sống và Ngài nhìn xem những quyết định chúng ta thực hiện và những nẻo đường chúng ta đi qua. Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mơi nơi, xem xét kẻ gian ác và người lương thiện (Châm Ngôn 15:3).

Bao lâu chúng ta sử dụng tự do của mình cách khôn ngoan, chúng ta sẽ trưởng thành trong tính cách Cơ-đốc nhân, Đức Chúa Trời có thể giao phó chúng ta với sự tự do hơn nữa.Nhưng nếu chúng ta lạm dụng sự tự do của mình và cố tình bất tuân Lời Ngài, sự tự do của chúng ta dần dần sẽ trở thành xiềng nô lệ và loại xích xiềng đó không thể dễ dàng bị phá vỡ. Những việc xấu của kẻ ác gài bẫy hắn dây tội lỗi giữ chặt hắn” (Châm Ngôn 5:22 NIV). Những lời đó có thể đã được dùng như một văn bia cho Sam-sôn (Các Quan Xét 13:1-16:31).

Không thể có chuyện phạm tội mà không bị trói buộc. Một trong những điều dối trá về tội lỗi đó là nó hứa sự tự do nhưng chỉ đem lại cảnh nô lệ. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi (Giăng 8:34). Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, anh em là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi dẫn đến sự chết, hoặc của sự vâng phục dẫn đến sự công bình hay sao? (Rô-ma 6:16 NKJV).

Dây của tội lỗi trở nên chắc hơn khi chúng ta càng phạm tội, nhưng tội lỗi dẫn dụ chúng ta suy nghĩ rằng chúng ta tự do và có thể ngừng phạm tội khi nào chúng ta muốn.Khi xiềng xích vô hình của thói quen được rèn luyện, chúng ta khám phá trước sự khiếp sợ rằng chúng ta không có sức mạnh để phá vỡ chúng. Hằng triệu người trên thế giới ngày nay ở trong loại xiềng xích này hoặc loại xiềng xích khác đều đang tìm kiếm sự giải cứu, nhưng Đấng duy nhất có thể giải thoát họ là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vậy, nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do (Giăng 8:36).

Chắc chắn người cha cảnh cáo con cái ông phải tránh xa dâm phụ. Hãy dời đường con cách xa khỏi nó, và đừng lại gần cửa nhà nó (Châm Ngôn 5:8). Nhà nàng là con đường đến Âm phủ, dẫn xuống các phòng của sự chết (Châm Ngôn 7:27).

2. Tội tình dục dần dần gây hủy diệt (Châm Ngôn 6:1-35)

Chương 6 đề cập ba kẻ thù có thể hủy hoại con người về mật tài chánh, thân thể, đạo đức hoặc thuộc linh: những sự cam kết thiếu khôn ngoan về tài chánh (c.1-5), sự biếng nhác (c.6-11) và sự tà dâm (c.20-35). Không có gì lạ khi người ta phạm cả ba tội, vì sự biếng nhác và sự tà dâm thường đi với nhau những người có thể dễ dàng bị ép vào trong việc đặt sự an toàn cho người nào đó, có thể bị ép làm những việc dại dột, kể cả phạm tội tà dâm. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó (Ma-thi-ơ 6:21).

Chúng ta sẽ xem xét Châm Ngôn 6:1-11 trong bài học của chúng ta về của cải và công việc. Phần Châm Ngôn 6:12-19 được kể đến trong chương 5, trong bài học của chúng ta về kẻ ác được đề cập trong sách Châm Ngôn. Trong phần Châm Ngôn 6:20-35 Sa-lô-môn đề cập sự tà dâm và chỉ ra rằng con người sẽ đánh mất gì khi họ phạm tội lỗi ghê tởm này.

Họ đánh mất Lời Đức Chúa Trời (c.20-24): Trong các chương 5-7, mỗi sự cảnh cáo nghịch với tội tà dâm đều được mở đầu bằng một lời khuyên chú ý đến Lời Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 5:1-2 Châm Ngôn 6:20-24 Châm Ngôn 7:1-5). Chính bởi việc chúng ta tin cậy và vâng theo lẽ thật của Ngài khiến Đức Chúa Trời giữ chúng ta khỏi việc tin những lời giả dối của kẻ thù. Chắc chắn con cái có bổn phận tôn trọng cha mẹ mình (Châm Ngôn 6:20 Châm Ngôn 1:8) và con cái Đức Chúa Trời có trách nhiệm và đặc quyền qui vinh hiển cho danh Cha trên trời. Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn khuê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình (Hê-bơ-rơ 13:4).

Lời Chúa phải được giữ nơi lòng (Thi Thiên 119:11) vò tấm lòng là nguồn sự sống (Châm Ngôn 4:23) (5). Lẽ thật của Đức Chúa Trời cũng phải điều khiển cái cổ, vì một người có thể bị cám dỗ để quay đầu lại và nhìn người đàn bà đẹp vì mục đích tham muốn (Ma-thi-ơ 5:27-30). Người ấy có thể không tránh khỏi việc nhìn người đàn bà lần đầu, nhưng chính việc nhìn lần thứ hai kéo anh ta vào sự rắc rối.

Lời Đức Chúa Trời trong trí trong lòng giống như một hướng dẫn viên dẫn chúng ta trên lối an toàn và vảo vệ chúng ta khỏi những sự tấn công. Nó cũng giống như một người bạn nói chuyện, khuyên bảo chúng ta suốt con đường (Châm Ngôn 6:22). Chúng ta bước đi trong sự sáng vì Lời Chúa là ngọn đèn (c.23, Thi Thiên 119:105,Thi Thiên 119:130). Nếu chúng ta lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài, chúng ta sẽ không sa ngã vì lời dua nịnh của kẻ thù (Châm Ngôn 6:24).

Hãy đọc 1Giăng 1:5-10 và chú ý rằng đi trong sự sáng bảo đảm cho chúng ta về việc nghe Lời Đức Chúa Trời, còn đi trong sự tối tăm khiến chúng ta đánh mất Lời Ngài. Nếu chúng ta bất tuân với Ngài, chúng ta không làm theo lẽ thật (Châm Ngôn 6:6), chúng ta không có lẽ thật (c.8), và Lời Ngài không ở trong chúng ta (c.10). Có một sự xói mòn dần dần của đời sống thuộc linh, từ sự sáng đến sự tối tăm, và xuất hiện cùng với sự xói mòn này là sự sa đọa của tính cách Cơ-đốc.

Họ đánh mất của cải (c.25-26): Điều này tương tự với Châm Ngôn 5:7-14) và xem Châm Ngôn 29:3. Được đem đến một miếng bánh có nghĩa là bị giảm giá trị đến mức thấp nhất của sự nghèo khó (Lu-ca 15:13-16,Lu-ca 15:30). Nếu sự tà dâm đưa đến kết quả là vụ tai tiếng, việc kiện cáo, và một vụ ly dị, giá phải trả sẽ không rẻ lắm đâu! Trong thời đại của bệnh dịch AIDS và những căn bệnh khác lây truyền qua đường tình dục, người phạm tội tà dâm đang nhận lấy những số phận cho sức khỏe và cuộc đời mình.

Họ đánh mất sự vui mừng (c.27-31): Lửa là một công cụ tốt nếu nó được hạn chế và kiểm soát. Nó có thể làm cho ấm. nấu chín thức ăn, khởi động máy, tại ra điện , … Tình dục là sự ban cho tốt lành của Đức Chúa Trời, nhưng nó giống như lửa, nếu nó vượt ngoài sự kiểm soát, nó sẽ gây hủy diệt. Điều gì bắt đầu như một kinh nghiệm ấm ápchẳng bao lâu trở nên một kinh nghiệm cháy bỏng, giống như giữ một ngọn đuốc trong vạt áo hoặc đang đứng trên lửa đỏ.

Một số người lý luận:nhưng tình dục là một ham muốn bình thường, do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta có mọi quyền để sử dụng nó, thậm chí nếu chúng ta không kết hôn. Nó giống như việc ăn uống: Nếu bạn đói, Đức Chúa Trời ban cho bạn thức ăn. Nếu bạn cô đơn, Đức Chúa Trời ban cho bạn tình dục để vui hưởng. Một số người ở Hội thánh Cô-rinh-tô đã sử dụng lý luận này để bảo vệ cho cách sống tội lỗi của họ. Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn (1Cô-rinh-tô 6:13). Nhưng Phao-lô cho biết rõ rằng thân thể của tín hữu thuộc về Đức Chúa Trời và sự hiện diện của ham muốn không giống như đặc quyền để thỏa mãn ham muốn đó (1Cô-rinh-tô 6:12-20).

Sa-lô-môn sử dụng cách đề cập tương tự trong Châm Ngôn 6:30-31 . Chắc chắn sự đói là một mãnh lực trong đời sống con người, và cách duy nhất để thỏa mãn cơn đói là ăn, nhưng nếu bạn đánh cắp bánh để ăn, bạn đang vi phạm luật pháp. Bạn sẽ đi đến chỗ trả giá đắt cho việc đó hơn là giá phải mua bánh. Khi bạn ngồi trong tù hoặc đứng trong tòa án, niềm vui bạn đã có từ chiếc bánh ăn cắp đó sẽ trở thành vô nghĩa.

Tội tà dâm là ăn cắp. Vì đây là ý muốn của Đức Chúa Trời: sự nên thánh của anh em, tức là anh em phải tránh khỏi sự đồi bại về tình dục…và chớ có ai phạm tội và lừa gạt anh em mình trong điều này (1Tê-sa-lô-ni-ca 4:3,1Tê-sa-lô-ni-ca 4:6 NASB). Khi sự tà dâm bước vào hôn nhân, mọi người đều thất bại.

Họ đánh mất lương tri (c.32): Vua Đa-vít là một nhà chiến lược xuất sắc trên chiến trường và là một vị vua khôn ngoan trên ngôi, nhưng ông đã đánh mất lương tri khi ông nhìn chăm chăm vào vợ của người lân cận và lòng đầy tham muốn (2Sa-mu-ên 11:1-27). Ông chắc rằng mình sẽ thoát sự trừng phạt vì tội mình, nhưng lương tri đã cho ông biết rằng ông sai lầm. Mọi mưu mẹo Đa-vít sử dụng để ngụ ý với chồng của Bát-sê-ba đều thất bại, vì ông đi đến chỗ phải giết người đàn ông này. Chắc chắn Đa-vít biết rằng chúng ta gặt những gì mình gieo và ông đã phải gặt, ngay trong cánh đồng của gia đình ông.

Họ đánh mất sự bình an của mình (c.33-35): Người chồng giận dữ sẽ sử dụng mọi phương tiện có thể để báo thù cho bản thân, vì một người chồng yêu thương thà phải chịu kẻ lân cận ăn cắp tiền của hơn là ăn cắp vợ mình. Vì ái tình mạnh như sự chết, lòng ghen của nó ương ngạnh như âm phủ. Nó cháy như lửa hực, giống như ngọn lửa mạnh (Nhã Ca 8:6 NIV). Kẻ phạm tội sẽ không có sự bình an, và không có khoản tiền nào do người ấy đề nghị cho người chồng sẽ được chấp nhận.Người phạm tội tà dâm đánh mất danh tiếng của mình trong cộng đồng và thực sự có thể chịu hình phạt thuộc thể. Dĩ nhiên, người ấy và người đàn bà bị đưa ra ném đá cho đến chết (Lê-vi Ký 20:10 Phục truyền 22:22) nhưng chúng ta không chắc hình phạt này có luôn bị đòi hỏi hay không!

Trong xã hội ngày nay, nếu một người có đủ tiền và ảnh hưởng người ấy có thể tồn tại qua một vụ tai tiếng về thông dâm. nhưng đời sống vẫn không bao giờ hoàn toàn như thế. Dù trong đời này hay đời sau, tội nhân có thể biết chắc rằng tội lỗi họ sẽ nhận ra họ. Đam mê trong tội lỗi tính dục luôn là một việc làm thất bại.

3. Tội tình dục cuối cùng gây ra sự chết (Châm Ngôn 7:1-27)

Lần thứ ba Sa-lô-môn kêu gọi người trẻ tuổi trở về với Lời Đức Chúa Trời (c.1-5), vì giữ những điều răn của Đức Chúa Trời là một vấn đề về sự sống hoặc sự chết. Người phạm tội tà dâm sống ở ngỏ cụt, nhà nàng là con đường đến âm phủ, dẫn xuống các phòng của sự chết (c.27).

Nhóm từ quen thuộc trái táo của mắt em (c.2) chỉ về con ngươi của mắt mà người xưa nghĩ nó là hình cầu giống một trái táo. Chúng ta bảo vệ đôi mắt mình vì chúng quý giá thì chúng ta cũng phải tôn trọng và bảo vệ Lời Đức Chúa Trời bằng cách vâng theo. Tội tình dục thường khởi đầu bằng con mắt và bàn tay vô kỷ luật (Ma-thi-ơ 5:27-30), nhưng trọng tâm của vấn đề là tấm lòng (Châm Ngôn 7:2-3). Nếu chúng ta yêu mến sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời như chúng ta yêu những người thân, chúng ta sẽ không bao giờ muốn bước chân đến nhà kỵ nữ.

Chương này mô tả sống động một thanh niên chất phác rơi vào bẫy của dâm phụ. Hãy chú ý những bước dẫn đến sự hư hoại của anh ta.

Anh ta cám dỗ chính mình (c.6-9):Bạn có ấn tượng rằng thanh niên này hết sức khờ dại hoặc rất kiêu ngạo, tin chắc có thể đùa với tội lỗi và thoát được hình phạt. Nhưng anh ta chỉ đang cám dỗ chính mình và hướng đến sự rắc rối. Trước hết, anh đi ra ngoài vào ban đêm (đi trong sự tối tăm, Châm Ngôn 2:13 Giăng 3:19-21 1Giăng 1:5-7) và anh cố tình đi gần nơi của sự cám dỗ và hiểm họa. Anh không chú ý lời khuyên khôn ngoan của Chúa, hãy dời đường con cách xa khỏi nó, đừng lại gần cửa nhà nó (Châm Ngôn 5:8). Lời Đức Chúa Trời đã không kiếm soát bước chân anh ta (Châm Ngôn 3:26 Châm Ngôn 4:27).

Suốt hơn 40 năm chức vụ, tôi đã nghe những câu chuyện đáng buồn của những người sống buông thả trong tội tình dục và chịu khổ rất nhiều hầu hết trong mọi trường hợp, đều là những người cố tình đặt bản thân vào chỗ cám dỗ và hiểm họa. Không giống như Gióp, họ đã không lập một giao ước với mắt của họ) để không nhìn người nữ cách tham muốn (Gióp 31:1 NIV), họ cũng không theo gương Giô-sép chạy trốn khỏi sự cám dỗ (Sáng Thế Ký 39:7 2Ti-mô-thê 2:22). Chúng ta không thể tránh bị cám dỗ, nhưng chắc chắn chúng ta có thể không chìu theo những đòi hỏi sai lầm của bản thân.

Anh ta bị cám dỗ bởi người đàn bà (c.10-20): Giống như con nhện gây chết người trong lưới, người đàn bà canh chừng nơi cửa sổ, sẵn sàng chụp lấy con mồi. Bà là vợ một người đàn ông, nhưng khi ra khỏi thành, bà phục sức như một kỵ nữ để quyến rủ những người đàn ông có thói trăng hoa (Sáng Thế Ký 38:14-15 Ê-xê-chiên 16:16). Trong lúc chồng vắng nhà, bà lợi dụng thời cơ để kiếm thêm tiền và vui thú xác thịt. Bà đi ngoài đường, tìm kiếm các nạn nhân (Châm Ngôn 7:11-12) nhưng giờ đây một người đang đến ngay cửa nhà bà!

Bà đã chụp lấy anh ta (Sáng Thế Ký 39:12), hôn anh ta (Châm Ngôn 5:3) và thuyết phục anh ta tin rằng đó là một thời gian thích hợp để thăm bà. Trước khi rời nhà, bà đã cùng chồng đi đến đền thờ dâng một của lễ thù ân (Lê-vi Ký 7:11-21) và bà đã ăn thịt ở nhà. Bà sẽ chuẩn bị cho anh ta một bữa tiệc mà anh sẽ không bao giờ quên. Đây là tánh nết một người đàn bà tà dâm. Nàng ăn, rồi lau miệng, và nói rằng: tôi không làm điều ác nào cả (Châm Ngôn 30:20 NKJV).

Bà kích thích cái tôi của người thanh niên khi buông lời dua nịnh khiến anh ta nghĩ rằng mình rất quan trọng đối với bà. Điều bà ta đang cho anh thì bà sẽ không bao giờ cho ai khác! Bà lôi cuốn sự tưởng tượng của anh khi bà mô tả chiếc giường xinh đẹp của bà mà không ai thấy nó (trừ khi ai đó theo dõi, Châm Ngôn 7:6) và rằng chồng bà sẽ vắng nhà nhiều ngày. Họ có nhiều thời gian để vui chơi.

Anh ta thử Chúa (c.21-27): Khi chúng ta cầu nguyện: Xin chớ dẫn chúng con vào sự cám dỗ (Ma-thi-ơ 6:13), chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không cám dỗ chúng ta (Gia-cơ 1:13-16) nhưng chúng ta có thể cám dỗ chính mình, người khác và thậm chí còn thử cả Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô 17:1-7 Dân Số Ký 14:22 Phục truyền 6:16 Thi Thiên 78:18,Thi Thiên 78:56 1Cô-rinh-tô 10:9). Chúng ta thử Đức Chúa Trời khi chúng ta cố ý bất tuân Ngài, đặt bản thân vào những hoàn cảnh quá khó khăn đến nỗi chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể giải cứu chúng ta. Đó như thể chúng ta thách thức Ngài làm điều gì đó.

Người thanh niên đã bất ngờ quyết định đi theo người kỵ nữ, khi làm vậy, anh bắt đầu hành động như một con vật. Anh không còn là thanh niên được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, nhưng là một con bò đi đến chỗ làm thịt hoặc con chim mắc vào bẫy. Con người là tạo vật duy nhất trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời có thể chọn lựa loại tạo vật nào mình muốn trở thành. Đức Chúa Trời muốn chúng ta là chiên (Thi Thiên 23:1 Giăng 10:1-10 1Phi-e-rơ 2:25) nhưng có những lựa chọn khác, chẳng hạn như ngựa hoặc con la (Thi Thiên 32:9) hay thậm chí heo hoặc chó (2Phi-e-rơ 2:22). Khi chúng ta sống ngoài ý muốn Đức Chúa Trời là chúng ta đánh mất đặc quyền làm con người được tạo dựng theo hình ảnh thiêng liêng.

Bằng hành động đến nhà, bàn và giường của bà ta, người thanh niên đã cố tình bất tuân luật pháp Đức Chúa Trời, nhưng Chúa không can thiệp. Ngài để cho người thanh niên đam mê trong sự thèm khát nhục dục của mình và gánh chịu những hậu quả. Đức Chúa Trời có thể ngăn cản anh nhưng Ngài không làm vì Lời Ngài phán: Ngươi đừng thữ (thí nghiệm) Chúa là Đức Chúa Trời ngươi (Ma-thi-ơ 4:7 Phục truyền 6:16). Thay vì thử Chúa, người thanh niên đã nhìn lên Chúa và nhớ Lời Ngài (Châm Ngôn 7:24), nhìn vào và giữ lòng mình tập trung vào lẽ thật của Đức Chúa Trời (c.25) và nhìn phía trước để thấy những hậu quả khủng khiếp của tội lỗi mình (c.26-27), anh sẽ quay lại, chạy trốn khỏi những sự nắm giữ của người kỵ nữ.

Xã hội ngày nay không chỉ cưới với tội tình dục, mà nó thật sự tán thành và cổ vũ tội lỗi đó. Những sự đồi trụy mà chính việc đề cập đến nó đã gây sốc cho con người cách đây 50 năm thì ngày nay được bàn luận công khai và thậm chí còn được làm thành chủ đề của những tiểu thuyết, phim ảnh và kịch truyền hình. Điều Phao-lô nhìn thấy trong thời của ông và được mô tả trong Rô-ma 1:18-32 giờ đây hiển nhiên trong thời chúng ta, nhưng người phẫn nộ điều đó nếu bạn gọi những hành động này là tội lỗi .Xét cho cùng, mọi người đều đang làm điều đó.

Nhưng Tin Lành vẫn là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu rỗi (Rô-ma 1:16) và Đấng Christ vẫn có thể thay đổi đời sống con người (1Cô-rinh-tô 6:9-11). Cơ-đốc nhân chống lại điều ác thì chưa đủ, chúng ta cũng phải làm điều thiện (Ma-thi-ơ 5:13-16) và rao tin mừng để tội nhân có thể trở nên những tạo vật mới trong Đấng Christ (2Cô-rinh-tô 5:17).

Nếu thế gian có thêm sự sáng sẽ ít đi sự tối tăm

Nếu thế gian có thêm muối, sự thối rữa sẽ chậm lại

Nếu thế gian nghe thêm lẽ thật, sẽ có ít sự lừa dối

Chúng ta có một công việc để làm!

PHẦN CHUYỂN TIẾP CỦA CHÂM NGÔN

Từ chương này trở đi, chúng ta sẽ nghiên cứu sách Châm ngôn theo chủ đề, kết hợp các đoạn Kinh Thánh với nhau đề cập cùng chủ đề và cho thấy chúng liên hệ với nhau và với đời sống Cơ-đốc riêng tư hôm nay ra sao. Theo một ý nghĩa nào đó chúng ta sẽ học điều mà Kinh Thánh dạy dỗ về lối sống Cơ-đốc thực tiễn, sử dụng sách Châm ngôn như điểm đề cập của chúng ta.

Không có sự phân loại nào trong các đoạn là đầy cảm hứng hay có tính chất quyết định, và nhiều câu có thể được đặt vào nhiều phạm trù khác nhau. Người viết Thi Thiên đã đúng khi ông nói: Đối với tất cả sự trọn vẹn, tôi đã thấy một sự giới hạn, nhưng những mệnh lệnh của Chúa là vô hạn” (Thi Thiên 119:96 NIV). Vì tôi sẽ không trích dẫn mọi câu thích hợp hãy chắc chắn nhìn lên và đọc những trích dẫn tôi nêu ra. Quan trọng là bạn hãy suy gẫm những lời Kinh Thánh này nếu bạn muốn được ích lợi hoàn toàn trong việc nghiên cứu.

Cách dễ dàng nhất để nghiên cứu Châm ngôn là bằng những chủ đề, nhưng cách tốt nhất để đọcChâm ngôn là từng chương này sang chương khác, như cách nó được viết ra. Tại sao? Vì mỗi chương trình bày những lẽ thật khác nhau, và bạn không bao giờ biết chương nào bạn sẽ cần cho bất cứ ngày nào được ban cho. Thực ra, một số câu được lặp lại để chúng ta sẽ chắc chắn nhận được sứ điệp.

Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức (Châm Ngôn 1:7), vì vậy hãy giữ lòng bạn cung kính trước Ngài, hãy sẵn sàng vâng theo điều Ngài phán với bạn.

3. NHỮNG SO SÁNH CỦA SỰ KHÔN NGOAN (Châm Ngôn 10:1-15:33)

1. Con người khôn ngoan và không khôn ngoan –Phần 1 (Người khôn ngoan và kẻ ác)

Nếu bạn cẩn thận quan sát những đám đông trong một thương xá nhỏ, bạn sẽ khám phá rằng có mọi hạng người trên thế gian này chắc chắn những đám đông sẽ đi đến cùng kết luận khi họ nhìn xem bạn. P.G.Bernard Shaw đã nói: “Nếu những hành tinh khác có cư dân, chúng sẽ sử dụng trái đất cho viện tâm thần.” Không có gì lạ khi Charles M.Schulz có cột tranh vui của ông mà nhân vật Linus la lên “Tôi yêu nhân loại, chính con ngưòi làm tôi không thể chịu đựng được! ”

Sách Châm ngôn theo cơ bản nói về những loại người khác nhau, điều họ tin và làm cùng cách họ ảnh hưởng lẫn nhau. Con người tạo ra những hoàn cảnh tốt và xấu, bạn với tôi phải đối phó với con người cùng hoàn cảnh khi chúng ta trải qua đời sống. Mục đích của Sa-lô-môn trong việc viết sách này là để chúng ta trở nên khéo léo trong việc quan hệ với con người cùng hoàn cảnh hầu cho chúng ta có thể thành công trong đời sống, đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

Suốt quá trình nghiên cứu Châm ngôn chương 1-9, chúng ta ngẫu nhiên gặp 5 hạng người khác nhau: người khôn ngoan, kẻ ác, kẻ ngu dại, người đơn sơ và kẻ nhạo báng.Giờ là lúc để hiểu hơn về những người này và học biết khôn ngoan thật sự có nghĩa là gì.

1. Người khôn ngoan

Toàn bộ sách Châm ngôn là một chỉ dẫn cho việc đạt được sự khôn ngoan, những đặc điểm của người khôn ngoan. Dĩ nhiên, bước đầu tiên hướng đến sự khôn ngoan là giữ đức tin trong Chúa Giê-xu Christ. Người khôn ngoan thì khôn ngoan về sự cứu rỗi (2Ti-mô-thê 3:15) trước khi họ được sự khôn ngoan về bất cứ điều gì khác, vì Chúa Giê-xu Christ là Sự Khôn Ngoan của Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 2:3 1Cô-rinh-tô 1:30). Người hiểu biết mà chối bỏ hay phớt lờ Đấng Christ đều có thể thành công trong việc sống tốt, nhưng không có Ngài thì không bao giờ họ có thể thành công trong việc tạo một đời sống tốt – một đời sống vinh hiển Đức Chúa Trời. Điều khôn ngoan nhất một người có thể làm là tin Đấng Christ và sống trong sự vâng lời Ngài.

Chúng ta hãy xem xét một số đặc điểm quan trọng của người khôn ngoan.

Người khôn ngoan lắng nghe sự chỉ dạy khôn ngoan, đặc biệt là Lời Đức Chúa Trời: Kẻ khôn ngoan sẽ nghe, sẽ thêm lên sự học biết (Châm Ngôn 1:5) Người khôn ngoan chú ý lời chỉ dạy được nói ra cũng như Lời Đức Chúa Trời được viết ra (Châm Ngôn 22:17-21). Chúa Giê-xu cảnh cáo chúng ta phải chú ý điều chúng ta nghe (Mác 4:24) và cáchchúng ta nghe (Lu-ca 8:18) Hỡi con, thôi nghe sự khuyên dạy thì con sẽ cách xa các lời tri thức (Châm Ngôn 19:27 NIV). Hãy mua chân lý và đừng bán đi, cũng hãy mua sự khôn ngoan, sự khuyên dạy và sự thông hiểu (Châm Ngôn 23:23 NKJV). Phải trả giá để có sự khôn ngoan, nhưng nó đáng giá!

Điều này có nghĩa là chúng ta phải chuyên tâm dành thời gian đọc và học Lời Đức Chúa Trời, để những lẽ thật của nó vào lòng chúng ta, và vâng theo điều Đức Chúa Trời ra lệnh (Châm Ngôn 2:1-9). Có một cuốn Kinh Thánh và sách đọc về Kinh Thánh thì chưa đủ, dù chúng hữu ích. Biết về Kinh Thánh là một việc, còn nghe Đức Chúa Trời phán qua Lời Ngài và dạy chúng ta sự khôn ngoan của Ngài để chúng ta trở nên giống Chúa Cứu Thế Giê-xu hơn, hoàn toàn là một việc khác. Suốt nhiều năm chức vụ của tôi, tôi đã gặp một số người có tri thức Kinh Thánh kỳ lạ, nhưng đã không bày tỏ trái của Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23), Tri thức phô trương, nhưng sự yêu thương gây dựng (1Cô-rinh-tô 8:1 NIV).

Điều này có mặt tiêu cực của nó: Người khôn ngoan không lãng phí thời gian nghe sự dại dột và những điều giả dối. Người khôn ngoan cẩn thận về điều họ học, nghe và thấy, điều họ nói đến trong giao tiếp hằng ngày. Họ chuyên tâm bỏ những cặn bã ra khỏi tâm trí và tấm lòng họ, vì “nhập rác vào” thì sẽ “thải rác ra” (Châm Ngôn 4:23). Vì lý do này, họ cẩn thận điều khiến chiếc máy thu thanh và truyền hình, và họ có sự chọn lựa trong việc đọc của mình.

Những ai khôn ngoan đều được ích lợi từ sự quở trách (Châm Ngôn 9:8-9 Châm Ngôn 10:17 Châm Ngôn 17:10) và từ lời khuyên (Châm Ngôn 13:10 Châm Ngôn 12:15 Châm Ngôn 19:20). Họ không nghĩ về mình quá cao đến nỗi không thể học từ người khác (Châm Ngôn 3:7 Châm Ngôn 26:12). Nếu chúng ta khôn ngoan theo mắt mình chắc chắn chúng ta sẽ không khôn ngoan theo mắt Đức Chúa Trời.

Người khôn ngoan kính sợ Đức Chúa Trời : Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức (Châm Ngôn 1:7). Chớ khôn ngoan theo mắt mình hãy kính sợ Đức Giê-hô-va và lìa khỏi sự ác (Châm Ngôn 3:7). Chúng ta đã biết rằng kính sợ Chúa nghĩa là tôn kính Ngài đến nỗi chúng ta vâng theo ý muốn Ngài và tìm cách tôn cao danh Ngài. Kính sợ Chúa là điều trái ngược với thử Chúa bằng cách cố tình bất tuân Ngài và sau đó thách thức Ngài can thiệp. Hãy lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình (Phi-líp 2:12). Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ và mừng rỡ cách run rẩy (Thi Thiên 2:11).

Sự kính sợ Chúa là một nguồn sự sống (Châm Ngôn 14:23)và dẫn đến sự sống (Châm Ngôn 19:23). Nó cho sự an toàn (Châm Ngôn 14:26), hy vọng (Châm Ngôn 23:17-18)và lời hứa về sự trường thọ (Châm Ngôn 10:27). Khi bạn kính sợ Chúa, bạn giữ cho những ưu tiên của mình được ngay thẳng. Thà có ít của mà kính sợ Đức Giê-hô-va, còn hơn là tài sản nhiều mà bối rối cặp theo (Châm Ngôn 15:16). Bạn cũng xây bỏ điều ác (Châm Ngôn 8:13 Châm Ngôn 16:6 Châm Ngôn 14:2).

Người khôn ngoan giao tiếp với người khôn ngoan : Ai giao tiếp với người khôn ngoan sẽ trở nên khôn ngoan. Nhưng kẻ làm bạn với bọn ngu dại sẽ bị hủy diệt (Châm Ngôn 13:20 NKJV). Khi chúng ta đọc và học Lời Đức Chúa Trời, chúng ta giao tiếp và học từ những người nam, người nữ khôn ngoan của lịch sử Kinh Thánh. Bằng cách dành thời gian với những người bạn tin kính, chúng ta có thể học sự khôn ngoan và tăng trưởng trong tri thức về Đấng Christ.Khi tôi nhìn lại hành trình Cơ-đốc của tôi, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời về nhiều người Chúa đã đem đến trong đời sống tôi để giúp tôi hiểu rõ hơn sự khôn ngoan và những đường lối của Chúa. Một người công bình thận trọng trong tình bạn, nhưng con đường của kẻ ác dẫn họ đi sai lạc (Châm Ngôn 12:26 NIV).

Một trong những cách tốt nhất để đi với người khôn ngoanlà đọc lịch sử hội thánh và tiểu sử Cơ-đốc nhân. Tôi có hằng trăm cuốn tiểu sử và tự truyện trong thư viện của tôi, một số đã được tôi đọc nhiều lần, và những sách này đã làm phong phú đời sống tôi. Tôi không có đặc quyền biết J.Hudson Taylor, Amy Carmichael, Augustine, D.L.Moody, Billy Sunday, G.Campbell Morgan, Fanny Crosby hay R.M.M’Cheyne một cách cá nhân, nhưng bằng cách đọc tiểu sử và tự truyện của họ, những bài giảng và các bức thư của họ, tôi đã được ích lợi từ những cuộc đời tin kính ấy.

Người khôn ngoan gìn giữ và sử dụng điều họ có: Người khôn ngoan đề dành tri thức, nhưng miệng kẻ ngu muội ở gần sự bại hoại (Châm Ngôn 10:14 NKJV). Nếu sự khôn ngoan được giữ trong lòng, chúng ta sẽ nói điều đúng đắn vào đúng lúc, người khác sẽ được giúp ích.Nhưng kẻ dại dột đánh mất bất cứ sự khôn ngoan nào mà lẽ ra họ đã có thể lấy được và lời nói của họ chỉ đem đến sự phá hoại.

Một câu tương tự là Châm Ngôn 12:27 Kẻ biếng nhác không chiên nướng thịt săn của mình, nhưng người siêng năng quí trọng của cải mình (NIV). Nhà truyền giáo G.Morrison có một bài giảng tuyệt vời về câu Kinh Thánh này, là bài Những lợi ích bị lãng phí (2) (chính đề tựa là một bài giảng). Thật là một bi thảm khi con người lãng phí những lợi ích của họ bằng cách không sử dụng học vấn, những bài giảng và những bài học Kinh Thánh họ đã nghe, hoặc những sách họ đã học. Người thật sự khôn ngoan quý trọng tri thức cũng như những kỹ năng do chăm chỉ mà có được và sử dụng của báu này cho sự vinh hiển Đức Chúa Trời.

Tôi nhớ đã nghe mấy người bạn sinh viên nói lúc tốt nghiệp thần học viện: Cảm tạ Chúa, không còn người Hy Lạp và người Hê-bơ-rơ. Họ đã mất nhiều năm để học sử dụng những ngôn ngữ Kinh Thánh, và giờ đây họ bán những công cụ ngôn ngữ quý báu và bởi đó lãng phí những lợi ích của mình.

Qua nhiều năm, tôi đã sử dụng những Kinh Thánh diễn ý, trong đó tôi đã viết những điều Đức Chúa Trời dạy tôi và điều tôi đã học từ người khác. Nhiều lần trong lúc chuẩn bị bài giảng hay viết sách, tôi đã lật ra những ghi chép này và đầu tư những phần lợi của mình. Khi đọc một cuốn sách hay, tôi gạch dưới những câu quan trọng, ghi chú ở ngoài lề, sưu tầm bảng mục lục tư tưởng của riêng tôi ở cuối sách. Máy copy của tôi được sử dụng nhiều vì tôi sao chép tài liệu từ các sách và cất vào các bìa cứng đề dùng sau này. Với cách này, tôi không lãng phí những lợi ích của mình.

Người khôn ngoan chạy trốn khỏi tội lỗi: Người khôn ngoan sợ và tránh khỏi điều ác, nhưng kẻ ngu muội ở xấc xược và có lòng cậy mình (Châm Ngôn 14:16). Nếu kính sợ Chúa, chúng ta ghét điều ác (Châm Ngôn 8:13 Thi Thiên 97:10 Rô-ma 12:9). Người cậy mình là không khôn ngoan. Giô-suê đã cậy mình và thật trận (Giô-suê 7:1-26), Sam-sôn cậy mình và trở thành tù binh (Các Quan Xét 16:20), Phi-e-rơ cậy mình và chối Chúa ba lần (Lu-ca 22:33-34). Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã (1Cô-rinh-tô 10:12).

Người khôn ngoan không thử nghiệm những vấn đề không cần thiết như làm sao để thấy mình có thể đến gần vách núi cheo leo mà không bị ngã. Khi Giô-sép bị đương đầu với điều ác, ông đã chạy trốn (Sáng Thế Ký 39:7). Tôi có nghe về một phụ tá mục sư đẹp trai, được nhiều phụ nữ trẻ trong hội thánh theo đuổi, và vị mục sư lớn tuổi hơn đã cảnh cáo anh phải cẩn trọng.

Người thanh niên đáp lại hơi suồng sã và tự tin: “Ồ, có đông người cũng yên tâm hơn.”Vị mục sư cao tuổi đáp lại cách khôn ngoan: “Vâng, có đông người cũng yên tâm hơn, nhưng đôi khi ra khỏi Ai Cập còn yên tâm hơn.” Phao-lô có lẽ sẽ đồng ý với vị mục sư cao tuổi này, vì ông đã viết cho Ti-mô-the, Hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ (2Ti-mô-thê 2:22).

Người khôn ngoan kỷ luật lời nói mình: Lòng người khôn ngoan dạy dỗ miệng mình, và môi mình thêm sự chỉ dạy (Châm Ngôn 16:23 NIV). Hễ lắm lời vi phạm nào có thiếu, nhưng ai cầm giữ môi mình là khôn ngoan (Châm Ngôn 10:19 NKJV). Sách Châm ngôn có nhiều điều để nói về động lực học và những hiểm họa của lời nói con người mà chúng ta sẽ dành ra cả một chương cho chủ đề này.Giờ đây, đủ để nói rằng người khôn ngoan nhân biết sức mạnh của cái lưỡi và giứ nó dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời, trái của Thánh Linh là …tiết độ (Ga-la-ti 5:22 Gia-cơ 3:1-12). Lờ nói của người khôn ngoan sẽ chỉ dạy và truyền cảm hứng, và giúp gây dựng khi bạn lắng nghe. Lời nói của kẻ ngu dại chỉ ập xuống và khiến bạn trống rống và chán nản (Ê-phê-sô 5:1-7).

Người khôn ngoan siêng năng trong công việc mình: Tay biếng nhác khiến một người trở nên nghèo hèn, nhưng tay siêng năng đem lại sự giàu có (Châm Ngôn 10:4 NIV). Sự siêng năng và tính biếng nhác là những chủ đề chính trong sách Châm ngôn, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn. Sa-lô-môn cho biết rằng Đức Chúa Trời không có điều gì tốt đẹp để nói về người bất cẩn, làm biếng. Người khôn ngoan là người làm việc, tận dụng cơ hội, nhận lấy trách nhiệm của mình. Bạn tôi, Bob Cook, thường nói rằng sự làm việc chăm chỉ là một sự phấn khởi và là niềm vui khi bạn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Tiểu thuyết gia George McDonald đã nói: Chính sự làm việc tốt nhất của chúng ta là điều Ngài muốn chứ không phải những cặn bã của sự kiệt sức của chúng ta.

Người khôn ngoan tin cậy Chúa và có ảnh hưởng tốt: Kết quả của người công bình là cây sự sống, và người nào giành được linh hồn người ta là khôn ngoan (Châm Ngôn 11:30 NKJV). Từ được dịch là giành được nghĩa là bắt được, như một thợ săn bắt được mồi. Người khôn ngoan tìm cách bắt lấy người ngu dốt và người bất tuân bằng cách chia xẻ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời với họ. Chúa Giê-xu bảo các môn đồ đầu tiên của Ngài rằng họ sẽ là tay đánh lưới ngườithay vì lưới cá (Lu-ca 5:10). Sự khôn ngoan dẫn đến sự công bình, và kết quả (cây sự sống) là lôi kéo những ai đói khát về lẽ thật đời đời. Bởi đời sống và cả lời nói của họ, người khôn ngoan tìm cách dẫn đưa người khác đến với Chúa.

Khi chúng ta tiếp tục bài học của mình về sách Châm ngôn, chúng ta sẽ khám phá những đặc điểm khác của người khôn ngoan. Tôi tin rằng chúng ta sẽ học đòi họ. Xét cho cùng, Đức Chúa Trời hứa rằng người khôn ngoan sẽ hưởng được sự vinh hiển (Châm Ngôn 3:35), đem niềm vui đến cho người khác (Châm Ngôn 10:1 Châm Ngôn 15:20), đem đến sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 12:18), không bao giờ thiếu thốn (Châm Ngôn 21:10) và có sức mạnh để đánh trận (Châm Ngôn 24:5-6). Con đường của sự khôn ngoan là con đường của sự sống thật.

2.Kẻ ác

Kẻ ác và sự gian ác của họ được đề cập ít nhất 100 lần trong Châm ngôn, thường tương phản với người thiện và người công bình. Trong Châm Ngôn 6:12-19 có đề cập về một nhận định tóm tắt, mô tả kẻ ác và những tội lỗi đáng ghét (3) mà hắn phạm phải.

Kẻ ác hư đốn, nghĩa là vô giá trị (số không), không ích lợi. Đó là từ Hê-bơ-rơ belial (beli: không có gaal: lợi ích), được dùng để mô tả người vô giá trị (Phục truyền 13:13 Các Quan Xét 19:22 1Sa-mu-ên 25:25 1Các vua 21:10,1Các vua 21:13). Tội lỗi không chỉ mang tính phá hoại mà nó còn…?????

Mọi phần của bộ xương kẻ ác được dành cho điều ác và cử điệu thông tin điều ác (Rô-ma 3:10-18). Miệng hắn ương ngạnh (ngoan cố, NIV), một từ có nghĩa là cong vạy, méo mó.Hắn không thể được tin cậy khi hắn muốn báo hiệu cho những kẻ đồng mưu rằng đã đến giờ làm ác, hắn nháy mắt, kéo lê chân, ra hiệu bằng ngón tay… Nguyên nhân của mọi điều ác là sự ương bướng của con người bên trong, vì điều ác ra từ tấm lòng (Mác 7:14-23 Giê-rê-mi 17:9). Hắn thành thạo về việc lập mưu ác và kết quả là sự chia rẽ. Hắn là một kẻ gây rối, gieo ra sự bất hòa, nhưng sự xét đoán là chắc chắn sẽ đến khi hắn ít ngờ đến nhất. Tốt nhất là cả thân thể được đầu phục Đức Chúa Trời (Rô-ma 12:1-2) và được kiểm soát qua Lời Ngài (Châm Ngôn 4:20-27).

Bạn thấy những đặc điểm tội lỗi này được biểu lộ trong những tội lỗi cụ thể mô tả trong Châm Ngôn 6:16-19 những tội lỗi mà Đức Chúa Trời ghét.

Đầu tiên trên danh sách là sự kiêu ngạo, vì sự kiêu ngạo thường là động cơ cho mọi tội lỗi khác. Chính sự kiêu ngạo đã biến Lu-xi-phe thành Sa-tan (Ê-sai 14:12-14) và dẫn Ê-va đến chỗ bất tuân Đức Chúa Trời mà ăn trái cấm (Sáng Thế Ký 3:1-6 chú ý ngươi sẽ như Đức Chúa Trời). Sự kính sợ Đức Giê-hô-va ấy là ghét điều ác, ta ghét sự kiêu ngạo, xấc xược, con đường kẻ ác và miệng gian tà (Châm Ngôn 8:13).

Đức Chúa Trời cũng ghét lưỡi giả dối, vì Ngài là Đức Chúa Trời của lẽ thật (Phục truyền 32:4 Giăng 14:6 1Giăng 5:6) và luật pháp Ngài cho biết: Ngươi chớ nói chứng dối (Xuất Ê-díp-tô 20:16). Đức Chúa Trời nhìn thấy sự giả dối, không phải là hành động của lời nói nhưng là quyền lực gây sự chết mà nó hành động trong xã hội, chia rẽ và phá hoại. Khi chúng ta nói dối, chúng ta mở cửa cho Sa-tan hành động, vì nó là kẻ nói dối (Giăng 8:44) khi chúng ta nói thật, chúng ta để Thánh Linh hành động (Ê-phê-sô 4:14-25). Địa ngục dành sẵn chỗ cho những kẻ nói dối (Khải Huyền 21:8,Khải Huyền 21:27 2Tê-sa-lô-ni-ca 2:10).

Đức Chúa Trời ghét tội giết người: Điều răn của Ngài là ngươi chớ giết người (Xuất Ê-díp-tô 20:13), tay làm đổ huyết. Đức Chúa Trời cho phép chính quyền thực hiện án phạt tử hình và củng cố công lý trong xứ (Sáng Thế Ký 9:5-6 Rô-ma 13:1-7), nhưng sự đổ huyết vô tội làm ô uế xứ (Dân Số Ký 35:30-34). Những kẻ giết người có phần trong mồ mả (Khải Huyền 21:8 Khải Huyền 22:15).

Một tấm lòng nghĩ ra những mưu ác (NIV): Thật đáng kinh tởm với Đức Chúa Trời vì đó là cách dùng sai món quà tâm trí tuyệt vời mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta (Sáng Thế Ký 6:5 Sáng Thế Ký 8:21 Giê-rê-mi 23:17 Rô-ma 1:21). Sự tưởng tượng là tử cung mà từ đó sản sinh ra điều thiện hoặc điều ác. Người ta có thể nghĩ ra điều thiện hoặc điều ác đề giúp ích hoặc gây tổn hại cho người khác.Tâm trí cần được thanh tẩy và giữ cho tinh khiết trước mặt Đức Chúa Trời để được Ngài sử dụng cho công việc Ngài. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi tấm lòng tội lỗi (Giê-rê-mi 31:33-34 Hê-bơ-rơ 10:14-18 Thi Thiên 51:10) và dân sự Đức Chúa Trời phải cẩn thận canh giữ lòng mình chống lại điều ác (Châm Ngôn 4:23).

Tội nhân chạy đến với điều ác cách lẹ làng: Vì họ muốn thực hiện những mưu kế của mình cách nhanh chóng và hưởng lạc thú ngay. Dân sự Đức Chúa Trời phải có chân tinh sạch (Giăng 13:1-17 1Giăng 1:9), chân tốt đẹp (Rô-ma 10:14-15), chân sẵn sàng (Ê-phê-sô 6:15) và chân vâng phục (Sáng Thế Ký 13:17 Giô-suê 1:3 Giô-suê 3:15). Nếu chúng ta làm đúng sẽ đem đến phước hạnh. Nhưng kẻ ác dùng chân mình để vướng vào tội lỗi: xen vào việc người khác như kẻ lăng xăng (2Tê-sa-lô-ni-ca 3:11 1Ti-mô-thê 5:13), dụ dỗ kẻ khác vào tội lỗi (Châm Ngôn 5:5 Châm Ngôn 7:11) và vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 1:10-16). Nếu các thánh đồ đứng trên chân mình và hăng hái vâng lời Chúa như cách tội nhân hăng hái bất tuân, thì thế gian hư mất sẽ sớm được nghe Tin Lành!

Đức Chúa Trời đã kêu gọi dân Ngài làm nhân chứng cho lẽ thật (Công vụ 1:8), nhưng kẻ ác là nhân chứng dối cho điều giả dối. Làm chứng dối là một sự vi phạm điều răn thứ 9 (Xuất Ê-díp-tô 20:16). Không có lẽ thật, mọi sự bắt đầu sụp đổ, khi con người nói dối công khai, những nền tảng của xã hội bắt đầu vỡ vụn. Dù đó là một lời tuyên bố từ viên chức chính quyền, một điều khoản trong hợp đồng, một bằng chứng nơi tòa án, hay một lời hứa trong hôn lễ trước hội thánh, lẽ thật không thể bị vi phạm mà không có sự gánh chịu trách nhiệm của xã hội. Thi sĩ John Dryden của Anh Quốc đã viết: Sự thật là nền tảng của mọi tri thức và là chất men kết dính xã hội.

Cuối cùng, Đức Chúa Trời ghét sự bất hòa giữa anh em: Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau thật tốt đẹp thay (Thi Thiên 133:4). Kẻ ác phá hoại sự hiệp nhất bằng cách gieo những giống sinh ra mùa gặt đắng cay và chia rẽ. Một số hạt giống này là: sự kiêu ngạo (Châm Ngôn 13:10 3Giăng 1:9-10), sự thèo lẻo (Châm Ngôn 16:28 Châm Ngôn 17:9 Châm Ngôn 18:8 Châm Ngôn 26:20), sự nóng giận và ghen ghét (Châm Ngôn 10:12 Châm Ngôn 15:18 Châm Ngôn 29:22), tính cãi cọ (Châm Ngôn 17:14,Châm Ngôn 17:19 Châm Ngôn 25:8 Châm Ngôn 26:21) và những câu hỏi dại dột (1Ti-mô-thê 6:3-5 2Ti-mô-thê 2:14,2Ti-mô-thê 2:23).

Người thật sự tin kính sẽ gieo giống của sự hiệp nhất và hòa bình, không phải hột giống chia rẽ (Gia-cơ 3:17-18). Sự bất hòa và chia rẽ trong hội thánh là những tội lỗi kinh khiếp vì chúng mâu thuẫn với sự hiệp nhất thuộc linh mà Chúa Giê-xu đã cầu nguyện (Giăng 17:21) và Thánh Linh được ban cho để đơm bông kết trái (Ê-phê-sô 4:16). Làm sao tội nhân hư mất có thể tin rằng Đức Chúa Trời yêu họ khi con cái Đức Chúa Trời không yêu thương nhau.

Tóm lại, một kẻ gây rối ương bướng phá hoại sự hiệp nhất trong gia đình, một nhóm học Kinh Thánh hay trong hội thánh. Hãy đuổi kẻ nhạo báng ta, thì sự cãi lẫy cũng sẽ đi, điều tranh cạnh và sự sỉ nhục được chấm dứt (Châm Ngôn 22:10 NIV). Tại một trong những hội thánh mà tôi đã chủ tọa, có một người như vậy. Cuối cùng Chúa khiến anh ta ra di, không khí mới mẻ trong tình thông công đã phấn khởi, những buổi họp lê thê bây giờ rút ngắn một cách đáng kể, có một sự tự do mới trong mọi thảo luận và quyết định cho công việc chung.

Thật sáng tỏ để so sánh mô tả này về kẻ ác với sự mô tả của Chúa Cứu Thế về người tin kính trong Ma-thi-ơ 5:1-16. Chúa bắt đầu bằng sự khiêm nhường kẻ nghèo về tâm linh (Ma-thi-ơ 5:3), còn Sa-lô-môn bắt đầu bằng một cái nhìn kiêu ngạo (Châm Ngôn 6:17). Khi kiêu ngạo đến, sự sỉ nhục cũng đến nữa nhưng sự khôn ngoan vẫn ở với người khiêm nhường (Châm Ngôn 11:2). Đặc điểm thứ 7 của kẻ ác là gieo ra mối bất hòa giữa vòng anh em, còn phước hạnh thứ 7 là phước cho kẻ làm sự hòa bình (Ma-thi-ơ 5:9).

Có sự khôn ngoan từ trên đem đến sự hòa bình và thanh khiết cho dân sự Đức Chúa Trời, và có sự khôn ngoan từ dưới đem đến sự xung đột và sỉ nhục (Gia-cơ 3:13-18). Có sự khôn ngoan của đời này hủy hoại hội thánh và sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời gây dựng hội thánh (1Cô-rinh-tô 3:16-23).

Hãy theo luật pháp và lời chứng! Nếu họ chẳng nói theo lời này, ấy vì không có sự sáng trong họ (Ê-sai 8:20 NKJV).

2. Con người khôn ngoan và không khôn ngoan -Phần 2 (Người đơn sơ, kẻ khinh người và kẻ dại dột)

Mặc dù có nhiều điều có thể được nói về người khôn ngoan và kẻ ác, nhưng chúng ta cần phải đi tiếp để biết rõ hơn về “bộ ba khủng khiếp”: người đơn sơ, kẻ khinh người và kẻ dại dột. Bạn sẽ gặp ba hạng người này thường xuyên khi bạn đọc sách Châm ngôn.

Trong lời mời thứ nhất, sự khôn ngoan đã kêu gọi ba hạng người này (Châm Ngôn 1:22), nhưng trong lời mời thứ 2, bà chỉ gọi người đơn sơ và kẻ dại (Châm Ngôn 8:5), kẻ khinh người thậm chí không quan tâm nghe hắn đã rút ra khỏi bức tranh. Thật là điều nguy hiểm khi chối bỏ lời mời của Đức Chúa Trời, đi theo con đường của sự khôn ngoan và sự sống. Vì bạn không bao giờ cơ hội nữa!

1.Người đơn sơ

Người đơn sơ (hời hợt) là người dễ tin mọi điều, không có nhận thức về bất cứ điều gì.Điều họ nghĩ là lòng khoan dung tinh vi chỉ là sự ngu dốt thuộc linh, vì họ thiếu khả năng phân biệt giữa đúng và sai. Người đơn sơ tin bất cứ điều gì, nhưng người khôn khéo xem xét các bước mình (Châm Ngôn 14:15 NIV). Charles R.Bridges viết: Tin mọi lời của Đức Chúa Trời là đức tin. Tin mọi lời của con người là sự nhẹ dạ.

Chúng ta đang sống ở một thời kỳ khi những người tin chắc chắn bị xem là kẻ cuồng tín, nếu không muốn nói là người ngu dốt (1). Có tinh thần phóng khoáng và không phê bình về điều người khác suy nghĩ hoặc tin là điều phổ biến và đúng về mặt chính trị. Trừ khi đến lúc phải trả tiền khi họ túng thiếu, nhận một đơn thuốc dày đặc khi họ bệnh, hoặc hỏi đường khi đi lạc, đa số họ không tin những điều tuyệt đối. Họ khẳng định rằng không có điều gì như sự thật khách quan. Theo họ, bất cứ điều gì có vẻ tốt là lẽ thật đối với họ, không ai có quyền chỉ trích về điều bạn tin. Hãy áp dụng triết lý đó cho tiền bạc, y học, cơ giới họ, hoặc bản đồ và hãy xem bạn sẽ thành công ra sao!

Trong bài bình luận về “Ngày của Groundhog”, Brok Atkinson viết: Người ta ở mọi nơi mãi tin những điều họ biết là không thật. Nó miễn cho họ thử thách phải suy nghĩ cho chính mình và nhận trách nhiệm về điều họ biết. (2) Châm ngôn xưa, điều bạn không biết sẽ không làm tổn thương bạnlà sai lầm, như bất cứ thầy thuốc hoặc thợ máy ô tô có thể cho bạn biết.Điều bạn không biết có thể giết chết bạn! Vì sự bội nghịch (tính bướng bỉnh của người đơn sơ sẽ giết họ (Châm Ngôn 1:32).

Người đơn sơ thì hời hợt, vì họ chối bỏ lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời ban sự khôn khéo (lương tri) cho người đơn sơ (c.4, NIV). Bi kịch là người đơn sơ mang bản chất hời hợt (c.22) và không ao ước thay đổi.Vì họ không có lập trường cho bất cứ điều gì, họ vấp ngã vì mọi điều. Điều này tiết kiệm cho họ sự rắc rối về việc suy nghĩ, học hỏi, cầu nguyện và cầu xin Đức Chúa Trời sự khôn ngoan. Thay vì làm việc chăm chỉ để đào sâu những kho báu về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 2:1-9), người đơn sơ thích từ từ và lượm lấy những nữ trang rẻ tiền nào mà họ thấy vừa mắt.

Chính một thanh niên đơn sơ đã nghe kỹ nữ và trở nên một con vật dẫn đến lò mổ (Châm Ngôn 7:7). Người đơn sơ hưởng sự ngu dại, nhưng người khôn ngoan được đội mão triều thiên bằng tri thức (Châm Ngôn 14:18). Đối khi người đơn sơ sẽ học biết khi họ thấy kẻ khác bị trừng phạt vì tội lỗi (Châm Ngôn 19:25 Châm Ngôn 21:11). Người khôn ngoan học từ sự chỉ dạy, nhưng người ngu dại chỉ hiểu được khi có những hình ảnh minh họa sống động. Người khôn ngoan nhìn thấy hiểm họa sắp xảy ra và tránh nó, nhưng người đơn sơ bước ngay vào đó (Châm Ngôn 22:3 Châm Ngôn 27:12). Một số người phải học một cách vất vả.

Tất cả chúng ta dốt nát về nhiều điều, nhưng người khờ dại dốt nát về sự ngu dại mình và không sẵn sàng học. Họ theo triết lý, nơi đâu sự dốt nát là niềm vui sướng, sự ngu dại này là khôn ngoan (3). Nhưng khi có Kinh Thánh để đọc, một đời sống để xây dựng và một cõi đời đời để chuẩn bị, dốt nát là ngu dại.

2. Kẻ khinh người

Kẻ khinh người nghĩ mình biết mọi sự, và bất cứ ai tìm cách dạy họ đều chỉ lãng phí thời gian. Kẻ khinh người kiêu căng và ngạo mạn là tên của hắn (Châm Ngôn 21:24). Kẻ khinh người không thể tìm thấy sự khôn ngoan cho dù họ tìm kiếm nó (Châm Ngôn 14:6), vì học lẽ thật của Đức Chúa Trời đòi hỏi một tâm trí khiêm nhường và một ý chí vâng phục, điều mà kẻ khinh người thiếu trong tri thức mà họ tô điểm bằng sự ngu dốt. Thay vì bàn luận vấn đề cách hợp lý với những người có thể dạy mình, họ chỉ cười nhạo lẽ thật và chối bỏ nó. Từ điển Hê-bơ-rơ của tôi mô tả họ là nhỏ mọn và trơ tráo. Không có quân trang trí tuệ hoặc thuộc linh, kẻ khinh người cậy vào sự nhạo báng và khinh miệt để chiến đấu với kẻ thù mình.

Kẻ khinh người cho thấy mức độ ngu dốt của họ bằng thái độ đáp ứng với lời khuyên và sự khiển trách. Ai trách dạy kẻ nhạo báng mắc phải điều sỉ nhục cho mình…Chớ trách kẻ nhạo báng, e nó ghét con, hãy trách người khôn ngoan thì người sẽ yêu mến con (Châm Ngôn 9:7-8 NKJV). Con khôn ngoan nghe sự khuyên dạy của cha song kẻ nhạo báng không khứng nghe lời quở trách (Châm Ngôn 13:1). Kẻ nhạo báng không ưa người sửa dạy mình, hắn cũng sẽ không đến với người khôn ngoan (Châm Ngôn 15:12 NKJV). Khi bạn tìm cách dạy một kẻ nhạo báng, bạn chỉ đang quăng những hạt ngọc trước loài heo, kẻ khinh người không muốn được sửa dạy!

Bi kịch chính là kẻ khinh người tạo ra mọi loài rắc rối bất cứ nơi đâu họ có mặt. Dù trong làng xóm, ở công việc hay trong nhà thờ, kẻ khinh người có chất độc và truyền ra sự lây nhiễm. Hãy đuổi kẻ nhạo báng ra thì sự cãi lẫy cũng sẽ đi. Điều tranh cạnh và sự sỉ nhục sẽ hết (Châm Ngôn 22:10). Kẻ khinh người thậm chí có thể tạo ra những vấn đề cho cả xã hội. Kẻ nhạo báng khích động một thành, nhưng người khôn ngoan làm nguôi cơn giận (Châm Ngôn 29:8 NIV). Động từ tiếng Hê-bơ-rơ dịch là khích động mang hình ảnh của người nào đó khêu lửa hoặc thổi bùng ngọn lửa cho cháy mạnh lên. Bằng lời nói và thái độ đáng khinh, họ thêm dầu vào ngọn lửa đáng phải được dập tắt

Những trang sử tôn giáo lẫn chính trị đều bị nhuốm bẩn bởi ghi chép và việc làm của những kẻ nhạo báng, kiêu ngạo không muốn lắng nghe lời khuyên khôn ngoan và bốc đồng lao vào những vấn đề quá tầm của họ (Thi Thiên 131:1-3). Lưỡi của họ bị đặt tên lửa của địa ngục (Gia-cơ 3:6). Họ làm ô danh và làm tổn hại gia đình, hội thánh, thành phố và cả quốc gia. Các hội thánh có thể chóng bị chia rẽ và phá hoại bởi những kẻ cao ngạo hay cười vào lẽ thật Kinh Thánh, tìm cách đi theo ý riêng mình. Mọi lãnh đạo thuộc linh cần phải đọc và chú ý Công vụ 20:28,Công vụ 20:31 Gia-cơ 3:13-18.

Những kẻ chế giễu là một sự gớm ghiếc cho loài người (Châm Ngôn 24:9) và đối với Đức Chúa Trời. Thật vậy, Chúa nhạo báng kẻ hay nhạo báng, nhưng Ngài ban ơn cho người khiêm nhường (Châm Ngôn 3:34). Câu này được cả Gia-cơ lẫn Phi-e-rơ trích dẫn (Gia-cơ 4:6 1Phi-e-rơ 5:5). Sự xét đoán dự bị cho kẻ nhạo báng (Châm Ngôn 19:29) và vì kẻ nhạo báng chế giễu Đức Chúa Trời, Ngài chế giễu kẻ nhạo báng. Hãy xem xét điều Chúa đã làm cho những thợ xây ở Ba-bên (Sáng Thế Ký 11:1-9), cho Pha-ra-ôn ở Biển Đỏ (Xuất Ê-díp-tô 14:1-31), cho Nê-bu-cát-nết-sa ở Ba-by-lôn (Đa-ni-ên 4:1-37), cho Hê-rốt Ạc-ríp-ba ở Giu-đê (Công vụ 12:20-25) cùng vô số kẻ khác đã thách thức ý muốn của Ngài.

3. Kẻ dại dột

Từ tiếng Anh “kẻ dại dột” và “sự dại dột” đến từ ngôn ngữ La-tinh, follis nghĩa là ống gió.Nó cũng mô tả hai má phồng lên của một người. Follis bày tỏ rằng kẻ dại dột là kẻ ba hoa, đầy khí sắc nhưng thiếu nội dung. Kẻ dại dột có thể trông giống như những người khổng lồ, nhưng khi gió bị lấy đi khỏi họ, họ chùn lại cách thảm thương và lộ rõ họ thật là những kẻ thấp kém.

Trong Châm ngôn có 3 từ Hê-bơ-rơ được dịch là “kẻ dại”: Kesyl: kẻ dại chậm hiểu, đần độn là những kẻ ương bướng ewiyl: kẻ dại bị hư hỏng là kẻ bị tha hóa và không biết điều đạo đức và nabal: kẻ dại là kẻ giống như một con thú hoang (1Sa-mu-ên 25:1-44). Trong tóm tắt này về những đặc điểm của kẻ dại dột, chúng ta sẽ kết hợp các câu và không phân biệt ba loại riêng rẽ. Xét cho cùng, dù được gọi bằng tên gì thì kẻ dại vẫn là dại mà thôi!

Kẻ dại dột sẽ không học từ Lời Đức Chúa Trời: Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu (nguyên tắc điều khiển) sự tri thức còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy (Châm Ngôn 1:7). Vấn đề với kẻ dại dột không phải là chỉ số thông minh thấp hay cao, mà chính là tấm lòng của họ, họ không chịu học biết Chúa và đầu phục Ngài. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mắt chúng nó (Rô-ma 3:18).

Cha của kẻ dại dột không thể khuyên dạy hắn (Châm Ngôn 15:5) và nếu bạn tìm cách tranh luận với hắn, điều đó chỉ sẽ dẫn đến sự phiền hà (Châm Ngôn 29:9). Tại sao? Vì kẻ dại dột thật sự vui hưởng sự dại dột của họ và nghĩ mình đang thật sự sống. Sự dại dột là một niềm vui cho kẻ thiếu sự sáng suốt (Châm Ngôn 15:21 NKJV Châm Ngôn 1:22 Châm Ngôn 12:15 Châm Ngôn 18:2). Hãy cảnh báo họ về tội lỗi thì họ sẽ cười bạn (Châm Ngôn 14:9).

Một lý do những kẻ dại dột không học sự khôn ngoan, vì họ không thể giữ mắt mình tập trung vào điều quan trọng. Người thông sáng giữ sự khôn ngoan trước mặt, nhưng mắt kẻ dại dột đi thơ thẩn khắp đầu cùng đất (Châm Ngôn 17:24 NIV). Thay vì giao tiếp với sự thật, kẻ dại sống trong một thế giới mơ mộng tối tăm. Lời Chúa giúp con người giữ vững đường lối và thực hiện những quyết định khôn ngoan giữa thế gian khó khăn này.

Kẻ dại dột không thể kiểm soát lời nói mình: Lưỡi người khôn ngoan sử dụng tri thức cách đúng đắn, nhưng miệng kẻ ngu muội tuôn ra điều điên cuồng (Châm Ngôn 15:2 NKJV, Châm Ngôn 13:16). Lời nói của kẻ dại đầy kiêu ngạo và ra vẻ biết tất cả (Châm Ngôn 14:3) và kẻ dại có xu hướng nói trước khi họ biết mình đang nói gì hoặc điều gì đang được bàn luận (Châm Ngôn 18:13). Con có thấy kẻ hốp tốp trong lời nói mình chăng? Có sự trông cậy cho kẻ ngu muội hơn cho hắn (Châm Ngôn 29:20 NKJV). Đường lối của kẻ ngu muội vốn ngay thẳng theo mắt nó, còn người chú ý lời khuyên dạy là khôn ngoan (Châm Ngôn 12:15 NKJV). Bạn không thể cảnh cáo kẻ dại hoặc cho họ biết điều gì họ cần biết vì họ nghĩ là đã biết mọi điều!

Kẻ dại dột nói nhiều, nhưng họ không bao giờ thực hiện điều đã nói. Người có lòng khôn ngoan sẽ tiếp nhận những điều răn nhưng kẻ dại nói huyên thuyên sẽ bị sa ngã (Châm Ngôn 10:8 xem thêm c.10). Từ được dịch là huyên thuyên nghĩa là lảm nhảm và nói quá độ và có liên hệ với từ nói bô bô. Nói về mọi chuyện dễ hơn nhiều so với nghe lời Đức Chúa Trời và vâng theo.

Sự giả dối và sự vu cáo là những điều mà kẻ dại dột chuyên làm (Châm Ngôn 10:18) và người khôn ngoan sẽ không ở gần để nghe (Châm Ngôn 14:7-8). Môi người khôn ngoan rải sự tri thức ra, nhưng lòng kẻ ngu muội chẳng làm như vậy (Châm Ngôn 15:7). Lời tốt lành không xứng với kẻ ngu (Châm Ngôn 17:7). Tất cả chúng ta phải cẩn thận về tính chất cuộc nói chuyện nào chúng ta lắng nghe, vì Chúa Giê-xu phán: Hãy cẩn thận về điều mình nghe (Mác 4:24). Hơn nữa, khi kẻ dại nói, điều họ nói có thể mở đầu một cuộc tranh cạnh (Mác 18:6-7)!

Kẻ dại dột không thể kiểm soát tính khí mình: Sự giận dữ của kẻ ngu muội liền lộ ra tức thì, còn người khôn khéo che lấp sỉ nhục mình (Mác 12:16). Kẻ nào chậm nóng giận có thông sáng lớn, nhưng ai hay nóng nảy tôn lên sự điên cuồng (Mác 14:29 NKJV). Thậm chí người ngu dại cũng được kể là khôn ngoan khi người ấy giữ sự yên lặng, khi người ấy ngậm môi lại, người ấy được xem là có nhận thức (Mác 17:28 NKJV). Kẻ ngu muội tỏ ra mọi cảm xúc của mình, nhưng người khôn ngoan cầm giữ chúng lại (Mác 29:11 NKJV).

Khi công việc được giải quyết nơi cửa thành (Ru-tơ 4:1-12), những kẻ dại phải giữ yên lặng nếu họ muốn ra vẻ khôn ngoan (Châm Ngôn 24:7). Tiếc thay khi một số người nghĩ rằng họ luôn phải nói tại những cuộc gặp gỡ, thậm chí khi họ không có gì để nói.

Đừng mắc vào cơn giận của kẻ dại trừ khi bạn muốn mang gánh nặng khủng khiếp. Đá thì nặng, cát cũng nặng, nhưng cơn giận của kẻ ngu dại còn nặng hơn cả hai (Châm Ngôn 27:3). Một khi kẻ dại giận dữ, cuộc tranh cãi sẽ kết thúc đắng cay và tệ hại. Đó là lý do chúng ta phải thật sáng suốt khi chúng ta bất đồng với kẻ dại hoặc tìm cách khuyên họ. Chớ đáp với kẻ ngu si trong sự ngu dại nó, e con giống như nó chăng. Hãy đáp với kẻ ngu si tùy sự ngu dại nó, kẻo nó khôn ngoan theo mắt nó chăng (Châm Ngôn 26:4-5 NIV). Đôi khi kẻ ngu dại chỉ đáng được tai điếc, khi khác họ phải được quở trách và sự ngu dại của họ phải được đáp lại từ Lời Chúa. Phải có sự khôn ngoan để biết sự đáp ứng nào là đúng, kẻo chúng ta đi đến chỗ quăng ngọc trai trước mặt họ.

Kẻ dại dột kiêu ngạo và cậy mình: Kẻ nào tin cậy nơi lòng mình là kẻ ngu muội, còn ai ăn ở cách khôn ngoan sẽ được cứu rỗi (Châm Ngôn 28:26 NKJV). Con có thấy người nào khôn ngoan theo mắt nó chăng? Còn có sự trông cậy cho kẻ ngu muội hơn là cho nó (Châm Ngôn 26:12). Chúng ta nghe con người nói: “Nào, nếu tôi biết được lòng mình…” nhưng Đức Chúa Trời cảnh cáo chúng ta rằng, nếu không biết chính lòng mình, chúng ta không thể luôn tin cậy điều mà lòng chúng ta chỉ dẫn. Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa, ai có thể biết được? (Giê-rê-mi 17:9).

Nhiều người ngày nay tin điều Emerson đã viết: Hãy tin chính bạn: mọi tấm lòng rung động đến dây sắt đó (4). Hoặc họ có thể theo triết lý của William Ernest Henley được nói trong bài thơ “Invictus” nổi tiếng của ông: Tôi là chủ của số phận tôi. Tôi là chỉ huy của linh hồn tôi. Nhưng bày tỏ về thành quả kiêu ngạo của loài người nghe rất giống đề nghị của Sa-tan trong vườn Ê-đen: Ngươi sẽ như Đức Chúa Trời (Sáng Thế Ký 3:5) là cơ sở của phong trào Thời Đại Mới. Bất cứ điều gì tôn cao loài người cuối cùng sẽ thất bại, bất cứ điều gì qui vinh hiển Đức Chúa Trời sẽ còn lại đời đời. (5)

Vì sự tự tin kiêu ngạo của mình, những kẻ dại dột thích xen vào việc kẻ khác, đặc biệt khi có chuyện tranh cãi: Người chấm dứt sự tranh cạnh, ấy là một sự vinh dự cho người nhưng chính kẻ dại sẽ xen vào (Châm Ngôn 20:3). Bất cứ ai cũng có thể mở đầu một cuộc cãi cọ, nhưng cần có một người khôn ngoan để có thể chấm dứt cuộc cãi cọ (Châm Ngôn 30:32-33). Kẻ dại nghĩ rằng tranh cãi về những bất đồng nhỏ nhặt sẽ đem đến cho họ sự vinh dự, nhưng điều đó chỉ khiến họ trở nên những kẻ dại dột hơn nữa.

Trong lúc chờ đợi lễ thờ phượng sáng Chúa nhật bắt đầu ở một hội thánh nơi tôi được mời giảng, tôi ngồi trong một lờp Trường Chúa Nhật của người lớn đối diện với phòng thờ phượng của hội thánh. Một học viên trong lớp đó chất vấn hầu hết mọi điều mà giáo viên đã nói và thật sự gây phiền toái cho bản thân khi ngụy biện những điều nhỏ nhặt. Anh ta muốn tỏ ra khôn ngoan, nhưng chỉ làm cho người khác thấy anh ta khờ khạo. Khi tôi ngồi đó lắng nghe, tôi nghĩ đến 1Ti-mô-thê 6:4-5: Người đó kiêu ngạo, không biết chi hết, nhưng bị quấy nhiễu bởi những tranh cãi và lý luận bằng những lời sanh ra sự ghen ghét, tranh cạnh, gièm chê, nghi ngờ xấu xa, những lời cãi lẽ vô ích (NKJV).

Kẻ dại dột tạo ra những vấn đề và đem đến sự buồn rầu, đặc biệt cho cha mẹ họ: Con trai khôn ngoan làm vui cha mình, nhưng đứa ngu muội là sự buồn phiền cho mẹ nó (Châm Ngôn 10:1 NKJV Châm Ngôn 15:20 Châm Ngôn 17:21,Châm Ngôn 17:25). Những người cha tin kính đều nói với con trai mình: Hỡi con, khá khôn ngoan và đem sự vui mừng đến cho lòng cha (Châm Ngôn 27:11 NIV), nhưng những trang Kinh Thánh ghi lại nỗi buồn rầu mà những đứa con dại dột đã đem đến cho cha mẹ nó.

Ca-in đã làm khổ cha mẹ ông khi giết em mình là A-bên (Sáng Thế Ký 4:1-16). Ê-sau cố tình cưới những phụ nữ ngoại đạo chỉ để chọc giận Y-sác cha mình (Sáng Thế Ký 28:6-9). Các con trai của Gia-cốp đã nói dối về Giô-sép, em họ, làm tan vỡ lòng ông (Sáng Thế Ký 37:31-36). Sam-sôn đã khiến cha mẹ ông đau khổ bằng cách sống với những phụ nữ ngoại đạo và kết thân với những kẻ thù của Y-sơ-ra-ên (Các Quan Xét 13:1-16:31). Các con trai của Đa-vít làm tan vỡ lòng ông bằng lối sống độc ác của họ. Am-môn hãm hiếp Ta-ma là em cùng cha khác mẹ, Áp-sa-lôm đã giết Am-môn trả thù cho Ta-ma (2Sa-mu-ên 13:39). Sau đó, Áp-sa-lôm chống nghịch Đa-vít và chiếm vương quốc (2Sa-mu-ên 15:1-18:33).

Còn điều gì có thể làm để thay đổi những đứa con ngu dại thành những người nam, người nữ khôn ngoan? Dầu con xay kẻ ngu dại trong cối, giã nó như thóc bằng một cái chày, con cũng sẽ không cất sự ngu dại khỏi nó (Châm Ngôn 27:22 NIV). Phụ nữ trong thế giới cổ đại đã nghiền thóc trong một cái cối lớn, sử dụng cái chày để giã thóc thành bột. Hình ảnh thật rõ ràng: không có áp lực hay sự đau đớn nào để thay đổi kẻ ngu dại và làm bất cứ điều gì ích lợi vì hắn. Cha mẹ khôn ngoan phải kỷ luật con cái dại dột để cho họ sự hy vọng (Châm Ngôn 22:15), (6). Nhưng một người lớn dại dột chỉ có thể được thay đổi bởi ân điển Đức Chúa Trời. Nếu kẻ dại không ăn năn và trở lại cùng Chúa, họ sẽ sống như những nô lệ (Châm Ngôn 11:29 Và chết mà không có sự khuyên dạy (Châm Ngôn 5:23).

Kẻ dại dột không biết cách sử dụng của cải hợp lý: Trong nhà người khôn ngoan là những hàng tích trữ thực phẩm và dầu thượng hạng, nhưng kẻ ngu muội nuốt tất cả những gì mình có (Châm Ngôn 21:20 NIV). Kẻ dại có thể biết cái giá của mọi thứ nhưng họ biết giá trị của sự hư không, họ lãng phí của cải mình vào những điều ngu dại và tội lỗi. Ai yêu mến sự khôn ngoan làm cho mình được vui vẻ, nhưng kẻ kết bạn với người kỵ nữ lãng phí của cải mình (Châm Ngôn 29:3 NKJV). Câu này nhắc nhở chúng ta về câu chuyện Chúa Giê-xu dạy về Người Con Trai Hoang Đàng (Lu-ca 15:11-24). Mão triều thiên của người khôn ngoan là sự giàu có của họ, nhưng sự ngu dại của kẻ dại dột là sự điên cuồng (Châm Ngôn 14:24). Người khôn ngoan có điều gì đó để lại cho con cái họ, nhưng kẻ dại dột lãng phí của cải và cả những cơ hội của họ để gia tăng của cải. Sự xa hoa chẳng xứng hiệp cho kẻ ngu muội (Châm Ngôn 19:10).

Kẻ dại dột không thể được giao phó trách nhiệm: Như tuyết trong mùa hạ, như mưa trong mùa gặt, thì sự vinh dự không xứng cho kẻ ngu muội (Châm Ngôn 26:1 NKJV). Từ vinh dự trong tiếng Hê-bơ-rơ (kabod) nghĩa là “nặng, sức nặng”, và có thể chỉ về vinh hiển Đức Chúa Trời và sự tôn trọng đặc biệt dành cho con người. Kẻ dại không có điều phải có để giải quyết trách nhiệm cách thành công và giành được sự tôn trọng của người khác. Giành vinh dự cho kẻ dại là nói về tuyết rơi trong mùa hè hoặc như mưa suốt mùa gặt! Cả hai đều có nghĩa là tai họa.

Trong Châm Ngôn 26:3-12 Sa-lô-môn trau chuốt về chủ đề này bằng cách trình bày một số bức tranh sống động về kẻ dại và điều xảy ra khi bạn giao cho hắn một việc làm. Về một phương diện, bạn sẽ phải đối xử với hắn như một con vật câm và sử dụng roi để thúc đẩy hắn (c.3 xem thêm Thi Thiên 32:9). Hãy thử cho hắn những mệnh lệnh và giải thích điều hắn phải làm, thì bạn ở trong hiểm họa giống như hắn (Châm Ngôn 26:4-5). Hãy sai hắn vào một nhiệm vụ quan trọng và bạn có thể làm tê liệt mình, và được chuẩn bị cho sự phiền hà (c.6) (7). Như hai chân vô dụng của người què thì kẻ dại cũng không thể được gì với một câu châm ngôn (c.7). Anh ta không chỉ làm kẻ khác bối rối, mà còn làm hại chính mình, như một xe tải bị xẹp bánh vì cán phải đinh (c.9). Đừng yêu cầu một kẻ ngu dốt dạy Kinh Thánh vì người ấy không biết điều mình sắp nói và thật khó chịu khi phải lắng nghe. Và cũng đừng yêu cầu người ngu dại đánh trận vì anh ta cột đá vào cái ná (c.8)!

Bản văn gốc của câu 10 rất khó và có nhiều cách dịch khác nhau: Giống như một người lính xạ tên làm thương mọi người, thì người nào mướn một người ngu muội hoặc kẻ khách đi đường cũng như vậy (NASB). Giống như một lính xạ tên làm thương bừa bãi, ấy là ngưới muốn một kẻ dại hay khách đi đường (NIV). Giống như một lính xạ tên làm thương mọi người, ấy là người mướn một kẻ dại đi qua hoặc người say rượu (RSV). Hãy chú ý rằng sự nhấn mạnh là về người thuê mướn chứ không phải về kẻ dại. Nếu bạn mướn một kẻ dại (hoặc bất cứ ai đi qua) và giao người ấy trách nhiệm, bạn có thể bắt đầu bắn bừa bãi, vì kẻ dại sẽ gây nhiều tai hại. Dĩ nhiên, không ai có tâm trí đúng đắn, muốn bắt đầu bắn bừa bãi, vì vậy, không ai có tâm trí đúng đắn muốn mướn một kẻ dại.

Kẻ dại không học từ những lỗi lầm của mình nhưng trở lại ngay tình trạng hỗn độn cũ, giống như con chó quay lại ăn những gì nó đã mửa ra (Châm Ngôn 26:11). Kinh nghiệm là một thầy giáo giỏi đối với người khôn ngoan, nhưng không ích chi cho người dại dột. Câu này được Phi-e-rơ trích dẫn (2Phi-e-rơ 2:22 như sự mô tả về những kẻ tin sự giả dối, là người đi theo những giáo sư giả. Giống như con heo đã được tắm rửa, họ có vẻ tốt đẹp ở bề ngoài, và giống như một con chó đã nôn mửa, họ cảm thấy dễ chịu, nhưng không có bản chất của con chiên! Không có bản chất thiêng liêng nên họ quay lại đời sống cũ cách dễ dàng. Sự vâng phục và sự kiên nhẫn trong mọi việc đẹp lòng Chúa là bằng chứng của sự biến cải.

Điều gì sẽ xảy đến với kẻ dại dột? Sự ngu dại của người làm hư hỏng đời sống người, còn lòng người nổi giận với Chúa (Châm Ngôn 19:3 NIV). Điều này nhắc chúng ta nhớ đến Pha-ra-ôn trong sách Xuất Ê-díp-tô ký (chương 5-15), là người thấy đất nước mình lâm vào cơn nguy khốn do tai họa của Đức Chúa Trời nhưng không muốn đầu phục Ngài. Ông nổi giận với Đức Giê-hô-va và với Môi-se, thậm chí đuổi theo dân Do Thái , để rồi cuối cùng tận mắt chứng kiến đoàn quân của ông chìm mất trong Biển Đỏ. Kỷ luật của Đức Chúa Trời giúp một người khôn ngoan vâng lời Chúa, nhưng sự trừng phạt chỉ khiến một kẻ dại trở nên ác độc hơn. Cùng một mặt trời làm tan chảy băng, cũng làm cứng đất sét.

Vì họ nuôi sự ngu dại (Châm Ngôn 15:14), kẻ dại dột không có sức mạnh đạo đức. Môi miệng (lời nói) người công bình nuôi dạy nhiều người, nhưng kẻ ngu dại chết vì thiếu sự khôn ngoan (Châm Ngôn 10:21). Họ không chỉ thiếu chất bổ dưỡng về thuộc linh và trí tuệ, họ cũng thiếu nước tươi mát. Sự thông hiểu là nguồn sự sống cho ai có nó, nhưng sự ngu dại đem đến sự sửa phạt cho kẻ dại (Châm Ngôn 16:22 NIV). Hình ảnh về những lời và luật pháp của Đức Chúa Trời như nguồn sự sống cũng được tìm thấy trong Châm Ngôn 10:11 Châm Ngôn 13:14 Châm Ngôn 14:27 Châm Ngôn 18:4. Hãy đi theo sự khôn ngoan, bạn sẽ sống một nơi màu mỡ. Bước theo sự ngu dại, bạn sẽ gặp ngay sa mạc khô cằn.

Kẻ dại dột sẽ chết mà không có sự chỉ dạy (Châm Ngôn 5:23). Người khôn ngoan sẽ hưởng được sự vinh hiển, nhưng sự xấu hổ sẽ là sự thăng lên của kẻ dại (Châm Ngôn 3:35). Họ sẽ nghe tiếng Đức Chúa Trời phán: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại (Lu-ca 12:20), nhưng khi ấy đã quá trễ.

Những người dại được gọi là những kẻ dại khôn ngoanchính là Cơ-đốc nhân, vì họ là kẻ ngu dại vì cớ Đấng Christ (1Cô-rinh-tô 4:10). Thế gian gọi họ là những kẻ ngu dại, nhưng trong sự tin cậy Chúa Cứu Thế Giê-xu và phó thác đời sống cho Ngài, họ đã thực hiện những quyết định khôn ngoan nhất mà không ai thực hiện.

Tôi đã đọc về một người làm chứng cho đức tin mình trong một khu vực mua sắm nhộn nhịp bằng cách đeo một tấm bảng quảng cáo ghi rằng:

TÔI LÀ KẺ NGU DẠI VÌ CHÚA GIÊ-XU CHRIST

BẠN LÀ KẺ NGU DẠI CỦA AI?

Một câu hỏi khôn ngoan! Hãy biết chắc bạn có thể đưa ra một câu trả lời khôn ngoan.

3.Người giàu, kẻ nghèo, ăn mày và kẻ ăn cắp

Một người dí dỏm đã nói: “Tiền bạc không phải là tất cả, nhưng nó giữ cho bạn liên hệ với con cái mình.”

Ở một mức độ nghiêm túc hơn, Phao-lô đã tóm tắt triết lý Cơ-đốc về của cải khi ông viết: Kể vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm việc thiện, đặng có vật chi cho kẻ thiếu thốn (Ê-phê-sô 4:28 NKJV). Theo Phao-lô, bạn có thể được của cải bằng ba cách: bằng cách đánh cắp, kiếm nó, hoặc nhận nó như một món quà, kể cả việc thừa kế. Ăn cắp là sai (Xuất Ê-díp-tô 20:15), lao động là đáng quí (Xuất Ê-díp-tô 20:9) và ban cho thì có phước hơn nhận lãnh (Công vụ 20:35).

Trong sách Châm ngôn, Sa-lô-môn cho chúng ta biết rất nhiều về ba loại người này: kẻ cắp, người làm việc, người nghèo cần sự giúp đỡ của chúng ta (giữa vòng kẻ cắp, tôi kể đến “người chậm chạp lười biếng”, người biếng nhác không bao giờ làm việc nhưng trông chờ người khác giúp đỡ mình, đó là kẻ cắp phải không?). Tuy nhiên, vốn giàu có (1Các vua 4:10), vua Sa-lô-môn đã nhấn mạnh rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời quan trọng hơn tiền bạc, sự ngôn ngoan thật quí hơn vàng ròng biết mấy! Được thông sáng đáng chuộng hơn bạc biết bao! (Châm Ngôn 16:16 Châm Ngôn 2:1-5 Châm Ngôn 3:13-15 Châm Ngôn 8:10-21). Đây là bản dịch Ma-thi-ơ 6:33 của Sa-lô-môn, ông nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù có những thứ tiền bạc có thể mua được thì tốt, nhưng hãy biết chắc bạn không đánh mất những thứ tiền bạc không thể mua được.

1.Kẻ cắp

Sách Châm ngôn mở đầu bằng một lời cảnh cáo nghiêm khắc chống lại việc tham gia vào những mưu kế làm giàu nhanh chóng đòi hỏi phải phạm luật pháp (Châm Ngôn 1:10-19). Những mưu kế này mang tính tự hủy diệt, dẫn đến vòng nô lệ và có thể là âm ti. Hãy coi chừng những người hứa khiến bạn trở nên giàu có mà không yêu cầu bạn làm việc hay chịu nguy hiểm gì. Của cải giành được bởi mưu gian, nhưng ai thâu góp bằng sự lao động làm gia tăng nó (Châm Ngôn 13:11 NASB). Người có mắt tham vội ham kiếm của cải, và không suy xét rằng sự nghèo khó sẽ đến trên nó (Châm Ngôn 28:22 NKJV). Của phi nghĩa chẳng có giá trị gì, song sự công bình giải cứu khỏi sự chết (Châm Ngôn 10:2 NIV).

Trong Châm Ngôn 21:5-7 chỉ ra ba cách không nên có của cải: Theo những mưu kế vội vàng (c.5), dối gạt người khác (c.6) và trộm cắp (c.7). Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, nhưng mưu kế làm giàu nhanh chóng đều đòi hỏi loại lường gạt nào đó và chỉ là tối tăm (1). Tiếc thay, ngay cả dân sự Đức Chúa Trời cũng bị lừa dối bởi những nghệ nhân tối tăm, và hơn một linh hồn tin tưởng đã đánh mất tiền tiết kiệm của đời sống trong “điều chắc chắn” để trở nên một kẻ đánh mất chắc chắn. Tuy nhiên, sự tối tăm sẽ không thành công nếu không có những người khát khao làm giàu nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng như câu châm ngôn xưa nói rằng “không có bữa ăn trưa miễn phí.” Bạn nhận lấy điều bạn muốn từ đời sống, nhưng cuối cùng bạn vẫn phải trả giá cho việc đó!

Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải trung thực trong mọi sự giải quyết công việc của mình, không trung thực là ăn cắp. Cái cân không trung thực là sự gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va, nhưng quả cân đúng là sự vui mừng của Ngài (Châm Ngôn 11:1 NKJV Châm Ngôn 116:11 Châm Ngôn 20:10,Châm Ngôn 20:23). Môi-se yêu cầu trong luật pháp rằng dân sự phải sử dụng cái cân và đo lường cách trung thực (Lê Châm Ngôn 19:35-36 Phục truyền 25:13-16) vì Y-sơ-ra-ên không có một ban tiêu chuẩn đo lường chính thức để kiểm tra những việc này, nên luật pháp không luôn được vâng giữ. A-mốt tố cáo những thương buôn trong thời của ông về việc đong đo thiếu, nâng giá và lừa gạt bằng những cái cân không trung thực (A-mốt 8:5 NIV). Mi-chê đã hỏi: Ta sẽ kể họ là tinh sạch với cái cân gian ác và với bao đựng cái cân lừa dối sao? (Mi-chê 6:11).

Cách bất chính khác để làm giàu là sử dụng nguồn tài nguyên của bạn cách vị kỷ và bất chấp nhu cầu của người khác. Người hào phóng sẽ thịnh vượng, Ai rộng rãi với người, chính mình sẽ hưởng phước. Ai đầu cơ trục lợi sẽ bị dân chúng nguyền rủa. Nhưng ai buôn bán lương thiện sẽ được tiếng khen (Châm Ngôn 11:25-26 NIV). Trong những thời kỳ hạn hán và đói kém, người nông dân thịnh vượng có thể lủng đoạn thị trường thóc lúa và trở nên giàu có nhờ vào sự khó khăn của người lân cận (xem Nê-hê-mi chương 5). Chúng ta cần phải nhận rằng mọi sự chúng ta có đều đến từ Đức Chúa Trời (1Cô-rinh-tô 4:7 Giăng 3:27) và chúng ta chỉ là những quản gia về của cải cho Ngài. Mặc dù mọi người đều mong rằng một thương nhân sẽ kiếm lợi, nhưng không ai muốn người ấy “bắt chẹt” và làm tổn thương người khác.

Những kẻ cắp lớn hơn hết là kẻ lười biếng không làm việc và không chịu làm việc, những kẻ tiêu thụ những gì người khác tạo ra nhưng chẳng tạo ra cái gì để người khác sử dụng.“Người chậm chạp” và “người lười biếng” được đề cập ít nhất 17 lần trong sách Châm ngôn và không điều tốt lành nào dành cho họ.

Chúng ta cần nhận biết sự thật rằng công việc không phải là sự rủa sả. Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam công việc để làm trong vườn trước khi tội lỗi xuất hiện (Sáng Thế Ký 2:15). Trước khi khởi đầu chức vụ công khai, Chúa Giê-xu đã làm việc với tư cách thợ mộc (Mác 6:3). Sứ đồ Phao-lô là người may trại (Công vụ 18:1-3). Vào thời đó, các ra-bi có nghề nghiệp và tự nuôi mình, không nhận thù lao từ môn đệ của họ. Khi chúng ta bận rộn trong công việc chính trực, chúng ta đang hợp tác với Đức Chúa Trời trong việc chăm sóc và sử dụng sự sáng tạo của Ngài, chúng ta đang giúp chu cấp như người khác, và đang tăng trưởng trong tính cách. Công việc Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm phải nuôi dưỡng chúng ta (Giăng 4:34), không phải đánh ngã chúng ta, người làm công đáng được tiền công mình (Lu-ca 10:7 1Ti-mô-thê 5:18).

Một số đặc điểm của người biếng nhác là gì? Thứ nhất, họ thích ngủ. Kẻ lười kia nằm ngủ mãi sao? Đến bao giờ mới thức giấc? (Châm Ngôn 6:9 NIV). Kẻ biếng nhác lăn trở trên giường mình, khác nào cửa xây trên bản lề nó (Châm Ngôn 26:14). Nhiều cử động nhưng không có sự tiến triển!

Giấc ngủ là một yếu tố cần thiết cho đời sống khỏe mạnh, nhưng ngủ quá nhiều là phá hoại. Người khôn ngoan hưởng giấc ngủ ngon (Châm Ngôn 3:24) vì họ biết đang ở trong ý muốn của Đức Chúa Trời, và giấc ngủ của người lao động là “ngon” vì người ấy đã làm việc siêng năng (Phục truyền 5:12), nhưng giấc ngủ của kẻ chậm chạp là một đặc điểm của sự ích kỷ và lười biếng. Ronald Sailler và David Wyrtzer viết trong tác phẩm “Hành động của sự khôn ngoan” (The Practice of wisdom, Chicago, Moody, 1992) rằng:“Sự lười biếng là tội thường bị xem nhẹ, nó gây mê nạn nhân trong êm ái, yên lặng, sững sờ không có sự sống, kết thúc trong sự đói khát, nô lệ và chết chóc” (trang 82).

Hãy đặt kẻ biếng nhác vào công việc là mối thiệt hại hơn là sự ích lợi.Như giấm đối với răng, như khói đối với mắt, kẻ biếng nhác cũng đối với những người đã sai mình như vậy (Châm Ngôn 10:26). Giấm trên răng và khói trong mắt không nhất thiết gây chết người, nhưng chúng làm bạn phát cáu, kẻ biếng nhác không hoàn thành công việc cũng như vậy. Tất cả những gì hắn làm là giấc mơ về những điều mình muốn hưởng, nhưng hắn sẽ không làm việc chăm chỉ đủ để kiếm chúng. Sự khát khao của kẻ lười biếng sẽ là sự chết của nó vì hai tay nó không khứng làm việc (Châm Ngôn 21:25 NIV). Những giấc mơ có thể biến thành ác mộng nếu bạn không kỷ luật bản thân để làm việc chăm chỉ.

Đặc điểm khác của kẻ chậm chạp lười biếng là thái độ biết tất cả. Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan, hơn bảy người đáp lại cách có lý (Châm Ngôn 26:16 NKJV). Hắn sống trong thế giới tưởng tượng, ngăn trở mình trở nên một phần ích lợi của thế giới thật (Châm Ngôn 13:4 Châm Ngôn 21:25-26)nhưng hắn có thể nói cho mọi người khác điều phải làm. Hắn không bao giờ thành công về bất cứ điều gì trong đời sống mình, nhưng hắn có thể cho người khác biết cách nào để thành công.

Những kẻ chậm chạp lười biếng giỏi về viện cớ: Hoặc thời tiết quá lạnh cho việc cày cấy (Châm Ngôn 20:4), hay đi ra khỏi nhà quá nguy hiểm (Châm Ngôn 22:13 Châm Ngôn 26:13). Đường kẻ biếng nhác như có rào gai ngăn chận. Đường người ngay lành luôn quang đãng hanh thông (Châm Ngôn 15:19 NIV). Người siêng năng luôn có thể tìm thấy lý do để làm việc nhưng kẻ biếng nhác luôn có một lời bào chữa để không làm việc.Nhà truyền giáo Billy Sunday định nghĩa một lời bào chữa là “lớp vỏ của một lý do bị nhồi nhét bằng sự nói dối”, và ông ta đúng. Người giỏi viện cớ ít khi giỏi làm bất cứ điều gì khác.

Điều gì cuối cùng xảy ra cho kẻ biếng nhác? Trước tiên, nếu không có người khác lo lắng cho, những kẻ biếng nhác sống trong sự nghèo khó và đói khát. Sự biếng nhác ném một người vào giấc ngủ sâu, và kẻ nhàn rỗi sẽ chịu đói khát (Châm Ngôn 19:15 NKJV Châm Ngôn 10:4 Châm Ngôn 13:4). Nếu ai không khứng làm việc thì cũng không nên ănlà tiêu chuẩn cho hội thánh thời Tân Ước (2Tê-sa-lô-ni-ca 3:6-15). Các thánh đồ vui mừng chăm sóc cho những người cần sự giúp đỡ và không thể tự lo liệu cho mình, nhưng họ không có thời gian cho những kẻ không mời mà đến, sống bằng những hy sinh của người khác (Công vụ 2:44-47 1Ti-mô-thê 5:3-16). Kẻ biếng nhác trở nên quá lười biếng, hắn sẽ không nuôi bản thân dù khi thức ăn được đem đến ngay cho mình! (Châm Ngôn 19:24 Châm Ngôn 26:15).

Kẻ biếng nhác đánh mất sự tự do và trở thành kẻ nô lệ cho người khác. Tay người siêng năng sẽ cai trị, nhưng kẻ biếng nhác sẽ bị đặt vào sự lao nhọc bắt buộc (Châm Ngôn 12:24 NKJV). Nợ của hắn tích lũy đến mức độ hắn phải trở thành nô lệ và thanh toán mọi khoản nợ của mình cách khó khăn.

Kẻ biếng nhác phí những nguồn Đức Chúa Trời ban cho. Kẻ thả trôi trong công việc mình, cũng là anh em của kẻ phá hại (Châm Ngôn 18:9). Người biếng nhác có thể “làm việc” nhưng không làm một công việc tốt cho hắn. Kết quả là, điều làm được sẽ phải ném đi hoặc có người khác làm lại. Điều này có nghĩa là nó sẽ phải mất gấp đôi thì giờ.

Kẻ biếng nhác cũng lãng phí những cơ hội Đức Chúa Trời ban cho. Ai thâu trữ trong mùa hè là con trai khôn ngoan. Song kẻ ngủ lúc mùa gặt là con trai gây cho sỉ nhục (Châm Ngôn 10:5 NKJV). Khi những cánh đồng sẵn sàng cho mùa gặt, những thợ gặt phải làm việc vì cơ hội sẽ không còn đó mãi (Giăng 4:27-38). Người siêng năng tỉnh táo đối với những cơ hội Đức Chúa Trời ban cho và tìm cách tận dụng cơ hội ấy.

2.Người nghèo và người túng thiếu

Nếu dân Y-sơ-ra-ên vâng theo luật pháp Đức Chúa Trời, xứ họ có lẽ sẽ vẫn còn mầu mỡ và sẽ có ít sự nghèo khó hoặc sự bóc lột người nghèo. Mỗi ngày thứ 7 là ngày sa-bát, khi dân sự nghỉ ngơi cho đất cùng gia súc nghỉ ngơi. Mỗi năm sa-bát và năm thứ 50 là năm hân hỉ, đất được bỏ hoang hoặc trả về cho nguyên chủ (Lê-vi Ký 25:1-34). Bằng cách này Chúa tìm cách phục hồi sự màu mỡ cho đất cách đều đặn và cũng ngăn trở người giàu có tích trữ những kho lẫm đồ sộ, như vậy Ngài điều khiển kinh tế. Theo 2Sử Ký 36:20-21 dân tộc đã không vâng theo những luật đặc biệt này đối với đất, Đức Chúa Trời phải đuổi dân sự đến Ba-by-lôn và cho đất nghỉ ngơi.

Đó là những nguyên nhân của sự nghèo nàn và thiếu thốn: Một số người nghèo nàn chỉ vì họ không muốn làm việc. Công việc sẵn có nhưng họ thích không biết đến nó. Tay lười biếng suốt đời nghèo khó. Tay siêng năng giàu có không xa (Châm Ngôn 10:4 NIV). Chớ ưa ngủ, kẻo ngươi đi đến sự nghèo khổ (Châm Ngôn 20:13 NKJV). Hoặc có lẽ kẻ thù là sự vui thú, ai ham sự vui chơi sẽ trở nên nghèo khó, ai ưa rượu với dầu sẽ không giàu (Châm Ngôn 21:17 NKJV). Dĩ nhiên, kẻ nghiện rượu và kẻ láu ăn thường ở giữa vòng những kẻ nghèo hèn (Châm Ngôn 23:21). Thời gian, năng lực, tiền bạc và cơ hội bị lãng phí khi sự rỗi rãi và vui thú điều khiển đời sống một người.

Tiếc thay, một số người đã không được rèn luyện lúc nhỏ và không được dạy về tầm quan trọng của công việc. Khước từ kỷ luật gây ra bần cùng nhục nhã, ai đón nhận khiển trách sẽ thấy ngày quang vinh (Châm Ngôn 13:18 NIV). Lắng nghe mệnh lệnh và vâng theo, chú ý sự sửa dạy vời lời khiển trách và không lặp lại lỗi lầm, tôn trọng sự giám sát là cần thiết cho sự thành công trong bất cứ công việc nào. Đáng chú ý rằng lời yêu cầu đầu tiên của Đứa Con Hoang Đàng là “Hỡi cha, hãy cho con! ” Nhưng khi anh ta trở về, ước muốn của anh là “xin cha nhận con làm đầy tớ cho cha” (Lu-ca 15:12,Lu-ca 15:19). Anh ta đã học giá trị sự kỷ luật của người cha và niềm vui của sự làm việc siêng năng.

Một số người túng thiếu vì họ thích nói nhưng không bao giờ hành động: Trong các thứ công việc đều có ích lợi, nhưng miệng nói nhiều chỉ dẫn đến sự thiếu thốn (Châm Ngôn 14:23 NKJV). Điều này nhắc chúng ta câu chuyện của Chúa Giê-xu về hai người con trai (Ma-thi-ơ 21:28-32).

Con người có thể trở nên nghèo nàn vì những cách giải quyết tài chánh thiếu khôn ngoan. Ha-ba-cúc 4y vội vã lao vào một “sự giải quyết cấp thời” và rồi mất tất cả (Châm Ngôn 21:5), hãy coi chừng việc gánh nợ giùm người khác (Châm Ngôn 6:1-5), đặc biệt là người lạ (Châm Ngôn 11:15). Người thiếu trí hiểu bắt tay trong sự bảo đảm và trở thành người bảo đảm cho bạn mình (Châm Ngôn 17:18 NKJV Châm Ngôn 22:26-27). Dân Do Thái được phép cho người Do Thái khác vay tiền nhưng không được tính lời (Lê-vi Ký 25:35-38 Xuất Ê-díp-tô 22:25). Họ được phép tính lời đối với dân ngoại (Phục truyền 23:20). Tuy nhiên, họ bị cảnh cáo chống lại việc “bảo lãnh” và gánh nợ nhiều hơn khả năng chi trả của họ (Châm Ngôn 22:7).

Cũng có những lúc khi con người trở nên nghèo nàn vì con người cùng những sự kiện mà họ không kiểm soát.Cánh đồng của người nghèo có thể sinh sản lương thực dư dật, nhưng sự bất công quét nó đi (Châm Ngôn 13:23 NIV Châm Ngôn 18:23 Châm Ngôn 28:8). Các tiên tri đã kết án những vua cai trị gian ác cùng những thương nhân áp bức người nghèo và chiếm lấy những gì họ chỉ có một chút (Ê-sai 3:13-15 Ê-sai 10:1-4 A-mốt 2:6-7 A-mốt 4:1 A-mốt 5:11-12 A-mốt 8:4-10). Khi có sự công bằng trong xứ và dân sự kính sợ Đức Chúa Trời, thì người nghèo được bảo vệ khỏi áp bức.

Việc áp bức người nghèo bị Đức Chúa Trời lên án. Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng tạo hóa mình, còn ai thương xót người bần cùng tôn trọng Ngài (Châm Ngôn 14:31 NKJV). Đức Chúa Trời tôn trọng người giàu hơn là người nghèo. Kẻ giàu và người nghèo đều gặp nhau. Đức Giê-hô-va đã dựng nên cả hai (Châm Ngôn 22:2 NKJV). Người nghèo được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, vì vậy cách chúng ta đối xử với người nghèo là cách chúng ta đối xử với Chúa. Các hội thánh tỏ sự tôn trọng đối với người giàu và phớt lờ người nghèo đều đã quên luật vàng, hãy yêu kẻ lân cận như mình (Gia-cơ 2:1-8).

Chúng ta giúp đỡ người nghèo thế nào?Trước hết, chúng ta không nên khinh thường người nghèo vì sự khó khăn của họ, đừng nghĩ rằng mình cao trọng hơn họ. Ai khinh bỉ người lân cận mắc tội với Chân Thần. Ai thương xót người khốn khổ được Ngài ban nhiều phước (Châm Ngôn 14:21 NIV). Đức Chúa Trời có mối quan tâm đặc biệt đối với người nghèo cùng người túng thiếu, và qua việc bóc lột họ chúng ta sẽ thấy rõ chính mình đang chống lại Chúa. Chớ bóc lột kẻ nghèo, bởi vì họ nghèo, cũng đừng hà hiếp người khốn khổ nơi cửa thành. Vì Đức Giê-hô-va sẽ binh vực duyên cớ của họ, và đoạt lấy sự sống của kẻ cướp lột họ (Châm Ngôn 22:22-23 Phục truyền 15:7 Phục truyền 24:12).

Công dân Cơ-đốc phải xác định rằng các luật được viết ra rõ ràng và được thực thi cách công bằng. Người công bình quan tâm sự công bình cho người nghèo, nhưng kẻ ác không có sự quan tâm như thế (Châm Ngôn 29:7 NIV). Một vua hà hiếp kẻ nghèo giống như một trận mưa lớn không để lại mùa màng nào (Châm Ngôn 28:3 NIV). Hãy nói và xét đoán công bằng, hãy bảo vệ quyền lợi của người nghèo và người túng thiếu (Châm Ngôn 31:9 NIV). Vua nào xét đoán kẻ nghèo khó bằng sự chân thật, ngôi người sẽ được vững bền đời đời (Châm Ngôn 29:14). Có những lời tuyên bố thật sự quan trọng!

Khi chúng ta giúp đỡ người nghèo, chúng ta đang đầu tư với Chúa, và Ngài sẽ đảm bảo rằng chúng ta có những phần lợi đúng lúc (2). Ai thương xót kẻ nghèo tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn, Ngài sẽ trả lại điều người ấy đã cho (Châm Ngôn 19:17 Châm Ngôn 11:24 Châm Ngôn 22:9). Tuy nhiên, trước khi hội thánh giúp đỡ, gia đình có nhiệm vụ giúp đỡ những người túng thiếu của họ (1Ti-mô-thê 5:4,1Ti-mô-thê 5:8). Điều này cho hội thánh được tự do giúp đỡ những ai không có người nào để chia xẻ gánh nặng của mình. Nếu chúng ta bịt tai trước tiếng kêu của người nghèo, Đức Chúa Trời sẽ bịt tai Ngài trước lời cầu nguyện của chúng ta (Châm Ngôn 21:13).

Làm mục sư ở ba hội thánh, tôi biết một số vấn đề mà hội chúng có thể có “những nghệ nhân lừa bịp” ra vẻ như “những tín đồ sống ở thành phố là những người cần sự giúp đỡ.” Trong hơn 40 năm chức vụ, tôi nhớ rất ít trường hợp khi những người lạ do chúng tôi giúp đỡ đã viết thư và cảm ơn chúng tôi khi họ về nhà hoặc thậm chí đáp lại món quà. Chắc chắn các mục sư và chấp sự phải cẩn thận và sử dụng sự khôn ngoan kẻo họ làm điều hại hơn điều tốt, nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng chúng ta đang giúp đỡ những người thật sự túng thiếu vì cớ Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 25:34-40). Bernard of Clairvaux, người sáng tác bài hát “Chúa Giê-xu, chính là tư tưởng của bạn” (Jesus, the very thought of Thee), đã cho lời khuyên khôn ngoan khi ông nói: “Sự công bình tìm kiếm lẽ phải của trường hợp, nhưng lòng thương xót chỉ quan tâm đến nhu cầu.” Nếu Chúa chúng ta đã đối xử với chúng ta ngày nay chỉ dựa trên cơ sở của sự công bình, thì chúng ta ở đâu?

3. Người siêng năng

Bàn tay siêng năng được hướng dẫn bởi tấm lòng siêng năng và điều này nghĩa là kỷ luật của con người bề trong. Hãy giữ lòng con bằng cả sự siêng năng, vì từ nó xuất phát các nguồn sự sống (Châm Ngôn 4:23 NKJV). Khi chúng ta trau giồi con người bên trong qua sự cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, và đầu phục Chúa khi ấy chúng ta có thể kinh nghiệm những niềm vui của một đời sống kỷ luật và siêng năng, trái của Thánh Linh là…tiết độ (Ga-la-ti 5:22-23).

Phần thưởng của công việc siêng năng trung tín là có thêm công việc! Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín, được lắm, ngươi đã trung tín trong mọi việc, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều (Ma-thi-ơ 25:21 NKJV Lu-ca 19:16-19). Con có thấy người nào siêng năng trong công việc mình chăng? Người ấy sẽ đứng trước mặt các vua, người ấy sẽ không đứng trước mặt những kẻ vô danh (Châm Ngôn 22:29 NKJV).

Một trong những phước hạnh của sự lao động siêng năng là niềm vui phát triển loại khả năng và tính cách mà người khác có thể tin cậy, bởi đó thích ứng chính mình cho trách nhiệm kế tiếp mà Đức Chúa Trời đã chuẫn bị cho chúng ta. Giô-sép đã trung tín trong việc chịu khổ và phục vụ, điều này chuẩn bị cho ông cai trị Ê-díp-tô.Đa-vít đã trung tín chăm sóc từng con chiên, Đức Chúa Trời đã ban cho ông cả quốc gia để chăn dắt (Thi Thiên 78:70-72). Giô-suê trung tín làm người giúp đỡ Môi-se và trở thành người tiếp nối Môi-se. Sự khôn ngoan là điều chủ yếu…Hãy tôn tặng nó và nó sẽ thăng con lên (Châm Ngôn 4:7-8 NKJV). Người khôn ngoan sẽ hưởng được sự vinh hiển, nhưng sự hổ thẹn sẽ là sự thăng lên của kẻ dại dột (Châm Ngôn 3:35).

Không có sự thay thế cho công việc chăm chỉ. Tay biếng nhác khiến một người trở nên nghèo hèn, nhưng tay siêng năng đem đến sự giàu có (Châm Ngôn 10:4 NIV). Mọi công việc siêng năng đều đem đến ích lợi, nhưng miệng nói nhiều chỉ dẫn đến sự nghèo nàn (Châm Ngôn 14:23 NIV). Một sinh viên mới tốt nghiệp đại học đã được hỏi rằng anh có muốn tìm công việc không. Anh ta suy nghĩ một lát rồi đáp: “Không, nhưng tôi thích có một việc làm.” Đó dường như là thái độ của quá nhiều người hôm nay. Thi sĩ Robert Frost đã nói: “Thế giới đầy những người thiện ý một số khác sẵn sàng làm việc và số còn lại sẵn sàng cho phép họ.”

Người siêng năng hoạch định công việc của họ và thực hiện kế hoạch của họ. Những kế hoạch của người cần mẫn chắc chắn dẫn đến sự dư dật, nhưng ý tưởng của kẻ hấp tấp dẫn đến sự nghèo khó (Châm Ngôn 21:5 NKJV). Hãy phó thác công việc mình cho Đức Giê-hô-va, thì những ý tưởng mình sẽ được bền vững (Châm Ngôn 16:3 NKJV) Châm Ngôn 24:27). Thomas Edison đã nói: “Tôi không bao giờ làm việc gì đáng làm cách tính cờ, cũng không làm bất cứ phát minh nào đến cách tình cờ chúng đến bởi công việc.” Một vài cuộc bức phá khoa học dường như được khám phá tình cờ, nhưng vẫn có nhiều công việc khó nhọc được đặt vào trong dự án trước khi cuộc bức phá xảy đến. Benjamin Franklin đã viết trong tác phẩm “Poor Richard’s Almanack” của ông rằng: “Sự siêng năng là mẹ của may mắn, và Đức Chúa Trời ban mọi sự cho kỹ nghệ.”

Đức Chúa Trời chúc phước cho sự lao nhọc của người lương thiện. Của cải có được bằng sự bất lương sẽ bị giảm bớt, nhưng ai thâu góp bằng sự lao động sẽ thêm lên (Châm Ngôn 16:11 Châm Ngôn 20:10,Châm Ngôn 20:23). Ngài cũng muốn chúng ta trung thực trong lời nói mình khi chúng ta giao tiếp với người khác trong công việc mình. Môi giả dối là sự gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va, nhưng ai cư xử cách trung thực là sự vui mừng của Ngài (Châm Ngôn 12:22 NKJV).

Đức Chúa Trời chúc phước cho người siêng năng vì sự rời rộng của họ. Có người rải ra lại càng thêm nhiều lên, và có người giữ lại quá mực, nhưng điều đó dẫn đến sự nghèo khó.Linh hồn rời rộng sẽ được nên giàu có, và ai tưới, chính người cũng sẽ được tưới (Châm Ngôn 11:24-25 NKJV). Người nào có mắt rời rộng sẽ được phước, vì người ban bánh mình cho kẻ nghèo khó (Châm Ngôn 22:9 NKJV). Hãy chú ý sự khác nhau giữa người làm việc siêng năng và người lười biếng. Sự ao ước của kẻ biếng nhác giết chết nó, bởi vì hai tay nó không khứng làm việc. Nó tham lam suốt ngày, nhưng người công bình ban cho và không chắt lót (Châm Ngôn 21:25-26 NKJV).

Người siêng năng cẩn thận không mắc những món nợ mà họ không thể giải quyết. Người giàu cai trị kẻ nghèo, và người mượn là tôi tớ của người cho mượn (Châm Ngôn 22:7 NKJV). Mặc dù có một số nợ chính đáng nào đó được mong chờ trong thế gian hôm nay, mọi người đều muốn đạt đến cách đánh giá tốt về uy tín (ví dụ ở Mỹ, người mắc nợ ngân hàng là người có uy tín). Chúng ta phải cẩn thận đừng lầm lẫn sự phỏng đoán về đức tin.Như câu châm ngôn quen thuộc: “Khi chi tiêu của bạn vượt hơn thu nhập, vậy phí bảo dưỡng của bạn là sự sa sút của bạn.”

Thật là nguy hiểm khi con người trở nên tham muốn nhiều tiền hơn, quá chú trọng bản thân để có nó. Mỗi người chúng ta phải khám phá ở mức độ tài chính nào Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống và thỏa lòng. Hỡi Chúa, tôi cầu xin Ngài hai điều, xin chớ từ chối trước khi tôi thác: xin dan khỏi tôi sự lường gạt, dối trá chớ cho tôi nghèo khổ hoặc giàu sang, nhưng hãy cho tôi đồ ăn hằng ngày. Nếu không, tôi có thể có quá nhiều và từ chối Ngài và nói, Đức Giê-hô-va là ai? Hoặc tôi có thể trở nên nghèo khổ và trộm cắp, rồi làm ô danh Đức Chúa Trời chăng (Châm Ngôn 30:7-9 NIV).

Tôi từng là một “đứa bé suy yếu” và lời mà chị tôi, hai anh tôi và chính tôi đã học để sống là “Hãy sử dụng nó hoàn toàn, hãy xài nó cho đến mòn vẹt hãy làm cho nó hoạt động hoặc bỏ qua.” Cha mẹ chúng tôi đã dạy chúng tôi sự khác nhau giữa những thứ xa xỉ và những nhu cần, họ đã không tìm cách gây ấn tượng cho người lân cận bằng cách mua những thứ xa xỉ vượt quá khả năng tài chánh của họ. Nhưng triết lý đo về đời sống có vẻ gần như đã biến mất. Ngày nay nếu bạn nói về công việc siêng năng, chức quản gia khôn ngoan, những nguy hiểm của nợ, và tầm quan trọng của trách nhiệm trước Đức Chúa Trời, ai đó chắc chắn cười mỉm và cho rằng thời đó đã qua đi rồi! .

Cha trên trời của chúng ta biết rằng con cái Ngài có những nhu cầu cần phải được đáp ứng (Ma-thi-ơ 6:32), trong xã hội hiện đại của chúng ta, điều này có nghĩa là chúng ta phải có tiền để mua sắm. Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta không phải là kiếm tiền, nhưng là trở thành người Đức Chúa Trời có thể tín nhiệm trong lãnh vực tiền bạc, những người trung tín trong cách sử dụng điều Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì mọi điều này sẽ được thêm cho ngươi (Ma-thi-ơ 6:33 NKJV).

John Henry Jowelt đã nói: “Sự đo lường thật về sự giàu có của chúng ta là chúng ta trị giá bao nhiêu nếu chúng ta mất hết tiền bạc của mình.” Tính cách quan trọng hơn địa vị và sự khôn ngoan quan trọng hơn của cải. Đức Chúa Trời không đề cao sự nghèo khó, Ngài cũng không tán dương ảnh hưởng. Có kẻ làm bộ giàu mà chẳng có gì hết, và có người làm bộ nghèo lại có của cải nhiều (Châm Ngôn 13:7 NKJV).

Chúng ta không nên nghĩ rằng con đường của người giàu luôn luôn dễ dàng (3), vì cũng có những nguy hiểm cặp theo sự giàu có và thành công trong cuộc sống. Người giàu đối diện với những vấn đề mà người bình thường không phải đối diện, vì sự gia tăng của cải thường có nghĩa là gia tăng trong việc quyết định, gia tăng rủi ro, nguy hiểm tánh mạng. Của cải người có thể chuộc mạng sống người ấy, nhưng người nghèo chẳng hề nghe lời hăm dọa (Châm Ngôn 13:8 NIV). Kenneth Taylor chú giải câu này một cách thích hợp: “Việc bị bắt cóc và bị giữ làm giá chuộc không bao giờ khiến người nghèo lo lắng! ” (TLB). Những kẻ trộm cắp sẽ đột nhập vào biệt thự, nhà cao cửa rộng chứ chẳng ngó ngàng đến túp lều đơn sơ!

Một trong những hiểm họa tinh vi của sự giàu có là cảm giác giả dối về sự an toàn. Kẻ nào tin cậy nơi của cải mình sẽ bị xiêu ngã, nhưng người công bình sẽ xum xuê như lá cây (Châm Ngôn 11:28). Xét cho cùng, của cải sẽ không cứu tội nhân vào ngày xét đoán (Châm Ngôn 11:4). Họ không thể mua sự bình an (Châm Ngôn 15:16-17) hay danh tiếng tốt (Châm Ngôn 22:1). Của cải có xu hướng bay đi lúc chúng ta ít nghi ngờ nhất (Châm Ngôn 23:4-5 Châm Ngôn 27:23-24).

Nếu Đức Chúa Trời chúc phước cho công việc siêng năng của chúng ta bằng sự thành công, chúng ta phải cẩn thận đừng trở nên kiêu ngạo. Của cải người giàu là thành kiên cố của người Họ tưởng tượng nó là một bức tường không thể trèo được (Châm Ngôn 18:11 NIV). Điều này nhắc nhở chúng ta về người phú nông trong câu chuyện của Chúa Giê-xu (Lu-ca 12:13-21). Nếu người thành công không cẩn thận, họ sẽ bắt đầu ngược đãi con người (Châm Ngôn 14:21 Châm Ngôn 18:23) và trở nên một luật cho bản thân (Châm Ngôn 28:11). Bằng sự khiêm nhường và kính sợ Đức Giê-hô-va là sự giàu có, sự tôn trọng và mạng sống (Châm Ngôn 22:4). Người giàu có nhiều bạn (Châm Ngôn 14:20 Châm Ngôn 16:4,Châm Ngôn 16:6) nhưng liệu những bạn đó vẫn trung thành nếu người giàu bỗng chốc trở nên nghèo? (Châm Ngôn 19:7). Sự giàu có là đầy tớ giỏi với người khiêm nhường nhưng là một ông chủ xấu cho kẻ kiêu ngạo.

Thái độ sai lầm đối với tiền bạc có thể làm hỏng tình bạn và thậm chí phá hủy một gia đình. Người tham lợi làm rối loạn nhà mình, còn ai ghét của hối lộ sẽ được sống (Châm Ngôn 15:27 NKJV). Người nào chỉ nghĩ đến việc làm giàu sẽ đặt tiền bạc lên trên con người cùng những nguyên tắc, và chẳng bao lâu họ bắt đầu sao lãng gia đình trong sự theo đuổi điên cuồng về của cải. Những món quà đắt tiền cho con cái trở thành những vật thay thế cho món quà là chính họ. Chẳng bao lâu, những giá trị trở nên bị bóp méo, gia đình sụp đổ. Biết bao gia đình đã bị phá hủy vì sự phân chia tài sản! Như một luật sư thường nói: “Nơi đâu có ý chí, có những người thân thuộc.”

Liên hệ với vấn đề này, người giàu phải lo lắng về việc con cái sẽ làm gì với của cải của họ. Vì sự giàu có không còn mãi nữa, vương miện cũng không tồn tại mọi thế hệ (Châm Ngôn 27:24 NKJV). Sa-lô-môn bàn luận vấn đề này trong Truyền Đạo 2:18-26 và đi đến kết luận rằng điều tốt nhất người giàu có thể làm là hưởng của cải trong lúc còn có thể và không lo lắng về người thừa kế. Có lẽ ý muốn của họ phải là: “Có tâm trí và thân thể lành mạnh, tôi đã trải qua tất cả! ” (4).

“Người giàu, người nghèo, người ăn mày, kẻ cắp.” Đức Chúa Trời có một từ cho mỗi hạng người. Liệu họ sẵn sàng để tiếp nhận điều đó?

4. Gia đình, bạn bè và người lân cận

Vào năm 1937, cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất lúc bấy giờ là “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell. Và một tác phẩm khác của Dale Carnegie là “Cách thu phục và gây ảnh hưởng trên người khác” đã bán ra khắp thế giới với hằng triệu bản sao. Tại sao?Chỉ vì mọi người đều có “những vấn đề con người” và muốn biết cách giải quyết chúng. Hòa thuận với người khác là một phần quan trọng của đời sống.

Sách Châm ngôn là sổ tay tốt nhất bạn sẽ tìm thấy về những sự khéo léo của con người, vì nó được ban cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời, Đáng tạo dựng chúng ta. Đức Chúa Trời là Đấng dạy chúng ta những điều cần biết về các mối liên hệ con người, hôn nhân, gia đình, quan hệ láng giếng, công việc hoặc phạm vi lớn hơn về bạn bè và những quen biết khác. Nếu chúng ta học và áp dụng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời như được trình bày trong sách Châm ngôn, chúng ta sẽ thấy mình tiến bộ trong những cách cư xử khéo léo và sống vui thỏa hơn.

1.Chồng và vợ

Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã thiết lập ba thể chế con người trong thế gian: hôn nhân và gia đình (Sáng Thế Ký 2:18-25), chính thể của con người (Sáng Thế Ký 9:1-6 Rô-ma 13:1-10), hội thánh địa phương (Công vụ 2:1-42). Trong đó, cơ bản là thể chế gia đình. Gia đình như thế nào thì hội thánh và quốc gia cũng như vậy. Những quan điểm của Kinh Thánh về hôn nhân và gia đình đã bị công kích và chế giễu trong xã hội hiện đại, đến nỗi khiến chúng ta phải xem lại điều Đấng tạo hóa đã nói về món quà kỳ diệu của hôn nhân.

Hôn nhân: Vua Sa-lô-môn có 700 hoàng hậu và 300 cung phi (1Các vua 11:3) và khi làm vậy, ông đã bất tuân luật pháp Đức Chúa Trời (Phục truyền 17:17), thêm nữa, đó là những người phụ nữ ngoại bang không thờ phượng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống (Xuất Ê-díp-tô 34:16 Phục truyền 7:1-3). Cuối cùng, những phụ nữ này đã lôi kéo Sa-lô-môn đến với các thần của họ, Chúa đã phải quở quạt Sa-lô-môn về tội lỗi của ông (1Các vua 11:4).

Tương phản với điều này, sách Châm ngôn đề cao loại hônnhân do Đức Chúa Trời thiết lập đầu tiên tại vườn Ê-đen: một người nam với một người nữ trọn đời (Sáng Thế Ký 2:18-25 Ma-thi-ơ 19:1-9) (1). Chồng phải yêu vợ và chung thủy với vợ (Châm Ngôn 5:1-23), vợ không được bỏ chồng để theo người khác (Châm Ngôn 2:17). Họ phải sống vui với nhau, cùng tăng trưởng trong tình yêu Chúa và yêu nhau.

Vào thời xưa, hôn nhân được cha mẹ xếp đặt. “Hệ thống” hiện đại của chúng ta về việc hai người yêu nhau và kết hôn sẽ xa lạ đối với suy nghĩ và văn hóa của họ. Vào thời đó, một người nam và một người nữ kết hôn và sẽ yêu nhau, họ mong sống với nhau trọn đời. Ngày nay, một người nam và một người nữ học cách yêu nhau rồi kết hôn, mọi người hy vọng họ sẽ ở với nhau đủ lâu để nuôi nấng con cái.

Người chồng: Một người nam có thể thừa kế nhà cửa, đất đai, nhưng một người vợ khôn ngoan do nơi Đức Giê-hô-va mà đến (Châm Ngôn 19:14 NIV) (2). Ai tìm được người vợ tức tìm được một điều tốt lành, và hưởng được ân huệ từ Đức Giê-hô-va (Châm Ngôn 18:22 NKJV). Phước cho cuộc hôn nhân mà trong đó người chồng biết sự nhân từ của Đức Chúa Trời đối cùng mình khi Ngài ban cho người một người vợ! Khi một người chồng coi thường vợ mình, người ấy đã làm cho Chúa đau buồn. Anh ta phải yêu vợ và trung thành với vợ trọn đời sống.

Sách Châm ngôn đặt nơi người chồng trách nhiệm hướng dẫn gia đình theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nhưng như chúng ta sẽ thấy trong chương 31, người vợ cũng đóng một vai trò quan trọng. Nơi nào hai người yêu mến Chúa và yêu thương nhau, Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn và chúc phước cho họ. Đó không phải là sự xếp đặt một người với một người mà là “cả hai trở nên một.” Đúng hơn, đó là sự tận hiến cho nhau và cùng nhau tận hiến cho Chúa.

Người vợ: Mỗi người vợ hoặc sẽ xây dựng gia đình hoặc phá đổ nó (Châm Ngôn 14:1). Nếu nàng bước đi với Chúa, nàng sẽ là người xây dựng. Nếu nàng bất tuân sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nàng sẽ là kẻ phá hoại. Vợ phải chung thủy với chồng vì một người vợ có tính cách cao quý là mão triều thiên của chồng nàng, nhưng người vợ làm xấu hổ giống như sự mục trong xương cốt người (Châm Ngôn 12:4 NIV). Một mão triều thiên hoặc một ung nhọt, quả là một sự lựa chọn nghiêm túc! Sắc đẹp không phải là điều duy nhất chàng phải tìm kiếm nhưng thật quan trọng khi một người vợ có sự khôn ngoan và biết suy xét (Châm Ngôn 11:22).

Những người chồng thỉnh thoảng tạo ra những vấn đề cho vợ họ, nhưng Sa-lô-môn không đề cập bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên, ông nêu tên một số vấn đề mà người vợ có thể gây ra cho chồng mình. Sự tranh cãi của người vợ vốn một máng xối hằng chảy luôn (Châm Ngôn 9:13). Một người vợ cãi cọ liên miên, tạo ra loại không khí căng thẳng ngột ngạt trong nhà khiến người chồng muốn tìm nơi yên tịnh khác. Thà ở nơi xó góc nhà còn hơn ở chung nhà với người đàn bà hay tranh cạnh (Châm Ngôn 21:9 NIV Châm Ngôn 21:19 Châm Ngôn 25:24 Châm Ngôn 27:15-16). Nhưng chúng ta hãy công bằng và thừa nhận rằng hoàn cảnh này có thể ngược lại và người chồng là thủ phạm, Đức Chúa Trời không thích sự bất hòa trong gia đình (Châm Ngôn 6:19) và chúng ta phải bằng mọi cách để gia đình được ở trong sự hiệp nhất và hòa thuận.

Sự mô tả đẹp nhất về người vợ lý tưởng được tìm thấy trong Châm Ngôn 31:10-31. Bài thơ này là một bài thơ chữ đầu với 22 mẫu tự Hê-bơ-rơ (giống Thi Thiên 119). Dạng thơ chữ đầu là một phương cách giúp dễ nhớ và thuộc lòng bài thơ. Có lẽ những cha mẹ người Do Thái đã hướng dẫn con cái họ học thuộc và sử dụng nó làm mẫu mực trong đời sống hôn nhân và gia đình. Thế thì, ngượi vợ được mô tả ở đâu là thế nào?

Trước hết, nàng là một người phụ nữ có tính cách (Châm Ngôn 31:10-12). Giống như sự khôn ngoan quan trọng hơn của cải (Châm Ngôn 3:15), thì tính cách quan trọng hơn châu ngọc. Phi-e-rơ đã đưa ra lời khuyên tương tự này cho những người vợ Cơ-đốc trong thời của ông (1Phi-e-rơ 3:1-6). Hôn nhân không làm thay đổi tính cách của con người. Nếu có những yếu kém về tính cách nơi người chồng hoặc vợ, hôn nhân sẽ chỉ khám phá và khiến nó lộ ra rõ hơn. Người chồng hoặc vợ nào muốn thay đổi bạn đời của mình sau tuần trăng mật chắc chắn sẽ thất vọng.

Nếu chồng hoặc vợ tin cậy nhau sẽ có sự hòa thuận trong gia đình. Chồng không có sự lo sợ hay nghi ngờ khi vợ bận rộn công việc của nàng, vì anh ta biết nàng có tính cách tốt, sẽ không làm gì ngoài ích lợi cho chồng và con cái. Nếu các chủ rễ và cô dâu lập những lời thề long trọng về tình yêu và sự trung thành mà họ nói với nhau trước Đức Chúa Trời và hội thánh, họ sẽ có bức tường tin quyết quanh hôn nhân, cản ngăn mọi kẻ thù!

Nàng là một phụ nữ không quản ngại khó khăn (Châm Ngôn 31:13-22,Châm Ngôn 31:24). Dù đó là việc đi chợ mua thức ăn (c.14-15), mua bất động sản (c.16a) hay trồng một vườn nho (câu 16b), nàng thức dậy sớm và bận rộn với công việc hằng ngày của mình. Bạn có cảm giác rằng đêm trước đó nàng lập danh sách những việc phải làm, để không lãng phí thời giờ. Nàng bắt đầu công việc mình cách mạnh mẽ (c.17, NIV), hoặc quay tơ, giúp đỡ kẻ nghèo khó hay sửa soạn áo quần cho chồng con. Nàng chu đáo mọi việc cho gia đình và họ không có gì phải xấu hổ về nàng!

Nàng là người có lòng rộng rãi (c.20). Khi nàng chăm sóc gia đình mình, quan tâm nhu cầu của từng người, xem điều gì có thể giúp đỡ được. Hạnh phúc đến với ai có lòng thương xót kẻ nghèo (Châm Ngôn 14:21) và không có điều gì được dâng cho Chúa mà bị mai một (Châm Ngôn 19:17).

Người vợ giúp cho chồng được thuận lợi trong công việc của anh ta (c.23). Cửa thành là nơi công việc dân sự được giải quyết, chồng nàng là một trong chức viên của cộng đồng (Ru-tơ chương 4). Vào thời đó không ai tưởng tượng rằng sẽ có người phụ nữ nào ngồi nơi ghế “hội đồng thành phố.” Nhưng người vợ này không muốn chiếm chỗ của chồng, chỉ làm công việc của mình và tạo thuận lợi cho công việc của chồng mình.

Vợ chồng phải bổ sung cho nhau khi mỗi người thực hiện tốt vai trò của mình trong ý muốn Đức Chúa Trời. Khôn ngoan thay cho người chồng nào nhận biết sức mạnh của vợ mình và để cho nàng bù vào sự khiếm khuyết của mình. Làm điều này không phải là dấu hiệu của sự thất bại cá nhân, cũng không phải là ngược lại với trật tự thiên nhiên (1Cô-rinh-tô 11:3). Chức lãnh đạo lẫn sự đầu phục trong gia đình là những chứng cớ của tình yêu và sự vâng phục, người này không vô hiệu hóa người kia.

Nàng tự tin khi đối diện với tương lai (Châm Ngôn 31:25). Trong Kinh Thánh, được “mặc lấy” điều gì có nghĩa đó là một phần của đời sống bạn và bày tỏ chính nó qua tính cách và hạnh kiểm của bạn (1Ti-mô-thê 2:9-10 Cô-lô-se 3:8-14). Người vợ có thể bình thản trước những rắc rối trong tương lai vì nàng có tính cách mạnh mẽ và nàng đã rèn luyện chuẩn bị cho những trường hợp cần thiết. Nàng là người phụ nữ có đức tin, biết và tin cậy Đức Chúa Trời ở cùng nàng và gia đình.

Nàng là thầy giáo giỏi về sự khôn ngoan (Châm Ngôn 31:26). Chắc chắn là nàng dạy cho con cái về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, đặc biệt là những con gái, chuẩn bị cho chúng để mai sau xây dựng gia đình riêng của mình. Nhưng có lẽ nàng cũng chia xẻ những hiểu biết sâu sắc của mình với chồng, và chắc chàng đủ khôn ngoan để lắng nghe. Hãy nhớ rằng từ đầu sách, Sa-lô-môn đã sử dụng hình ảnh một phụ nữ đẹp để nhân cách hóa sự khôn ngoan. Người vợ tin kính này giống như vậy.

Nàng là giám thị mẫn cán của gia đình (c.27). Nàng không lười nhác, không điều gì trong gia đình mà nàng không để mắt đến, dù là bữa ăn, tài chánh, quần áo hay những bài học ở trường. Quán xuyến gia đình là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, nàng trung tín ngày đêm. Bất cứ người chồng, người cha nào nghĩ rằng vợ mình “làm việc dễ dàng” đều nên đảm nhận trách nhiệm của người vợ trong một hay hai tuần để thay đổi cách nghĩ và cảm thông với vợ mình.

Nàng là một phụ nữ đáng được khen ngợi (c.28-29). Thật là điều tuyệt vời khi chồng và con cái có thể ngợi khen vợ và mẹ về chức vụ trung tín của nàng trong gia đình. Gợi ý ở đây là sự ngợi khen này được bày tỏ thường xuyên và tự phát chứ không chỉ vào những dịp đặc biệt. (Ở Y-sơ-ra-ên không có ngày Mẫu thân, mỗi ngày đều là ngày Mẫu thân hoặc Phụ thân). Thật bi thảm khi các thành viên của gia đình xem nhẹ lẫn nhau và không bày tỏ sự cảm kích chân thành. Người cha phải nêu gương cho con cái và luôn cám ơn vợ mình về những gì nàng đã làm cho gia đình. Chàng phải nhìn thấy nơi nàng người phụ nữ tuyệt vời hơn mọi người nữ khác!

Bí quyết của đời sống nàng đó là nàng kính sợ Chúa (c.30). Thật tuyệt vời nếu người vợ có sự duyên dáp và đẹp đẽ vì những tính chất này không phải là tội lỗi. Nhưng người phụ nữ bước đi với Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Ngài, có một vẻ đẹp không bao giờ phai tàn (1Phi-e-rơ 3:1-6). Người đàn ông nào có một người vợ hằng ngày đọc Lời Chúa, suy gẫm, cầu nguyện và tìm cách vâng phục ý muốn Đức Chúa Trời, đó là một của báu thật sự vượt trội hơn châu báu ngọc ngà!

Cuối cùng, đời sống nàng là một lời chứng cho người khác (Châm Ngôn 31:31). Chồng và con cái nàng biết giá trị nàng, ngợi khen nàng, nhưng người khác trong cộng đồng cũng làm như vậy. Thậm chí những quan trưởng trong thành cũng nhận ra những việc tốt của nàng và tôn trọng nàng. Người đàn bà có lòng tốt được sự tôn trọng (Châm Ngôn 11:16 NIV). Đức Chúa Trời quả quyết rằng người phụ nữ nào hầu việc Ngài và gia đình nàng đều được tôn trọng đích đáng, chắc chắn nàng sẽ có sự tôn trọng lớn hơn khi nàng đứng trước mặt Chúa mình.

Lời đề tặng đẹp đẽ này dành cho người vợ và người mẹ tin kính, cho mỗi phụ nữ Cơ-đốc biết họ có thể trở nên thế nào nếu họ đi theo ý muốn Chúa. Nó cũng mô tả cho mỗi người đàn ông Cơ-đốc loại người vợ mà mình phải tìm kiếm và cầu nguyện. Nhưng nó cũng nhắc người chồng tương lai rằng anh ta nên bước đi với Chúa và tăng trưởng trong đời sống thuộc linh của mình, hầu cho anh ta sẽ xứng đáng có một người vợ như thế khi Đức Chúa Trời đem nàng đến cho anh ta.

2. Cha mẹ và con cái

Ở Y-sơ-ra-ên thời xưa, vợ chồng người Do Thái không quan tâm việc phá thai hơn là họ quan tâm việc giết lẫn nhau. Triết lý của họ là: Kìa, con cái là di sản từ Đức Giê-hô-va, bông trái của tử cung là phần thưởng (Thi Thiên 127:3). Đối với họ, hôn nhân là một “ngân hàng”, trong đó Đức Chúa Trời ban xuống con cái quý báu là sự đầu tư của Ngài cho tương lai, và ngược lại đối với cha mẹ phải nuôi dưỡng những con cái đó trong sự kính sợ Đức Chúa Trời. Con cái là phần thưởng chứ không phải sự trừng phạt, những cơ hội chứ không phải những trở ngại. Chúng không phải là những gánh nặng, chúng là cơ hội đầu tư sinh lãi. Cùng với những tính cần thiết cơ bản của đời sống thuộc thể, gia đình tin kính phải chu cấp điều gì cho con cái?

Gương mẫu: Người công bình dẫn đến một đời sống không chỗ trách, phước cho con cháu sau người (Châm Ngôn 20:7 NIV) và chúng ta đã xem xét ảnh hưởng của gương mẫu người mẹ tin kính (Châm Ngôn 31:28). Chính khách người Anh Edmund Burke đã gọi gương mẫu là “trường nhân loại”, những bài học đầu tiên của nó được học trong gia đình, thậm chí trước khi đứa trẻ biết nói. Benjamin Franklin nói rằng gương mẫu là “bài giảng tốt nhất”, gợi ý rằng cách cha mẹ hành động trong gia đình dạy con cái nhiều điều về Đức Chúa Trời hơn điều chúng nghe trong Trường Chúa Nhật và nhà thờ.

Khi cha mẹ bước đi với Đức Chúa Trời, họ cho con cái mình một di sản sẽ làm phong phú cả cuộc đời chúng. Sự tin kính đặt vẻ đẹp trong gia đình và sự bảo vệ xung quanh đó. Ai kính sợ Đức Giê-hô-va có một đồn lũy kiên cố và nó sẽ là một nơi ẩn náu cho con cái người (Châm Ngôn 14:26 NIV). Thế gian muốn xâm nhập vào đồn lũy đó và bắt cóc con cái chúng ta, nhưng cha mẹ tin kính giữ cho những bức tường vững chắc và những vũ khí thuộc linh được sẵn sàng.

Sự khuyên dạy: Hỡi con, hãy nghe lời khuyên dạy của cha, và chớ bỏ phép tắc của mẹ con (Châm Ngôn 1:8 Châm Ngôn 6:20). Sách Châm ngôn chủ yếu là ghi chép về những lời khuyên dạy của người cha đối với con cái, những lời khuyên dạy mà chúng phải nghe và chú ý trọn đời chúng. Hỡi con, hãy thôi nghe sự khuyên dạy, thì con sẽ lầm lạc cách xa lẽ thật (Châm Ngôn 19:27 NKJV). Hỡi con, hãy giữ các lời ta và tích lũy những mạng lệnh ta trong lòng con (Châm Ngôn 7:1 NKJV).

Người đàn ông nào cố ý nước vào chiếc bẫy của dâm phụ, vì người ấy phớt lờ điều cha mẹ đã dạy cho mình. Tôi ghét lời khuyên dạy biết bao, và lòng tôi khinh bỉ sự sửa phạt. Tôi đã không vâng theo tiếng của các giáo sư tôi, tai tôi cũng không nghiêng qua người đã chỉ dạy tôi (Châm Ngôn 5:12-13). Khi chúng ta lớn lên, đáng chú ý rằng cha mẹ và các thầy giáo của chúng ta trở nên thông minh biết bao!

Thánh Kinh là sách giáo khoa cơ bản trong gia đình. Nó từng là sách giáo koa cơ bản trong hệ thống giáo dục, nhưng nếu điều đó vẫn tồn tại thì Thánh Kinh trong trường học không thể thay thế cho Thánh Kinh trong gia đình. Tôi để ý rằng nhiều cha mẹ ngày nay hy sinh thời gian với tiền bạc để giúp con cái họ xuất sắc về âm nhạc, thể thao, và những hoạt động xã hội, nhưng tôi không biết họ có quan tâm việc con cái họ xuất sắc trong việc học và vâng theo Lời Đức Chúa Trời!

Mỗi cha mẹ phải cầu nguyện và hành động để con cái họ có sự khôn ngoan thuộc linh cho đến khi chúng phải rời gia đình. Con trai khônngoan làm vui người cha, nhưng con trai ngu muội là sự phiền muộn của mẹ nó (Châm Ngôn 10:1 NKJV Châm Ngôn 15:20 Châm Ngôn 23:15-16,Châm Ngôn 23:24-25 Châm Ngôn 27:11 Châm Ngôn 29:3). Con khônngoan chú ý sự khuyên dạy của cha, nhưng kẻ nhạo báng không khứng nghe lời quở trách (Châm Ngôn 13:1 NKJV). Trong chức vụ mục sư của tôi, tôi thường phải chia xẻ sự phiền muộn của cha mẹ và ông bà có con cháu quay lưng với Lời Đức Chúa Trời và với gương mẫu tin kính đã được nêu trong gia đình. Trong một số trường hợp, con cái giống như Đứa Con Hoang Đàng, “đến với chính mình” và trở lại với Chúa, nhưng chúng đem theo mình những ký ức và những vết nhơ sẽ giày vò chúng trong phần đời còn lại của chúng.

Kỷ luật yêu thương:Nhiều nhà giáo dục và cha mẹ ngày nay chống lại sự dạy dỗ của Thánh Kinh về kỷ luật. Họ bảo chúng ta rằng: “Không đòn roi thì làm hư con cái” chỉ là giáo dục học thời tiền sử hung bạo, làm tê liệt đứa trẻ đối với cuộc sống (3). Nhưng không chỗ nào trong Kinh Thánh dạy sự hung bạo mù quáng khi đến lúc phải kỷ luật con cái. Điểm nhấn mạnh là về tình yêu, vì đây là cách Đức Chúa Trời kỷ luật con cái Ngài. Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Đức Chúa Trời, cũng đừng ghét sự sửa dạy của Ngài, vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì sửa dạy người đó, như một người cha yêu thích con mình (Châm Ngôn 3:11-12 NKJV Châm Ngôn 13:24). Chúng ta có biết về việc nuôi dạy con cái hơn Đức Chúa Trời biết hay không?

Kỷ luật có liên quan đến việc sửa đổi những lỗi lầm về tính cách trong một đứa trẻ trong khi vẫn còn thời gian để làm việc đó (Châm Ngôn 22:15). Đứa con được sửa dạy bởi cha mẹ còn tốt hơn bởi nhân viên công lực thi hành luật trong việc giáo huấn. Hãy sửa phạt con ngươi trong lúc còn sự trông cậy và đừng toan lòng tiêu diệt nó (Châm Ngôn 19:18 NKJV). Tôi thích bản dịch NIV hơn về mệnh đề thứ hai: Đừng làm kẻ tự nguyện tham dự vào sự chết của nó. Một biểu quyết chống lại kỷ luật là một biểu quyết ủng hộ cho sự chết yểu (Châm Ngôn 23:13-14).

Thật là một bi kịch khi con cái phóng túng, không biết những ranh giới là gì hoặc ở đâu và những hậu quả của sự chống nghịch sẽ ra sao! Có thể tôi sai lầm, nhưng tôi nghi ngờ rằng nhiều người không thể kỷ luật con cái họ lại có thời gian khắc nghiệt kỷ luật bản thân. Nếu bạn muốn có niềm vui con cái trọn đời hãy bắt đầu bằng việc sớm kỷ luật chúng cách yêu thương. Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan, còn con trẻ phóng túng đem đến sự xấu hổ cho mẹ mình (Châm Ngôn 29:15 NKJV). Hãy sửa phạt con ngươi, thì nó sẽ cho ngươi sự yên nghỉ. Vâng, nó sẽ cho linh hồn ngươi sự khoái lạc (Châm Ngôn 29:17 NKJV).

Trong Châm Ngôn 22:6 là một “bước chân thỏ” trong tôn giáo mà nhiều cha mẹ và ông bà phiền muộn rất thường lui tới khi con cháu cách xa Chúa: Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, và khi nó trở về già, nó sẽ không lìa khỏi đó.Họ giải thích điều này nghĩa là “chúng sẽ đi lạc một thời gian nhưng sau đó trở lại”, nhưng đó không phải là điều Kinh Thánh nói. Nó nói rằng nếu chúng được nuôi dưỡng trong sự khôn ngoan và đường lối của Chúa, chúng sẽ không đi lạc nữa. Thậm chí lúc tuổi già, chúng sẽ đi theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.

Điều chắc chắn đúng là trẻ con được nuôi nấng trong sự giáo dục và khuyên răn của Chúa có thể đi sai lạc khỏi Đức Chúa Trời, nhưng chúng không bao giờ có thể thoát khỏi những lời cầu nguyện của cha mẹ chúng hoặc khỏi hạt giống đã được trồng trong lòng chúng. Cha mẹ đừng bao giờ tuyệt vọng nhưng hãy cứ cầu nguyện và tin cậy Đức Chúa Trời đem những đứa trẻ ương ngạnh đến với ý thức của chúng. Nhưng đó không phải là điều Châm Ngôn 22:6 nói đến. Giống như những câu châm ngôn khác, nó không tạo ra một sự bảo đảm về chiếc tàu bọc sắt nhưng nó đặt ra một nguyên tắc chung (4).

Vào mùa thu 1993, chúng tôi đã trồng lại cây sồi bị trốc gốc sau trận cuồn phong nơi sân nhà, những người nuôi dạy trẻ đã gắn ba dây xích vào thân cây mới để bảo đảm nó sẽ mọc thẳng. Họ cũng buộc những vòng kim loại vào hai nhành cây mọc đâm xuống.Nếu bạn không làm ngay lúc cây còn non và dễ uốn nắng, bạn sẽ không bao giờ có thể làm điều đó nữa. Một châm ngôn xưa nói rằng: “Khi cành con bị cong, cây cũng có khuynh hướng như vậy” là một lời chú giải cho Châm Ngôn 22:6.

Đức Chúa Trời đã định rằng cha mẹ nhiều tuổi và kinh nghiệm hơn con cái, vì vậy phải hướng dẫn con cái cách yêu thương, chuẩn bị cho chúng về đời sống trưởng thành. Nếu bất cứ đứa trẻ nào trở nên chậm chạp lười biếng (Châm Ngôn 10:5), kẻ láu ăn (Châm Ngôn 28:7), kẻ gian dâm (Châm Ngôn 29:3), kẻ chống nghịch (Châm Ngôn 19:26 Châm Ngôn 20:20 Châm Ngôn 30:11-12,Châm Ngôn 30:17 Phục truyền 21:18-21) và kẻ ăn cắp (Châm Ngôn 28:24), đó sẽ là: “mặc dù” có sự dạy dỗ của cha mẹ chứ “không phải vì điều đó.”

3. Bạn bè và người lân cận

G.K.Chesterton nói rằng Đức Chúa Trời đã ra lệnh chúng ta phải yêu kẻ thù lẫn người lân cận vì thường họ là những người như nhau. Vợ tôi và tôi luôn được phước với những người lân cận tuyệt vời là những người xem chúng tôi như bạn. Điều đó dường như lý tưởng theo tinh thần Kinh Thánh, vì từ ngữ Hê-bơ-rơ (ra’a) có thể nghĩa là “bạn” hoặc “người lân cận.” Trong sự nghiên cứu này, chúng ta sẽ kể đến cả hai ý nghĩa vì điều gì chân thật đối với bạn bè phải chân thật đối với người lân cận.

Nền tảng của tình bạn:Sách Châm ngôn làm rõ rằng tình bạn chân thật được đặt nền tảng trên tình yêu thương, vì chỉ có tình yêu thương mới chịu đựng những thử nghiệm mà những người bạn kinh nghiệm khi họ cùng trải qua đời sống. Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn, và anh em sinh ra để dành cho lúc hoạn nạn (Châm Ngôn 17:17 NKJV). Có thể có nhiều người đồng hành., và không có người bạn thật sự nào cả. Một người có nhiều bạn có thể đi đến sự thất bại, nhưng có một người bạn gần gũi hơn anh em (Châm Ngôn 18:24 NIV). Tình bạn là điều gì đó phải được trau giồi và rễ phải bám sâu.

Dân sự Đức Chúa Trời phải đặc biệt cẩn thận việc chọn bạn. Người công bình phải chọn bạn cẩn thận vì đường kẻ ác dẫn họ lạc lối (Châm Ngôn 12:26 NKJV). Ai đi với người khôn ngoan sẽ trở nên khôn ngoan, nhưng người đồng hành với những kẻ ngu dại sẽ bị tàn hại (Châm Ngôn 13:20). Tình bạn nào dựa trên tiền bạc (Châm Ngôn 6:1-5 Châm Ngôn 14:20 Châm Ngôn 19:4,Châm Ngôn 19:6-7) hoặc tội lỗi (Châm Ngôn 16:29-30 Châm Ngôn 1:10-19) đều chắc chắn thất vọng. Tình bạn với người có tính xấu (Châm Ngôn 22:24-25), những người nói cách ngu dại (Châm Ngôn 14:7), chống lại quyền hạn (Châm Ngôn 24:21-22 NIV), hoặc bất lương (Châm Ngôn 29:27) thì cũng như vậy. Các tín hữu cần phải chú ý Thi Thiên 1:1-2 2Cô-rinh-tô 6:14-18).

Những phẩm chất của tình bạn chân thật.Tôi đã đề cập tình yêu, tình yêu chân thật sẽ sinh ra lòng trung thành, bằng hữu yêu mến nhau luôn luôn (Châm Ngôn 17:17 NIV)và có một người bạn gần gũi hơn anh em (Châm Ngôn 18:24 NIV). Đôi khi bạn bè giúp đỡ chúng ta lúc khẩn cấp nhiều hơn bà con. Bởi đó, lòng trung thành phải mở rộng đến bạn bè của cha mẹ chúng ta. Chớ lìa bạn mình hay là bạn của cha mình (Châm Ngôn 27:10 NIV). Những người bạn lâu năm của gia đình có thể là một phước hạnh từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những người bạn thật biết cách giữ những chuyện riêng tư: Hãy đối nại duyên cớ con với một người lân cận, đừng tiệt lộ chuyên riêng của người khác, kẻo người nghe điều ấy có thể làm con hổ thẹn, và con sẽ không bao giờ bỏ được tiếng xấu của mình (Châm Ngôn 25:9-10 NIV). Nếu bạn có sự bất đồng với ai, đừng đem người khác vào sự luận bàn bằng cách tiết lộ việc riêng, vì bạn sẽ bị mất thanh danh đấy (“Bạn sẽ không thể tin cậy hắn với bất cứ điều bí mật nào! ”)và cả bạn bè là người tin cậy bạn với những suy nghĩ riêng tư của người ấy. Kẻ đi thèo lẻo tỏ ra điều kín đáo, nhưng một người đáng tin cậy giữ kín bí mật (Châm Ngôn 11:13 NIV Châm Ngôn 20:19). Nếu chúng ta không thận trọng, sự thèo lẻo có thể làm hỏng một tình bạn (Châm Ngôn 16:28) vì vậy việc khôn ngoan phải làm là che đậy những vi phạm bằng tình yêu thương (Châm Ngôn 17:9 1Phi-e-rơ 4:8).

Điều này dẫn đến phẩm chất quan trọng kế tiếp đối với những người bạn thật và những láng giềng tốt: khả năng điều khiển cái lưỡi. Kẻ bất kính lấy miệng làm tàn hại người lân cận mình, nhưng người công bình thoát khỏi nhờ tri thức (Châm Ngôn 11:9 NIV). Đừng tin điều đầu tiên bạn nghe về một vấn đề, vì nó có thể sai (Châm Ngôn 18:17). Hãy nhớ rằng người có sự thông hiểu giữ lưỡi mình (Châm Ngôn 11:12 NIV). Nếu người lân cận hoặc bạn của bạn nói sai về bạn, hãy nói với người ấy về điều đó cách riêng tư, nhưng đừng tìm cách trả thù bằng việc nói dối về người ấy (Châm Ngôn 24:28-29 Châm Ngôn 25:18). Và hãy coi chừng những người gây ra rắc rối rồi nói rằng tôi chỉ nói đùa (Châm Ngôn 26:18-19).

Bạn bè và người lân cận phải thành thật trong cách bày tỏ tình thương với nhau. Những thương tích của một người bạn là trung thành, nhưng những nụ hôn của kẻ thù là lừa dối (Châm Ngôn 27:6). Tình bạn chân thật trong Chúa không thể được xây dựng trên sự lừa dối, nếu có “sự thật gây tổn thương” nó cũng không bao giờ có thể gây hại nếu nó được bày tỏ trong tình yêu. Chúng ta thà nói lẽ thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15), vì Thánh Linh có thể sử dụng lẽ thật và tình yêu để xây dựng tính cách, trong khi ma quỉ sử dụng những sự giả dối và dua nịnh để phá đổ mọi sự (Châm Ngôn 29:5). Ai quở trách người về sau sẽ tìm thấy nhiều sự quí mến hơn kẻ lấy lưỡi dua nịnh (Châm Ngôn 28:23). Người ta thường nói rằng sự dua nịnh là động tác mánh khóe, không phải thông tin, điều gì người thành thật muốn vận động một người bạn?

Chúng ta đừng bao giờ xem nhẹ bạn bè và nghĩ rằng họ sẽ lập tức tha thứ những vi phạm của chúng ta, cho dù sự tha thứ là điều đúng đắn với Cơ-đốc nhân. Một anh em bị xúc phạm khó chinh phục hơn một thành kiên cố, và những sự cạnh tranh giống như những song cửa lâu đài (Châm Ngôn 18:19). Thật kỳ lạ nhưng đúng là một số dân sự Đức Chúa Trời sẽ tha thứ những vi phạm của người vô tín mà họ sẽ không bao giờ tha thứ nếu lỗi do một Cơ-đốc nhân gây ra cho họ. Cần có kim cương để cắt kim cương và một số Cơ-đốc nhân có cách dựng lên những hàng rào mà ngay cả hội thánh cũng không thể xâm nhập được. Ma-thi-ơ 18:15-35 cho chúng ta những bước thực hiện khi những việc như vậy xảy ra, và Chúa của chúng ta cảnh cáo chúng ta rằng một tinh thần không khoan dung chỉ đặt chúng ta vào ngục tù mà thôi.

Những người bạn và người lân cận trung tín khuyên bảo và khích lệ nhau. Dầu và thuốc thơm làm khoan khoái lòng, và sự ngọt ngào của người ab5n cho sự khoan khoái bằng lời khuyên thành thật (Châm Ngôn 27:9 NKJV). Hình ảnh về dầu và thuốc thơm là đẹp đẽ khi sự bàn luận làm dễ chịu, nhưng sẽ ra sao khi bạn bè bất đồng? Sắt mài nhọn sắt, người làm tăng thêm diện mạo của bạn mình cũng vậy (Châm Ngôn 27:17). Nếu chúng ta không bất đồng, chúng ta thường học bằng cách bất đồng nhiều hơn bằng cách nhượng bộ và từ chối điều mình thật sự suy nghĩ, nói sự thật trong tình yêu (Ê-phê-sô 4:15)

Bạn bè và người lân cận phải thực hành việc xử trí và hãy nhạy bén với những cảm xúc của từng người.Nếu chúng ta trả quá nhiều thời gian với nhau, chúng ta có thể làm cho sự tiếp đón ân cần của mình trở nên mệt nỏi. Hãy ít đặt chân vào nhà kẻ lân cận con, e người trở nên chán và ghét con chăng (Châm Ngôn 25:17 NKJV). Tôi biết có những người trải quá nhiều thời gian với nhau đến nỗi cuối cùng họ phá hủy tình bạn của mình. Nếu chúng ta muốn tăng trưởng, chúng ta cần không gian riêng tư, vắng vẻ. Cả hai vợ chồng cũng phải tôn trọng sự riêng tư của nhau và đừng luôn luôn ở bên nhau nếu tình yêu họ cần phải trưởng thành.

Kẻ nào chúc phước lớn tiếng cho bạn mình, chổi dậy sớm vào buổi sáng, điều đó sẽ bị kể là nột sự rủa sả cho người (Châm Ngôn 27:14 NKJV). Hãy coi chừng “bạn” ca ngợi lớn tiếng và thường xuyên rồi cho bạn biết bạn quả là một người bạn tốt, bởi vì tình bạn chân thật không tùy thuộc vào những trò hề như thế, đặc biệt nếu người ấy đánh thức bạn dậy để làm điều đó! Tình yêu thương hay nhạy bén với cảm xúc và nhu cầu của người khác, và những người bạn chân thật tìm cách nói ra điều đúng đắn vào đúng lúc và đúng cách (Châm Ngôn 25:20).

Một gia đình hạnh phúc, những người bạn đầy khích lệ, và những người lân cận tốt lành: đây là những phước hạnh đến từ Chúa! Chúng ta hãy biết chắc mình thực hiện phần của mình để khiến những phước hạnh này trở thành một hiện thực trong đời sống chúng ta và người khác.

5. NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA SỰ KHÔN NGOAN (Châm Ngôn 16:1-31:31)

1. Một vấn đề về sự sống hoặc sự chết (Lời Nói Loài Người)

Một quan tòa nói vài lời thì tù nhân có thể bị đưa vào xà lim hoặc tha bổng. Một kẻ thèo lẻo thực hiện một cú điện thoại có thể làm ô uế thanh danh của nhiều người. Một giáo sư hoài nghi thực hiện một nhận xét ác ý trog một bài diễn thuyết thì niềm tin của một sinh viên bị phá hỏng.

Đừng bao giờ ngộ nhận về sức mạnh của lời nói. Vì từng lời trong sách “Mein Kampf” của Hitler đã khiến 125 người chết trong Thế Chiến thứ hai (1). Sa-lô-môn đã đúng, sự chết ở nơi quyền của lưỡi (Châm Ngôn 18:21). Không có gì lạ khi Gia-cơ ví sánh cái lưỡi với một đám lửa hay thiêu hủy, một con thú nguy hiểm và một chất độc chết người (Gia-cơ 3:5-8). Lời nói là một vấn đề về sự sống hoặc sự chết.

Khi bạn tóm tắt điều sách Châm ngôn dạyvề lời nói loài người, bạn kết thúc bằng 4 lời tuyên bố quan trọng:

(1) Lời nói là một món quà đáng kinh sợ từ Đức Chúa Trời.

(2) Lời nói có thể được sử dụng để làm điều thiện.

(3) Lời nói có thể được sử dụng để làm ác. (4) Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể giúp chúng ta sử dụng lời nói để làm điều thiện.

1. Lời nói là một món quà đầy kinh sợ từ Đức Chúa Trời

Câu nói đầu tiên hoàn hảo của con gái chúng tôi là: “Bố đi đâu?” Xem xét thời gian biểu của tôi đầy ắp ra sao trong những ngày ấy, đó là một câu hỏi thích đáng cho nó đặt ra.Nhưng ai đã dạy Carolyn cách hiểu và nói những lời đó? Và ai đã giải thích cho nó cách ráp câu và đặt câu hỏi? Giáo sư Steven Pinker nói: “Khả năng (để nói) đến thật tự nhiên đến nỗi chúng ta dễ quên đó là một phép lạ. Ngôn ngữ không phải là một giả tưởng văn hóa mà chúng ta học cách chúng ta biết nói thời gian hoặc cách chính quyền liên bang hoạt động. Ngược lại, đó là một bộ phận riêng biệt của sự tạo nên trí lực chúng ta về mặt sinh học.” (2). Tín hữu Cơ-đốc sẽ nói rằng khi Đức Chúa Trời tạo dựng cha mẹ đầu tiên, Ngài ban cho họ khả năng nói và hiểu những lời nói: Được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, Đấng thông tin, con người có món quà kỳ diệu về lời nói. Sự đáp lời của lưỡi do Đức Giê-hô-va mà đến (Châm Ngôn 16:1).

Đức Chúa Trời đã phán với A-đam và ban cho người những chỉ dạy về đời sống trong vườn, để sau đó ông chia xẻ với Ê-va, họ đều hiểu những gì Đức Chúa Trời phán bảo họ (Sáng Thế Ký 2:15-17 Sáng Thế Ký 3:2-3). A-đam có thể đặt tên cho các thú vật (Sáng Thế Ký 2:18-20) và đặt một tên đầy tính miêu tả cho cô dâu của mình (c.22-24). Sa-tan đã dùng lời nói để lừa dối A-đam và Ê-va (Sáng Thế Ký 3:1-5), và Ê-va chắc đã dùng lời nói để thuyết phục chồng bà ăn trái cấm (c.6). Vườn Ê-đen là nơi của sự thông tin vì Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam với Ê-va khả năng hiểu và sử dụng lời nói.

Những hình ảnh được sử dụng trong sách Châm ngôn về lời nói loài người chỉ ra giá trị của món quà thiêng liêng mà chúng ta không chỉ xem nhẹ mà còn thường lãng phí và lạm dụng nó. Lời nói khôn ngoan được ví sánh với vàng và bạc. Lưỡi người công bình giống như bạc cao, còn lòng kẻ hung ác không ra gì (Châm Ngôn 10:20). Một lời được nói phải thì giống như trái táo vàng cẩn bạc. Giống như một hoa tai vàng hoặc một đồ trang sức bằng vàng ròng, ấy là sự quở trách của người khôn ngoan đối với lỗ tai hay nghe (Châm Ngôn 25:11-12 NIV). Lời nói chúng ta phải quân bình, tốt đẹp và có giá trị như châu ngọc quí giá nhất. Chúng ta phải làm việc chăm chỉ như người lành nghề để khiến chúng trở nên như vậy (Truyền Đạo 12:9-11).

Lời nói cũng giống như nước mát. Miệng người công bình là một nguồn sự sống (Truyền Đạo 10:11). Lời nói của miệng loài người là nước sâu, nguồn sự khôn ngoan là một suối nước chảy (Châm Ngôn 18:4 NKJV). Khi chúng ta lắng nghe và tiếp thu lời của người tin kính, điều đó giống như uống nước mát. Phép tắc của người khôn ngoan là một nguồn sự sống (Châm Ngôn 13:14) và sự kính sợ Đức Giê-hô-va vốn một nguồn sự sống (Châm Ngôn 14:27). Nhưng để người khôn ngoan nói với chúng ta thì chưa đủ, chúng ta phải được chuẩn bị để lắng nghe. Sự thông sáng là nguồn sự sống cho ai có nó (Châm Ngôn 16:22 NKJV). Đất của tấm lòng phải được chuẩn bị và hạt giống của Đạo được gieo trồng, nếu không thì nước sẽ không làm cho chúng ta ích lợi như vậy.

Lời nói đúng đắn giống như thức ăn bổ dưỡng, tăng lực. Lưỡi đem sự chữa lành giống như một cây sự sống, nhưng lưỡi gian tà bóp nát tâm thần (Châm Ngôn 15:4 NIV). Thật là một điều kỳ diệu khi nói những lời đúng đắn và giúp chữa lành tâm thần tan vỡ. Nhóm từ “cây sự sống”nghĩa là “nguồn sự sống” và trở lại với Sáng Thế Ký 2:9 (3). Môi người công bình nuôi nhiều người (Châm Ngôn 10:21 Châm Ngôn 18:20). Lời dễ chịu giống như tàng ong, sự ngọt ngào cho tâm hồn và sự khỏe mạnh cho xương cốt (Châm Ngôn 16:24 NKJV Thi Thiên 119:103). Lời thiếu thận trọng đâm xoi khác nào gươm, nhưng lưỡi người khôn ngoan đem lại sự chữa lành (Châm Ngôn 12:18 NIV Châm Ngôn 12:14 Châm Ngôn 13:2).

Sứ đồ Phao-lô xem học thuyết Kinh Thánh là “học thuyết lành mạnh” (“học thuyết đúng đắn”, KJV) (4)nuôi dưỡng đời sống thuộc linh của tín đồ. Ông cảnh cáo Ti-mô-thê hãy coi chừng bất cứ điều gì trái nghịch với học thuyết lành mạnh (1Ti-mô-thê 1:10) và ông nhắc nhở Ti-mô-thê rằng sẽ đến thời kỳ khi những kẻ tự xưng là Cơ-đốc nhân sẽ không chịu học thuyết lành mạnh (2Ti-mô-thê 4:3). Các lãnh đạo thuộc linh phải sử dụng học thuyết lành mạnh để thúc đẩy những người bất cẩn và quở trách những kẻ lừa dối (Tit 1:9-10 Tit 2:1). Những lời của Chúa Giê-xu là lời có lích (lành mạnh), nhưng lời của các giáo sư giả là bệnh hoạn (1Ti-mô-thê 6:3-4 NIV). Sự dạy dỗ của họ sẽ ăn lan như bệnh hoại thư (2Ti-mô-thê 2:17 NIV)nhưng lời của Đức Chúa Trời là sự sống cho người nào tìm được nó và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể (Châm Ngôn 4:22 NKJV).

Cơ-đốc nhân nào nhận ra món quà của lời nói đáng kinh sợ ra sao sẽ không lạm dụng món quà đó, nhưng sẽ dâng nó cho vinh hiển của Đức Chúa Trời. Học giả Kinh Thánh Tân Ước, Giám mục B.F.Westcott đã viết: “Mỗi năm khiến tôi run sợ về việc đương đầu với những người nào nói đến những điều thuộc linh”. Chúng ta đều cần chú ý những lời của Sa-lô-môn: Chớ vội mở miệng ra và lòng ngươi chớ lật đật nói điều gì trước mặt Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy nên người khá ít lời (Truyền Đạo 5:2 NKJV).

2.Lời nói có thể được sử dụng để làm điều thiện

Cho dù có điều gì không ổn đối với chúng ta về mặt thể xác, khi bác sĩ khám chúng ta, người thường nói: “Hãy lè lưỡi ra! ”. Nguyên tắc này ứng dụng cho đời sống Cơ-đốc nhân, vì điều gì cái lưỡi làm là bày tỏ điều tấm lòng chất chứa. Lời nói mâu thuẫn làm chứng cho tấm lòng bị chi phối, vì chính từ sự đẫy đẫy trong lòng mà miệng mói nói ra (Ma-thi-ơ 12:34). Gia-cơ đã viết: Từ một cái miệng mà ra sự chúc phước và sự rủa sả, hỡi anh em không nên như vậy (Gia-cơ 3:10).

Điều chúng ta nói có thể giúp ích hoặc gây tổn thương người khác. Khi chúng ta xem lại những hình ảnh về lời nói được tìm thấy trong sách Châm ngôn, chúng ta biết rằng lời nói của mình có thể đem lại vẻ đẹp và giá trị, sự nuôi dưỡng, sự tươi mát và sự chữa lành cho con người bên trong. Nhưng sức mạnh đáng sợ của lời nói bày tỏ chính nó trong những cách tích cực khác.

Lời nói có thể đem đến hòa bình thay cho chiến tranh: Lời đáp êm nhẹ (dịu dàng làm nguôi cơn thạnh nộ, còn lời gay gắt trêu cơn giận (Châm Ngôn 15:1 NKJV). Người nóng giận khơi lên mối bất hòa, nhưng người nhịn nhục làm nguôi cơn tranh cãi (c.18 NIV) (5). Sa-lô-môn không khuyên chúng ta dàn xếp sự thật và nói rằng điều sai là đúng. Đúng hơn, ông khuyên chúng ta có tinh thần dịu dàng và thái độ hòa giải khi có bất đồng với người khác. Điều này có thể tháo gỡ hoàn cảnh và khiến chúng ta dễ dàng giải quyết vấn đề cách êm thắm.

Một lần nữa, vấn đề chính là tình trạng của tấm lòng. Nếu có tranh chiến ở trong lòng thì lời nói của chúng ta sẽ là những tên lửa hủy diệt thay vì những viên thuốc chữa bệnh. Nhưng nếu anh em có sự ghen tương cay đắng và sự tranh cạnh trong lòng mình, thì chớ khoe mình và nói dối cùng lẽ thật (Gia-cơ 3:14 NKJV). Sự khôn ngoan thuộc về đất khuyên chúng ta đấu tranh cho những quyền lợi của chúng ta và khiến mọi sự bất đồng trở nên tình thế được/mất, nhưng sự khôn ngoan thuộc về trời tìm kiếm một tình thế được/được, củng cố sự hiệp một của Thánh Linh trong dây hòa bình (Ê-phê-sô 4:3). Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, nhu mì, sẵn sàng nhường nhịn (6), đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự thiên vị và giả hình (Gia-cơ 3:17 NKJV). Ứng dụng sự khôn ngoan này nghĩa là có thái độ được mô tả trong Phi-líp 2:1-12, thái độ của chính Chúa Giê-xu.

Lời nói của chúng ta có thể giúp phục hồi những người phạm lỗi: Giống như hoa tai bằng vàng, và đồ trang sức bằng vàng ròng, người quở trách khôn ngoan đối với lỗ tai vâng phục (hay nghe) cũng vậy (Châm Ngôn 25:12). Không dễ để quở trách những người sai trái, và chúng ta cần phải làm điều đó trong tinh thần nhu mì và yêu thương (Ga-la-ti 6:1) nhưng điều đó phải được thực hiện. Tâng bốc những người bất tuân Lời Đức Chúa Trời sẽ chỉ khẳng định họ trong tội lỗi của họ và khiến chúng ta trở thành đồng lõa của họ. Ai quở trách người về sau sẽ tìm thấy ơn nhiều hơn là kẻ lấy lưỡi mà dua nịnh (Châm Ngôn 28:23 NKJV). Ai giữ sự khuyên dạy ở trong đường sự sống, nhưng ai chối từ sự quở trách đi lầm lạc (Châm Ngôn 10:17 NKJV).

Trong Ma-thi-ơ 18:15-20 Chúa Giê-xu giải thích tiến trình giúp hồi phục một người anh em hoặc chị em phạm tội. Trước hết, chúng ta phải nói với người vi phạm cách riêng tư và kín đáo, nhờ cậy Đức Chúa Trời để thay đổi tấm lòng. Nếu việc ấy thất bại, chúng ta phải thử lần nữa, lần này đem những người làm chứng đi cùng chúng ta. Nếu thậm chí việc ấy thất bại, khi đó điều bí mật phải trở nên công khai khi chúng ta chia xẻ vấn đề với hội thánh. Nếu người vi phạm không nghe hội thánh, vậy người đó phải bị loại trừ khỏi hội thánh như thể họ không phải là tín đồ gì cả. Dĩ nhiên, suốt cả tiến trình này, chúng ta phải cầu nguyện nhiều, tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa cho chính mình và cho người mà chúng ta đang tìm cách giúp đỡ.

Lời nói chúng ta có thể chỉ dẫn cho người dốt nát: Môi người khôn ngoan rải sự tri thức ra (Châm Ngôn 15:7). Người khôn ngoan trong lòng được gọi là sáng suốt, và lời dễ chịu gia tăng sự chỉ dạy (Châm Ngôn 16:21 NIV). Mặc dù có nhiều điều tốt lành và hữu ích để học trong đời sống ngắn ngủi này mà chúng ta có trên đất, điều quan trọng nhất là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Lời Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 8:6-8). Sự khôn ngoan là điều chủ yếu, vậy hãy có sự khôn ngoan.Và hãy mua sự thông sáng bằng tất cả những gì con có (Châm Ngôn 4:7 NKJV). Sau khi chúng ta có được sự khôn ngoan, chúng ta phải chia xẻ nó với người khác, vì sự khôn ngoan được tìm thấy trên môi người thông sáng (Châm Ngôn 10:13 NIV).

Dù đó là cha mẹ dạy dỗ con cái (Phục truyền 6:1-13), đàn bà có tuổi dạy dỗ phụ nữ trẻ (Tit 2:3-5) hay lãnh đạo thuộc linh trong hội thánh dạy dỗ thế hệ tín hữu kế tiếp (2Ti-mô-thê 2:2), sự khuyên dạy xác thực thật quan trọng đối với sự tiếp tục công việc Đức Chúa Trời. Mỗi hội thánh địa phương chỉ là một thế hệ gần như tuyệt chủng. Nếu chúng ta không dạy cho thế hệ kế tiếp lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng không thể có một hội thánh.

Mặc cho tất cả sách vở và tạp chí được xuất bản, với mọi chương trình Cơ-đốc được phát thanh, ngày nay chúng ta đang đối diện với một nạn đói Lời Đức Chúa Trời (A-mốt 8:11). Người ta dự các lễ thờ phượng ở nhà thờ và những buổi nhóm đặc biệt đủ loại, mua Kinh Thánh và sách vở, lắng nghe các chương trình phát thanh và truyền hình của Cơ-đốc giáo. Nhưng dường như chẳng có bằng chứng gì cho thấy rằng tất cả việc “học” này đang tạo một thay đổi có ý nghĩa trong các gia đình, hội thánh và cả xã hội. Nhiều người tự xưng là tín đồ thì “dốt nát về thuộc linh” khi đối diện với những điều cơ bản của đời sống Cơ-đốc. Chúng ta hết sức cần những người nam vâng theo 2Ti-mô-thê 2:2 và những người nữ vâng theo Tit 2:3-5. Nếu không, chúng ta sẽ kết thúc bằng một hội thánh không được giáo dục.

Lời nói chúng ta có thể cứu người hư mất:Kẻ làm chứng chân thật giải cứu linh hồn người ta, nhưng kẻ làm chứng dối nói ra những lời giả dối (Châm Ngôn 14:25 NKJV). Mặc dù câu này có thể ứng dụng cho sự làm chứng về Đáng Christ của riêng chúng ta để cứu người hư mất (Công vụ 1:8), bản văn này nói về một tòa án luật pháp. Một phạm phân bị tố cáo ở Y-sơ-ra-ên có thể bị kết án dựa trên lời chứng của hai hay ba nhân chứng, nếu vụ kiện liên quan đến tội tử hình, các nhân chứng phải là những người đầu tiên ném đá (Phục truyền 17:6-7). Luật pháp cấm việc làm chứng dối (Xuất Ê-díp-tô 20:16 Xuất Ê-díp-tô 23:2 Phục truyền 5:20) và bất cứ ai bị phát hiện tội khai man đều bị hình phạt mà người bị tố cáo đã phải chịu (Phục truyền 19:16-18).

Nếu lời chứng của tôi có thể cứu được một người vô tội khỏi chết mà tôi đã từ chối nói ra, vậy sự yên lặng của tôi sẽ là một tội lỗi khủng khiếp. Hãy giải cứu kẻ bị đùa đến sự chết, và hãy giữ lại kẻ vấp vào sự giết hại. Nếu con nói ‘thật chúng tôi chẳng biết điều này’, thì Đấng xem xét lòng người há chẳng xem xét điều đó sao? Đấng giữ linh hồn con, Ngài há không biết điều đó ư? Và Ngài sẽ chẳng báo mỗi người tùy theo công việc họ làm sao? (Châm Ngôn 24:11-12 NKJV). Dù là việc cứu tù nhân khỏi án tử hình hay tội nhân hư mất khỏi sự xét đoán đời đời, chúng ta không thể lấy cớ thiếu hiểu biết nếu chúng ta chẳng làm gì.

Lời nói chúng ta có thể khích lệ những người mang gánh nặng: Sự lo âu trong lòng người gây ra sự nao sờn, nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ (Châm Ngôn 12:25 NKJV). Một người tìm thấy niềm vui khi đưa ra một lời đáp thích hợp và một lời nói phải thì lấy làm tốt biết bao (Châm Ngôn 15:23 NIV). Khi chúng ta bước đi hằng ngày trong Thánh Linh và được Chúa dạy dỗ, chúng ta sẽ biết cách nói một lời phải thì cho kẻ mệt mỏi (Ê-sai 50:4). Lời dễ chịu là một tàng ong, ngọt ngào cho tâm hồn và chữa lành cho xương cốt (Châm Ngôn 16:24 NIV).

Hải quân Hoàng gia Anh có một qui định rằng “không một sĩ quan nào được phép làm sĩ quan khác nản lòng về việc giải ngũ của mình.” Chúng ta cần phải thực hành qui tắc đó trong gia đình và hội thánh của mình. Mỗi chúng ta cần phải là một Ba-na-ba, “con trai của sự yên ủi” (Công vụ 4:36,Công vụ 4:37). Gần cuối chức vụ mình, nhà truyền giáo nổi tiếng của triều đại Nữ hoàng Victoria đã nói “Nếu có chức vụ để làm lại, tôi sẽ rao giảng nhiều hơn cho những tấm lòng tan vỡ.” Chúa Giê-xu đã đến để chữa lành những kẻ đau khổ (Lu-ca 4:18) và chúng ta có thể tiếp tục chức vụ đó hôm nay bằng những lời khích lệ và hy vọng.

3. Lời nói có thể được sử dụng để làm ác

Từ lời nói của Sa-tan cho Ê-va ở Sáng thế ký chương 3 đến lời tuyên truyền của giáo sư giả trong sách Khải huyền, Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta rằng lời nói có thể được sử dụng để lừa dối, điều khiển và phá hoại. Người ta ước tính rằng người Mỹ trung bình lộ ra hơn 1500 “điểm khởi xướng” trong suốt một ngày, một số thuộc tiềm thức không phát hiện, nhưng tất cả đều mạnh mẽ. Dù đó là “lời nói bóng gió về chính trị” (7), sự quảng cáo hấp dẫn, hay lời tuyên truyền tôn giáo, “các bác sĩ lưu động”ngày nay biết cách vận động con người bằng lời nói.

Nhưng không phải chỉ một số người đề xướng chuyên nghiệp là có tội. Có nhiều cách mà bạn và tôi có thể biến lời nói thành vũ khí và làm hại người khác.

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng cách nói dối: Môi chân thật được bền đỗ đời đời, Song lưỡi giả dối chỉ còn một lúc mà thôi (Châm Ngôn 12:19 NIV). Môi giả dối là một sự gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va, nhưng ai cư xử chân thật là sự vui mừng của Ngài (Châm Ngôn 12:22 Châm Ngôn 6:16-17). Sa-lô-môn cảnh cáo chúng ta về việc làm chứng dối và vi phạm điều răn thứ 9 (Xuất Ê-díp-tô 20:16 Châm Ngôn 14:5,Châm Ngôn 14:25 Châm Ngôn 19:5,Châm Ngôn 19:9,Châm Ngôn 19:28 Châm Ngôn 21:28 Châm Ngôn 24:28). Khi lời nói không thể tin cậy được thì xã hội bắt đầu suy sụp.Những giao kèo là vô ích, những lời hứa là hão huyền, hệ thống tòa án trở thành một trò khôi hài, và mọi mối liên hệ cá nhân đều đáng nghi ngờ. Như một dùi cui, hoặc một cây gươm hay một mũi tên nhọn chính là kẻ đưa lời chứng dối nghịch cùng người lân cận mình (Châm Ngôn 25:18 NIV).

Một trong những đặc điểm của kẻ nói dối là họ thích nghe những lời giả dối. Kẻ ác lắng nghe môi gian ác, kẻ nói dối chú ý lưỡi hiểm độc (Châm Ngôn 17:4 NIV). Một nguyên tắc cơ bản của đời sống đó là tai nghe điều tấm lòng yêu thích, vì vậy hãy coi chừng những người có sự khao khát về điều thèo lẽo và những lời giả dối.

Lời nói thành thật giống như một nụ hôn trên môi (Châm Ngôn 24:26 NIV Châm Ngôn 27:6). Nụ hôn là dấu hiệu của tình cảm và sự tin cậy, và Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài nói lẽ thật trong tình yêu (Ê-phê-sô 4:15). Người ta thường nói rằng tình yêu mà không có sự chân thật là sự giả dối, sự chân thật mà không có tình yêu là sự tàn bạo, chúng ta không cần phải phạm hai tội lỗi đó. Thế gian khẳng định “sự chân thật là thượng sách”, nhưng như giám mục người Anh Richard Whateley đã nói: “Ai hành động theo nguyên tắc đó không phải là một người thành thật.”Chúng ta phải thành thật vì chúng ta là người thành thật từ trong lòng mình, bước đi trong sự kính sợ Chúa chứ không phải vì chúng ta là kẻ mặc cả khôn khéo làm theo một phương sách thành công.

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng cách thèo lẻo: Ngươi chớ lan truyền như kẻ mách lẻo trong dân sự mình (Lê-vi Ký 19:16 NKJV). “Kẻ mách lẻo” dịch từ từ ngữ Hê-bơ-rơ có nghĩa “lan truyền”, có lẽ có gốc từ chữ “lái buôn”. Kẻ mách lẻo lan truyền chuyện thèo lẻo vặt vãnh! Kẻ đi thèo lẻo ra điều kín đáo, còn ai có lòng trung tín giữ kín một vấn đề (Châm Ngôn 11:13 NKJV). Những chuyện thèo lẻo xu nịnh con người bằng cách chia xẻ những bí mật với họ, nhưng để làm một trong những “khách hàng” thật nguy hiểm. Kẻ đi lan truyền như người mách lẻo bày tỏ những điều kín đáo, vậy chớ giao thông với kẻ dùng môi dua nịnh (Châm Ngôn 20:19 NKJV).

Kẻ thèo lẻo “ăn” và vui hưởng những bí mật của hắn giống như bạn và tôi ăn và thưởng thức món ăn vậy. Lời của kẻ thèo lẻo giống như những miếng ngon, chúng thấu xuống đến những phần tận cùng của một người (Châm Ngôn 18:8 NIV Châm Ngôn 26:22). Người sống bằng sự thèo lẻo chỉ càng ao ước nhiều hơn, và cách điều trị duy nhất là để họ phát triển sự khao khát lẽ thật của Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 2:10). Chúng ta phải coi chừng những kẻ thèo lẻo vì họ gây ra nhiều tai hại. Kẻ bất kính đào xới điều ác, và ở trên môi nó như ngọn lửa hừng. Kẻ ương ngạnh gieo sự tranh cạnh và kẻ hay nói thầm phân rẽ những bạn thiết cốt (Châm Ngôn 16:27-28 NKJV Châm Ngôn 17:9). Nơi đâu không có củi, lửa tắt, nơi đâu không có kẻ mách lẻo, cuộc tranh cạnh chấm dứt (Châm Ngôn 26:20 NKJV).

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng sự dua nịnh: Từ tiếng Anh “flatter” (dua nịnh) đến từ tiếng Pháp có nghĩa là “vuốt ve hoặc mơn trớn bằng lòng bàn tay.” Những kẻ dua nịnh ngợi khen bạn một cách rộng rãi, kêu gọi cái tôi của bạn nhưng sự ca ngợi của họ không thành thật chút nào. Họ vỗ trên lưng bạn chỉ để xác định chỗ mềm mại mà cắm một con dao vào đó! Người nào dua nịnh kẻ lân cận mình, giăng lưới trước bước người (Châm Ngôn 29:5 NKJV).

Lưỡi giả dối ghét những kẻ nó đã chà nát, và miệng dua nịnh gây điều bại hoại (Châm Ngôn 26:28 NKJV). Sa-tan đã dua nịnh Ê-va khi nó nói: Ngươi sẽ như Đức Chúa Trời (Sáng Thế Ký 3:5). Trong sách Châm ngôn, kỵ nữ dụ dỗ con mồi của mình bằng cách sử dụng lời dua nịnh (Châm Ngôn 5:3 Châm Ngôn 7:5,Châm Ngôn 7:21). Một số người dua nịnh người giàu vì họ hy vọng lấy được cái gì từ những người giàu ấy (Châm Ngôn 14:20 Châm Ngôn 19:4,Châm Ngôn 19:6).

Đa số chúng ta tự thâm tâm đều thích điều dua nịnh và ghét sự quở trách, nhưng sự quở trách làm cho chúng ta có lợi hơn (Châm Ngôn 27:6 Châm Ngôn 28:23). Chắc chắn có một nơi cho sự cảm kích và ngợi khen thành thật, cho vinh hiển của Đức Chúa Trời (1Tê-sa-lô-ni-ca 5:12-13), nhưng chúng ta phải coi chừng những người cho chúng ta sự ngợi khen thiếu thành thật với những động cơ ích kỷ, đặc biệt nếu họ bắt đầu lời dua nịnh của mình trước tiên vào buổi sáng (Châm Ngôn 26:24-25). Nếu không phải vì sự kiêu ngạo của chúng ta, sự dua nịnh sẽ không ảnh hưởng đến chúng ta. Chúng ta thích nghe cách riêng tư ai đó đồng ý với điều chúng ta suy nghĩ về bản thân mình!

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng cách nói ra trong sự giận dữ: Người giận dữ khêu lên sự tranh cạnh, và người nóng tính phạm nhiều tội (Châm Ngôn 29:22 NIV). Người giận dữ cứ thêm dầu vào lửa (Châm Ngôn 26:21) thay vì cố gắng tìm cách dập lửa. Nhiều người mang sự giận dữ trong lòng khi bề ngoài giả vờ hòa thuận với người khác, và họ che đậy cơn giận dữ của mình bằng những lời giả hình. Môi miệng sốt sắng với một tấm lòng độc ác giống như bình đất bọc cặn bạc (Châm Ngôn 26:23 NKJV). Nếu chúng ta giận dữ người khác trong lòng, mọi sự xưng nhận dồi dào của chúng ta về tình bạn đều chỉ là một lớp gỗ mỏng manh che phủ lớp đất sét tầm thường. Ambroise Bierce đã viết: “Hãy nói khi bạn giận dữ, và bạn sẽ nói lời hay nhất mà bạn sẽ mãi mãi hối hận.”

Thay vì che đậy cơn giận của mình bằng cặn bã tầm thường, chúng ta phải che đậy tội lỗi của người khác bằng tình yêu chân thật. Sự ghen ghét xui điều tranh cạnh, nhưng lòng thương yêu lấp mọi tội lỗi (Châm Ngôn 10:12 NKJV 1Phi-e-rơ 4:8). Tình yêu thương không bỏ qua tội lỗi hay khuyến khích tội nhân tìm cách che giấu tội lỗi khỏi Chúa (Châm Ngôn 28:13 1Giăng 1:9) nhưng tình yêu thương không kể tội với người khác (Sáng Thế Ký 9:18-29). Nếu tôi giận dữ với ai và người ấy phạm tội, tôi sẽ bị cám dỗ để lan truyền tin tức như một cách san bằng.

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng lời nói mạnh mẽ: Con có thấy kẻ hốp tốp trong lời nói mình chăng? Có sự trông cậy cho kẻ ngu muội hơn cho hắn (Châm Ngôn 29:20 NKJV). Kẻ trả lời trước khi nghe, thật là sự điên dại và hổ thẹn cho hắn (Châm Ngôn 18:13 NKJV, chú ý câu 17). Lòng người công bình nghiên cứu cách đáp lời, nhưng miệng kẻ gian ác buông ra điều dữ (Châm Ngôn 15:28 NKJV Châm Ngôn 10:19). Lời thiếu thận trọng đâm xoi khác nào gươm (Châm Ngôn 12:18 NIV). Nhưng lời thiếu thận trọng không chỉ làm tổn thương người khác, , chúng còn có thể làm tổn thương chúng ta vì chúng ta đã nói chúng ra. Ai giữ lấy miệng lưỡi mình, giữ linh hồn mình khỏi hoạn nạn (Châm Ngôn 21:23 NKJV Châm Ngôn 13:3). Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta lập những lời hứa hấp tấp với Chúa hoặc với người khác (Châm Ngôn 20:25 Châm Ngôn 22:26-27 Truyền Đạo 5:1-5).

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng cách nói quá nhiều: Trong sự nhiều lời, tội lỗi nào có thiếu, nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan (Châm Ngôn 10:19 NKJV). Miệng kẻ ngu muội buông ra sự ngu muội (Châm Ngôn 15:2). Người nào kỷ luật lưỡi mình có thể điều khiển cả thân thể mình (Gia-cơ 3:1-2). Có kỳ nín lặng và có kỳ nói ra (Truyền Đạo 3:7). Và người khôn ngoan biết cách giữ sự yên lặng của mình (Châm Ngôn 11:12-13 Châm Ngôn 17:28).

Chúng ta làm tổn thương người khác bằng cách nói thay vì làm việc: Mọi công việc chăm chỉ đem lại ích lợi, nhưng nói nhiều chỉ dẫn đến sự nghèo khó (Châm Ngôn 14:23 NIV). Loài người dường như được chia làm ba hạng: “người mơ mộng” là người có những tư tưởng lớn nhưng không hoàn thành được bao nhiêu “người hay nói” là người vận động các cơ hàm và dây thanh quản chứ không phải tay và chân của họ, và “những người hay làm” là người nói ít nhưng biến giấc mơ của họ thành hiện thực với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.

4.Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể giúp chúng ta sử dụng món quà về lời nói vì lợi ích

Khi Đa-vít cầu nguyện, Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy canh giữ trước miệng tôi, giữ cửa của môi tôi (Thi Thiên 141:3), ông đã làm một điều khôn ngoan và nêu gương tốt. Mọi dân sự của Đức Chúa Trời cần phải dâng thân thể mình cho Chúa (Rô-ma 12:1) và điều này kể đến môi và lưỡi. Chúng ta cũng phải đầu phục lòng mình trước Chúa, vì điều gì ra khỏi miệng đều xuất phát từ trong lòng.

Câu Châm Ngôn 16:1 từng là sự giúp đỡ lớn đối với tôi, đặc biệt khi tôi được yêu cầu cho lời khuyên: Những kế hoạch trong lòng thuộc về loài người, nhưng sự đáp lời của lưỡi đến từ Đức Giê-hô-va (NIV). Khi bạn liên kết điều này với Châm Ngôn 19:21, nó cho bạn sự khích lệ lớn. Có nhiều kế hoạch trong lòng một người, nhưng chính mục đích của Đức Giê-hô-va thành được (NIV). Vào nhiều dịp, tôi đã phải thực hiện những quyết định về những vấn đề phức tạp, và Chúa đã cho tôi ngay những lời phải nói. Tuy nhiên, nếu lòng tôi không liên hệ với Lời Chúa và đầu phục ý muốn Ngài, Thánh Linh có lẽ đã không thể hướng dẫn tôi. Nếu chúng ta lập những kế hoạch tốt nhất mà mình có thể và giao phó chúng cho Chúa, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta trong điều chúng ta nói và làm.

Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta “ra-đa thuộc linh” để chúng ta có thể xác định tình thế và thực hiện lời đáp đúng đắn. Môi người công bình biết điều gì có thể chấp nhận được (Châm Ngôn 10:32). Một người có sự vui vẻ bởi lời đáp của miệng mình và một lời được nói phải thì lấy làm tốt biết bao (Châm Ngôn 15:23 NKJV Ê-sai 50:4-6). Lòng người công bình nghiên cứu cách đáp lời, nhưng miệng kẻ ác buông ra điều dữ (Châm Ngôn 15:28 NKJV). Có vẻ đẹp và giá trị trong lời được nói cách thích hợp (Châm Ngôn 25:11-12).

Người nào nói cách khôn ngoan, nói điều đúng đắn vào đúng lúc, đùng cách là người cất giữ lẽ thật của Đức Chúa Trời trong lòng mình. Sự khôn ngoan được tìm thấy trên môi miệng của người có sự thông sáng (Châm Ngôn 10:13 NKJV) và sự thông sáng đó đến từ Lời Đức Chúa Trời. Người khôn ngoan để dành tri thức (Châm Ngôn 10:14 NKJV). Họ “được đẫy dẫy” Lời Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 3:16). Lòng người khôn ngoan dạy dỗ miệng mình, và thêm sự học thức nơi môi mình (Châm Ngôn 16:23 NKJV). Nếu chúng ta dành lòng mình cho sự nghiên cứu nghiêm túc về Lời Chúa, thậm chí trong lúc chúng ta đang chia xẻ lẽ thật với người khác, Đức Chúa Trời sẽ dạy chúng ta nhiều hơn về lẽ thật của Ngài. Tôi đã để điều này xảy ra trong khi giảng dạy Lời Chúa, và đó là một kinh nghiệm kỳ diệu về sự nhân từ của Đức Chúa Trời.

Một trong những giáo viên trung học của tôi đã từng nói: “Thùng rỗng kêu to” và cô ấy nói đúng. Rất thường trong những buổi nhóm hội đồng của hội thánhvà những buổi họp về công việc, những người nói nhiều nhất thì có ít điều để nói nhất. Những người không chuẩn bị tấm lòng cho những buổi nhóm như vậy đều đang khiến bản thân sẵn sàng để trở thành công cụ của ma quỉ làm ngăn trở công việc Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đầy dẫy Lời Chúa và được Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta sẽ là một phần của câu trả lời chứ không phải một phần của vấn đề.

Bạn đã nghe chuyện ngụ ngôn về ông vua và thực đơn chưa? Một vị vua nọ có lần đã yêu cầu đầu bếp của ông chuẩn bị cho ông thức ăn ngon nhất thế gian, và ông được phục vụ món ăn là cái lưỡi. Khi vua yêu cầu món ăn dở nhất thế gian, cũng được phục vụ cái lưỡi. Ông vua bối rối hỏi: Tại sao ngươi phục vụ ta cùng một thức ăn vừa ngon nhất vừa dở nhất? Đầu bếp đáp: “Tâu bệ hạ, bởi cái lưỡi là thứ tốt nhất khi được sử dụng cách khôn ngoan và đầy tình yêu thương, nhưng nó là thứ tệ hại nhất khi được sử dụng cách bất cẩn và không tử tế.”

Sống chết ở nơi quyền của lưỡi (Châm Ngôn 18:21 NKJV)

Miệng người công bình là một nguồn sự sống (Châm Ngôn 10:11 NIV).

Hãy chọn lấy sự sống!

5. Hay dọn đường cho người công bình!

Những ai vâng theo sự khôn ngoan được dạy trong Lời Đức Chúa Trời sẽ trở nên khéo léo hơn trong việc giải quyết những công việc của đời sống. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng sự khôn ngoan này là một bộ qui tắc hay một tập hợp “những công thức thành công” mà bất cứ ai có thể thỉnh thoảng áp dụng khi cảm thấy thích.Làm theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là một nỗ lực thường trực. Lời Ngài trước tiên phải hành động trong lòng và biến đổi tính cách chúng ta trước khi chúng ta có thể trở nên loại người Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn và chúc phước.Bạn không cần tính cách tin kính trong những ngày này làm một thành công trong việc kiếm tiền. Nhiều người nổi tiếng Hollywood, những doanh nhân thiếu trung thực, và những chính khách lừa dối đã chứng minh điều đó. Nhưng nếu bạn quan tâm đến việc tạo một đời sống, bạn phải chuyên về việc xây dựng tính cách tin kính.

Điều nầy giải thích vì sao những từ “công bình” và “sự công bình” được sử dụng rất thường xuyên trong sách Châm ngôn. Sự khôn ngoan dẫn dắt trong con đường công bình (Châm Ngôn 8:20) và ở trong đường công bình là sự sống (Châm Ngôn 12:28). Triển vọng của người công bình là vui vẻ, còn hy vọng của kẻ ác đi đến hư không (Châm Ngôn 10:28, NIV). Kẻ ác có hy vọng nhưng đó là những hy vọng sai lầm, vì vậy chúng ta cần phải tra xét lòng mình và biết chắc chúng ta ở giữa vòng người công bình thật sự có hy vọng, và chúng ta là loại người mà Chúa có thể giao phó những phước hạnh của Ngài

1. Đức Chúa Trời của sự công bình

Những từ Hê-bơ-rơ trong sách Châm ngôn được dịch là công bình, sự công bình, ngay thẳng, sự ngay thẳng mô tả hạnh kiểm đạo đức thích hợp với những tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và tính cách đạo đức đến từ mối liên hệ đúng đắn với Chúa và Lời Ngài. Sự công bình thật không chỉ là đặt chân vào hàng lối và vâng theo những qui tắc. Như Chúa Giê-xu dạy dỗ trong Bài Giảng Trên Núi, chúng ta có thể vâng theo luật pháp ở bên ngoài trong khi trau giồi tội lỗi ở bên trong. Chúng ta không giết người hoặc không phạm tội tà dâm thì chưa đủ, chúng ta cũng không nên chứa chấp sự ghen ghét và tham lam ở trong lòng mình (Ma-thi-ơ 5:21-48).

Đức Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời công bình: Tính cách của Ngài thánh khiết và vô tội (1Giăng 1:5), tất cả những gì Ngài phán và thực hiện đều đúng đắn và công bình. Ngài là Hòn Đá, công việc Ngài là trọn vẹn. vì mọi đường lối Ngài là sự công bình, một Đức Chúa Trời của lẽ thật và không có sự bất công, Ngài là công bình và chánh trực (Phục truyền 32:4 NKJV). Vì Đức Giê-hô-va là công bình. Ngài yêu sự công bình. Mặt Ngài nhìn thấy những người ngay thẳng (Thi Thiên 11:7 NKJV).

Lời Đức Chúa Trời là công bình: Ta mở môi để nói điều ngay thẳng…Mọi lời của miệng ta là công bình, không lời nào cong vạy hoặc sai lầm. Tất cả đều ngay thẳng cho người thông hiểu, chúng hoàn hảo cho những người có tri thức (Châm Ngôn 8:6,Châm Ngôn 8:8-9 NIV Thi Thiên 119:138). Lời Đức Chúa Trời bày tỏ Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, Lời Ngài giống như tính cách Ngài, có thể tin cậy được.

Các quốc gia khác có thần, đềnthờ, thầy tế lễ và của lễ của họ, nhưng chỉ dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống, Đấng phán với họ và ban cho họ Lời Ngài. Có dân tộc nào từng nghe tiếng Đức Chúa Trời từ trong lửa phán ra như ngươi đã nghe, mà còn sống chăng? …Từ trên trời Ngài khiến ngươi nghe tiếng Ngài, để Ngài có thể dạy dỗ ngươi, trên đất Ngài cho người thấy đám lửa lớn của Ngài, và ngươi nghe Lời Ngài từ giữa đám lửa (Phục truyền 4:33,Phục truyền 4:36 NKJV).

Tuy nhiên, đặc quyền nghe lời Đức Chúa Trời đem theo nó trách nhiệm vâng theo điều Ngài ra lệnh. Vì vậy ngươi sẽ giữ những luật lệ và điều răn của Ngài mà ngày nay ta truyền cho ngươi, hầu cho điều đó có thể đồng hành tốt với ngươi cùng con cháu sau ngươi, và hầu cho ngươi có thể kéo dài những ngày của ngươi ở trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi mãi mãi (Phục truyền 4:40 NKJV). Hãy hiểu rằng anh em đừng từ chối Đấng phán ra (Hê-bơ-rơ 12:25 NKJV).

Những hành động của Đức Chúa Trời là công bình: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng làm ra sự thương xót, chính trực và công bình trên đất, vì ta ưa thích những sự ấy (Giê-rê-mi 9:24 NIV). Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi là công bình trong mọi việc Ngài làm (Đa-ni-ên 9:14 NIV). Chúng ta có thể nghi ngờ những kế hoạch của Đức Chúa Trời và thậm chí lên án Ngài bất công, nhưng không ai có thể thành công trong việc chứng minh rằng Đức Chúa Trời từng làm bất cứ điều gì sau. Đức Giê-hô-va ở giữa nó là công bình, Ngài sẽ không làm sự bất công nào. Mỗi buổi mai Ngài đem sự công bình của Ngài ra ánh sáng, Ngài không bao giờ thiếu sót (Sô-phô-ni 3:5 NIV).

Đức Chúa Trời muốndân sự Ngài công bình. Không thể suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời công bình sẽ vi phạm chính bản chất của Ngài và bất phục chính Lời Ngài bằng cách bảo dân sự Ngài hãy thiếu công bình hơn.Trước khi ban cho Y-sơ-ra-ên luật pháp Ngài, Đức Chúa Trời đã phán: Vậy bây giờ, nếu các ngươi thật sự vâng theo tiếng ta và giữ giao ước ta, thì các ngươi sẽ là một của báu đặc biệt đối với ta trên muôn dân, và các ngươi đối với ta sẽ là một nước thầy tế lễ cùng một dân tộc thánh (Xuất Ê-díp-tô 19:5-6 NKJV). Chúa Giê-xu lập lại ước muốn thiêng liêng này khi Ngài phán: Thế thì, các ngươi hãy nên trọn vẹn như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn (Ma-thi-ơ 5:48 NKJV).

Dĩ nhiên, vấn đề ở chỗ con người là con người. Và điều đó nghĩa là họ là tội nhân. Mọi đường lối của một người là chính đáng theo mắt mình, song Đức Giê-hô-va cân nhắc cái lòng (Châm Ngôn 21:2 NKJV). Chẳng có một người công bình trên đất làm điều ngay thẳng mà chẳng từng phạm tội (Truyền Đạo 7:20 NIV). Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không (Rô-ma 3:10 Thi Thiên 14:1-3). Làm sao tội nhân có thể công bình trước một Đức Chúa Trời tuyệt đối công bình?

Khi bạn đọc sách Châm ngôn, bạn khám phá rằng Đức Chúa Trời đề cập nhiều tội lỗi khác nhau mà con người đã phạm trong Y-sơ-ra-ên ngày xưa và vẫn phạm trong những cộng đồng của chúng ta ngày nay, những tội lỗi như giận dữ, lừa dối, trộm cắp, giết người, vu cáo, thèo lẻo, say sưa, gian dâm, hối lộ, ghen tị, chống nghịch cha mẹ, và vô số những điều khác mà tất cả chúng ta sẽ nhận ra. Sách Châm ngôn cho biết rằng con người là tội nhân.

Đức Chúa Trời ban sự công bình cho những ai chấp nhận: Làm sao một tội nhân có thể đủ công bình làm hài lòng Đức Chúa Trời thánh khiết? Nếu Đức Chúa Trời công bình, thì điều Ngài có quyền làm là kết án kẻ ác và tiếp nhận người công bình, nhưng không có người công bình nào cho Ngài tiếp nhận! Chúng ta chắc chắn không trở nên công bình bằng cách sùng đạo. Làm sự công bình và ngay thẳng được Đức Giê-hô-va chấp nhận hơn của lễ (Châm Ngôn 21:3). Vua Sau-lơ bất tuân đã học bài đó từ Sa-mu-ên (1Sa-mu-ên 15:22) và nguyên tắc quan trọng này đã được nhiều tiên tri khác lặp lại (Ê-sai 1:11-17 Giê-rê-mi 7:22-23 Mi-chê 6:6-8).

Thật ra, Ê-sai đã nói rằng sự công bình của chúng ta là “áo nhớp” trước mặt Đức Chúa Trời (Ê-sai 64:6), vậy tội lỗi chúng ta phải giống cái gì đối với Ngài?

Ai xưng kẻ ác là công bình, và ai lên án người công bình, cả hai đều là sự gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va (Châm Ngôn 17:15 NKJV). Nhưng đó chính xác là điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm! Con Ngài, Chúa Giê-xu Christ, đã chết vì tội lỗi của thế gian. Đấng công bình thay cho kẻ không công bình (1Phi-e-rơ 3:18). Sự xét đoán lẽ ra là của chúng ta đã bị đặt trên Ngài (1Phi-e-rơ 2:23). Đức Chúa Trời kể những người bất kính là công bình (tuyên bố là công bình) không phải khi họ làm việc thiện nhưng là khi họ đặt niềm tin nơi Đấng Christ. Song kẻ chẳng làm việc chi hết (vì sự công bình) nhưng tin Đấng xưng những kẻ bất kính là công bình, thì đức tin kẻ ấy được kể là công bình (Rô-ma 4:5 NKJV) (1).

Sa-lô-môn đã viết: Kẻ ác là một giá chuộc cho người công bình và kẻ có tội thế chỗ cho người ngay thẳng (Châm Ngôn 21:18), nhưng điều đó không đúng tại đồi Gô-gô-tha.Nơi đó Đấng Công bình đã trở nên một giá chuộc chokẻ ác khi Chúa Giê-xu bị kể vào hàng kẻ có tội và chịu chết vì tội lỗi chúng ta (Ê-sai 53:4-6,Ê-sai 53:12). Cách duy nhất để trở nên công bình trước mặt Đức Chúa Trời là tin Chúa Giê-xu Christ và tiếp nhận sự công bình của Ngài như món quà vô điều kiện của Đức Chúa Trời (Rô-ma 5:17 2Cô-rinh-tô 5:21) (2). Khi ấy chúng ta có thể bắt đầu bước đi “lối của sự công bình” và vui hưởng những phước hạnh của Chúa.

Không phải bất cứ ai tuyên bố mình thuộc về người công bình thì đều thật sự là con Đức Chúa Trời. Dân Đức Chúa Trời hiểu sự công bình (Châm Ngôn 2:9) vì họ suy gẫm Lời Ngài và tìm cách vâng theo. Họ làm sự công bình (Châm Ngôn 1:3 Châm Ngôn 25:26) vì đức tin thật luôn dẫn đến việc làm (Gia-cơ 2:14-26). Họ nói sự công bình (Châm Ngôn 10:11 Châm Ngôn 12:6,Châm Ngôn 12:17 Châm Ngôn 13:5 Châm Ngôn 15:28 Châm Ngôn 16:13) và lời nói của họ có thể đáng tin cậy, họ theo đuổi sự công bình và khiến nó trở thành niềm say mê của lòng họ. Đức Giê-hô-va ghét đường lối của kẻ ác, nhưng Ngài yêu mến người nào theo đuổi sự công bình (Châm Ngôn 15:9 NIV). Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ (Ma-thi-ơ 5:6).

Khi con người xứng đáng với Đức Chúa Trời, Ngài dẫn dắt họ trong lối ngay thẳng (Châm Ngôn 4:11) và dạy họ điều ngay thẳng (Châm Ngôn 8:6). Trí và lòng họ đầy dẫy những tư tưởng công bình (Châm Ngôn 12:5) và môi họ nói những lời ngay thẳng (Châm Ngôn 23:16). Việc làm của họ ngay thẳng (Châm Ngôn 21:8) vì Đức Chúa Trời hành động trong họ và qua họ để hoàn thành ý muốn của Ngài (Phi-líp 2:12-13).

2.Lối của người công bình

Trong bài học của chúng ta về Châm ngôn chương 2-4, chúng ta biết rằng đi theo con đường của sự khôn ngoan được ví sánh với người hành hương trên con đường. Khi chúng ta làm theo sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời bảo vệ, hướng dẫn và hoàn chỉnh lối của chúng ta. Ước muốn của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là chúng ta đi trong con đường tốt lành, gìn giữ các lối của sự công bình (Châm Ngôn 2:20). Chúng ta được cảnh cáo không nên lắng nghe kẻ ác, kẻ bỏ đường ngay thẳng mà đi trong các lối tối tăm (Châm Ngôn 2:13 NKJV), chúng ta cũng không nên chú ý những lời quyến dụ của người đàn bà gian ác mà nhà nó xiêu qua sự chết, và những con đường nó dẫn đến chốn kẻ thác (c.18 NKJV).

Tôi đã đọc về một giao lộ bị phá hỏng ở vùng đồng cỏ Canada, nơi ai đó đã đặt biển báo rằng: “Hãy coi chừng con đường mòn nào bạn chọn – bạn sẽ đi trên đó một thời gian dài”. Mỗi chúng ta phải chọn một trong hai con đường, con đường nào chúng ta chọn quyết định nơi chúng ta đến (Ma-thi-ơ 7:13-14). Nó cũng quyết định tính chất của đời sống chúng ta sẽ kinh nghiệm suốt đường. Sa-lô-môn chỉ ra một số phước hạnh đến với ai đi con đường của sự sống và sự khôn ngoan.

Trước hết, dân sự Đức Chúa Trời kinh nghiệm sự hướng dẫn của Ngài. Sự công bình của người trọn vẹn sẽ hướng dẫn đúng lối người, nhưng kẻ ác sẽ sa ngã bởi sự gian ác của mình (Châm Ngôn 11:5 NKJV). Chúa hướng dẫn lối của những ai tin cậy và vâng lời (Châm Ngôn 3:5-6), vì Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài biết ý muốn Ngài (Công vụ 22:14) và vui mừng làm theo (Ê-phê-sô 6:6). Chúa chỉ bày tỏ ý muốn Ngài cho ai sẵn sàng vâng theo (Giăng 7:17).

Trên lối của người công bình, dân Đức Chúa Trời cũng kinh nghiệm sự giải cứu. Sự công bình của người ngay thẳng sẽ giải cứu họ, nhưng kẻ có tội sẽ bị mắc trong sự gian ác mình (Châm Ngôn 11:6). Người tin kính chắc chắn có phần về những hoạn nạn và thử thách, nhưng Chúa hứa giúp họ và khiến những từng trải này trở nên ích lợi (Rô-ma 8:28). Người công bình kêu cầu, Đức Giê-hô-va bèn nghe và giải cứu người khỏi các sự gian truân (Thi Thiên 34:17). Sự vâng lời Chúa giữ chúng ta khỏi nhiều gian truân mà tội nhân phải trải qua, nhưng khi Chúa cho phép chúng ta chịu khổ, Ngài hứa giúp chúng ta vượt qua. Kẻ ác bị mắc bẫy bởi sự vi phạm của môi mình, nhưng người công bình sẽ thoát khỏi hoạn nạn (Châm Ngôn 12:13).

Chúng ta có sự chu cấp của Đức Chúa Trời cho mọi cần nhu nếu chúng ta bước đi trong sự khôn ngoan của Ngài. Ta đi trong con đường công bình, theo các lối ngay thẳng, để ban của cải cho kẻ yêu mến ta và làm cho kho tàng họ đầy dẫy (Châm Ngôn 8:20-21 NIV). Đây không phải là sự khuyến khích để chúng ta nhảy vọt lên chiếc xe “sức khỏe – giàu có – thành công.” Sách Châm ngôn vốn được viết cho dân Do Thái dưới giao ước cũ, theo đó, phước hạnh về vật chất là một phần của lời hứa Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 28:1-14). Tín đồ ngày nay có thể biết chắc về sự chu cấp của Đức Chúa Trời cho mọi nhu cầu của mình khi họ vâng theo ý muốn Ngài (Phi-líp 4:19 Ma-thi-ơ 6:24-34).

Đối với chúng ta, đôi khi dường như người công bình chịu khổ và kẻ ác được thịnh vượng, nhưng đức tin nhìn xa hơn ngày hôm nay và xem xét nơi đâu kẻ bất kính kết thúc (Thi Thiên 73:1-28). Thà ít của mà có sự công bình hơn là nhiều hoa lợi mà không ngay thẳng (với sự bất chính) (Châm Ngôn 16:8). Sự thịnh vượng thật của chúng ta không phải ở trên đất này nhưng ở trong sự vinh hiển khi chúng ta nhìn thấy Chúa. Tai họa đuổi theo kẻ có tội nhưng sự thịnh vượng là phần thưởng của người công bình (Châm Ngôn 13:21 NIV).

3. Ảnh hưởng của người công bình

Đời sống công bình không nên trở thành một từng trải cô đơn và ích kỷ. Khi Đức Chúa Trời chúc phước người công bình, Ngài làm điều đó để họ có thể chia xẻ ơn phước với người khác. Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham, Ta sẽ ban phước cho ngươi và ngươi sẽ thành một phước hạnh (Sáng Thế Ký 12:2 NKJV). Người được phước như ở Thi Thiên 1, như một cây sinh trái để người khác hưởng (Thi Thiên 1:3). Người công bình sẽ phát triển như lá xanh…kết quả của người công bình là cây sự sống (Châm Ngôn 11:28,Châm Ngôn 11:30 NIV).

Chúng ta hãy theo dõi những vòng ảnh hưởng phát ra từ đời sống của những người thuộc về Đức Chúa Trời, bước đi trên lối của Ngài.

Họ được phước qua tính cách mình: Nhà truyền giáo người Mỹ nổi tiếng Phillips Brooks đã nói rằng mục đích của đời sống là xây dựng tính cách qua lẽ thật. Tính cách Cơ-đốc là một thứ mà chúng ta sẽ mang theo mình đến Thiên đàng. Chúng ta sẽ đều có thân thể vinh hiển giống Chúa (Phi-líp 3:20-21 1Giăng 3:1-3) và chúng ta đều vui sướng trong sự hiện diện của Ngài, nhưng chúng ta đều sẽ không lập tức có cùng một khả năng đánh giá đúng những điều thuộc linh.Mỗi chiếc bình sẽ được đổ đầy, nhưng không phải mọi bình sẽ cùng kích cỡ. Những ai đã bước đi gần với Chúa sẽ vui mừng gặp Ngài (2Ti-mô-thê 4:8), nhưng những người khác sẽ bị hổ thẹn trước mặt Ngài trong kỳ Ngài ngự đến (1Giăng 2:28).

Người công bình ao ước điều tốt nhất từ Chúa, và Ngài ban điều đó cho họ (Châm Ngôn 10:24 Châm Ngôn 11:23). Khi chúng ta vui mừng trong Chúa, chúng ta sẽ muốn những điều làm vui lòng Ngài (Thi Thiên 37:4). Sự phát triển về nhận thức thuộc linh, một khao khát tin kính, và khả năng chọn lựa điều tốt nhất (Phi-líp 1:9-11) là một trong những sản phẩm được chúc phước của sự bước đi thánh khiết với Đức Chúa Trời. Càng trở nên giống với Đấng Christ hơn, chúng ta càng ít vui thích “lạc thú” của thế gian này và trông đợi sự giàu có của thế giới hầu đến.

Dĩ nhiên, tính cách tin kính đến từ việc sống bằng Lời Chúa và học tập cuộc đời nên thánh. Hãy khuyên dạy người khôn ngoan thì người sẽ khôn ngoan hơn. Hãy dạy dỗ người công bình, thì người sẽ gia tăng về học thức (Châm Ngôn 9:9). Thậm chí sự quở trách cũng giúp người tin kính trưởng thành. Chớ trách kẻ nhạo báng, e nó ghét con, hãy trách người khôn ngoan thì người sẽ yêu mến con (c.8, NKJV).

Người công bình tử tế và rời rộng (Châm Ngôn 21:26) và bày tỏ sự tử tế của họ không chỉ trong cách họ đối xử con người (Châm Ngôn 29:7) mà còn trong cách họ đối xử với thú vật. Người công bình coi sóc sự sống của súc vật mình, nhưng sự thương xót dịu dàng của kẻ ác là tàn bạo (Châm Ngôn 12:10 NKJV).

Họ được phước trong gia đình mình: Sự rủa sả của Đức Chúa Trời ở trên nhà kẻ ác, song Ngài ban phước cho gia đình người công bình (Châm Ngôn 3:33 NIV). Nhà kẻ ác sẽ bị đánh đổ, song trại người ngay thẳng sẽ được hưng thạnh (Châm Ngôn 14:11 NKJV). Kẻ ác có thể sống trong nhà và người công bình chỉ có chiếc lều, nhưng có sự chúc phước của Chúa, lều của người công bình sẽ là một cung điện! Kẻ ác bị đánh đổ và không còn nữa, nhưng nhà người công bình sẽ đứng vững (Châm Ngôn 12:7).

Trong văn hóa Hê-bơ-rơ, “nhà” chỉ về gia đình cũng như kiến trúc trong đó gia đình cư trú (2Sa-mu-ên 7:16,2Sa-mu-ên 7:25,2Sa-mu-ên 7:27) nghĩa là con cái của người tin kính được kể đến trong sự chúc phước. Người công bình bước đi trong sự chính trực, con cháu người được phước sau người (Châm Ngôn 20:7 NKJV). Nhờ sự khôn ngoan cửa nhà được xây cất nên, và bởi sự thông sáng nó được vững vàng. Nhờ tri thức, các phòng được đầy dẫy mọi của cải quý báu và đẹp đẽ (Châm Ngôn 24:3-4 Châm Ngôn 14:1).

Một trong những phần thưởng lớn nhất trong đời sống là làm một nguồn phước cho con cháu bạn. Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, hay là dòng dõi người đi ăn mày (Thi Thiên 37:25 NKJV). Phước hạnh này bao gồm những thứ vật chất (Châm Ngôn 13:22) nhưng nó thậm chí áp dụng nhiều hơn cho của báu thuộc linh.

Khi tôi ra đời, một bác sĩ bảo cha mẹ tôi rằng tôi sẽ không sống quá 2 tuổi nhưng Chúa đã giúp họ có thể nuôi nấng tôi, dầu tôi không phải là một đứa trẻ khỏe mạnh. Vì sao tôi sống sót? Một phần vì người ông tuyệt vời đã cầu nguyện những năm trước đó để có một người dâng mình truyền giáo Phúc Âm trong mỗi thế hệ của gia đình tôi – và đã có! Kỷ niệm người công bình được phước, nhưng tên kẻ ác sẽ rục đi (Châm Ngôn 10:7).

Giống như chim bay khỏi tổ nó chính là người xa cách gia đình mình (Châm Ngôn 27:8 NIV). Trong xã hội người Mỹ cùng thời chúng ta, khoảng 17% dân số tái định cư mỗi năm, nhưng ở Y-sơ-ra-ên thời xưa, người ta sống gần với gia đình.Gia đình mở rộng là tiêu chuẩn, với con cháu học cách tôn kính tổ tiên và học từ họ cách kính trọng. Người đi xa khỏi gia đình hoặc không được kết quả gì, hoặc phải ra đi vì những vấn đề gia đình.

Nhưng câu Kinh Thánh này áp dụng về mặt thuộc linh cũng như địa lý: Chúng ta không nên đi xa khỏi gương mẫu của tổ tiên tinkính của chúng hoặc những của báu thuộc linh họ để lại cho chúng ta. Bi thảm thay khi con cháu chế nhạo và chối bỏ di sản thuộc linh của gia đình mình và ngược lại quay sang con đường của thế gian.

Họ được phước với tư cách là công dân và người lãnh đạo: Khi người công bình hưng thịnh, cả thành vui mừng, và khi kẻ ác hư mất, có sự hoan hỉ. Nhờ sự chúc phước của người ngay thẳng, thành được tôn cao song nó bị đánh đổ bởi miệng kẻ ác (Châm Ngôn 11:10-11 NKJV). Khi người công bình có quyền hạn, dân sự vui mừng, nhưng khi kẻ ác cai trị, dân sự rên siết (Châm Ngôn 29:2 NKJV).

Y-sơ-ra-ên là một nước quân chủ và vua được trông mong cai trị trong sự kính sợ Chúa (Châm Ngôn 20:8,Châm Ngôn 20:26). Phạm sự gian ác ấy là điều gớm ghiếc cho vua chúa vì ngôi được bền vững bởi sự công bình (Châm Ngôn 16:12). Hãy trừ kẻ ác khỏi trước mặt vua thì ngôi người sẽ được bền vững trong sự công bình (Châm Ngôn 25:5). Đức Chúa Trời đã đuổi các dân tộc Ca-na-an vì tội lỗi của họ đáng gớm ghiếc cho Ngài (Phục truyền 12:29-32) và Ngài đã sửa phạt Y-sơ-ra-ên khi họ bắt chước tội lỗi của những dân tộc đó (Các Quan Xét 2:1-23). Đức Chúa Trời không tha thứ cho tội thờ hình tượng.

Bằng cách quay lưng với luật pháp Đức Chúa Trời, các vua gian ác đã dẫn đường cho dân tộc trở nên gian ác. Bất cứ dân tộc nào có một vua tin kính như Đa-vít, Giô-si-a hoặc Ê-xê-chia, Đức Chúa Trời ban phước cho dân sự Ngài. Nhưng khi một vua bất kính lên ngôi, Chúa rút lại phước hạnh và phó họ cho những phương sách riêng của họ. Cuối cùng, vương quốc Y-sơ-ra-ên phía Bắc bị A-sy-ri chiếm lấy, vương quốc Giu-đa phía Nam bị lưu đày ở Ba-by-lôn và Giê-ru-sa-lem cùng đền thờ bị hủy phá.

Suốt thời kỳ suy tàn thuộc linh, chính những người công bình tin kính còn sót lại đã duy trì ngọn lửa bập bùng của sự sống thuộc linh trong dân tộc. Khi các tiên tri giả, các thầy tế lễ tham lam và các vua tàn bạo hiệp nhau để dẫn dân tộc đi xa Đức Chúa Trời chân thật, chính những người trung tín còn sót lại đã hầu việc như muối và ánh sáng trong xứ. Bây giờ những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau, thì Đức Giê-hô-va để ý mà nghe, và một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến danh Ngài (Ma-thi-ơ 3:16).

Y-sơ-ra-ên là dân tộc duy nhất có mối liên hệ giao ước đặc biệt với Đức Chúa Trời, nhưng nguyên tắc của Châm Ngôn 14:34 vẫn đứng vững, sự công bình tôn cao một nước, nhưng tội lỗi là một sự sỉ nhục cho bất cứ dân tộc nào (NIV). Phục truyền 12:1-32 A-mốt 1:1-2:16 Rô-ma 1:8-32 cho biết rõ rằng Đức Chúa Trời xét đoán các dân ngoại vì tội lỗi họ dù Ngài không ban cho họ cùng một luật pháp mà Ngài đã ban cho Y-sơ-ra-ên (Thi Thiên 147:19-20). Các lãnh đạo dân tộc không thể thoát khỏi sự xét đoán của Đức Chúa Trời khi họ dẫn dân tộc đi xa khỏi những tiêu chuẩn thánh khiết của Đức Chúa Trời. Việc hợp pháp hóa tội lỗi không làm cho nó trở thành công chính. Không có gì ngạc nhiên khi Thomas Jefferson đã viết: “Thật sự tôi run sợ cho đất nước tôi khi tôi nhớ lại rằng Đức Chúa Trời là công bình.”

Cha mẹ tin kính có thể nuôi nấng con cái tin kính, và con cái tin kính có thể cung cấp ảnh hưởng tin kính trong những cộng đồng của họ và trong đất nước. Trong một nền dân chủ, nơi mà chức lãnh đạo được bầu cử chứ không do thừa kế, những người sót lại của Chúa phải sử dụng ảnh hưởng của sự công bình càng nhiều càng tốt. Chắc chắn mọi tín hữu phải cầu nguyện cho những người trong chính quyền (1Ti-mô-thê 2:1-8). Tôi đã giảng dạy lời Chúa ở hàng trăm hội thánh và hội nghị tại Mỹ, và tôi thú nhận rằng tôi hiếm khi nghe những lãnh đạo chính quyền được đề cập trong những lời cầu nguyện trên bục giảng. Nếu hội thánh vâng theo Lời Chúa và cầu nguyện, các lãnh đạo quốc gia sẽ phải quan tâm đến Đức Chúa Trời trong những suy nghĩ chín chắn của họ. Lòng của vua như nước trong tay Thượng Đế. Tay nghiêng về bên nào nước chảy về bên ấy (Châm Ngôn 21:1 NIV).

Thỉnh thoảng tôi cũng nghe người ta kêu rên về tình trạng của quốc gia, nhưng đa số họ không chỉ ra nguyên nhân chính. Tập thể hội thánh và cá nhân tín đồ không làm công việc của họ để rao ra sự công bình. Nếu những người công bình còn sót lại rải muối và sự sáng ra nhiều hơn nữa, sẽ bớt đi sự hư nát và tối tăm (Ma-thi-ơ 5:13-16). Cơ-đốc nhân có một công việc để làm: cầu nguyện cho mọi người trong chính quyền, chinh phục người hư mất, sống đời sống tin kính và nuôi dạy con cái tin kính.

Và sẽ hữu ích nếu chúng ta khiêm nhường và tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời (2Sử Ký 7:14). Vì nếu không có hành động sâu sắc của Thánh Linh Đức Chúa Trời, thì không có hy vọng gì cho bất cứ quốc gia nào. Phước thay cho nước nào có Đức Chúa Trời làm Chúa, dân tộc nào được Ngài chọn vì cơ nghiệp Ngài (Thi Thiên 33:12 NIV).

6. Vui hưởng sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời

Hãy chú ý nhóm từ “ý muốn Đức Chúa Trời” và bạn sẽ có những đáp ứng khác nhau từ những người khác nhau, không phải tất cả đều tích cực.

Một số người sẽ nói “Không như vậy nữa! ”. Họ nhớ những năm trẻ trung khi dường như mỗi bài học và bài giảng họ đã nghe nhấn mạnh vào việc biết và làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, và tất cả dường như quá xa thực tế với họ lúc bấy giờ.

Những người khác sẽ cười cách hiểu biết, nhớ lại “những kinh nghiệm đi qua thung lũng” khó khăn của đời sống khi điều duy nhất đã giữ họ cứ đi đó là sự nhờ cậy vào ý muốn Đức Chúa Trời. Ý muốn Đức Chúa Trời không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng nó luôn tốt lành và đúng đắn.

Có lẽ một số người sẽ chẳng nói gì, nhưng họ sẽ cảm nhận một nỗi đau ẩn giấu bên trong khi họ nhớ lại đã cố tình bất tuân ý muốn Đức Chúa Trời và chịu khổ vì điều đó ra sao. Họ đã phải học một cách khó khăn cách để vui mừng trong ý muốn Đức Chúa Trời.

Cho dù chúng ta có thể cảm nhận cách cá nhân về chủ đề này, nếu chúng ta muốn khéo léo trong đời sống, chúng ta phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời là gì và nó hành động ra sao trong từng trải hằng ngày của chúng ta. Trong sách Châm ngôn, Sa-lô-môn chia xẻ với chúng ta những yếu tố cần thiết để biết, làm theo và vui hưởng ý muốn Đức Chúa Trời.

1.Đức tin

Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con. Trong mọi việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con (Châm Ngôn 3:5-6 NKJV). Hai câu này đã khích lệ tín hữu khắp nơi trong việc tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, và cho những ai đã thành thật đối diện những hoàn cảnh lời hứa chưa bao giờ bị lãng quên. Nhưng khi chúng ta nói “Tôi tin cậy nơi Chúa” chúng ta đang thật sự khẳng định điều gì?

Rằng chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời:Không một người vô tín nào lại có thể thành thật yên nghỉ nơi những lời của Châm Ngôn 3:5-6. Mặc dù Đức Chúa Trời tối cao có thể cai trị và tể trị trong đời sống của bất cứ người nào, người được cứu hoặc người hư mất (1), nhưng rõ ràng là đời sống của người chưa được cứu bị thôi thúc và tiếp sức bởi thế gian, xác thịt và ma quỉ (Ê-phê-sô 2:1-3). Chỉ tín hữu mới có thể được sự hướng dẫn của Thánh Linh ngự trị hoặc hiểu những sự dạy dỗ của Kinh Thánh, và chỉ tín hữu mới thật sự muốn hiểu và vâng theo ý muốn Đức Chúa Trời.

Rằng Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho đời sống chúng ta: Có nhiều kế hoạch trong lòng loài người, nhưng chính mục đích của Đức Giê-hô-va thành được (Châm Ngôn 19:21 NIV). Thật không thể hiểu được rằng Cha trên trời yêu thương của chúng ta sẽ ban Con Ngài để chết thay chúng ta, và sau đó để chúng ta theo đường lối riêng của mình! Chúng ta không thuộc về chính mình, vì đã được Đức Chúa Trời mua chuộc (1Cô-rinh-tô 6:19-20), vì vậy thật hữu lý khi Chủ của chúng ta phải có kế hoạch để chúng ta thực hiện vì vinh hiển Ngài. Trong Ê-phê-sô 2:10 đảm bảo với chúng ta rằng những công việc tốt lành Đức Chúa Trời muốn chúng ta thực hiện đã được định trước. Trong Phi-líp 2:12-13 Đức Chúa Trời bảo đảm với chúng ta rằng Ngài hành động trong chúng ta để thực hiện ý muốn tốt lành của Ngài. Những ta-lâng chúng ta vốn có từ lúc sinh ra (Thi Thiên 139:13-18) và những sự ban cho chúng ta nhận được lúc quy đạo (1Cô-rinh-tô 12:1-11) được kết hợp lại bởi Thánh Linh hầu cho chúng ta có thể làm điều Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm.

Rằng kế hoạch này là điều tốt nhất cho chúng ta: Làm sao một Đức Chúa Trời thánh khiết có thể muốn dành cho con cái Ngài bất cứ điều gì chưa phải là tốt nhất của Ngài? Và làm sao một Đức Chúa Trời yêu thương có thể vạch ra bất cứ điều gì làm tổn hại chúng ta? Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi ý muốn Đức Chúa Trời vì những kế hoạch xuất phát từ tấm lòng yêu thương của Ngài. Ý định của Đức Giê-hô-va đứng vững đời đời, những kế hoạch của lòng Ngài còn đến mọi thế hệ (Thi Thiên 33:1 NKJV). Nếu chúng ta không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời như sự bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chống lại một cách ương ngạnh, hoặc làm theo cách miễn cưỡng, thay vì vui hưởng nó. Đức tin nơi tình yêu và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sẽ biến đổi thái độ của chúng ta và khiến ý muốn Đức Chúa Trời trở nên sự nuôi dưỡng thay vì sự trừng phạt (Giăng 4:34).

Rằng Cha sẽ bày tỏ ý muốn Ngài trong giờ của Ngài: Chính nhờ “đức tin và sự kiên nhận” mà chúng ta nhận được điều Đức Chúa Trời hứa (Hê-bơ-rơ 6:12,Hê-bơ-rơ 6:15) và chạy trước Chúa cũng nguy hiểm như đi tụt lại phía sau một cách ương ngạng. Chẳng tốt lành khi có lòng sốt sắng mà không có tri thức, hấp tấp và lạc lối cũng vậy (Châm Ngôn 19:2 NIV). Chớ như con ngựa hoặc con la (Thi Thiên 32:9). Con ngựa vội vã đi tới, còn con la thì không muốn nhúc nhích, cả hai thái độ đều sai. Thậm chí sứ đồ Phao-lô cao trọng cũng không luôn luôn biết chính xác đường lối Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn, ông phải tạm ngưng công việc mình rồi chờ đợi sự chỉ dẫn thiêng liêng (Công vụ 16:6-10). Giờ của chúng ta ở trong tay Ngài (Thi Thiên 31:15) và Cha luôn luôn theo đúng thời điểm của Ngài (Giăng 11:6-10).

2. Sự phó thác

Việc biết và vâng theo ý muốn Đức Chúa Trời không thể là một nỗ lực nửa chừng của chúng ta, một sở thích chúng ta ham mê khi có một khẩn cấp hoặc khi chúng ta “cảm thấy thích nó.” Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin cậy Ngài bằng “cả” tấm lòng mình và nhận biết Ngài trong “mọi” việc của chúng ta. Biết và làm theo ý muốn Đức Chúa Trời không phải là “kỹ thuật thuộc linh” mà chúng ta thỉnh thoảng sử dụng. Đó là một nếp sống phó thác có liên quan đến mọi việc chúng ta làm.

Các vận động viên thành công đạt được sự theo đuổi thường trực của họ, và điều này lộ rõ trong cách họ ăn, ngủ, vận động và liên hệ với huấn luyện viên cùng đồng đội mình. Từ dành cho điều này là sự phó thác, và sự phó thác đòi hỏi sự vâng lời. Kẻ nào khinh lời dạy sẽ trả giá cho điều đó, nhưng ai tôn trọng một mệnh lệnh được ban thưởng (Châm Ngôn 13:13 NIV).

Trong sách Châm ngôn người cha khôn ngoan nhiều lần bày tỏ cho con mình những lời kêu gọi yêu thương về sự vâng lời. Hõi con, chớ quên luật lệ ta, nhưng hãy để lòng con giữ các mạng lịnh ta (Châm Ngôn 3:1 NKJV). Hỡi con, hãy giữ mạng lệnh của cha, chớ từ bỏ phép tắc của mẹ con (Châm Ngôn 6:20 NKJV). Hỡi con, hãy giữ các lời ta, và giấu các mạng lệnh ta trong lòng con (Châm Ngôn 7:1 NKJV). Ý muốn Đức Chúa Trời không phải là một sự tò mò để chúng ta nghiên cứu, đó là một mạng lệnh để chúng ta làm theo, Đức Chúa Trời không buộc phải bày tỏ ý muốn Ngài nếu chúng ta không sẵn sàng làm theo. Nếu ai khứng làm theo ý muốn Ngài, người ấy sẽ biết về đạo lý này có phải đến từ Đức Chúa Trời không, hay ta nói theo quyền của ta (Giăng 7:17 NKJV). Như F.W.Robertson đã nói: “Sự vâng lời là cơ quan của tri thức thuộc linh.”

Sự phó thác này được giải thích trong Rô-ma 12:1-2, đoạn quen thuộc khác nói về ý muốn Đức Chúa Trời.Trước khi tôi có thể “chứng minh bằng kinh nghiệm” ý muốn Đức Chúa Trời là gì, và khám phá rằng ý muốn Ngài tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn (NIV), tôi phải dâng cho Ngài thân thể, tâm trí và ý chí của tôi, một sự phó thác hoàn toàn cả con người tôi. Đây là sự trình dâng một lần đủ cả, nhưng nó cần phải được đổi mới mỗi ngày khi chúng ta gặp Chúa trong sự thờ phượng và cầu nguyện.

Một người bạn của tôi là Mục sư, có lần nói với tôi: “Có quá nhiều ‘Cơ-đốc nhân tự phục vụ’ trong hội chúng của chúng ta thay vì để Đức Chúa Trời hoạch định cả bữa ăn và chấp nhận nó, họ bới tìm và chọn những gì mình muốn, và họ bỏ lỡ những món ăn ngon nhất Ngài chuẩn bị cho họ! ” Đức Chúa Trời muốn cả tấm lòng chúng ta, Ngài muốn chúng ta vâng theo mọi ý muốn Ngài trong mọi việc. Nếu Chúa Giê-xu Christ đã ban cả chính Ngài cho chúng ta, sao chúng ta có thể không dâng hết của mình cho Ngài?!

Từ ngữ Hê-bơ-rơ được dịch là “nhận biết” trong Châm Ngôn 3:6 mang theo nó ý niệm về sự giao thông mật thiết và được dùng để mô tả mối liên hệ hôn nhân (Sáng Thế Ký 4:1 Sáng Thế Ký 19:8). Mỗi khi tôi thấy mình xa cách Cha, khi ấy tôi biết rằng tôi đã để điều gì đó đi vào đời sống mình mà không nằm trong phạm vi ý muốn Ngài. Vì ý muốn của Đức Chúa Trời xuất phát từ tấm lòng Đức Chúa Trời, nó phải khiến lòng tôi đến gần Ngài hơn.

3. Sự chỉ dạy

Con khôn ngoan chú ý sự khuyên dạy của cha (Châm Ngôn 13:1 NKJV). Hãy nắm chắc điều khuyên dạy chớ buông ra, khá gìn giữ nó, vì nó là sự sống của con (Châm Ngôn 4:13 NKJV). Hãy khuyên dạy người khôn ngoan, thì người sẽ khôn ngoan hơn. Khá dạy dỗ người công bình thì người sẽ thêm tri thức nữa (Châm Ngôn 9:9).

Để “tin cậy Chúa”, chúng ta phải có lời Ngài dạy dỗ mình, vì đức tin đến bởi việc nghe, và nghe khi lời Đức Chúa Trời được rao giảng (Rô-ma 10:17 NKJV). Kinh Thánh lời của đức tin (Rô-ma 10:8) sinh ra và nuôi dưỡng đức tin trong lòng chúng ta, và chúng ta có thể tin tưởng vào Lời Ngài. Mọi lời của Đức Chúa Trời đều tinh sạch, Ngài là cái thuẫn cho người đặt sự tin cậy nơi Ngài (Châm Ngôn 30:5 NKJV Châm Ngôn 22:17-21).

Cố tình hành động khác với sự khuyên dạy của Kinh Thánh là chống nghịch với ý muốn Đức Chúa Trời đã được bày tỏ. Kẻ nào khinh lời sẽ bị hư bại, nhưng aikính sợ điều răn sẽ được thưởng (Châm Ngôn 13:13 NKJV Châm Ngôn 19:16). Bỏ qua Lời Đức Chúa Trời là tước đi khỏi mình sự hướng dẫn cần thiết để thực hiện những quyết định quan trọng của đờisống. Hỡi con, thôi nghe sự khuyên dạy thì con sẽ lầm lạc cách xa những lời của tri thức (Châm Ngôn 19:27 NIV).

Hầu hết các hoàn cảnh, cơ hội và những quyết định mà người bình thường đối diện trong cuộc sống đều được đề cập trong Lời Đức Chúa Trời. Hãy tham khảo mục lục Kinh Thánh theo chủ đề, hoặc thậm chí là sách Châm ngôn, thì bạn sẽ thấy Kinh Thánh đề cập những công việc thực tiễn của đời sống xuyên suốt ra sao! Dĩ nhiên, chúng ta không thể mong đợi Kinh Thánh đặc biệt cho chúng ta biết tên của người mà chúng ta sẽ kết hôn, công việc nào chúng ta phải chấp nhận, chiếc xe hơi nào chúng ta nên mua, hay nơi đâu để trải qua kỳ nghỉ của mình, nhưng nếu chúng ta được thấm nhuần bởi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và thành thật tìm kiếm ý muốn Ngài, chúng ta sẽ sẵn sàng để Ngài hướng dẫn chúng ta bằng Thánh Linh Ngài và bằng những hoàn cảnh của đời sống đã được định liệu.

Các bước của loài người thuộc về Đức Giê-hô-va, vậy loài người hiểu được lối mình sao được? (Châm Ngôn 20:24 NKJV). Đức Chúa Trời đã tể trị sự ghen ghét của các anh em Giô-sép và sử dụng những việc ác của họ để gây dựng đức tin của Giô-sép và cứu gia đình ông (Sáng Thế Ký 50:20). Lúc bấy giờ, không ai có thể hiểu Chúa đang làm gì, nhưng Ngài đã thực hiện kế hoạch hoàn hảo của Ngài trong trường đức tin, đôi khi chúng ta không hiểu bài học ra sao cho đến khi chúng ta đã vượt qua hoặc hỏng kỳ thi!

Khi chúng ta nghiên cứu Châm ngôn chương 1-4, chúng ta biết rằng thật cần thiết để chúng ta áp dụng chính mìnhvào Lời Đức Chúa Trời nếu chúng ta hy vọng nhận được sự dạy dỗ của Ngài.Theo Châm Ngôn 2:1-4 trách nhiệm của chúng ta là tiếp nhận Lời Chúa, quý trọng nó, lắng nghe nó, áp dụng lòng mình vào đó, kêu cầu về nó và tìm kiếm nó như một thợ mỏ tìm kiếm châu báu, khi ấy chúng ta sẽ hiểu sự kính sợ Đức Giê-hô-va và tìm thấy tri thức của Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 2:5 NKJV).

Đọc và suy gẫm Lời Đức Chúa Trời phải là thói quen hằng ngày ở cùng chúng ta. Sự khôn ngoan đã nói: Phước cho người lắng nghe ta, hằng ngày tỉnh thức tại cửa ta, chờ đợi ở các trụ cửa ta (Châm Ngôn 8:34 NKJV). Nếu bạn muốn đức tin và sự thông biết thuộc linh của mình trưởng thành, không có sự thay thế cho việc đọc toàn bộ Lời Đức Chúa Trời cách hệ thống và kỷ luật. Người khôn ngoan để dành tri thức (Châm Ngôn 10:14 NKJV) vì bạn không bao giờ biết khi nào mình sẽ cần lẽ thật nào đó từ Kinh Thánh để giúp bạn chiến thắng một cám dỗ hay thực hiện một quyết định.

Nhưng có một yếu tố nữa liên quan và đó là sự cầu nguyện, vì Lời Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện đi đôi với nhau (Giăng 15:7 Công vụ 6:4 Ê-phê-sô 6:17-18). Nếu người nào bịt tai đối với luật pháp, lời cầu nguyện của người ấy cũng đáng gớmg ghiếc (Châm Ngôn 28:9 NIV Châm Ngôn 15:8). Từ được dịch là “luật pháp”trong câu này là “torah” nghĩa là “sự khuyên dạy”. Nếu tôi không lắng nghe sự khuyên dạy của Đức Chúa Trời, tại sao Ngài phải lắng nghe sự cầu xin của tôi?!

4. Lời khuyên

Những kế hoạch được vững vàng bởi mưu luận, trận chiến tiến hành bởi mưu luận khôn ngoan (Châm Ngôn 20:18 NKJV). Nếu nhiều viên tướng từng trải tìm kiếm sự mưu luận khi họ tiến hành cuộc chiến, thì chúng ta không nên tìm kiếm mưu luận cho những cuộc chiến của đời sống sao? Thật nguy hiểm khi tin vào sự khôn ngoan và kinh nghiệm của chính mính để bỏ qua sự khôn ngoan và kinh nghiệm của những tín hữu khác là những người đã bước đi với Chúa cách thành công. Đường lối của kẻ ngu muội là ngay thẳng theo mắt nó, nhưng ai chú ý lời khuyên dạy thì khôn ngoan (Châm Ngôn 12:15 NKJV).

Nguồn lời khuyên khôn ngoan đầu tiên là cha mẹ Cơ-đốc. Hãy lắng nghe cha là người đã sinh ra con, và chớ khinh bỉ mẹ con khi người trở nên già (Châm Ngôn 23:22 NKJV Châm Ngôn 6:20-23). Con khôn ngoan chú ý sự khuyên dạy của cha (Châm Ngôn 13:1 NKJV). Không phải mọi người đều có đặc quyền được nuôi dưỡng trong gia đình tin kính, nhưng ngay cả khi ấy, Đức Chúa Trời thường cung cấp “những cha mẹ thay thế” có thể chia xẻ sự khôn ngoan của Chúa.

Những người bạn Cơ-đốc:Cũng có thể lắng nghe, khuyên dạy và cầu nguyện. Dầu và thuốc thơm khiến lòng vui mừng, và sự ngọt ngào của người bạn cho sự vui mừng bởi lời khuyên thật lòng (Châm Ngôn 27:9 NKJV). The Living Bible chú giải câu này như sau “Những gợi ý thân mật dễ chịu như dầu thơm”, nhưng đối khi lời khuyên của người bạn không thể là dầu thơm. có thể là a-xít! Thậm chí khi ấy, chúng ta không có gì ddể mất, vì sắt mài nhọn sắt, một người lam gia tăng diện mạo của bạn mình cũng vậy (Châm Ngôn 27:17 NKJV). Tia sáng có thể vụt đi, nhưng Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta ánh sáng chúng ta cần. Nhữngvết thương của bạn hữu là thành tín, nhưng những nụ hôn của kẻ thù là lừa dối (Châm Ngôn 27:6).

Cách chúng ta tiếp nhận và ứng dụng sự quở trách là một kiểm nghiệm về mức độ chúng ta tận tụy vì lẽ thật với sự khôn ngoan và mức độ chúng ta thành thật trong việc muốn biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Kẻ nào nghe lời quở trách của sự sống, sẽ được ở giữa các người khôn ngoan (Châm Ngôn 15:31 NIV). Ai khinh thường sự khuyên dạy, khinh bỉ linh hồn mình, nhưng ai chú ý lời quở trách được sự thông sáng (Châm Ngôn 32: NKJV). Những người bạn nào dua nịnh chúng ta và không cho chúng ta biết sự thật chỉ đang làm hại chúng ta. Ai quở trách người cuối cùng sẽ được ơn hơn kẻ có lưỡi dua nịnh (Châm Ngôn 28:23 NIV Châm Ngôn 29:5).

Không phải mọi người bạn đều là cố vấn tốt, vì vậy chúng ta phải khôn ngoan chọn lựa. Những mục đích của lòng người như nước sâu, nhưng một người thông sáng kéo chúng ra (Châm Ngôn 20:5). Chúng ta không biết chính lòng mình (Giê-rê-mi 17:9) và chỉ Lời Đức Chúa Trời mới có thể bày tỏ thành thật tư tưởng và ý định (động cơ) trong lòng (Hê-bơ-rơ 4:12). Phải có một cố vấn có sự kiên nhẫn đầy yêu thương và một tinh thần sáng suốt để giúp chúng ta nhìn thấy điều gì nằm sâu trong lòng chúng ta.

Mặc dù thường đúng là nhiều mưu sĩ bảo đảm một quyết định khôn ngoan Châm Ngôn 11:14 Châm Ngôn 15:22 Châm Ngôn 24:6 Xuất Ê-díp-tô 23:2), nhưng đồng thời, chúng ta phải tránh chạy từ người bạn này đến người bạn khác để yêu cầu lời khuyên. Điều này có thể cho thấy rằng chúng ta đang cố gắng tìm ra ai đó sẽ cho chúng ta biết điều mình muốn nghe! Một người có nhiều bạn có thể đi đến chỗ suy sụp, nhưng có một người bạn gần gũi hơn anh em (Châm Ngôn 18:24 NIV) (2). Có bạn bè thì chưa đủ, chúng ta phải có một người bạn sẽ nói lẽ thật trong tình yêu (Ê-phê-sô 4:15).

Thường trong chức vụ của tôi ở hội nghị, người ta sẽ đến gần tôi với nhiều vấn đề cá nhân và yêu cầu lời khuyên. Tôi cố gắng tránh đưa ra lời khuyên vì nhiều lý do: Tôi không biết những người đó, tôi sẽ không ở đó đủ lâu để tiếp tục một liên hệ cố vấn, một cuộc chuyện trò nhanh chóng sau một buổi gặp gỡ không phải là cố vấn, và tôi không muốn chiếm chỗ của một mục sư địa phương trung tín.

“Bạn đã bàn bạc vấn đề này với mục sư của bạn chưa?” Tôi hỏi và cẩn thận lắng nghe lời đáp. Cho dù lời đó ra sao, lời đáp thường biểu lộ, “Tôi đã nói với ông ấy, nhưng điều đó không có lợi gì” (có thể nghĩa là “tôi đã không có cách của mình”) hoặc “Tôi đã nói với ông ta và một tá những mục sư khác cùng những diễn giả khách mời! ” Khi đó tôi biết rằng bất cứ điều gì tôi nói có lẽ sẽ không ích lợi gì.

Khi tìm kiếm lời khuyên, chúng ta phải thành thật, vì một người bạn yêu thương và khôn ngoan có thể thường thấy những hiểm họa và những đường vòng ẩn giấu khỏi chúng ta. Tốt nhất để có thể chịu trách nhiệm với tín hữu khác và đầu phục quyền hạn của những lãnh đạo thuộc linh trong hội thánh bạn. Suốt hơn 40 năm chức vụ, tôi đã chứng kiến những sa ngã đau đớn của nhiều Cơ-đốc nhân “cô độc” là những người nghĩ mình không cần lời khuyên của bất cứ ai. Kẻ nào tự cô lập mình tìm ước muốn của riêng mình, nó nổi giận với mọi ý kiến khôn ngoan (Châm Ngôn 18:1 NKJV). Cơ-đốc nhân là chiên của Đức Chúa Trời và chúng ta cần phải tập hợp lại với nhau. Và những chi thể trong thân thuộc linh của Đấng Christ (1Cô-rinh-tô 12:1-31), chúng ta thuộc về nhau và cần nhau.

5. Kế hoạch

Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng trong việc xác định ý muốn Đức Chúa Trời, tín đồ là thụ động và chỉ có Chúa là chủ động. Hãy đi và phó cho Đức Chúa Trời là khẩu hiệu khôn ngoan, nhưng tôi không chắc nó áp dụng cho mọi lãnh vực của đời sống Cơ-đốc (3). Nếu mọi điều chúng ta làm là thực hành đức tin, phó thác đường lối của chúng ta cho Chúa, đọc Kinh Thánh và tham khảo ý kiến của bạn bè, chúng ta có thể không bao giờ làm gì nhiều cho Chúa. Chúng ta không thể lái chiếc xe khi nó ở số 0, và đức tin không có việc làm thì chết (Gia-cơ 2:26).

Nhưng Châm Ngôn 3:5 không cảnh cáo chúng ta về việc dựa vào sự thông sáng riêng của mình đó sao? Vâng, đúng vậy, nhưng từ “dựa” nghĩa là “cậy vào”, và đức tin chúng ta phải ở trong Lời Đức Chúa Trời chứ không tại sự khôn ngoan riêng của mình. Đó cũng là một từ được sử dụng nói về vua dựa nơi cánh tay của quan cận thần (2Các vua 5:18 2Các vua 7:2,2Các vua 7:17)hoặc người dựa trên cây gậy (Châm Ngôn 18:21).

Khi chúng ta tìm cách biết ý muốn Đức Chúa Trời, chúng ta phải tập hợp mọi sự việc chúng ta có thể và đánh giá chúng, vì quyết định của chúng ta phải được dựa trên tri thức chứ không dựa trên tin đồn. Mọi người khôn khéo đều hành động theo tri thức, nhưng kẻ ngu muội bày tỏ ra sự điên dại mình (Châm Ngôn 13:16 NIV). Ai trả lời một vấn đề trước khi nghe, đó là sự điên dại và hổ thẹn cho người ấy (Châm Ngôn 18:13 NKJV). Điều này áp dụng khi chúng ta trả lời ai đó hoặc trả lời Chúa. Sự khôn ngoan của người khôn khéo là đưa ra tư tưởng cho đường lối mình, nhưng sự điên cuồng của kẻ ngu muội là sự phỉnh gạt (Châm Ngôn 14:8 NIV). Chúng ta phải để thời gian nhìn những sự việc cách cẩn trọng và thấu đáo.

Đức Chúa Trời mong chúng ta sử dụng trí óc mình và lập những kế hoạch, nhưng Ngài cũng mong chúng ta phó thác những kế hoạch đó cho Ngài và để Ngài thực hiện quyết định sau cùng. Những kế hoạch của lòng thuộc về loài người, nhưng sự đáp lời của lưỡi đến từ Đức Giê-hô-va (Châm Ngôn 16:1 NIV). Hãy phó thác cho Đức Giê-hô-va bất cứ điều gì mình làm thì những kế hoạch ấy sẽ thành công (Châm Ngôn 16:3 NIV). Nếu chúng ta đầu phục Chúa và những kế hoạch của chúng ta là những kế hoạch của Ngài, Ngài sẽ chỉ cho chúng ta điều gì là đúng, hướng chúng ta khỏi điều sai trật. Và nếu anh em nghĩ khác về vấn đề đó, Đức Chúa Trời cũng sẽ soi sáng cho anh em (Phi-líp 3:15 NIV). Mỗi người hoạch định đường lối trong lòng mình, nhưng Đức Giê-hô-va quyết định các bước người (Châm Ngôn 16:9 NIV).

Chính khi chúng ta chống nghịch Chúa và muốn đi lối riêng của mình thì chúng ta gặp phải rắc rối. Chẳng có sự khôn ngoan nào, sự thông sáng nào hay mưu luận nào chống địch Đức Giê-hô-va được (Châm Ngôn 21:30). Đó là lý do vì sao chúng ta phải bắt đầu việc tìm kiếm ý muốn Đức Chúa Trời bằng cách đọc Lời Ngài và vâng theo, vì Kinh Thánh bày tỏ tính cách và những mục đích của Đức Chúa Trời. Ý muốn Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ mâu thuẫn với những mục đích hay tính cách của Ngài, vì vậy chúng ta phải chờ đợi trước mặt Chúa vì những kế hoạch của người cần mẫn dẫn đến lợi ích cũng chắc chắn như sự hấp tấp dẫn đến nghèo khó (Châm Ngôn 21:5 NIV). Nếu chúng ta bước đi bằng đức tin, chúng ta sẽ không vội vã đi tới vì ai tin sẽ chẳng hành động hấp tấp (Ê-sai 28:16 NKJV).

Vậy, khi chúng ta có một quyết định để thực hiện, chúng ta hãy tập hợp mọi sự việc và tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan, chúng ta lập những kế hoạch của mình, chúng ta phó thác chính mình và những kế hoạch của mình cho Chúa. Chúng ta lắng nghe Lời Ngài, chờ đợi trước mặt Ngài để được sự dẫn dắt thiên thượng. Đôi khi Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua một lời hứa, một lời cảnh cáo trong Kinh Thánh. Đôi khi trong lúc chúng ta đang thờ phượng với dân sự Đức Chúa Trời, Ngài phán qua một bài hát, một bài đọc Kinh Thánh, hay Ngài có thể hướng dẫn chúng ta qua những hoàn cảnh được định liệu. Hơn một lần trong đời sống của tôi, những kỷ luật của Ngài đã trở nên sự hướng dẫn của Ngài (Châm Ngôn 3:11-12 Hê-bơ-rơ 12:1-11).

6. Sự vâng lời

Trong mọi việc làm của con, khá nhận biết Ngài (Châm Ngôn 3:6) nghĩa là “Hãy làm theo ý muốn Đức Chúa Trời trong mọi lãnh vực của đời sống. Hãy tìm cách tôn trọng Ngài trong mọi việc .Hãy chú ý câu Châm Ngôn 7: Chớ khôn ngoan theo mắt mình, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va và lìa khỏi sự ác (NKJV). Sự kiêu ngạo và bất tuân trong bất kỳ lãnh vực nào của đời sống đều có thể đưa chúng ta vào những đường vòng nguy hiểm. vì vậy chúng ta phải ở khiêm nhường trước mặt Ngài.Khi kiêu ngạo đến, thì sỉ nhục đến, nhưng sự khôn ngoan ở với người khiêm nhường. Sự thanh liêm của người ngay thẳng sẽ hướng dẫn họ, còn sự ương ngạnh của kẻ bất trung sẽ hủy diệt chúng nó (Châm Ngôn 11:2-3 NKJV).

Sự bảo đảm là “Ngài sẽ hướng dẫn các lối của bạn.” Tấn sĩ G.Campbell Morgan đã nói: “Không phải luôn ở trong những lối dễ dàng hoặc dễ chịu, nhưng luôn ở trong các lối ngay thẳng. Không phải tôi luôn chọn lựa những lối đó, nhưng luôn trong những lối nào dẫn đến sự thành công…Những lối mà Ngài hướng dẫn luôn đi qua sương mù và sự bí mật, qua chiến trận và qua sự thâm tím, để đến sự hoàn thành ý nghĩa của đời sống” (4).

Một số người chỉ sống cho sự vui thú và tìm cách thoát khỏi những gánh nặng của đời sống. Những người tận tụy của Đức Chúa Trời sống cho sự phong phú và khám phá sự hoàn thành trong đời sống khi họ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời bằng tấm lòng.

Bạn là người thế nào?

7. Những tội lỗi thông thường (say sưa, bất kỉnh, ảo tưởng, tham lam, kiêu ngạo)

Nhờ có những phương tiện truyền thông hiện đại và sức ép thường trực về những xếp loại chương trình, tội lỗi đã trở nên một phần quan trọng của sự giải trí quốc tế. Những hoạt động xấu xa mà chúng ta phải khóc về chúng thì giờ đây, chúng đã trở thành nguồn giải trí! Chúng được phô trương sống động trên phim ảnh với màn hình TV, được bàn luận kỹ lưỡng trên nhật báo và tạp chí. Máy quay phim thường xuyên chĩa vào phòng ngủ, phòng tắm, …giúp người xem kích động vui thích với tội lỗi.Phim ảnh và TV đang dạy cho thế hệ trẻ em này sang thế hệ khác nhạo báng sự trinh tiết, chính chuyên, cười cợt sự điều độ, thách thức chính quyền và chối bỏ sự trung thực. Nam nữ diễn viên và những nhà quảng cáo đã thuyết phục chúng rằng “vui đùa”, “cảm giác thoải mác”, “thoát khỏi sự trừng phạt”, giờ đây là những mục tiêu chính trong đời sống.

Sách Châm ngôn có điều gì đó để nói về những tội lỗi thông thường đang làm suy yếu gia đình chúng ta, đe dọa sự bình yên của cộng đồng chúng ta và hủy hoại những đời sống!

1.Sự say sưa

Rượu là một loại thuốc mê, không phải thức ăn. Sách Châm ngôn cảnh cáo chúng ta về việc lạm dụng rượu. Chúng ta cần phải chú ý lời cảnh cáo ấy hôm nay. Việc trả giá cho những hậu quả bi thảm của sự lạm dụng ma túy và rượu ở Mỹ rút cạn 200 tỉ USD hằng năm ra khỏi nền kinh tế, tính trung bình mất khoảng 800 USD cho mỗi công dân trong một năm. Khoảng 50.000 người chết hằng năm bởi những tài xế say rượu, hằng triệu giờ công lao động bị mất vì rượu khiến họ vắng mặt và rượu gây ra những tai nạn lao động. Nước Mỹ tiêu thụ 60% ma túy lậu trên thế giới (rượu là ma túy hợp pháp) và người sử dụng ma túy tiêu xài 150 tỉ đô la ở Mỹ chỉ cho chất co-ca-in! (1).

Rượu và Y-sơ-ra-ên: Rượu được đề cập gần 150 lần trong Cựu Ước. Dân Y-sơ-ra-ên xem nó là một sự ban cho từ Đức Chúa Trời, cùng với dầu và bánh (Thi Thiên 104:15). Khi Y-sác chúc phước cho Gia-cốp, người đã cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ông sương móc từ trên trời và sự mầu mỡ của đất, dư dật ngũ cốc (lúa mì)và rượu (Sáng Thế Ký 27:28 Phục truyền 7:13). Tuy nhiên, sữa và nước, không phải rượu, là thức uống thông thường hằng ngày tại bàn ăn của người Do Thái, giống như thịt, rượu thường được dành cho những dịp lễ đặc biệt. Người Do Thái cũng có “rượu mạnh” được ủ từ lúa mì hoặc trái cây lên men.

Mặc dù việc say sưa bị lên án bởi luật pháp và các tiên tri (2), việc sử dụng rượu không bị cấm, không kể những thầy tế lễ hầu việc trong khu vực thánh (Lê-vi Ký 10:8-10) và những người chịu một lời thề Na-xi-rê (Dân Số Ký 6:1-12). Rượu được sử dụng như một thức uống dâng lên Chúa (Xuất Ê-díp-tô 29:38-41 Dân Số Ký 15:1-15) và có thể được đem đến như một phần trong những phần mười của người Do Thái (Nê-hê-mi 10:36-39). Vì vậy rượu tự nó không bị xem là tội lỗi. Vấn đề là rượu đã làm gì cho con người. Cựu Ước không đòi hỏi sự kiêng rượu hoàn toàn, mặc dù chắc chắn Cựu Ước đề nghị điều đó (3).

Rượu và sự khôn ngoan: Rượu là kẻ nhạo báng, đồ uống say khuấy động sự cãi lẫy, và ai bị lầm lạc bởi nó thì chẳng khôn ngoan (Châm Ngôn 20:1 NKJV). Đây là đoạn đầu tiên trong nhiều đoạn ở sách Châm ngôn cảnh cáo chống lại điều mà ngày nay chúng ta gọi là “sự lạm dụng rượu.” Rượu nhạo báng con người bằng cách tạo ra trong họ một sự khao khát nhiều hơn trong khi không thỏa mãn sự khao khát đó, Con người càng uống nhiều, họ càng hưởng thụ nó ít hơn. Người uống trở nên một kẻ say sưa và sau đó là kẻ cãi lẫy. Mặc cho lời quảng cảo khéo léo nói gì về sức quyến rũ của rượu, đó không phải là một điều khôn ngoan để làm. Như một châm ngôn Nhật Bản nói rằng: “Trước tiên người đàn ông uống rượu sau đó rượu uống rượu rồi rượu uống người đàn ông.”

Rượu cũng nhạo báng con người bằng cách cho họ một cảm giác giả dối về hạnh phúc và sức mạnh. và đây là điều thường dẫn đến những ẩu đả, kẻ yếu đuối nghĩ mình là siêu nhân, hắn thách thức bất cứ ai cản đường hắn. Học sinh phổ thông trốn học nghĩ mình là người khôn ngoan nhất trong thành phố và tranh cãi với bất cứ ai bất đồng với mình.

Khi đang viết chương này, tôi đọc một mục trên báo minh họa quan điểm của tôi. Theo báo Associated Press, một máy bay thuê của Anh Quốc đã phải thực hiện cuộc hạ cánh khẩn cấp ở Munich, vì một hành khách say rượu đã đánh chết người bạn gái của hắn và bắt đầu cãi vả với những hành khách khác. Cảnhs át Đức phải còng tay hắn, lôi ra khỏi máy bay. Sau khi tỉnh lại trong xà-lim an ninh ở sân bay, người đàn ông nhận ra rằng anh ta phải nộp phạt 3000 đô-la vì sự hạ cánh khẩn cấp và nhiên liệu phụ trội của máy bay. Đó là một thứ rượu quá đắt giá! (4).

Thói nghiện rượu có thể dẫn đến sự nghèo khó (Châm Ngôn 21:17), vì vậy thật khôn ngoan để tránh xa những người khuyến khích bạn uống (Châm Ngôn 23:20-21). Châm Ngôn 23:29-35 là mô tả sống động nhất về những hậu quả bi thảm của sự say rượu, bạn sẽ tìm thấy bất cứ nơi đâu trong Kinh Thánh (5), kể cả sự mê sảng, buồn rầu, cãi cọ, sự thâm tím, đôi mắt đỏ ngầu (6). rốt lại nó cắn như rắn và chất độc như rắn lục (Châm Ngôn 23:32 NIV). Bạn sẽ nghĩ rằng sau khi trải qua kinh nghiệm đáng sợ này, người uống rượu sẽ muốn trở thành một người cai nghiện hoàn toàn cả đời, nhưng than ôi, hắn là một nô lệ! Khi nào tôi tỉnh dậy để tôi có thể tìm rượu khác (Châm Ngôn 23:35 NIV).

Rượu và những trách nhiệm dân sự không lẫn lộn nhau, theo như Châm Ngôn 31:1-9 (7), nhưng rượu chảy tự do dưới các nóc nhà quốc hội và tại những tòa đại sứ. Một thống sứ ở Washington D.C đã nói với tôi: “Có ba đảng trong thành phố này: đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ và đảng rượu cốc-tai.”

Mẹ của vua Lê-mu-ên đã cảnh cáo ông tránh xa rượu để ông có thể phục vụ người khác. Hỡi xứ, khốn thay cho mầy khi vua mày là một đứa trẻ, và các quan trưởng mầy dự tiệc trong buổi sáng. Hỡi xứ, phước cho mầy khi vua mầy là con trai của dòng cao sang, và các quan trưởng mầy dự tiệc đúng lúc – vì sức khỏe chứ không phải say sưa (Truyền Đạo 10:16-17 NKJV Ô-sê 7:5). Khốn thay cho kẻ là anh hùng về uống rượu, vô địch về pha rượu, tha cho kẻ có tội vì hốilộ, và chối bỏ sự công bình của người vô tội (Ê-sai 5:22 NIV). Đó là điều hoàng hậu đã cảnh cáo con trai mình tránh xa.

Trong Châm Ngôn 31:6-7 dường như gợi ý rằng có những lúc khi rượu phải được dùng để giúp con người, chẳng hạn như khích lệ người gần chết hoặc an ủi người đau khổ để họ có thể quên những hoạn nạn của mình. Tôi nghĩ những câu 6-7 được nói trong sự châm biếm chứ không như một điều răn, vì không có vấn đề nào được giải quyết bằng cách quên chúng di, và ai lại muốn trải qua những phút cuối cùng của cuộc đời trên đất với sự say sưa? Khi Chúa Giê-xu đối diện với sự chết trên thập tự giá, Ngài đã từ chối rượu làm giảm đau được dành cho Ngài (Ma-thi-ơ 27:33-34). Nếu vua uống rượu là sai, vì nó ngăn trở vua giúp đỡ dân chúng, vậy người khốn khó uống rượu là sai vì nó cản trở họ giúp đỡ chính mình! Người sắp chết cần sự giúp đỡ về việc sửa soạn gặp Đức Chúa Trời, và người đau khổ cần sự giúp đỡ trong việc giải quyết những vấn đề của đời sống, uống rượu sẽ không thực hiện được điều gì cả. (8)

Chúng ta giúp đỡ con người không phải bằng cách làm cho họ không còn thấy những vấn đề và những cơn đau của họ, nhưng bằng cách khích lệ họ tin cậy Chúa và nương dựa vào Lời Ngài.Chúng ta chắc chắn phải đứng dậy vì những người bị áp bức (Châm Ngôn 31:8-9), nhưng họ cũng cần ở trong tư thế để đứng dậy vì chính mình, điều gì đó mà rượu sẽ không thay thế. (xxxcâu nay hơi khó hiểuxxx)

Rượu và tín đồ ngày nay:Kinh Thánh Tân Ước cảnh cáo Cơ-đốc nhân ngày nay một cách rõ ràng về tội say sưa. Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày, đừng ở trong sự quá độ và say sưa, buông tuồng và dâm dục, cãi cọ và ghen ghét (Rô-ma 13:13 NKJV 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:7 Lu-ca 21:34). Trong Ga-la-ti 5:21 gọi sự say sưa như một trong những công việc của xác thịt và 1Phi-e-rơ 2:11 khuyên chúng ta kiêng những điều tham muốn của xác thịt, là điều chống trả với linh hồn.

Những đoạn như Rô-ma 14:1-15:13 1Cô-rinh-tô 8:1-10:31 khuyên dạy chúng ta: (1) Tiếp nhận những Cơ-đốc nhân khác và đừng phân biệt về thức ăn, về những ngày đặc biệt làm một kiểm nghiệm về mối thông công hoặc tính thuộc linh. (2) Tránh làm hòn đá vấp chân cho kẻ khác. (3) Tìm cách gây dựng nhau trong sự trưởng thành Cơ-đốc, (4) Tránh ngoan cố, bảo vệ nhận thức riêng của cá nhân để làm nguyên nhân gây sự sự thiếu hiệp nhất trong hội thánh. Cơ-đốc nhân có lương tâm yếu đuối dễ dàng vấp ngã và cần được gây dựng. Nhưng Cơ-đốc nhân mạnh mẽ đôi khi nhanh chóng chỉ trích và coi thường người khác. Cả hai nhóm người đều cần tình yêu thương, sự kiên nhẫn và sự giúp đỡ của Thánh Linh.

Vợ chồng tôi đã du lịch nhiều nơi, và nhận ra rằng có những việc giữa vòng dân sự Đức Chúa Trời như “Cơ-đốc giáo mang tính văn hóa.” Những thói quen có thể chấp nhận được ở nơi này lại có thể bị xếp loại tội lỗi ở nơi khác, và điều này kể đến việc sử dụng rượu làm thức uống. Cơ-đốc nhân ở khắp nơi phải xót xa về sự say sưa, nhưng không phải tất cả chúng ta đều đồng ý về sự kiêng cữ hoàn toàn hoặc thậm chí về “sự tiết độ” là gì.

Nhận thức của chúng ta là sự kiêng rượu hoàn toàn, nhưng chúng ta đã không khiến nó trở thành một kiểm nghiệm về mối thông công hay tính thuộc linh. Theo như tôi biết, chúng tôi chưa bao giờ tạo ra những vấn đề khi dạy dỗ trong những nền văn hóa khác nhau, thậm chí trong gia đình của những người không đồng ý với quan điểm của chúng tôi. Những Cơ-đốc nhân khác kính trọng chúng tôi vì chúng tôi đã kính trọng họ và tìm cách biểu lộ tình yêu thương Cơ-đốc. Nhưng bằng cách không sử dụng các thức uống về rượu, vợ chồng tôi không bị cám dỗ làm cho say, chúng tôi cũng làm gương cho những tín hữu có thể vấp phạm nếu chúng tôi uống rượu. Hai phước hạnh này đối với chúng tôi đáng giá hơn bất cứ sự thú vị nào có thể được trong việc uống những thức uống có rượu. (9)

2. Sứ bất kính

Con mắt nhạo báng cha mình, khinh sự vâng lời đối với mẹ mình, các con quạ của trũng sẽ móc mắt ấy, và các chim ưng con sẽ ăn nó đi (Châm Ngôn 20:17 NKJV). Đứa con nào nhìn cha mẹ mình bằng sự khinh miệt và bất kính, ngày nào đó sẽ bị đối xử như một xác chết không được chôn, không được chôn là sự sỉ nhục lớn ở Y-sơ-ra-ên. Khi tôi đọc các nhật báo và tạp chí, tôi càng tin rằng chúng ta đang sống trong thế hệ được mô tả ở Châm Ngôn 30:11-14 với sự kiêu ngạo, bạo lực của nó và thiếu sự cảm kích đối với cha mẹ.

Sự bất kính đối với cha mẹ thường bắt đầu bằng sự bất kính đối với Lời Chúa mà cha mẹ tìm cách dạy cho con cái mình. Kẻ ngu dại khinh sự khuyên dạy của cha mình (Châm Ngôn 15:5). Kẻ nào khinh lời sẽ bị hư hại, nhưng ai kính sợ điều răn sẽ được ban thưởng (Châm Ngôn 13:13). Đôi khi con cái bắt đầu đến trường cao đẳng hoặc đại học và bị đầu độc bởi những ý niệm mâu thuẫn với Kinh Thánh, rồi chúng về nhà nói cho mọi người biết cha mẹ chúng ngớ ngẩn và lỗi thời ra sao.Nếu con cái cứ ở trong thái độ ngạo mạn này, cuối cùng chúng sẽ ăn cắp của cha mẹ (Châm Ngôn 28:24), rủa sả cha mẹ (Châm Ngôn 20:20) và đem lại sự xấu hổ cho cha mẹ (Châm Ngôn 19:26).

Dưới thời Cựu Ước, con c ái nào bất tuân cha mẹ và vi phạm luật pháp thì ở trong hiểm họa mất mạng sống mình. Tôi không tán thành rằng sự bất kính đối với cha mẹ được xem là một tội tử hình ngày nay, nhưng những đoạn như Phục truyền 21:18-21 Lê-vi Ký 20:9 cho thấy Đức Chúa Trời xem điều răn thứ 5 là quan trọng ra sao: Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, hầu cho những ngày của ngươi có thể dài ra trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi (Xuất Ê-díp-tô 20:12 NKJV Ê-phê-sô 6:1-4). Con cái không tôn trọng cha mẹ tin kính, yêu thương thì có lẽ cũng không tôn trọng thầy giáo, luật lệ hoặc bất cứ dấu hiệu quyền lực nào khác trong xã hội.

3. Ảo tưởng

Chúng ta sống trong một thế giới ảo tưởng, mà con người tìm cách gây ấn tượng lẫn nhau. Có kẻ làm bộ giàu mà chẳng có gì hết, người khác làm bộ nghèo, lại có của cải nhiều (Châm Ngôn 13:7 NIV). Giá trị được đo lường bởi của cải, chứ không bởi tính cách và hạnh kiểm. Bao lâu con người có tiền bạc và danh tiếng, họ được xem là quan trọng.“Giàu có và nổi tiếng” là tham vọng của hằng triệu con người, cho đến khi họ đạt được mục đích đó, họ mới vui hưởng của cải và danh tiếng thay vào khi họ đi theo sự nghiệp về sự nổi tiếng mà họ ưa thích.

Người khôn ngoan tin lẽ thật của Đức Chúa Trời và sống cho hiện thực chứ không phải cho ảo tưởng. Sự khôn ngoan của người khôn khéo là đưa ra tư tưởng cho đường lối mình, nhưng sự điên cuồng của kẻ ngu muội là sự phỉnh gạt (Châm Ngôn 14:8 NIV). Một số ảo tưởng giả dối mà ngày nay con người đang bám vào một cách dại dột là:

“Không có hậu quả nào cả, vậy hãy hành động như bạn thích.”

“Mọi điều đó cảm thấy tốt thì nó tốt.”

“Điều quan trọng trong đời sống và thụ hưởng.”

“Không có điều nào tuyệt đối” (còn nhận định này thì sao?)

“Thế hệ đi trước không thể dạy bạn bất cứ điều gì cả.”

“Sự phó thác là tình trạng nô lệ. Hãy ở tự do.”

Những ai trong chúng ta đã phải khuyên những người bị ảo tưởng, mà một số họ định tự sát, đều biết những lời giả dối này tai hại ra sao trong đời sống con người. Một đời sống được xây dựng trên những lời giả dối thì sẽ đi đến chỗ thất vọng và cuối cùng sẽ sụp đổ. Chỉ khi chúng ta dựa vào lẽ thật của Đức Chúa Trời thì chúng ta có thể chống cự được những cơn bão tố của đời sống (Ma-thi-ơ 7:24-29).

Tin Chúa Giê-xu Christ là biết hiện thực, vì Ngài là lẽ thật (Giăng 14:6). Biết và vâng theo Lời Đức Chúa Trời là biết lẽ thật (Giăng 17:17) và được Thánh Linh ban cho quyền phép là kinh nghiệm lẽ thật (1Giăng 5:6). Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của lẽ thật và những ai biết Ngài bởi đức tin đều không dám cợt đuà trong những ảo tưởng vô nghĩa của hệ thống thế gian (1Giăng 2:15-17).

4. Sự tham lam

Người tham lợi làm rối loạn nhà mình (Châm Ngôn 15:27 NKJV). Âm phủ và sự hủy diệt không bao giờ đầy, thì con mắt loài người cũng không bao giờ thỏa mãn (Châm Ngôn 27:20 NKJV).

Một nghiên cứu trong tạp chí về “tiền” (1994) cho thấy người Mỹ là nhóm người tham lam và thậm chí sẽ lừa đảo để kiếm tiền. 24% nói rằng họ sẽ không đính chính nếu một hầu bàn tính sai, chiếm 15% trong năm 1987. 9% nói họ đã giữ lại tiền tìm thấy trong ví, chiếm 4% trong nghiên cứu năm 1987 (10). Đây là nghiên cứu đáng buồn hơn hết: 23% nói rằng họ sẵn sàng phạm tội để có 10 triệu đô-la, nếu họ biết họ sẽ không bị bắt! Sự tham tiền vẫn là cội rễ của mọi điều ác (1Ti-mô-thê 6:10).

Đức Chúa Trời gọi sự tham lam là sự thờ hình tượng (Ê-phê-sô 5:5 Cô-lô-se 3:5) vì tấm lòng tham lam đặt bất cứ điều gì khác vào chỗ đáng ra phải được Đức Chúa Trời chiếm hữu. Nhưng giới kinh doanh hiện đại khen ngợi sự tham lam và gọi đó là “khát vọng” và “bước đầu đi đến thành công.” Tạp chí kinh doanh tán dụng “những người leo đến đỉnh tháp” là người đạt đến đỉnh cao, cho dù họ đến đó bằng cách nào! Tiếc thay, quan điểm đương thời này về sự thành công đã xâm lấn vào hội thánh, và một số người lao động Cơ-đốc đã vứt bỏ đạo đức và tin kính để tìm cách trở nên quan trọng và thành công.

Một châm ngôn Á-rập nói rằng: “Sự tham lam dành cho mẹ nó sự khao khát vô luật pháp, cho con gái nó sự bất công và cho bạn hữu nó bạo lực.” Có gì lạ khi xã hội tham lam ngày nay của chúng ta chứng kiến quá nhiều sự bất công và bạo lực? Sự điều trị duy nhất là thay đổi tấm lòng và thay thế sự ham muốn mọi thứ bằng sự dâng hiến cho Đức Chúa Trời và chỉ Chúa Giê-xu Christ mới có thể thực hiện phép lạ đó.

Nếu tín hữu ngày nay đọc tác phẩm “Thiên Lộ Lịch Trình” của John Bunyan, họ sẽ gặp ông Nắm Giữ Thế Gian, ông Tiết Kiệm và ông Tham Tiền. Họ sẽ khám phá rằng Bunyan đã nghĩ về Đê-ma, từng là cộng sự của Phao-lô đã yêu ”đời này” (Cô-lô-se 4:14 Phi-líp 1:24 2Ti-mô-thê 4:10). Mặc dù giàu có không phải là tội lỗi, Áp-ra-ham và Đa-vít đều là những người giàu có và tin kính. Muốn có nhiều hơn, chúng ta thật sự cần và giữ lại những gí chúng ta phải ban cho, đó là tội lỗi. Sự tham lam giống như bệnh ung thư, Nó phát triển một cách bí mật và cướp của chúng ta sức khỏe thuộc linh, và cách điều trị duy nhất là cắt bỏ nó đi.

Trong chương 7 của sách này, chúng ta đã học điều sách Châm ngôn nói về sự giàu có và không cần thiết phải lặp lại. Sự nhấn mạnh trong sách Châm ngôn là về việc nhìn những của cải vật chất như sự ban cho của Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài về chúng, sử dụng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và vì íchlợi của người khác. John Wesley, người sáng lập Hội thánh giám lý, đã dạy dân sự ông:

“Hãy làm mọi điều thiện bạn có thể

Bằng mọi phương tiện bạn có thể,

Trong mọi cách bạn có thể,

Ở mọi nơi bạn có thể,

Cho mọi người bạn có thể

Bao lâu bạn có thể.

Nếu từng có cách nào để mô tả cho việc chữa trị tính tham lam, chính là lời đó.

5. Sự kiêu ngạo

Nhiều nhà thần học tin rằng sự kiêu ngạo là “tội trong mọi tội”, vì chính sự kiêu ngạo đã thay đổi thiên sứ thành con quỉ (Ê-sai 14:12-15). Lời của Lu-xi-phe ta sẽ như Đấng Rất Cao (c.14) đã thách thức chính ngôi của Đức Chúa Trời. Trong vườn Ê-đen, lời đó trở thành ngươi sẽ giống như Đức Chúa Trời (Sáng Thế Ký 3:5). Ê-va đã tin lời đó, và bạn biết phần còn lại của câu chuyện. “Rạng danh loài người nơi cao nhất” là tiếng kêu đồng thanh của loài người kiêu ngạo, bất kính vẫn đang coi thường Đức Chúa Trời và tìm cách xây dựng thiên đàng trên đất (Sáng Thế Ký 11:1-9 Khải Huyền 18:1-24).

Người kiêu ngạo và cao kỳ – kẻ nhạo báng – là tên của nó. Nó cư xử bằng sự kiêu ngạo tự phụ của nó (Châm Ngôn 21:24 NIV). Trước khi sự bại hoại, lòng người là kiêu ngạo, nhưng sự khiêm nhường đi trước sự tôn trọng (Châm Ngôn 18:12 NI Châm Ngôn 29:23). Đức Chúa Trời chét cái nhìn kiêu ngạo (Châm Ngôn 6:16-17) và hứa hủy diệt nhà của kẻ kiêu ngạo (Châm Ngôn 15:25). Mọi Cơ-đốc nhân đều có thể trích dẫn Châm Ngôn 16:18 nhưng không phải tất cả chúng ta đều chú ý nó: Sự kiêu ngạo đi trước sự bạihoại, và tính tự cao đi trước sự sa ngã (NKJV).

Một nhà truyền giáo tin kính đã nói: “Không ai có thể làm chứng cho Đấng Christ và cho chính mình cùng một lúc. Không ai có thể gây ấn tượng rằng chính mình khôn ngoan và Đấng Christ thật quyền năng để cứu rỗi.” Lời trích dẫn đó phải được in bằng chữ lớn và được trình bày trong mọi thánh đường với thính phòng hội nghị nơi dân sự Đức Chúa Trời nhóm lại. Nó có thể hạ thấp một số nhà truyền đạo, nhạc sỉ, những người kêu gọi quá nhiều sự chú ý vào bản thân mình đến nỗi những con chiên khao khát không thể nhìn thấy Chúa Giê-xu. Nếu tội lỗi lớn nhất là sự đồi bại của những người đạo đức cao nhất, vậy những người sử dụng Cơ-đốc giáo để đề cao bản thân là phạm trọng tội.

Sa-lô-môn đã minh họa ham muốn của chúng ta về sự công nhận và sự ngợi khen bằng cách viết về mật: Ăn mật nhiều quá lấy làm chẳng tốt, tìm kiếm vinh hiển cho mình cũng không phải là vinh hiển (Châm Ngôn 25:17 NKJV). Hãy quân bình điều này với Châm Ngôn 25:16 Con đã tìm được mật chưa? Hãy ăn nó mức độ con cần, kẻo con đầy nó và mửa ra chăng. Nếu mật tiêu biểu cho sự ngợi khen, vậy hãy coi chừng việc cố gắng tiêu hóa quá nhiều mật! Không ít người nổi tiếng đã thừa nhận mình “chán ngán nó” và ước mong mình có thể chỉ hưởng đời sống như một công dân bình thường, Tôi nghĩ chính cố diễn viên hề là Fred Allen đã định nghĩa những người nổi tiếng là “người làm việc chăm chỉ để nổi tiếng đến nỗi họ phải đeo mắt kính đen hầu cho không bị nhận ra.”

Sự kiêu ngạo của đời là một trong những mặt hàng do hệ thống thế gian đưa ra (1Giăng 2:15-17) và đa số người sẽ trả bất cứ điều gì để có nó. Nhà bình luận Kinh Thánh William Barclay đã nói: “Sự kiêu ngạo là vùng đất trong đó mọi tội lỗi khác mọc lên, và nguồn gốc từ đó mà mọi tộilỗi khác đến.Nếu chúng ta muốn loại bỏ trái độc, chúng ta phải diệt gốc độc: đó là một việc đau đớn phải làm. Đối với tín đồ, sự trả lời được tìm thấy trong việc vâng lời Đấng Christ được mô tả trong Giăng 13:1-17 Phi-líp 2:1-18.

Năm “tội lỗi thông thường” tôi đã bàn luận – say sưa, bất kính, ảo tưởng, tham lam và kiêu ngạo – đã ở cùng nhân loại từ thời nước lụt, nhưng vì lý do nào đó, chúng dường như thậm chí thịnh hành hơn trong ngày nay. Có lẽ đó là vì phóng sự tin tức thì có lợi hơn. Hoặc có thể đó là vì chúng ta đang ở trong thời kỳ sau rốt.Chúng ta mong tìmthấy những tộilỗi này lưu hành giữa vòng người hư mất, nhưng chúng ta không mong tìm thấy chúng trong hội thánh. Nếu hội thánh từng hy vọng làm chứng cho thế gian hư mất, hội thánh phải khác với thếgian hư mất.

Phao-lô biết rằng các tín hữu ở Cô-rinh-tô say sưa tại những buổi nhóm của họ (1Cô-rinh-tô 11:21) và ông đã cảnh cáo họ rằng người say rượu sẽ không hưởng nước Đức Chúa Trời (1Cô-rinh-tô 6:10 1Cô-rinh-tô 5:11).

Một số con cái Chúa ở hội thánh Ê-phê-sô không tôn kính và vâng lời cha mẹ, và Phao-lô đã nhắc nhở họ rằng điều răn thứ 5 vẫn được áp dụng (Ê-phê-sô 6:1-3).

Sứ đồ Giăng đã cảnh cáo các thánh đồ được ông gửi thư đến đầu tiên rằng thế gian sẽ qua đi, cùng với mọi ảo tưởng của nó, và họ nên giữ mình khỏi những thần tượng (1Giăng 2:15-17 1Giăng 5:21).

Chúa Giê-xu đã cảnh cáo các môn đồ Ngài: Hãy chú ý, và hãy coi chừng sự tham lam (Lu-ca 12:15). Phao-lô đã viết cho các tín hữu Cơ-lô-se rằng sự tham làm là thờ thần tượng (Cô-lô-se 3:5).

Phao-lô đã cảnh cáo các hội thánh đừng bổ nhiệm những Cơ-đốc nhân non trẻ vào những vị trí lãnh đạo thuộc linh e rằng họ lên mình kiêu ngạo mà (họ) sa vào án phạt của ma quỉ chăng (1Ti-mô-thê 3:6). Và Giăng đã phải đối phó với Đi-ô-trép kiêu ngạo là người điều hành hội thánh và không muốn đầu phục quyền hạn của sứ đồ do Chúa lập (3Giăng 1:9-11).

Than ôi! Những tội lỗi này được tìm thấy trong Hội thánh ngày nay!

Gia-cơ đã đúng: Hỡi anh em, (chị em) của tôi, những điều này không nên như vậy (Gia-cơ 3:10).

8. “Đức Chúa Trời này là Đức Chúa Trời của chúng ta.”

Chúng ta học Lời Đức Chúa Trời để có thể biết rõ hơn Đức Chúa Trời của Lời Ngài. Càng hiểu biết Đức Chúa Trời hơn, chúng ta càng trở nên giống Ngài và có những sự khéo léo cần thiết để sống và phục vụ. Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự khôn ngoan, và sự nhìn biết Đấng Thánh là khởi đầu sự thông sáng (Châm Ngôn 9:10 NKJV). Bạn có thể kiếm sống mà không cần biết nhiều điều, nhưng bạn không thể tạo một đời sống mà không biết Đức Chúa Trời.

A.W.Tozer viết:“Không thể giữ cho những hành vi đạo đức của chúng ta lành mạnh và những thái độ bên trong của chúng ta đúng đắn trong khi ý niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời là sai lầm hoặc không thích đáng. Nếu chúng ta đem năng lực thuộc linh trở lại với đời sống mình, chúng ta phải bắt đầu nghĩ về Đức Chúa Trời mật thiết hơn như bản chất Ngài.” (1)

Nếu chúng ta đọc sách Châm ngôn, hay bất cứ sách nào trong Kinh Thánh, chỉ tìm kiếm lẽ thật học thuyết nhưng bỏ qua chính Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ bỏ lỡ điều Thánh Linh muốn phán với chúng ta và làm cho chúng ta. Điều đó sẽ giống như một đứa trẻ dành hằng giờ nghiên cứu Album gia đình nhưng không để thời gian ở cùng gia đình để biết họ cách cá nhân. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết về Đức Chúa Trời để tăng trưởng, có thể chúng ta đã biết Ngài cách lầm lạc. Điều này ngăn trở chúng ta gây dựng một đời sống tin kính. Xin trích dẫn Tozer lần nữa: “Bản chất của sự thờ thần tượng là sự vui thú những tư tưởng về Đức Chúa Trời không xứng đáng cho Ngài” (2). Nếu điều đó đúng, và tôi tin như vậy, thì có khả năng một sinh viên thần học cũng là người thờ thần tượng!

Sách Châm ngôn bày tỏ cho chúng ta Đức Chúa Trời kỳ diệu, Đấng chúng ta phải tin cậy , vâng lời, yêu mến và ngày càng biết Ngài cách sâu nhiệm hơn. Khi chúng ta tăng trưởng trong sự mật thiết với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ phát triển sự khôn ngoan và những khéo léo chúng ta cần để sống đời phong phú và thành công.

1. Đức Chúa Trời thánh khiết

Theo Châm Ngôn 9:10 Châm Ngôn 30:3, Đức Chúa Trời là “Đấng Thánh”. Từ được dịch là “thánh” nghĩa là “tuyệt đối khác, hoàn toàn thuộc cái khác.” Chính bản chất Đức Chúa Trời là thánh, các ngươi phải nên thánh vì ta là thánh (Lê-vi Ký 11:44-45 Lê-vi Ký 19:2 Lê-vi Ký 20:7,Lê-vi Ký 20:26 Lê-vi Ký 21:8,Lê-vi Ký 21:15 Lê-vi Ký 22:9,Lê-vi Ký 22:16,Lê-vi Ký 22:32 1Phi-e-rơ 1:16) (3). Đức Chúa Trời là sự sáng và trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu (1Giăng 1:5).

Nhưng chúng ta không nên nghĩ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đơn giản như sự vắng bóng ô uế, như một dụng cụ phẫu thuật được khử trùng. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời cũng không phải là một thuộc tính tiêu cực, Đó là một cái gì tích cực, chủ động, bản chất trọn vẹn của Ngài thực hiện ý muốn trọn lành của Ngài. Nó giống như “biển pha lê lẩn với lửa” mà Giăng đã nhìn thấy trước ngôi Đức Chúa Trời ở trên trời (Khải Huyền 15:2). Vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt (Hê-bơ-rơ 12:29 Phục truyền 4:24).

Vì Đức Chúa Trời thánh khiết, Ngài ghét tội lỗi (Châm Ngôn 6:17-19). Các nhà truyền giáo nhắc nhở chúng ta rằng “Đức Chúa Trời ghét tộilỗi nhưng yêu tội nhân” và chắc chắn không ai nghi ngờ tình yêu của Đức Chúa Trời đối với thế gian (Giăng 3:16 Rô-ma 5:8). Nhưng con người có thể cố tình phạm tội nhiều đến nỗi họ trở nên gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời. Người ương ngạnh là một sự gớmghiếc đối với Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 3:32 Châm Ngôn 11:20) và kẻ kiêu ngạo (Châm Ngôn 16:5), kẻ nói dối (Châm Ngôn 12:22) và kẻ lừa đảo (Châm Ngôn 11:1 Châm Ngôn 20:10,Châm Ngôn 20:23), kẻ giả hình (Châm Ngôn 15:8 Châm Ngôn 21:27 Châm Ngôn 28:9) và kẻ không công bình (Châm Ngôn 17:15). Cũng vậy, tội lỗi trở nên quá đồng nhất hóa với tội nhân đến nỗi chính con người trở thành đáng quở trách trước Chúa. Điều này không phủ nhận tình yêu của Ngài, nhưng chúng ta phải nhớ rằng tình yêu của Đức Chúa Trời là một tình yêu thánh khiết cũng như một tình yêu hy sinh. Thật là một điều nguy hiểm khi đùa với tội lỗi và coi thường Đức Chúa Trời hằng sống. Người nào bị quở trách thường lại cứng cổ mình, sẽ bị bại hoại thình lình, không phương cứu chữa (Châm Ngôn 29:1 NKJV).

Châm Ngôn 21:12 gọi Đức Chúa Trời là “Đấng Công Bình” (NIV) hoặc “Đức Chúa Trời công bình” (NKJV) và tuyên bố rằng Ngài xét đoán kẻ ác vì sự gian ác của họ. Một Đức Chúa Trời thánh khiết phải công bình trong mọi đường lối Ngài và chính trực trong mọi cách đối xử của Ngài (Châm Ngôn 24:11-12). Sự rủa sả của Đức Giê-hô-va giáng trên nhà kẻ ác, song Ngài ban phước cho gia đình người công bình (Châm Ngôn 3:33 NKJV). Đôi khi Đức Chúa Trời giáng sự xét đoán lập tức trên kẻ ác (Châm Ngôn 2:22), nhưng đôi khi Ngài chỉ cất đi bàn tay ngăn trở của Ngài để cho tội lỗi của tội nhân xét đoán họ. Việc ác của kẻ ác gài bẫy hắn, dây tội lỗi của hắn buộc chặt hắn (Châm Ngôn 5:22 NIV Rô-ma 1:18).

2. Đức Chúa Trời tối cao

Việc Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình bảo đảm với chúng ta rằng có những nguyên tắc công bình cai trị vũ trụ va những xử lý của Ngài đối với chúng ta. Như Tấn sĩ A.T.Pierson diễn tả: “Lịch sử là câu chuyện của Ngài”. Đức Giê-hô-va xem xét mọi việc vì những mục đích của Ngài, thậm chí kẻ ác dành cho ngày tai họa (Châm Ngôn 16:4 NIV). Có nhiều mưu kế trong lòng loài người, nhưng chính mục đích của Đức Giê-hô-va thành được (Châm Ngôn 19:21 NIV). Cơ-đốc nhân nhớ Cô-lô-se 1:16 Muôn vật đã được dựng nên bởi Ngài (Đấng Christ) và vì Ngài. Chúa Giê-xu Chirst là An-pha và Ô-mê-ga, đầu tiên và cuối cùng của muôn vật.

Tâm trí kiêu ngạo của con người tội lỗi chống nghịch lại chính tư tưởng về sự tối cao của Đức Chúa Trời và khẳng định “Ta là chủ của số mệnh ta, ta là chỉ huy của linh hồn ta.” (4). Charles Spurgeon đã nói: “Không học thuyết nào trong toàn bộ lời Đức Chúa Trời có sự ghen ghét của loài người bị kích thích hơn là lẽ thật về quyền tối cao tuyết đối của Đức Chúa Trời. Sự kiện ‘Chúa tể trị’ là không thể tranh luận, và chính sự kiện này khuấy động sự chống đối tột bực của lòng người chưa được đổi mới.” (5)

Quyền tối cao thiêng liêng không tiêu diệt trách nhiệm của con người và biến con người trở thành những ngươi máy. Những kế hoạch của lòng thuộc về loài người, nhưng sự đáp lời của lưỡi đến từ Đức Giê-hô-va (Châm Ngôn 16:1 NIV). Thăm được bỏ trong vạt áo, nhưng mọi quyết định đến từ Đức Giê-hô-va (c.33 NKJV). Lòng người toan định đường lối mình, song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người (c.9 NKJV). Đức Chúa Trời mong chúng ta nghiên cứu, suy gẫm, cân nhắc những trách nhiệm và thực hiện những quyết định, nhưng chúng ta không nên nương cậy nơi sự thông sáng (của chúng ta) (Châm Ngôn 3:5). Đức Chúa Trời hứa ban sự khôn ngoan cho ai cầu xin (Gia-cơ 1:5) và hướng dẫn ai sẵn sàng vâng lời (Châm Ngôn 3:5-6).

Vì Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo muôn vật, Ngài tối cao trong bản chất (Châm Ngôn 3:19-20 Châm Ngôn 8:22-31 Châm Ngôn 30:4). Ngài cũng tối cao trong lịch sử và địa lý, điều khiển sự dấy lên và sụp đổ của các vua cùng các nước (Công vụ 17:22-28 Đa-ni-ên 4:17,Đa-ni-ên 4:34-35). Nhờ ta các vua cai trị và những quan trưỡng định sự công bình (Châm Ngôn 8:15). Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy, Ngài làm nghiêng lệch bề nào tùy ý Ngài muốn (Châm Ngôn 21:1 NKJV). Chẳng có sự khôn ngoan nào, sự thông sáng nào hay mưu luận nào chống nghịch Đức Giê-hô-va (c.30 NKJV).

Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời, Đấng định sự cuối cùng – những mục đích của Ngài – cũng định phương tiện cho sự cuối cùng. Nếu Ngài quyết định lật đổ Pha-ra-ôn và giảicứu Y-sơ-ra-ên khỏi Ai Cập, Ngài cũng định rằng Môi-se và A-rôn đi đến Ai Cập để giáp mặt Pha-ra-ôn. Nếu Ngài có ý định đem Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, Ngài cũng định rằng Giô-suê sẽ được huấn luyện để lãnh đạo họ. Nếu Ngài có ý định chinh phục những linh hồn hư mất, Ngài cũng định rằng một chứng nhân sẽ chia xẻ Phúc Âm. Và họ sẽ nghe làm sao nếu không có ngưòi rao giảng? Và họ sẽ rao giảng làm sao nếu họ không được sai đi? (Rô-ma 10:14-15 NKJV).

Sự tối cao của Đức Chúa Trời là một trong những động cơ lớn nhất đối với đời sống và sự phục vụ Cơ-đốc, vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời ngự trên ngôi và điều khiển mọi sự.Những điều răn của Ngài là việc Ngài giúp có thể làm được, và chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, là cho những kẻ được gọi theo mục đích của Ngài (Rô-ma 8:28 NKJV). Thay vì nản lòng đối với sự rao giảng Tin Lành, sự thông hiểu về quyền tối cao thiêng liêng là tác hân cho sự rao giảng Tin Lành theo tinh thần Kinh Thánh vì chúng ta biết chắc rằng Đức Chúa Trời “chọn ra” một “dân cho Danh Ngài” (Công vụ 15:14 NKJV Công vụ 18:1-11) và Lời Ngài sẽ không trở nên vô ích (Ê-sai 55:10-11). Đức Chúa Trời không muốn cho một người nào chết mất (2Phi-e-rơ 3:9) nhưng muốn mọi người đều được cứu (1Ti-mô-thê 2:4) và Chúa Giê-xu truyền lịnh cho chúng ta đi khắp thế gian với thông điệp về sự cứu rỗi (Ma-thi-ơ 28:18-20). Nhiệm vụ của chúng ta là vâng lời và chia xẻ sứ điệp, trách nhiệm của Ngài là cứu những ai tin.

Là Đấng Cai Trị tối cao trên muôn vật, Chúa nhìn thấy và biết điều gì sắp xảy ra, những tư tưởng, hành động, lời nói và động cơ của mọi người. Vì các đường lối của một người ở trước mặt Đức Giê-hô-va, và Ngài xem xét mọi lối của người ấy (Châm Ngôn 5:21 NIV). Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, theo dõi kẻ gian ác và người lương thiện (Châm Ngôn 15:3 NIV). Đức Giê-hô-va cân nhắc cái lòng (Châm Ngôn 21:2 NKJV Châm Ngôn 17:3 Châm Ngôn 24:21). Khi Đức Chúa Trời xét đoán, Ngài xét đoán cách công bình, dù Ngài trừng phạt kẻ ác hoặc ban thưởng cho người công bình.

Thật đáng khích lệ để biết rằng Đức Giê-hô-va cai trị (Thi Thiên 93:1) và biết rằng những mục đích công bình của Ngài sẽ được thực hiện. Chúng ta hãy biết chắc rằng chúng ta đang bước đi với Ngài trên lối của sự sống, đầu phục ý muốn Ngài và tìm cách tôn cao danh Ngài.

3. Đức Chúa Trời thương xót

Lòng thương xót dịu dàng và sự quan tâm của Đức Chúa Trời được nhìn thấy qua sự chăm sóc của Ngài đối với người nghèo và người túng thiếu. Những quả phụ và cô nhi ở Y-sơ-ra-ên đặc biệt có thể bị tổn thương trước sự bóc lột và lạm dụng, nên Đức Chúa Trời đã cảnh cáo các dân sự Ngài trong luật pháp Ngài, hãy coi chừng việc ngược đãi họ (Xuất Ê-díp-tô 22:22 Phục truyền 10:18 Phục truyền 14:29 Phục truyền 26:12 Phục truyền 27:19).

Kẻ hà hiếp người nghèo kổ làm nhục Đấng tạo hóa mình, còn ai tôn trọng Ngài có sự thương xót đối với kẻ bần cùng (Châm Ngôn 14:31 NKJV Châm Ngôn 17:5). Kẻ nghèo vàngườigiàu có chung điều này, Đức Giê-hô-va là Đấng dựng nên cả hai (Châm Ngôn 22:2 NKJV). Khi Chúa Cứu Thế đến trong thế gian, Ngài đồng nhất hóa với người nghèo và người bị ruồng bỏ (Lu-ca 4:16-21 2Cô-rinh-tô 8:9) và Đức Chúa Trời muốn bày tỏ lòng thương xót của Ngài đối với họ qua dân sự Ngài. Làm hại người túng thiếu là đem nỗi đau cho lòng Đức Chúa Trời.

Chớ cướp của người nghèo vì người ấy nghèo, cũng đừng hà hiếp người khốn khổ nơi cửa thành, vì Đức Giê-hô-va sẽ binh vực duyên cớ người ấy và đoạt lấy linh hồn của kẻ cướp lột họ (Châm Ngôn 22:22-23 NKJV). “Cửa thành” là từ tương đương của Y-sơ-ra-ên ngày xưa chỉ về tòa án ngày nay của chúng ta, vì nơi đó các trưởng lão nhóm lại để giải quyết những tranh chấp trong làng. Người nghèo có thể không có khả năng trả tiềncho một luật sư, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đến che chở họ (Châm Ngôn 23:10-11 ) (6).

Việc ăn cắp đất đai của người nghèo là cách để làm giàu nhanh chóng, cho dù luật pháp đòi hỏi rằng các mộc giới cũ không được dời đi (Châm Ngôn 22:28 Phục truyền 19:14 Phục truyền 27:17 Ê-sai 1:23 Ô-sê 5:10). Đức Chúa Trời làm chủ đất đai (Lê-vi Ký 25:23) và cho dân Ngài vay đất, họ phải giữ bất động sản của mình trong chi phái và trong thị tộc. Các nông trại gia đình được giới hạn bằng những hòn đá, không phải hàng rào. Những mộc giới cũ này phải được tôn trọng và bảo vệ. Đức Giê-hô-va sẽ phá hủy nhà kẻ kiêu ngạo nhưng Ngài sẽ thiết lập ranh giới của người góa bụa (Châm Ngôn 15:25). Chúa để mắt tới những ranh giới đất đai.

Chúng ta có thể phạm tội nghịch với người nghèo bằng sự thờ ơ cũng như bằng sự áp bức. Ai bịt tai đối với tiếng kêu của người nghèo cũng sẽ tự kêu la mà không được nghe (Châm Ngôn 21:13 NKJV). Ai ban cho người nghèo sẽ không thiếu thốn, còn ai che mắt đi sẽ bị nhiều sự rủa sả (Châm Ngôn 28:27 NKJV). Nếu chúng ta bịt tai và nhắm mắt làm ngơ trước cảnh ngộ của người khác, Đức Chúa Trời biết điều đó và che mắt Ngài trước những nhu cầu của chúng ta như vậy. Chúng ta sẽ phải gặt những gì mình đã gieo (Phục truyền 15:7-11).

Ai thương xót kẻ nghèo tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn, và Ngài sẽ trả lại những gì người ấy đã cho (Châm Ngôn 19:17 NKJV). Khi chúng ta ban cho để giúp người khác, chúng ta đang làm cho Chúa, Ngài tính sổ và trả những phần lãi dồi dào (Phi-líp 4:15-17). Hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người nào trong những người rất hèn mọn này của anh em ta, thì ngươi đã làm cho ta (Ma-thi-ơ 25:40 NKJV). Đồng thời, nguyên tắc này cũng áp dụng cho cách chúng ta đối xử với kẻ thù mình (Châm Ngôn 20:22 Châm Ngôn 25:21-22 Rô-ma 12:18-21).

Đức Chúa Trời là cái khiên cho ai tin cậy Ngài (Châm Ngôn 30:5) và là cái tháp kiên cố cho ai chạy đến Ngài cầu xin sự cứu giúp (Châm Ngôn 18:10). Danh Đức Giê-hô-va trong câu 10 bày tỏ thuộc tính vinh hiển của Chúa. Vì địa vị và bản chất của Ngài, những ai tin cậy Ngài không phải lo lắng bởi Ngài luôn là nơi nương náu và sức lực của họ (Thi Thiên 46:1).

Một trong những biểu hiện về sự thương xót của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là sự dẫn dắt thiêng liêng. Châm Ngôn 3:5-6 là một lời hứa mà dân sự Đức Chúa Trời đã tuyên bố bao thế kỷ qua, nó chưa bao giờ bị lãng quên. Như tôi đã nói trước trong sách này, Đức Chúa Trời mong chúng ta đánh giá một hoàn cảnh và nắm mọi sự việc chúng ta có thể, nhưng chúng ta đừng bao giờ cậy nơi sự thông sáng riêng mình. Chúng ta phải hạ mình trước Ngài và tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài trong mọi việc, và chúng ta phải chắc rằng những động cơ của mình là đúng đắn.

Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta phạm sai lầm, khi chúng ta đều có xu hướng làm và bắt đầu đi vào hướng sai lạc? Một người toan định đường lối mình trong lòng, nhưng Đức Giê-hô-va định các bước người (Châm Ngôn 16:9 NIV). Có nhiều kế hoạch trong lòng người, nhưng chính mục đích của Đức Giê-hô-va thành được (Châm Ngôn 19:21 NIV, xem Châm Ngôn 16:33). Nếu chúng ta thật lòng muốn biết và vâng theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Chúa sẽ hướng dẫn và chỉ dẫn cách chu toàn các bước chúng ta, trong những đường lối chúng ta không thể hiểu. Các bước của loài người thuộc về Đức Giê-hô-va, loài người có thể hiểu đường lối mình sao được? (Châm Ngôn 20:24 NKJV).

Triết gia Đan Mạch là Soren Kierkegaard đã nói: “Đời sống chỉ có thể được hiểu về phía sau, nhưng nó phải được sống về phía trước.” Ngày nào đó chúng ta sẽ nhìn lại và nói như Đa-vít: Quả thật (chỉ có) phước hạnh và sự thương xót (đã theo) tôi những ngày của đời tôi (Thi Thiên 23:6) (7). Biết rằng Đức Chúa Trời dẫn dắt các bước của chúng ta cách yêu thương khi chúng ta tìm cách đi theo Ngài là sự khích lệ lớn khi chúng ta không biết con đường nào để đi. Ai là người kính sợ Đức Giê-hô-va? Ngài sẽ dạy dỗ trong con đường Ngài chọn (Thi Thiên 25:12 NKJV). Thậm chí cao trọng như sứ đồ Phao-lô cũng không phải luôn luôn biết chắc về bước kế tiếp, nhưng Chúa đã hướng dẫn ông (Công vụ 16:6-10).

4. Đức Chúa Trời khôn ngoan

Các nhà thần học cho chúng ta biết rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời chỉ về khả năng của Ngài, nghĩ ra phương tiện hoàn hảo để đạt những mục đích hoàn hảo. Không ai phải dạy Đức Chúa Trời bất cứ điều gì. Vì ai biết ý tưởng của Chúa? Hoặc ai đã trở nên kẻ bàn luận của Ngài (Rô-ma 11:34 NKJV Ê-sai 40:13 Giê-rê-mi 23:18). Và không ai có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã sai lầm, vì trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài làm tốt mọi sự (Rô-ma 8:28 Rô-ma 9:20-21). Chẳng ngạc nhiên gì khi Phao-lô gọi Ngài là Đức Chúa Trời khôn ngoan có một (Rô-ma 16:27).

Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự khôn ngoan của Ngài trong sự sáng tạo. Bởi sự khôn ngoan Đức Giê-hô-va lập nền trái đất, bởi sự thông sáng Ngài sắp đặt các từng trời. Bởi sự hiểu biết của Ngài, các vực sâu được chia ra và mây làm rơi sương móc (Châm Ngôn 3:19-20 NIV). Nhà thiên văn quan sát sao chổi nhờ viễn vọng kính và nhà sinh vật xem xét một tế bào nhờ kính hiển vi, họ đều khám phá sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, vì sự nghiên cứu khoa học chỉ là hành động suy nghĩ đến tư tưởng của Đức Chúa Trời sau Ngài.

Trong khi tìm cách làm chứng cho một sinh viên theo chủ nghĩa duy khoa học, tôi để ý cậu ta sử dụng từ “vũ trụ.”

Tôi hỏi: “Tại sao cậu nói universe (vũ trụ) chứ không phải multiverse?

Cậu sinh viên bối rối đáp: “Tôi không hiểu điều ông muốn nói.”

Tôi đáp: “Nào, từ ngữ universe ngụ ý rằng mọi vật quanh ta là một sự hiệp nhất. Nếu là vậy, thì sự hiệp nhất này đến từ đâu? Cái gì đã lập nên những định luật mà cậu đang học trong các lớp khoa học của mình? Tại sao mọi sự vật này cùng hoạt động và tạo ra một universe thay vì multiverse?

Cậu ta nhận ra cuộc nói chuyện đang dẫn tới hướng nào nên nhanh chóng thay đổi chủ đề!

Những câu hỏi của tôi là những câu hỏi có căn cứ. Nếu không có sự khôn ngoan và trật tự được xây dựng trong vũ trụ (điều mà đa số nguời gọi là ‘những định luật khoa học’) người nông dân không thể trông chờ vụ mùa, nhà thiên văn không thể tiên đoán hiện tượng nhật thực, nguyệt thức, khoa học gia không thể chỉ đạo an toàn một thínghiệm, phi công sẽ không thể điều khiển máy bay, và không ai trên đất sẽ biết từ thời điểm này đến thời điểm khác những ngôi sao và hành tinh nào sẽ hoạt động kế tiếp! Isaac Watts đã nói điều đó cách hoàn hảo:

“Tôi ca khen sự khôn ngoan,

Đã định ra mặt trời cai trị ban ngày,

Mặt trăng chiếu sáng theo lệnh Ngài,

Và mọi ngôi sao vâng lời” (8)

Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời cũng được nhìn thấy qua sự sắp xếp định liệu của Ngài về những sự kiện, không chỉ đối với các quốc gia mà cũng đối với những cá nhân. Chẳng có sự khôn ngoan nào, sự sâu sắc nào, kế hoạch nào có thể thành công nghịch với Đức Giê-hô-va (Châm Ngôn 21:30 NIV). Sự khôn ngoan và quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời, mưu luận và sự thông sáng là của Ngài (Gióp 12:13 NIV). Từ ngữ tiếng Anh providence (sự định liệu) đến từ hai từ ngữ La-tinh “video” (thấy)và “pro” (trước). Đức Chúa Trời thấy trước trong sự khôn ngoan của Ngài, đó là những kế hoạch đi trước và “bảo đảm” rằng ý muốn Ngài sẽ được thực hiện.

Sự định liệu không có nghĩa là Đức Chúa Trời chỉ “thấy trước” điều gì ở phía trước và “điều chỉnh”chính Ngài dựa theo đó. Chỉ Đức Chúa Trời biết và điều khiển những sự kiện tương lai. Nhà thần học phái Baptist Augustus Hopkins Strong gọi sự định liệu là “môi giới liên tục đó của Đức Chúa Trời mà bởi đó Ngài khiến mọi sự kiện của vũ trụ về thuộc thể và đạo đức hoàn thành kế hoạch ban đầu mà bởi đó Ngài tạo ra nó.” (9) (xxxcau nay kho hieuxxx). Không cần lấn sang khả năng chọn lựa của con người, Đức Chúa Trời hành động mọi việc theo mưu luận của ý Ngài (Ê-phê-sô 1:11 NKJV) và điều khiển cùng tể trị trong mọi sự. Đức Giê-hô-va làm điều gì đẹp ý Ngài, trên trời và dưới đất, trong biển và mọi vực sâu của chúng (Thi Thiên 135:6 NIV).

Đức Chúa Trời muốn chia xẻ sự khôn ngoan của Ngài với chúng ta, mà dĩ nhiên đó là sự nhấn mạnh của sách Châm ngôn. Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan, từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng, Ngài dành sự khôn ngoan đúng đắn cho người ngay thẳng (Châm Ngôn 2:6-7). Bước đầu trong việc tiếp nhận sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là tin nhận Chúa Giê-xu và trở nên con cái Đức Chúa Trời. Thế gian đang điên cuồng tìm kiếm sự khôn ngoan để biết điều gì phải làm cùng năng lực để có thể làm được điều đó, và những điều này chỉ được tìm thấy trong Chúa Giê-xu Christ, quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (1Cô-rinh-tô 1:24).

Phúc Âm về sự cứu rỗi nghe như một sứ điệp dại dột đối với thế gian hư mất, vì có vẻ dại dột khi phó thác đời sống bạn cho ai đó đã chết trên thập tự giá trong sự yếu đuối và nhục nhã. Nhưng sự rao giảng về thập tự giá đó lay động quyền năng của Đức Chúa Trời để thay đổi những đời sống! (Rô-ma 1:16). Vì sứ điệp về thập tự giá là sự ngu dại đối với những người hư mất, nhưng đối với chúng ta là kẻ được cứu chuộc thì đó là quyền phép của Đức Chúa Trời (1Cô-rinh-tô 1:18 NKJV).

Sau khi bạn tin nhận Đấng Christ và trở nên con cái Đức Chúa Trời (Giăng 1:11-13), bước kế tiếp là cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn sự khôn ngoan của Ngài trong việc sắp xếp đời sống bạn (Gia-cơ 1:5). Sự kính sợ Đức Giê-hô-va dạy dỗ con người sự khôn ngoan, và sự khiêm nhường đi trước sự tôn trọng (Châm Ngôn 15:33 NIV). Khi bạn đọc Lời Ngài, suy gẫm và cầu nguyện, tìm cách qui vinh hiển cho Ngài, Ngài sẽ hướng dẫn bước của bạn (Châm Ngôn 3:5-6). Con đường có thể không luôn dễ dàng nhưng đó là con đường tốt nhất (Rô-ma 8:28). Hãy nhớ rằng ý muốn Đức Chúa Trời đến từ tấm lòng Đức Chúa Trời (Thi Thiên 33:11) vậy bạn không phải lo lắng.

Khi bạn có những quyết định để thực hiện, hãy để thời gian cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa.Hãy cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn bạn và nếu cần. hãy tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan từ những người bạn trưởng thành trong đức tin. Mở đầu mỗi ngày, hãy cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn bạn trong mọi quyết định phải thực hiện, lớn hoặc nhỏ, bởi nếu sai lầm trong những quyết định nhỏ cũng có thể dẫn tới những tổn hại như những sai lầm trong các quyết định trọng đại. Khi bạn tăng trưởng trong sự khôn ngoan hiểu biết về Đức Chúa Trời, và khi bạn bước đi bởi đức tin, tìm cách tôn cao Chúa. bạn sẽ gia tăng trong sự sáng suốt thuộc linh và sống khôn ngoan.

Con đường người công bình giống như tia sáng đầu tiên của bình mình, chiếu sáng hơn cho đến ánh sáng hoàn toàn của ngày. Nhưng đường kẻ ác giống như bóng tối sâu thẳm. Chúng nó không biết điều gì khiến chúng vấp ngã (Châm Ngôn 4:18-19 NIV).

Một lần nữa, xin được trích dẫn lời A.W.Tozer: “Với sự nhân từ của Đức Chúa Trời muốn phúc lợi cao nhất của chúngt a, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời để hoạch định điều đó, và quyền năng của Đức Chúa Trời để hoàn thành điều đó, chúng ta thiếu điều gì? Chắc chắn chúng ta là tạo vật được yêu mến nhất trong muôn loài vạn vật! ” (10)

Có sức mạnh trong Lời Chúa.God’s word.

Khi bạn đau lòng và cần một số cảm hứng, Chúa từ đó có thể làm phép thuật - nếu bạn tin.If you believe.

Khi bạn cảm thấy bị bỏ rơi thông qua bệnh tật, thất nghiệp và đau đớn, có những câu Kinh thánh mạnh mẽ có thể truyền cảm hứng cho bạn.

Vài phút trước, tôi đã xem một lời khai của một người đàn ông đang vật lộn với trầm cảm và cúm.

Ông đã thử tất cả các lựa chọn y tế nhưng không có kết quả.

Anh ấy tiếp tục ho mỗi ngày trong hơn năm năm.

Không phải cho đến khi anh ấy xem một chương trình truyền hình và nghe mục sư nói, nói tiếng nói.

Ông tiếp tục ghi nhớ thánh thư mạnh mẽ trong Kinh thánh và thỉnh thoảng thú nhận họ.

Và đó là nó;Anh ấy đã được chữa lành.

Thiền qua từ God God để cung cấp cho bạn sức mạnh nếu bạn đang trải qua các thử nghiệm.

Tôi đã biên soạn những câu Kinh thánh yêu thích của tôi để truyền cảm hứng cho tâm hồn bạn.my favorite Bible verses to inspire your soul.


Đề nghị cho bạn

  • 10 câu Kinh Thánh về việc không bỏ cuộc
  • Cầu nguyện mạnh mẽ cho trầm cảm và buồn bã
  • Những lời cầu nguyện cho hy vọng và sức mạnh
  • Kinh thánh động lực mạnh mẽ

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

1. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:19

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Nếu trong cuộc sống này chỉ có chúng ta có hy vọng vào Chúa Kitô, chúng ta là của tất cả những người đàn ông khốn khổ nhất

2. & nbsp;Hê -bơ -rơ 13: 6

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Vì vậy, chúng tôi nói với sự tự tin, Chúa là người trợ giúp của tôi;Tôi sẽ không sợ hãi.Những người phàm có thể làm gì với tôi? ” “The Lord is my helper; I will not be afraid. What can mere mortals do to me?”

3. & nbsp;Matthew 6:26

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Nhìn vào những con chim của không khí;Họ không gieo hoặc gặt hoặc lưu trữ trong chuồng trại, nhưng người cha trên trời của bạn cho chúng ăn. Can any one of you by worrying add a single hour to your life?

4. & nbsp;Châm ngôn 3: 5-6

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Tin tưởng vào & nbsp; Chúa với tất cả trái tim của bạn;Và không có sự hiểu biết của chính mình.Theo tất cả những cách của bạn thừa nhận anh ta, và anh ta sẽ chỉ đạo con đường của bạnLord with all thine heart; and lean not unto thine own understanding. In all thy ways acknowledge him, and he shall direct thy paths

5. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:58

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Do đó, anh chị em thân yêu của tôi, đứng vững.Không để gì di chuyển bạn.Luôn luôn ban cho mình công việc của Chúa, & nbsp; bởi vì bạn biết rằng lao động của bạn trong Chúa không phải là vô ích

6. & nbsp;Giăng 16:33

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Tôi đã nói những điều này với bạn, rằng trong tôi bạn có thể có hòa bình.Trong cuộc sống bạn sẽ có những muộn phiền.Nhưng lấy trái tim;Bạn vượt qua thế giới.

7. & nbsp;Matthew 6: 31-3331-33

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Vì vậy, đừng lo lắng, nói, 'Chúng ta sẽ ăn gì?' Hoặc 'Chúng ta sẽ uống gì?' Hoặc 'Chúng ta sẽ mặc gì?.Nhưng hãy tìm kiếm vương quốc của mình & nbsp; và sự công bình của anh ấy, và tất cả những điều này cũng sẽ được trao cho bạn For the pagans run after all these things, and your heavenly Father knows that you need them. But seek first his kingdom and his righteousness, and all these things will be given to you as well

8. & nbsp;Phi -líp 4: 6 (một trong những câu thánh thư yêu thích của tôi)

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Đừng lo lắng về bất cứ điều gì, nhưng trong mọi tình huống, bằng lời cầu nguyện và kiến nghị, với Lễ Tạ ơn, hãy trình bày yêu cầu của bạn với Chúa.


Đề nghị cho bạn

  • 10 câu Kinh Thánh về việc không bỏ cuộc
  • Cầu nguyện mạnh mẽ cho trầm cảm và buồn bã
  • Những lời cầu nguyện cho hy vọng và sức mạnh

Kinh thánh động lực mạnh mẽ

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

1. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:19

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Nếu trong cuộc sống này chỉ có chúng ta có hy vọng vào Chúa Kitô, chúng ta là của tất cả những người đàn ông khốn khổ nhất For our light and momentary troubles are achieving for us an eternal glory that far outweighs them all.

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

2. & nbsp;Hê -bơ -rơ 13: 6

Vì vậy, chúng tôi nói với sự tự tin, Chúa là người trợ giúp của tôi;Tôi sẽ không sợ hãi.Những người phàm có thể làm gì với tôi? ”

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

3. & nbsp;Matthew 6:26

Nhìn vào những con chim của không khí;Họ không gieo hoặc gặt hoặc lưu trữ trong chuồng trại, nhưng người cha trên trời của bạn cho chúng ăn.

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

4. & nbsp;Châm ngôn 3: 5-6 encouraging, comforting and urging you to live lives worthy of God, who calls you into his kingdom and glory

Tin tưởng vào & nbsp; Chúa với tất cả trái tim của bạn;Và không có sự hiểu biết của chính mình.Theo tất cả những cách của bạn thừa nhận anh ta, và anh ta sẽ chỉ đạo con đường của bạn

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

5. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:58Lord your God goes with you; he will never leave you nor forsake you.”

Do đó, anh chị em thân yêu của tôi, đứng vững.Không để gì di chuyển bạn.Luôn luôn ban cho mình công việc của Chúa, & nbsp; bởi vì bạn biết rằng lao động của bạn trong Chúa không phải là vô ích

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

6. & nbsp;Giăng 16:33an ever-present help in trouble.Therefore we will not fear, though the earth give way and the mountains fall into the heart of the sea,though its waters roar and foamand the mountains quake with their surging.

Tôi đã nói những điều này với bạn, rằng trong tôi bạn có thể có hòa bình.Trong cuộc sống bạn sẽ có những muộn phiền.Nhưng lấy trái tim;Bạn vượt qua thế giới.

7. & nbsp;Matthew 6: 31-33

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Vì vậy, đừng lo lắng, nói, 'Chúng ta sẽ ăn gì?' Hoặc 'Chúng ta sẽ uống gì?' Hoặc 'Chúng ta sẽ mặc gì?.Nhưng hãy tìm kiếm vương quốc của mình & nbsp; và sự công bình của anh ấy, và tất cả những điều này cũng sẽ được trao cho bạn

8. & nbsp;Phi -líp 4: 6 (một trong những câu thánh thư yêu thích của tôi)

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Đừng lo lắng về bất cứ điều gì, nhưng trong mọi tình huống, bằng lời cầu nguyện và kiến nghị, với Lễ Tạ ơn, hãy trình bày yêu cầu của bạn với Chúa.

10 câu Kinh Thánh khuyến khích & nbsp;

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Những câu Kinh Thánh tốt cho cảm hứng

Cầu nguyện trong ngày cho sức mạnh (với những câu Kinh Thánh)

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Những câu Kinh thánh yêu thích khác của tôi

18. & nbsp;1 Giăng 5: 4

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Đối với bất cứ điều gì được sinh ra từ Thiên Chúa vượt qua thế giới: và đây là chiến thắng vượt qua thế giới, thậm chí cả đức tin của chúng ta.

19. & nbsp;1 Peter 3:15

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Nhưng thánh hóa Chúa Thiên Chúa trong trái tim bạn: và luôn sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho mọi người đàn ông hỏi bạn một lý do của hy vọng đó là trong bạn với sự hiền lành và sợ hãi:

20. & nbsp;2 Timothy 4: 7

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Tôi đã chiến đấu với một cuộc chiến tốt, tôi đã kết thúc khóa học của mình, tôi đã giữ niềm tin:

Top 10 câu kinh thánh yêu thích năm 2022

Những câu Kinh Thánh hay nhất để khuyến khích

1. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:19

Nếu trong cuộc sống này chỉ có chúng ta có hy vọng vào Chúa Kitô, chúng ta là của tất cả những người đàn ông khốn khổ nhất

Đây là một trong những câu Kinh thánh hay nhất của tôi để lấy cảm hứng.

Nếu bạn đã trải qua rất nhiều gần đây, bạn phải xem xét kỹ câu Kinh Thánh này.Đây là Paul, viết cho các Kitô hữu Corinthians.Ông mô tả cuộc sống mà chúng ta đang sống bây giờ và một cuộc sống mới mà chúng ta không thấy.

Chúng tôi hiện đang sống trong một thế giới nơi Devil Rules.Ma quỷ cố gắng tất cả những gì có thể để làm cho chúng ta không hạnh phúc, buồn bã và nguyền rủa Chúa bằng đôi môi của chúng ta.Anh ta cố gắng làm cho bạn cảm thấy cô đơn, đau khổ và bị từ chối để bạn có thể bị ảnh hưởng đến tội lỗi.

Ma quỷ rất khó khăn, tôi phải nói.Anh ấy khiến bạn không vui nhưng khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trong tội lỗi.Ma quỷ nói rằng nếu bạn phạm tội, bạn chắc chắn sẽ không chết trong trái tim của chúng tôi.Anh ta làm cho bạn chấp nhận sự xấu xa như một cách sống.Quỷ dữ dẫn bạn đến tội gian dâm, say xỉn, thờ hình tượng và vô đạo đức tình dục.

Tuy nhiên, bạn không bao giờ được để ma quỷ thống trị trái tim của bạn khi bạn cảm thấy chán nản.Vâng, bạn cảm thấy vô vọng, nhưng Paul nhắc nhở bạn rằng có một hy vọng lớn hơn.

Cẩn thận nhìn vào những lời Paul Paul.Bạn sẽ hiểu rằng chúng ta có một hy vọng lớn hơn rằng Chúa đã hứa với chúng ta.Chúng ta có một hy vọng được sống bất diệt mà không bị bệnh tật, tử vong, thất nghiệp hay nghiện ngập.

Quan trọng nhất, chúng ta cũng có hy vọng trong cuộc sống này.Paul nói, nếu chúng ta hy vọng trong cuộc sống này chỉ.Điều này có nghĩa là chúng ta có thể hy vọng cho một cuộc gặp gỡ trong cuộc sống này.Do đó, chúng ta phải cầu nguyện với Chúa về tình hình của chúng ta ngay lập tức.

Tôi đã nói những điều này với bạn, rằng trong tôi bạn có thể có hòa bình.Trong cuộc sống bạn sẽ có những muộn phiền.Nhưng lấy trái tim;Bạn vượt qua thế giới.

Giăng 16:33

2. & nbsp;Hê -bơ -rơ 13: 6

Vì vậy, chúng tôi nói với sự tự tin, Chúa là người trợ giúp của tôi;Tôi sẽ không sợ hãi.Những người phàm có thể làm gì với tôi? ” “The Lord is my helper; I will not be afraid. What can mere mortals do to me?”

Đây là một câu Kinh Thánh đầy cảm hứng từ Paul.Ông đang trích dẫn những lời của David ở đây (Thi -thiên 118: 6).David là một người đàn ông sau trái tim Thiên Chúa và vua của người Israel.

Hãy nghĩ về cách cuộc sống của David, vượt từ cỏ sang ân sủng.Hãy nhớ rằng David đã chiến đấu với Goliath một cách không sợ hãi.Anh ta chỉ là một cậu bé, tuy nhiên, anh ta có trái tim của một người đàn ông vì anh ta có một người trợ giúp tuyệt vời - Thiên Chúa.God.

Do đó, hãy tự tin nói với chính mình, Chúa là người trợ giúp của tôi.Đừng ngại nói những lời này.Thiên Chúa được tôn vinh khi chúng ta ca ngợi Ngài.Do đó, lời cầu nguyện và lời khen ngợi của bạn có thể di chuyển Chúa để hành động khi bạn gặp khó khăn.

Nếu Chúa là người trợ giúp và người cho sức mạnh của bạn, không có gì người đàn ông có thể làm với bạn.Họ có thể cố gắng, họ có thể tụ tập, họ thậm chí sẽ cố gắng làm hại bạn, nhưng với Chúa, họ sẽ không bao giờ thành công.

Vì vậy, câu Kinh Thánh mạnh mẽ này sẽ truyền cảm hứng cho bạn ngay lập tức nếu bạn chán nản.Nói trong trái tim của bạn hoặc to lớn, Chúa là người trợ giúp của tôi;Không có ai có thể làm với tôi.

Bạn có thể cầu nguyện như vậy;

Cảm ơn bạn, Chúa Giêsu, vì hơi thở của cuộc sống.Cảm ơn bạn vì tất cả những gì bạn đã tiếp tục làm trong cuộc sống của tôi.Tôi biết bạn đã luôn nghe những lời cầu nguyện của tôi.Tôi biết bạn đã nhìn thấy những nỗi đau mà tôi đã trải qua.

Tôi biết bạn là Thiên Chúa toàn năng.Tôi cũng biết rằng nếu bạn đứng về phía tôi, không ai có thể làm hại tôi.Đổi linh hồn tôi và lấp đầy trái tim tôi với niềm vui.Cảm ơn cha, qua sức mạnh của Chúa Kitô, tôi cầu nguyện.

3. & nbsp;Matthew 6:26

Nhìn vào những con chim của không khí;Họ không gieo hoặc gặt hoặc lưu trữ trong chuồng trại, nhưng người cha trên trời của bạn cho chúng ăn. Can any one of you by worrying add a single hour to your life?

Đây là một trong những câu Kinh thánh yêu thích của tôi.Nó rất truyền cảm hứng cho tâm hồn tôi.Mỗi lần tôi đọc câu Kinh Thánh này, tôi hiểu cách Chúa nhìn thấy chúng ta.

Đầu tiên, hãy nhớ cuốn sách của Genesis.Thiên Chúa tạo ra con người để có sự thống trị.Vâng, thẩm quyền đối với mọi thứ trên trái đất.Điều này có nghĩa là sư tử và hổ không thể làm hại con người.Adam có quyền kiểm soát mọi thứ.

Chúng tôi chỉ thấy mình ở đây vì tội lỗi.Thông qua tội lỗi của sự bất tuân, Thiên Chúa đã nguyền rủa con người phải chịu đựng.Anh ta cũng nguyền rủa người phụ nữ (Sáng thế ký 3: 16-17).

Chúa nói với Eve, tôi sẽ nhân lên rất nhiều nỗi buồn và thụ thai của bạn;Trong nỗi buồn, ngươi sẽ mang đến cho trẻ em.Và với Adam, Chúa nói, bị nguyền rủa là mặt đất vì lợi ích của bạn;Trong nỗi buồn, ngươi ăn tất cả những ngày của cuộc sống của bạn.I will greatly multiply thy sorrow and thy conception; in sorrow, thou shalt bring forth children.” And to Adam, God said, “cursed is the ground for thy sake; in sorrow shalt, thou eat of it all the days of thy life.”

Tuy nhiên, mặc dù con trai của ông Chúa Giêsu Kitô, Chúa nói rằng Ngài vẫn quan tâm.Bất chấp tất cả những gì chúng tôi đã làm, rằng chúng tôi lớn hơn nhiều so với những con chim của không khí.still cares. Despite all we’ve done, That we are far greater than the birds of the air.

Làm thế nào để con chim của thức ăn không khí?Chúa cung cấp cho họ.Chúng ta là hình ảnh của Chúa, phải không?Vậy tại sao Thiên Chúa sẽ bỏ rơi chúng ta và nuôi những con chim không khí?

Trong câu 31-33, Chúa Kitô nói,, Christ said,

Vì vậy, đừng lo lắng, nói, 'Chúng ta sẽ ăn gì?' Hoặc 'Chúng ta sẽ uống gì?' Hoặc 'Chúng ta sẽ mặc gì?.Nhưng hãy tìm kiếm vương quốc của mình & nbsp; và sự công bình của anh ấy, và tất cả những điều này cũng sẽ được trao cho bạn For the pagans run after all these things, and your heavenly Father knows that you need them. But seek first his kingdom and his righteousness, and all these things will be given to you as well

4. & nbsp;Châm ngôn 3: 5-6-Một câu mật mạnh mẽ khác

Tin tưởng vào & nbsp; Chúa với tất cả trái tim của bạn;Và không có sự hiểu biết của chính mình.Theo tất cả những cách của bạn thừa nhận anh ta, và anh ta sẽ chỉ đạo con đường của bạnLord with all thine heart; and lean not unto thine own understanding. In all thy ways acknowledge him, and he shall direct thy paths

Như mong đợi, khi phải đối mặt với những khó khăn, chúng tôi nghĩ về việc khắc phục các vấn đề của chính chúng tôi.

Nếu chúng tôi đang đối mặt với các vấn đề tài chính, chúng tôi nhờ bạn bè giúp đỡ.Nếu chúng tôi cần tiền để bắt đầu kinh doanh, chúng tôi nhận một khoản vay từ ngân hàng.Ngoài ra, nếu chúng tôi bị bệnh, chúng tôi đến bác sĩ để tìm giải pháp.

Mặc dù tất cả những điều này là những điều đúng đắn để làm, nhưng chúng không phải là quan trọng nhất.Tại mọi thời điểm, chúng ta phải để Chúa sống cuộc sống của chúng ta.Chúng tôi phải nói với anh ấy tất cả những gì chúng tôi đang trải qua.

Đừng bao giờ dựa vào sự hiểu biết của chính bạn, nhưng cầu nguyện với Chúa để hỗ trợ bạn.Trước khi nhờ bạn của bạn giúp đỡ, hãy cầu nguyện với Chúa về điều đó.Trước khi gặp bác sĩ về sức khỏe xấu của bạn, hãy để yêu cầu của bạn được Chúa biết thông qua cầu nguyện.

Paul nói,

Đừng lo lắng về bất cứ điều gì, nhưng trong mọi tình huống, bằng lời cầu nguyện và kiến nghị, với Lễ Tạ ơn, hãy trình bày yêu cầu của bạn với Chúa.Phi -líp 4: 6Philippians 4:6

5. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:58

Do đó, anh chị em thân yêu của tôi, đứng vững.Không để gì di chuyển bạn.Luôn luôn ban cho mình công việc của Chúa, & nbsp; bởi vì bạn biết rằng lao động của bạn trong Chúa không phải là vô ích

Đây là một câu Kinh Thánh đáng khích lệ khác.Bất kể bạn đang trải qua điều gì, thì hãy đứng vững trong niềm tin của bạn vào Chúa Kitô.Tiếp tục phục vụ Chúa với tâm hồn và tâm trí của bạn bởi vì Ngài sẽ tạo ra một cách khi dường như không có.“stand firm”in your faith in Christ. Continue to serve God with your soul and mind because He will make a way when there seems to be none.

  • 10 câu Kinh thánh mạnh mẽ hàng đầu của tôi
    • 1. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:19
    • 2. & nbsp;Hê -bơ -rơ 13: 6
    • 3. & nbsp;Matthew 6:26
    • 4. & nbsp;Châm ngôn 3: 5-6
    • 5. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:58
    • Do đó, anh chị em thân yêu của tôi, đứng vững.Không để gì di chuyển bạn.Luôn luôn ban cho mình công việc của Chúa, & nbsp; bởi vì bạn biết rằng lao động của bạn trong Chúa không phải là vô ích
    • Đây là một câu Kinh Thánh đáng khích lệ khác.Bất kể bạn đang trải qua điều gì, thì hãy đứng vững trong niềm tin của bạn vào Chúa Kitô.Tiếp tục phục vụ Chúa với tâm hồn và tâm trí của bạn bởi vì Ngài sẽ tạo ra một cách khi dường như không có.
    • 10 câu Kinh thánh mạnh mẽ hàng đầu của tôi
  • 1. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:19
    • 2. & nbsp;Hê -bơ -rơ 13: 6
    • 3. & nbsp;Matthew 6:26
    • 4. & nbsp;Châm ngôn 3: 5-6
    • 6. & nbsp;Giăng 16:33
    • 7. & nbsp;Matthew 6: 31-33
  • 8. & nbsp;Phi -líp 4: 6 (một trong những câu thánh thư yêu thích của tôi)
    • Những câu Kinh thánh yêu thích khác của tôi
    • 9. & nbsp;2 Cô-rinh-tô 4: 16-18
    • 10. & nbsp;Giăng 16:13
    • 11. & nbsp;1 Tê-sa -gi 2: 11-12
    • 12. & nbsp;Phục truyền luật lệ ký 31: 6
    • 13. & nbsp;Thi thiên 46: 1-3
    • Những câu Kinh thánh hay nhất của tôi để khuyến khích
  • 14. & nbsp;Ephesians 2: 8
    • 1. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:19
    • 2. & nbsp;Hê -bơ -rơ 13: 6
      • 3. & nbsp;Matthew 6:26
    • 3. & nbsp;Matthew 6:26
    • 4. & nbsp;Châm ngôn 3: 5-6-Một câu mật mạnh mẽ khác
    • 5. & nbsp;1 Cô -rinh -tô 15:58
    • Do đó, anh chị em thân yêu của tôi, đứng vững.Không để gì di chuyển bạn.Luôn luôn ban cho mình công việc của Chúa, & nbsp; bởi vì bạn biết rằng lao động của bạn trong Chúa không phải là vô ích

Câu Kinh Thánh truyền cảm hứng nhất là gì?

"Trong thế giới bạn sẽ có hoạn nạn. Nhưng hãy lấy lòng; tôi đã vượt qua thế giới.""Vì vậy, đừng sợ, vì tôi ở bên bạn; đừng mất tinh thần, vì tôi là Chúa của bạn. Tôi sẽ củng cố bạn và giúp bạn; tôi sẽ giữ chân bạn bằng tay phải chính đáng của tôi."

Một câu Kinh Thánh yêu thích là gì?

1Câu thơ nổi tiếng này tóm tắt thông điệp phúc âm.Đó là một tác phẩm kinh điển đã được chứng minh là phổ biến một lần nữa.John 3:16: "For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life." This well-known verse summarizes the Gospel message. It's a classic that has proved to be popular yet again.

Câu thơ nổi tiếng nhất trong Kinh thánh là gì?

"Thiên Chúa yêu thế giới đến nỗi anh ta đã cho con trai duy nhất của mình, để mọi người tin vào anh ta sẽ không bị diệt vong nhưng sẽ có cuộc sống vĩnh cửu."God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him won't perish but will have eternal life."

Một trong những câu thơ hay nhất trong Kinh thánh là gì?

Phi -líp 4:13: Tôi có thể làm mọi thứ thông qua anh ta, người cho tôi sức mạnh.Sáng thế ký 1: 1: Ban đầu Thiên Chúa đã tạo ra thiên đàng và trái đất.Châm ngôn 3: 5: Tin tưởng vào Chúa với tất cả trái tim của bạn và không dựa vào sự hiểu biết của chính bạn.Châm ngôn 3: 6: Theo tất cả các cách của bạn thừa nhận anh ta, và anh ta sẽ làm cho con đường của bạn thẳng.: I can do everything through him who gives me strength. Genesis 1:1: In the beginning God created the heavens and the earth. Proverbs 3:5: Trust in the LORD with all your heart and lean not on your own understanding. Proverbs 3:6: in all your ways acknowledge him, and he will make your paths straight.