Xét nghiệm nhiễm sắc the đồ trước khi mang thai

Để quá trình bầu bí và sinh nở của mẹ được thuận lợi,suôn sẻ, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, việc xét nghiệm trước khi mang thai là cực kỳ quan trọng, Để thu được kết quả chính xác và tạo điều kiện cho thai kỳ thành công, chị em cần phải thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

1. Tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai?

Muốn con yêu sinh ra khỏe mạnh, người mẹ cần phải có cơ thể mạnh khỏe. Các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của mình và kịp thời điều trị, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nếu có.

Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho bào thai phát triển ngay từ lúc chuẩn bị mang thai. Hơn nữa, từ kết quả xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ kịp thời và tư vấn thời gian tốt nhất cho chị em.

Nếu gia đình của mẹ mắc những bệnh sử đặc biệt thì cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai để xác định có khả năng bị di truyền hay không. Đặc biệt là với những người mẹ đã từng bị thai lưu, sảy thai, sinh non và có em bé bị dị tật bẩm sinh. Điều này sẽ đảm bảo người mẹ có một thai kỳ mới an toàn và khỏe mạnh.

Xét nghiệm nhiễm sắc the đồ trước khi mang thai

Các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời

2. Các xét nghiệm trước khi mang thai chị em nên thực hiện

2.1. Xét nghiệm sắt huyết thanh, nhóm máu, công thức máu

Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết nhóm máu và những bất thường của tế bào máu, cũng như khả năng mắc những bệnh về máu như thiếu hồng cầu, thiếu máu, bạch cầu,…  Ngoài ra, chị em cũng cần phải lưu ý những điều như sau:

– Qua công thức máu giúp sàng lọc bệnh thiếu máu tán huyết. Đây là căn bệnh di truyền do đột biến gen gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, trẻ sinh ra bị thiếu máu nặng và phải truyền máu suốt cả đời.

– Phát hiện tình trạng thiếu hoặc thừa sắt, thiếu máu để chữa trị kịp thời.

– Nhóm máu, nhất là khi Rh âm tính. Đây là trường hợp khá hiếm gặp nhưng cần phải có chế độ theo dõi, hỗ trợ đặc biệt để tránh hiện tượng mẹ sinh ra kháng thể chống lại thai nhi trong những lần mang thai kế tiếp gây sảy thai và thai lưu.

Xét nghiệm nhiễm sắc the đồ trước khi mang thai

Xét nghiệm công thức máu giúp chị em biết được nhiều điều về tình trạng sức khỏe của mình

2.2. Xét nghiệm hóa sinh máu

Việc thực hiện một số xét nghiệm hóa sinh máu trước khi mang thai sẽ giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận và tình trạng đường huyết,… Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của chị em và theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe trong suốt thời gian mang thai.

2.3. Xét nghiệm để phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

Nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng trong khoảng thời gian mang thai có thể gây ra những dị tật nghiêm trọng cho em bé trong bụng mẹ. Tùy vào tình hình thực tế, các bác sĩ sẽ tư vấn chị em nên thực hiện xét nghiệm để đánh giá tình trạng miễn dịch với một số loại vi khuẩn, virus có khả năng gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi. Chẳng hạn như virus Cytomegalo, ký sinh trùng Toxoplasmosis, vi khuẩn giang mai, virus Rubella,…

2.4. Xét nghiệm nước tiểu

Kết quả xét nghiệm này sẽ giúp chị em biết được mình có mắc phải bệnh lý viêm nhiễm hay không nhờ vào những yếu tố có trong nước tiểu như Glucose, vi khuẩn, bạch cầu, protein, hồng cầu,… Bên cạnh xét nghiệm nước tiểu, phụ nữ còn cần phải làm xét nghiệm máu để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác hơn.

2.5. Xét nghiệm chức năng gan

Mục đích của xét nghiệm chức năng gan là để tầm soát những nguy cơ thai nhi mắc bệnh về gan như viêm gan B,… Hiện nay, chị em có thể thực hiện nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan nhưng phương pháp phổ biến nhất là xét nghiệm máu, kiểm tra tĩnh mạch,… Do đó, phụ nữ nên tiến hành kiểm tra chức năng gan trước khi quyết định mang thai khoảng 3 tháng.

Xét nghiệm nhiễm sắc the đồ trước khi mang thai

Chị em nên thực hiện xét nghiệm trước khi mang thai tại những cơ sở y tế uy tín

2.6. Xét nghiệm sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể

Cách phổ biến nhất để thực hiện xét nghiệm sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể là dựa vào máu tĩnh mạch. Phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai này phù hợp với những cặp vợ chồng có:

– Người thân trong gia đình bị sảy thai, vô sinh, thai lưu.

– Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc những vấn đề về tâm thần như tâm thần phân liệt, chậm phát triển trí não,…

– Có vấn đề về đường huyết và tăng huyết áp.

– Người thân trong gia đình bị dị tật chân cong, hở hàm ếch, suy giảm khả năng nghe và thị lực kém.

– Gia đình có người mắc những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, tự kỷ,…

– Người thân trong gia đình mắc hoặc mang gen di truyền những căn bệnh như tan máu bẩm sinh, máu khó đông, u xơ thần kinh loại 1,…

– Chị em có ý định mang thai khi đã lớn tuổi.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể là trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Mục đích của việc làm này là để kiểm tra những bệnh lý di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang thai nhi.

Tóm lại, việc kiểm tra và làm các xét nghiệm trước khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cho mẹ và bé, đem lại niềm vui, cũng như giảm đi các lo lắng không đáng có cho mỗi gia đình.

Thông tin cơ bản

Nhiễm sắc thể (NST) chứa các gen trong tế bào của cơ thể người. Các tế bào này thường chứa 46 NST tồn tại thành từng cặp (23 NST được di truyền từ mẹ và 23 NST được di truyền từ bố).  Các rối loạn di truyền và một số dị tật bẩm sinh thường do sự hiện diện của một số NST bất thường (mà trong y học gọi là lệch bội).

Các dạng lệch bội cần được sàng lọc

Các dạng lệch bội thường được sàng lọc trong quá trình mang thai bao gồm:

  • Há»™i chứng Down: còn gọi là Tam bá»™i NST 21, người mắc há»™i chứng này sẽ có ba bản sao nhiá»…m sắc thể 21 thay vì hai nhÆ° bình thường.
  • Há»™i chứng Patau: còn gọi là Tam bá»™i NST 13, người mắc há»™i chứng này sẽ có ba bản sao nhiá»…m sắc thể 13 thay vì hai nhÆ° bình thường.
  • Há»™i chứng Edwards: còn gọi là Tam bá»™i NST 18, người mắc há»™i chứng này sẽ có ba bản sao nhiá»…m sắc thể 18 thay vì hai nhÆ° bình thường.

Xét nghiệm nhiễm sắc the đồ trước khi mang thai

Trước đây, phương pháp sàng lọc không xâm lấn trước khi sinh dùng để phát hiện các hội chứng này sẽ dựa vào việc đo các dấu ấn từ người mẹ kết hợp với siêu âm. Tuy nhiên, các phương pháp này có tỷ lệ dương tính giả khoảng 5% và tỷ lệ phát hiện bệnh dao động trong khoảng 50 – 95% tùy theo phương pháp sàng lọc được áp dụng.

Các tiến bộ gần đây trong lĩnh vực công nghệ đã giúp phát triển các phương pháp sàng lọc không xâm lấn trước khi sinh có độ nhạy cao hơn.

Sàng lọc không xâm lấn trước khi sinh là gì?

Bệnh viện FV tiến hành thực hiện xét nghiệm mới này để sàng lọc một số dạng lệch bội mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình mang thai, một lượng rất nhỏ vật liệu di truyền của thai nhi sẽ đi qua nhau thai vào máu của người mẹ. Phương pháp sàng lọc không xâm lấn được thực hiện nhằm sàng lọc một số NST bất thường chuyên biệt trong quá trình phát triển của thai nhi bằng cách xét nghiệm máu của người mẹ.

Mẫu xét nghiệm sẽ được lấy từ máu của người mẹ và gửi đến phòng thí nghiệm. Sau đó, phòng thí nghiệm sẽ tách chiết ADN của thai nhi trong mẫu xét nghiệm để tầm soát các NST bất thường.

Hiện nay, sàng lọc không xâm lấn trước khi sinh là phương pháp có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất khi sàng lọc ba dạng bất thường phổ biến ở NST 13, 18 và 21.

Bệnh viện FV đã hợp tác với các phòng xét nghiệm uy tín, đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện xét nghiệm này.

Xét nghiệm nhiễm sắc the đồ trước khi mang thai

Những ai nên thực hiện xét ngiệm?

Phương pháp này không hạn chế cho các thai phụ muốn thực hiện xét nghiệm.

Bệnh viện FV khuyến cáo tất cả các thai phụ, dù thuộc bất kỳ nhóm nguy cơ nào cũng nên thực hiện phương pháp này vì nó có tỷ lệ dương tính giả thấp hơn so với xét nghiệm double test và triple test thông thường.

Khi nào có thể thực hiện xét nghiệm?

Xét nghiệm này có thể thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ và trong suốt thời gian mang thai sau đó.

Kết quả sẽ có trong bao lâu?

Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 15 ngày làm việc.

Kết quả sẽ được thông báo như thế nào?

Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết thai nhi có bị tam bội NST 13, 18 hoặc 21 hay không. Kết quả được gửi riêng cho bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm và bác sĩ này sẽ giải thích kết quả cũng như có thể chỉ định các xét nghiệm bổ sung cho thai phụ nếu cần.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả âm tính?

Kết quả âm tính có nghĩa là nguy cơ bị tam bội NST 13, 18 và 21 của thai nhi là rất thấp. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi, đặc biệt là bằng siêu âm và sẽ thông báo cho bạn biết nếu cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả dương tính?

Kết quả dương tính có nghĩa là thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi chứng tam bội NST.

Để khẳng định kết quả này, bác sĩ phải tiến hành chọc ối hay lấy mẫu sinh thiết gai nhau để thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (karyotype) cho thai nhi. Karyotype là xét nghiệm khảo sát các nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi để xác định số lượng và hình thái của nhiễm sắc thể.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ sẽ cho chẩn đoán chính xác hơn.

Các bước thực hiện!

  1. Liên hệ bác sĩ đang theo dõi thai kỳ của bạn;
  2. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cho bạn. Yêu cầu phải có Giấy chứng nhận thông tin y tế từ phòng xét nghiệm quốc tế và giấy chấp thuận;
  3. Tiến hành lấy mẫu máu của bạn;
  4. Phòng xét nghiệm của Bệnh viện FV sẽ liên hệ với phòng xét nghiệm quốc tế để tiến hành xét nghiệm;
  5. Bác sĩ sẽ thông báo kết quả cho bạn trong vòng 15 ngày làm việc.

Quan trọng!

Dù kết quả như thế nào thì việc thực hiện xét nghiệm này sẽ không thay thế cho việc theo dõi thai định kỳ bằng siêu âm trong mọi trường hợp.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ của bạn.

Tham khảo:

  1. Gregg A.R. et al. Non-invasive prenatal screening for foetal aneuploidy, 2016 update: a position statement of the American College of Medical Genetics and Genomics. Genet Med July 2016; online publication (ahead of print).
  1. Stokowski R. et al. Clinical performance of non-invasive prenatal testing (NIPT) using targeted cell-free DNA analysis in maternal plasma with microarrays or next generation sequencing (NGS) is consistent across multiple controlled studies. Prenat Diagn 2015; 35: 1243-1246.