Urease là gì

Vi khuẩn Hp [H.pylori] đã phát triển hàng loạt cơ chế tiến hóa để tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Trong các cơ chế đó có cơ chế vật lý, có chế hóa sinh kết hợp, đặc biệt là cơ chế hóa sinh với khả năng tiết men Urease cân bằng môi trường acid quanh dạ dày và khả năng ngụy trang siêu đẳng trong thế giới vi sinh giúp nó tránh né được miễn dịch cơ thể.

H.pylori là một vi khuẩn gram âm vi ái khí, dạng dấu phẩy, chữ S hoặc C. Dưới kính hiển vi điện tử, H.pylori dài 1,5-5 m m, có đường kính 0,3 1 m m, có 1- 6 lông mảnh ở một đầu. Trong điều kiện không thuận lợi hoặc sau điều trị bằng một số kháng sinh, H.pylori có thể chuyển thành dạng hình cầu. H.pylori thường nằm dưới lớp chất nhầy phủ bề mặt niêm mạc dạ dày, bám trên mặt ngọn hoặc chui sâu vào khe giữa các tế bào biểu mô dạ dày, có khi thấy H.pylori trong lòng các khe tuyến nông trên gần bề mặt niêm mạc.

Hình 1: H.pylori thường nằm dưới lớp chất nhầy phủ bề mặt niêm mạc dạ dày

Các lông của H.pylori ở một đầu, tận cùng bởi các đĩa, cấu trúc này không gặp ở bất kỳ loại Campylobacter nào khác. Nhờ vào các lông này mà H.pylori có thể di chuyển nhanh chóng trong lớp chất nhầy đặc bằng những động tác quẫy và quay đặc biệt. Phần còn lại của bề mặt H.pylori nhẵn.

Với thể hình cầu H.pylori có thể tồn tại lâu hơn trong các môi trường không thuận lợi. Goodwin gọi đây là thể ngủ của H.pylori .

Cơ chế gây bệnh viêm loét dạ dày của Hp

Trong khi hầu hết những vi sinh vật khác bị chết trong môi trường acid ở dạ dày người thì H.pylori lại phát triển tốt nhờ hệ men Urease cực mạnh. Men này là một trong những protein có khả năng kích thích miễn dịch cơ thể mạnh nhất của H.pylori đối với người bệnh. Urease có trọng lượng phân tử 500-600 KDa.

Mặc dù men Urease có ở một loại vi khuẩn, nhất là vi khuẩn đường ruột, nhưng ở H.pylori có một lượng Urease lớn gấp hàng trăm lần các vi khuẩn khác. Men Urease xúc tác thủy phân Urea thành amoniac và cacbamate. Sau đó cacbamate lại được thủy phân tiếp thành amoniac và acid cacbonic [H 2 CO 3 ]. Chính amoniac làm kiềm hóa môi trường nơi H.pylori cư ngụ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sống sót.

Urease yếu tố sống còn của vi khuẩn Hp

  • Phân hủy urea trong thức ăn tạo thành NH3 và phản ứng này làm tăng độ pH trong dạ dày.
  • Giúp Hp bám vào màng nhầy của dạ dày.
  • Kích thích tạo các cytokine gây viêm, gây nên viêm mạn tính ở các bệnh nhân bệnh dạ dày.

Hình 2: Men Urease của HP xúc tác chuyển ure thành ammoniac [NH3] và CO2

Màng ngoài của H.pylori hoạt động như lớp ngụy trang, giúp vi khuẩn tránh những tế bào miễn dịch cơ thể, làm cho việc nhiễm trùng Hp trở nên dai dẳng, khó dứt. Những bí mật về sự ngụy trang nằm trong việc bắt chước kháng nguyên tế bào người của vi khuẩn Hp.

PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên

PGS.TS.BS.Vũ Văn Khiên

09/1989: Tốt nghiệp Bs Học viên Học viện Quân y

09/1989-03/1991: Bác sỹ Khoa Vi sinh vật Bệnh viện TWQĐ 108

04/1991-08/1992: Bác sỹ- Bệnh xá Trưởng Đảo Sinh Tồn lớn

08/1991-04/1994: Bác sỹ-Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện TWQĐ 108

05/1994-08/2000: Nghiên cứu sinh-Học viện Quân y

09/2000-03/2004: Tiến sỹ, bác sỹ-Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện TWQĐ 108

04/2004-07/2008: Phó CNK- Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện TWQĐ 108

08/2008-12/2015: Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa- Bệnh viện TWQĐ 108

01/2006- Nay: Chủ nhiệm khoa Nội soi chẩn đoán-Bệnh viện TWQĐ 108

PGS Vũ Văn Khiên đã có tổng 86 bài báo khoa học đã được đăng tải, trong đó có 78 bài tiếng Việt đăng trong tạp chí trong nước và 08 bài tiếng Anh đăng tạp chí nước ngoài. Tổng số đề tài nghiên cứu: 02 đề tài cấp cơ sở; 01 đề tài cấp Bộ Quốc Phòng, 01 đề tài cấp thành phố Hà Nội, 02 đề tài cấp Nhà nước theo Nghị định thư

PGS được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2017

Viết bình luận

Video liên quan

Chủ Đề