Bàng thống chết như thế nào

Có nhiều nguồn khác nhau nói về xuất thân của Bàng Thống. Theo Tam Quốc Chí- Bàng Thống Pháp Chính Truyện, ông là người huyện Tương Dương, thuộc Kinh châu, tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Bàng Thống sinh năm 178, mất năm 214. Người đời sau tỏ ý tiếc nuối cho ông, tiếc nuối cho một vị quân sư tài hoa nhưng đoản mệnh. Bàng Thống thường được đánh giá ngang hàng với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông. Từ Nguyên Trực, một quân sư của Lưu Bị cũng đã từng nói rằng: “Ngọa Long, Phượng Sồ, có được một trong hai người đó thì cũng đủ dẹp yên thiên hạ”. Ngọa Long ở đây muốn nói đến Gia Cát Lượng, còn Phượng Sồ, chính là nhắc đến Bàng Thống. Qua đó ta càng thấy được tài năng của Bàng Thống là không phải bàn cãi.

Bàng thống chết như thế nào
Tiểu sử cuộc đời Bàng Thống

Bàng Thống cũng là người góp công lớn trong trận Xích Bích, giúp liên quân Thục- Ngô đánh bại 83 vạn quân của Tào Tháo. Bàng Thống bị trúng tên và tử trận tại Lạc Thành, khi đó mới 36 tuổi. Mặc dù Bàng Thống mất khi còn quá trẻ nhưng những gì mà ông làm được cũng đã khiến cho những người cùng thời với ông phải nể phục, và cả người đời sau. 

2. Sự nghiệp của Bàng Thống

Là một người được miêu tả có ngoại hình vô cùng xấu xí, Bàng Thống đã nhiều lần bị khinh thường, không được trọng dụng chỉ vì ngoại hình của mình. Mãi đến khi được Lưu Bị biết đến, Bàng Thống mới có chốn thể hiện tài năng xứng đáng cho mình. 

2.1. Bàng Thống với trận Xích Bích

Trận Xích Bích là trận chiến đánh dấu sự liên minh của hai nước Thục- Ngô chống lại Tào Tháo. Những người có công lớn được biết đến là Chu Du, Gia Cát Lượng. Thế nhưng, để trận Xích Bích ngày đó có thắng lợi trọn vẹn nhất, không thể không nhắc đến công lao của Bàng Thống. Ông cũng chính là người lừa cho Tào Tháo ghép các chiến thuyền lại với nhau khiến thủy quân Tào Tháo sau đó bị mắc kẹt, bị Chu Du đánh hỏa công, co cụm lại chết cháy mà không tản ra được. 

Bàng thống chết như thế nào
Bàng Thống với trận Xích Bích

Có thể thấy, công đầu trong chiến thắng này thuộc về Khổng MInh và Chu Du, nhưng nếu không có “kế ghép thuyền” của Bàng Thống, quân Tào đã không phải nhận thất bại đau đớn và nặng nề đến vậy. 

2.2. Bàng Thống được tiến cử cho Lưu Bị

Năm 209, Bàng Thống giữ chức thái thú Nam Quận nhưng khi đó vẫn chưa được Tôn Quyền trọng dụng.

Về sau, khi Chu Du mất vào năm 210, Bàng Thống được tiến cử cho Lưu Bị. Bàng Thống làm vị trí Thị trung Tòng sự dưới trướng Lưu Bị. Sau ông được Lưu Bị cất nhắc lên vị Trí quân sư trung lang tướng, tức là ngang hàng với Gia Cát Lượng.     

Bàng thống chết như thế nào
Bàng Thống được tiến cử cho Lưu Bị

Năm 212, Lưu Bị muốn nhân cơ hội Lưu Chương nhờ mình tiếp viện đánh Trương Lỗ để qua đó chiếm luôn Thành Đô của Lưu Chương.. Thế nhưng Lưu Bị lại do dự chưa quyết. Bàng Thống liền hiến cho Lưu Bị 3 kế sách. Đầu tiên đó là thượng sách. Lưu Bị cần tuyển thêm quân sau đó luyện tập liên tục rồi tiến quân thần tốc đến Thành Đô. Lưu Chương sẽ nhanh chóng phải đầu hàng. Kế sách thứ hai đó là trung sách. Cụ thể, quân Thục sẽ tung tin Kinh Châu bị chiếm để dụ Dương Hoài cùng Cao Bái ra khỏi Tây Xuyên, sau đó ám sát hai tướng này rồi dùng chính quân đó đánh Thành Đô. Kế sách thứ ba được Bàng Thống đưa ra là hạ sách. Theo đó, Lưu Bị sẽ rút quân về phòng ngự tại thành Bạch Đế nghe ngóng tin rồi chờ thời cơ khác để tấn công. 

Bàng thống chết như thế nào
Bàng Thống giúp Lưu Bị đánh Thành Đô

Sau khi nghe 3 kế sách của Bàng Thống, Lưu Bị quyết định chọn kế sách thứ hai, đó là trung sách. Ngay sau đó Dương Hoài và Cao Bái mắc mưu, bị bắt giết tại trận. Lưu Bị chiếm quân mã lương thảo rồi sau đó dẫn quân vào Tây Xuyên đánh Lưu Chương. Quân của Lưu Bị từ Kinh Châu chia thành hai mũi tiến công, đánh vào Bồi Thành khiến Lưu Chương phải lùi về Miên Trúc. 

Năm 214, Bàng Thống cùng lưu bị xuất quân với hợp lực cùng các cánh quân còn lại của Triệu Vân, Trương Phi để tấn công trận cuối, đánh bại Lưu Chương. Không may, Bàng Thống đã tử trận tại gò Lạc Phượng. 

3. Cái chết của Bàng Thống

Vào mùa hè năm 214, các cánh quân của Thục Hán đều giành được những chiến thắng quan trọng. Khi đó Trương Phi cùng Gia Cát Lượng đã gần như chiếm được phần lớn Thành Đô. Triệu Vân cũng vừa đánh tan quân của Kiện Vi. Lưu Bị lập tức cùng Bàng Thống dẫn quân đi đánh Lạc Thành. Tướng giữ thành là Trương Nhiệm mắc mưu Bàng Thống, kéo quân ra khỏi thành, đóng quân ở Nhạn Kiều. Bàng Thống đuổi theo truy sát, đến gò Lạc Phượng, Bàng Thống bị quân mai phục của Trương Nhiệm đứng trên núi bắn tên xuống tử trận. Khi đó ông mới 36 trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có miêu tả thời điểm trước khi Bàng Thống bị sát hại rất chi tiết. Khi đó, Bàng Thống dẫn quân đến cửa ải trước mắt. Ông hỏi quân lính đây là nơi nào. Quân lính báo rằng đây là gò Lạc Phượng. Bàng Thống chột dạ nói: “Ta là Phượng Sồ, mà đây lại là gò Lạc Phượng, lẽ nào là điềm xấu?”. Khi Bàng Thống vừa dứt lời, quân mai phục của Trương Nhiệm ở hai bên sườn núi bắt đầu bắn tên xuống quân Thục ở dưới ải. Bàng Thống chết trong mưa tên tại gò Lạc Phượng. 

Bàng thống chết như thế nào
Bàng Thống tử trận tại gò Lạc Phượng

Có nhiều giả thiết xung quanh cái chết của Bàng Thống. Một giả thiết phù hợp nhất với lịch sử chính là giả thiết được La Quán Trung viết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. 

Cụ thể khi đó, lúc bị sát hại tại gò Lạc Phượng, Bàng Thống đang cưỡi con ngựa của Lưu Bị giao cho. Đây là giống ngựa Đích Lư, tuy khỏe nhưng hay làm hại đến chủ. Một lần Lưu Bị cũng suýt bỏ mạng vì giống ngựa này. Có ý kiến sau đó đã cho rằng, Lưu Bị cố tình đẩy Bàng Thống vào chỗ chết. Điều này đến ngày nay vẫn còn gây tranh cãi khá nhiều. 

Một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của Bàng Thống nằm ở việc ông đã quá chủ quan. Trước khi xuất quân, Khổng Minh và Lưu Bị có can ngăn, nhưng vì quá tự tin và muốn lập công lớn, Bàng Thống đã mắc mưu kẻ thù để rồi phải bỏ mạng đáng tiếc khi còn quá trẻ. 

Bàng thống chết như thế nào
Bàng Thống được đánh giá ngang với Khổng Minh

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến Bàng Thống, một vị quân sư tài năng nhưng đoản mệnh trong lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc. Rất mong đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích dành cho các bạn. 

Bạn có thể tìm đọc thêm về các nhân vật nổi tiếng khác trong lịch sử Trung Quốc. Hãy tham khảo về tiểu sử Võ Tắc Thiên trong bài viết sau đây