Bài 2 sách bài tập địa lý 10

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 2.

Giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều

Giải SBT Địa lí 10 trang 4

Câu 1 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp

  1. khoanh vùng.
  1. kí hiệu.
  1. chấm điểm.
  1. đường chuyển động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, người ta sử dụng phương pháp

  1. kí hiệu.
  1. bản đồ - biểu đồ.
  1. khoanh vùng.
  1. đường chuyển động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian, người ta sử dụng phương pháp

  1. kí hiệu.
  1. chấm điểm.
  1. khoanh vùng.
  1. bản đồ - biểu đồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố tập trung hoặc phổ biến trên một không gian lãnh thổ nhất định, người ta sử dụng phương pháp

  1. chấm điểm.
  1. kí hiệu.
  1. khoanh vùng.
  1. bản đồ - biểu đồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 4 SBT Địa lí 10: Cho các kí hiệu sau:

Bài 2 sách bài tập địa lý 10

Hãy sắp xếp các kí hiệu trên vào bảng theo mẫu sau sao cho đúng với các dạng kí hiệu.

Trả lời:

Dạng chữ

Dạng tượng hình

Dạng hình học

  1. Thủy ngân
  1. A-pa-tít
  1. U-ra-ni-um
  1. Ni-ken
  1. Trâu
  1. Đóng tàu
  1. Cơ khí
  1. Sản xuất ô tô
  1. Điện tử
  1. Than
  1. Đồng
  1. Dầu mỏ

Giải SBT Địa lí 10 trang 5

Câu 6 trang 5 SBT Địa lí 10: Quan sát hình sau:

Bài 2 sách bài tập địa lý 10

  1. Phương pháp biểu hiện bản đồ nào được sử dụng trên hình 2.1? Cho ví dụ.
  1. Dạng kí hiệu nào được sử dụng trong bản đồ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Phương pháp kí hiệu được sử dụng trên hình 2.1

- Ví dụ: trung tâm công nghiệp; sân bay; hải cảng…

Yêu cầu b)

- Kí hiệu dạng tượng hình. Ví dụ: cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử…

- Kí hiệu dạng chữ. Ví dụ: Khai thác U-ra-ni-um, ni-ken, bô-xít…

- Kí hiệu dạng hình học. Ví dụ: khai thác khí đốt, dầu mỏ, than…

Câu 7 trang 5 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước trên thế giới lên bản đồ, sử dụng phương pháp biểu hiện nào là tốt nhất? Hãy mô tả cách biểu hiện.

Trả lời:

- Để biểu hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước trên thế giới lên bản đồ, nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Cách biểu hiện: vẽ biểu đồ hình tròn về cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các nước rồi đặt vào vị trí của nước đố trên bản đồ.

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời thầy cô và các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Câu hỏi trang 9 sgk Địa Lí 10

Quan sát hình 2.1 (trang 9 – SGK), hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?

Trả lời:

Các dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình

Câu hỏi trang 10 sgk Địa Lí 10

Dựa vào hình 2.2 (trang 10 – SGK), hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng và các đối tượng trên bản đồ.

Trả lời:

  • Thấy được các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, TP. Hồ Chí Minh…Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Đa Nhim…, thấy được các trạm 220KV, 500KV…
  • Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng.

Câu hỏi trang 11 sgk Địa Lí 10

Quan sát hình 2.3 (trang 11- SGK), cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu diễn được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?

Trả lời:

  • Thấy được hướng chuyển động của các loại gió bão.
  • Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta

Câu hỏi trang 13 sgk Địa Lí 10

4. Quan sát hình 2.3 (trang 12 – SGK), hãy cho biết:

  • Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng nhũng phương pháp nào?
  • Mỗi điểm chấm trên bản đổ tương ứng bao nhiêu người?

Trả lời:

  • Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.
  • Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, môi chấm tương ứng.với 500.000 người.

Bài 1 trang 14 sgk Địa Lí 10

Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 (trang 10 - SGK) được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được nhũng nội dung nào của đối tượng địa lí?

Lời giải:

  • Phương pháp kí hiệu.
  • Thể hiện được loại hình, sự phân bố, số lượng, quy mô, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.

Bài 2 trang 14 sgk Địa Lí 10

Hình 2.3 (trang 111 SGK) thể hiện nhũng nội dung hào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

Lời giải:

  • Chế độ gió (hướng gió, tần suất).
  • Bão (hướng di chuyển và tần suất).

Tài liệu học tập môn Địa lý lớp 10 mới

  • Địa lý 10 CTST
  • Địa lý 10 KNTT
  • Địa lý 10 CD

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Bài viết hướng dẫn bạn đọc làm các câu hỏi trong sách giáo khoa Địa lý lớp 10 bài 2. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu được VnDoc.com biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10, Tiếng Anh lớp 10...