Bài tập ôn tập Đêm nay Bác không ngủ

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6 Bài Đêm nay Bác không ngủ hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Ngữ Văn.

Bộ 13 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Bài Đêm nay Bác không ngủ​​​​​​​

Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám

B. Trong thời kì chống Pháp.

C. Trong thời kì chống Mĩ.

D. Khi đất nước hòa bình

Câu 2: Trong lần thứ ba thức dậy, anh đội viên đã có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy Bác vẫn thức?

A. Ngạc nhiên

B. Lo lắng

C. Hốt hoảng, giật mình

D. Xúc động, nghẹn ngào

Câu 3: Tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ ?

A. Bác lo lắng cho các chiến sĩ

B. Bác thương đoàn dân công

C. Bác lo lắng cho chiến dịch

D. Cả ba ý trên

Câu 4: Ý nghĩa của ba câu thơ kết bài là gỡ?

...đêm nay Bác không ngủ

Vỡ một lẽ thường tỡnh

Bác là Hồ Chí Minh.

A.Bác lo lắng cho nhưng người chiến sĩ ở chiến trường.

B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ ngoài rừng

C. Bác lo lắng cho chiến dịch.

D. Cả ba ý trên đều đúng .

Câu 5: Tác giả đã khái quát nguyên do Bác không ngủ bằng một câu thơ đặc sắc. Đó là câu thơ nào?

A. Bác thức thì mặc Bác.

B. Bác ngủ không an lòng.

C. Bác thương đoàn dân công.

D. Bác là Hồ Chí Minh.

Câu 6: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ?

A. Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng.

B. Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn đối với bộ đội và nhân dân.

C. Tinh thần vì dân, vì nước.

D. Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.

Câu 7: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của tác giả nào ?

A.Tố Hữu

B.Tế Hanh

C.Minh Huệ

D.Viễn Phương

Câu 8: Bài thơ dùng phương pháp biểu đạt gì?

A.Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Câu 9: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện điều gì ở tác giả?

A. Tình cảm yêu kính, cảm phục đối với Bác.

B. Tâm trạng lo lắng cho sức khỏe của Bác.

C. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương.

D. Tinh thần vì đồng đội, đồng chí.

Câu 10: Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ?

A.Anh đội viên

B.Đoàn dân công

C.Anh đội viên và Bác Hồ

D.Bác Hồ

Câu 11: Hình ảnh bác Hồ được miêu tả thông qua các chi tiết nào?

A.Vẻ mặt ,dáng hình

B.Cử chỉ ,hành động

C.Lời nói ,vẻ mặt ,dáng hình

D.Dáng vẻ ,hành động ,lời nói

Câu 12: Trong những từ sau ,từ nào không xuất hiện trong bài thơ trên ?

A. Lâm thâm

B. Thâm trầm

C.Trầm ngâm

D.Mênh mông

Câu 13: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ?

A. Người cha mái tóc bạc.

B. Bóng Bác cao lồng lộng .

C. Bác vẫn ngồi đinh ninh .

D. Chú cú việc ngủ ngon .

Đáp án bộ 13 bài tập trắc nghiệm Văn 6 Bài Đêm nay Bác không ngủ

1 - B

2 - C

3 - D

4 - D

5 - D

6 - B

7 - C

8 - D

9 - A

10 - C

11 - D

12 - B

13 - A

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Câu hỏi trắc nghiệm Văn 6 Bài Đêm nay Bác không ngủ ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ có yếu tố tự sự, vì sao ?

           A – Thể hiện cảm nghĩ của anh đội viên về Bác

           B – Miêu tả cuộc sống chiến đấu của những anh bộ đội

           C – Kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác

           D – Bày tỏ lòng kính yêu lãnh, tụ

2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là ai ?

           A – Anh đội viên                                           C – Anh đội viên và Bác

           B – Đoàn dân công                                       D – Bác

3. Điều gì khiến anh đội viên xúc động khi thức dậy lần thứ nhất ?

           A – Trời khuya lắm rồi                            C – Ngoài trời mưa lâm thâm

           B – Mái lều tranh xơ xác                       D – Bác ngồi trầm ngâm không ngủ

           E – cả bốn ý trên

4. Lí do nào khiến Bác không ngủ được ?

           A – Bác có quá nhiều việc phải lo nghĩ

           B – Trời quá lạnh mà lều tranh xơ xác

           C – Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai

           D – Bác vốn là người ít ngủ

5. Khổ thơ : Anh đội viên mơ màng – Như nằm trong giấc mộng – Bóng Bác cao lồng lộng – Ấm hơn ngọn lửa hồng đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?

           A – Nhân hoá                                      C – Hoán dụ

           B – So sánh                                           D – Ẩn du

6. Vì sao anh đội viên có cảm giác Như nằm trong giấc mộng ? sử dụng biện pháp tu từ như vậy có tác dụng diễn tả cảm xúc gì ở anh ?

7. Câu thơ Bóng Bác cao lồng lộng – Ấm hơn ngọn lửa hồng đã tạo ra một hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn, bay bổng. Em thấy ý kiến đó có đúng không ? Vì sao ?

8. Vì sao khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên lại hốt hoảng giật mình ? Em cảm nhận được tình cảm gì của anh đội viên dành cho Bác ?

9. Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh – Chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hãy nêu vai trò và tác dụng của hai từ láy này trong việc miêu tả chân dung Bác ?

10. Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ?

           A – Người Cha mái tóc bạc                      B – Bóng Bác cao lồng lộng

           C – Bác vẫn ngồi đinh ninh                      D – Chú cứ việc ngủ ngon

11. Trong hai lần thức dậy, anh đội viên đã thưa với Bác : Mời Bác ngủ Bác ơi ! và Bác ơi ! Mời Bác ngủ !

           Cấu tạo hai câu thơ trên khác nhau ở điểm nào ? Điều đó giúp ta hiểu được điều gì về tâm trạng người chiến sĩ?

12. Hình ảnh Bác Hồ qua cảm nghĩ của anh bộ đội trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

13. Nhận xét nào nêu đúng phương thức biểu đạt của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ?

           A – Bài thơ có sự kết hợp giữa miêu tả và tự sự

           B – Bài thơ làm theo phương thức tự sự

           C – Bài thơ có sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm

           D – Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm

14. Vì sao em lựa chọn phương thức biểu đạt như vậy cho bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ?

15. Cho biết vì sao khi kết thúc bài thơ, nhà thơ lại viết:

                                                   Đêm nay Bác không ngủ

                                                   Vì một lẽ thường tình

                                                   Bác là Hồ Chí Minh.

           Hãy viết lại những cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi đọc khổ thơ trên.

16. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì ? Em hãy kể lại câu chuyện đó bằng lời kể của em.

17. Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Bác và anh đội viên đã đối thoại mấy lần ?

           A – Không lần nào                                C – Hai lần

           B – Một lần                                              D – Ba lần

18. Hãy ghi lại và nêu những suy nghĩ của em về những lời đối thoại của Bác [nếu có]. 

19. Hai câu thơ sau có gì giống nhau về hình thức nghệ thuật ?

                               – Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ.

                               – Người Cha mái tóc bạc

                               Đốt lửa cho anh nằm.

           A – Cùng sử dụng từ Hán Việt            

           B – Cùng sử dụng phép ẩn dụ

           C – Cùng sử dụng biện pháp nhân hoá

           D – Cùng sử dụng hình ảnh kì vĩ

20. Chỉ ra phép so sánh và phép ẩn dụ trong đoạn thơ tả Thuý Vân :

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

21. Chọn phân tích tác dụng biểu đạt và biểu cảm của một phép so sánh [hoặc ẩn dụ] trong đoạn thơ trên mà em thích.

22. Dòng nào nêu đúng phương thức ẩn dụ của câu thơ Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông ?

           A – Ẩn dụ hình thức                      B – Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

           C – Ẩn dụ cách thức                        D – Ẩn dụ phẩm chất

 23. Hãy chỉ rõ mỗi câu thơ sau có sử dụng phương thức ẩn dụ nào ?

 

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Ẩn dụ …………………………………….

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

Ẩn dụ …………………………………….

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ẩn dụ …………………………………….

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

6. So sánh cảm giác Anh đội viên mơ màng – Như nằm trong giấc mộng có khả năng diễn tả chính xác sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của anh đội viên – không tin những điều mình nhìn thấy là có thật [Bác ngồi trầm ngâm nhìn bếp lửa, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, bước chân nhẹ nhàng]. Đó cũng là cảm xúc hạnh phúc vì anh không ngờ được Bác chăm sóc, yêu thương ; ngỡ ngàng trước sự giản dị và gần gũi của Bác.

7. So sánh bóng Bác với sức ấm của ngọn lửa hồng là một hình ảnh rất chân thực nhưng cũng lãng mạn bay bổng, là kết quả xuất phát từ trí tưởng tượng của nhà thơ. Miêu tả bóng Bác [khi Bác ngồi trước đống lửa, bóng Bác hắt lên vách lều cao lồng lộng] nhằm thể hiện sự lớn lao, bao trùm lên cả không gian, ngang tầm trời đất để tôn vinh sư vĩ đại của Bác. Ngoài ra còn ngầm chỉ tình thương của Bác dành cho các anh bộ đội ấm áp, mạnh mẽ hơn ngọn lửa hồng.

8. – Khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên lại hốt hoảng giật mình vì thấy Bác vẫn ngồi, không ngủ với tư thế như đang tập trung suy nghĩ một điều gì đó : ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.

           – Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác : yêu quý chân thành, lo lắng cho sức khoẻ của Bác

9. Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hai từ láy này có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác : khắc hoạ được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ. Qua hai từ láy có thể thây được lí do Bác không ngủ vì đang tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao.

11. Trong hai lần thức dậy, anh đội viên đã thưa với Bác : Mời Bác ngủ Bác ơi ! và Bác ơi ! Mời Bác ngủ !

           Cấu tạo hai câu thơ trên khác nhau ở chỗ : Câu thứ hai đảo lại trật tự của câu thứ nhất và ngắt thành hai câu cảm thán riêng biệt.

           Điều đó cho ta hiểu rõ tâm trạng người chiến sĩ : lo lắng cho sức khoẻ của Bác, lần sau mức độ lo lắng cao hơn lần trước ; thiết tha mong Bác chợp mắt để đảm bảo sức khoẻ.

12. Hình ảnh Bác Hồ qua cảm nghĩ của anh bộ đội trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ : giản dị mà vĩ đại, gần gũi mà đáng kính, chân thực mà lớn lao, có tình yêu thương mênh mông với nhân dân và chiến sĩ.

14. Phương thức biểu đạt của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ : tự sự [trình bày diễn biến một đêm trên đường hành quân ra chiến dịch Bác không ngủ] kết hợp với miêu tả [tái hiện chân dung Bác] và biểu cảm [bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của anh đội viên về Bác].

15. Kết thúc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ viết : Đêm nay Bác không ngủ – Vì một lẽ thường tình – Bác là Hồ Chí Minh.

           Khổ thơ có tầm khái quát giúp người đọc hiểu được một chân lí giản đơn mà cao cả về Bác Hồ, vị Cha già kính yêu của dân tộc. Cái tên Hồ Chí Minh là sự hội tụ những phẩm chất, những vẻ đẹp bình dị mà cao cả của một con người đã hi sinh tất cả cho hạnh phúc nhân dân.

18. Trong bài thơ, Bác đã hai lần nói với anh đội viên.

           – Lần thứ nhất, Bác nói ngắn gọn để giục anh tiếp tục ngủ, giữ sức cho ngày mai : Chú cứ việc ngủ ngon – Ngày mai đi đánh giặc.

           – Lần thứ hai, Bác không yên tâm vì anh đội viên lại thức dậy, Bác tiếp tục giục anh đi ngủ, giữ sức cho ngày mai, nhưng đồng thời nói rõ hơn lí do vì sao Bác không ngủ được để anh đỡ băn khoăn :

 

Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc

Bác thức thì mặc Bác

Bác ngủ không an lòng

[…]

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau

           Lời giãi bày đó cho thấy tình thương bao la của Bác đối với những người đang tham gia chiến dịch. Đó là tình thương sâu nặng của người Cha dành cho những đứa con.

20. Phép so sánh [in đậm có gạch dưới] và phép ẩn dụ [in đậm]:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

23.

 

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

Ẩn dụ phẩm chất

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ẩn dụ phẩm chất

Phần Trắc nghiệm

1C – 2C – 3E – 4C – 5B – 10A – 13D – 17C – 19B – 22B

Related

Tags:Ngữ Văn 6 · Ngữ Văn 6 nâng cao

Video liên quan

Chủ Đề