Bao lâu thì máu không chảy nữa

Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn hoặc các thành viên trong nhà sẽ có nhiều lần gặp phải những chấn thương gây chảy máu từ nhẹ đến nặng. Dù vết thương ấy nhỏ hay lớn, bạn cũng cần có cách cầm máu nhanh chóng để tránh những rủi ro nghiêm trọng hơn.

Thông thường, những vết thương gây chảy máu nhẹ có thể được sơ cứu tại nhà. Điều quan trọng là bạn cần biết cách cầm máu nhanh và an toàn. Bất cứ ai thực hiện các thao tác cầm máu cho nạn nhân đều phải rửa tay thật sạch sẽ trước khi bắt đầu. Nếu có thể, người thực hiện nên đeo găng tay cao su trong suốt quá trình sơ cứu.

Sau khi cầm máu cho vết thương, bạn hay đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương bằng trực quan để biết có nên đưa nạn nhân đến bệnh viện nhờ bác sĩ can thiệp hay không.

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu 7 cách cầm máu nhanh tại nhà và khi nào cần được bác sĩ can thiệp.

7 cách cầm máu nhanh nhất bạn có thể thực hiện ngay tại nhà

1. Làm sao để cầm máu? Giữ chặt vết thương

Nếu muốn biết làm sao để cầm máu khi bị thương, bạn hãy giữ chặt vết thương trong vài phút. Cách cầm máu nhanh này phù hợp với những vết cắt nhỏ như đứt tay, trầy xước… Để áp dụng, bạn hãy dùng một miếng vật liệu y tế sạch và khô như băng gạc, bông gòn hoặc khăn vải mềm đặt lên vết thương. Sau đó, dùng hai tay ấn mạnh vào miếng vật liệu, giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.

Bạn cần giữ chặt vết thương cho đến khi đảm bảo nó đã không còn chảy máu nữa. Việc gỡ miếng gạc ra kiểm tra quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cách làm này.

2. Cách cầm máu nhanh tại nhà: Nâng cao vùng cơ thể đang bị thương

Giảm lưu lượng máu cũng sẽ giúp bạn cầm máu vết thương. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy nâng cao khu vực cơ thể đang chảy máu.

Nếu chấn thương xảy ra ở tay hoặc cánh tay, bạn chỉ cần nâng nó lên trên đầu. Trường hợp chấn thương xảy ra ở chi dưới, bạn hãy nằm xuống và nâng vùng ảnh hưởng lên trên mức của tim.

Chườm đá lạnh vào vết thương sẽ làm các mạch máu co lại. Từ đó, nó cho phép cục máu đông hình thành nhanh hơn bình thường. Do vậy, cách cầm máu nhanh tại nhà bằng đá lạnh được nhiều người tin tưởng áp dụng.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bạn không được đặt viên đá trực tiếp lên vết thương trong lúc cầm máu. Thay vào đó, bạn hãy bọc viên đá trong một chiếc khăn vải sạch rồi chườm nó lên vết thương.

4. Cầm máu vết thương bằng trà xanh

Ngay cả khi vết thương đã ngừng chảy máu, điều quan trọng là bạn phải giữ sạch vết thương để ngăn chặn nhiễm trùng. Lúc này, bạn có thể rửa sạch khu vực tổn thương bằng nước mát và xà phòng sát khuẩn. Bạn lưu ý không nên để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương.

Nếu cần phải dùng nhíp để loại bỏ dị vật hoặc mảnh vụn bên trong vết thương, bạn hãy làm sạch nhíp bằng cồn y tế trước khi sử dụng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu như tình trạng chảy máu từ vết thương nhỏ hoặc chấn thương nhẹ đều sẽ ngừng lại sau khi bạn cầm máu đúng cách. Tuy nhiên, có một số loại chảy máu có khả năng đe dọa đến tính mạng. Khi gặp những sự cố sau đây, nạn nhân cần đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:

  • Máu không ngừng chảy ra từ vết thương bất kể bạn đã áp dụng nhiều cách cầm máu khác nhau
  • Chảy máu từ chấn thương làm ướt đẫm quần áo hoặc thấm đẫm băng gạc
  • Chấn thương làm mất toàn bộ hoặc một phần của bộ phận nào đó trên cơ thể
  • Người bị chảy máu bị ngất xỉu hoặc bối rối, mất tỉnh táo sau đó

Ngay cả khi máu đã ngừng chảy, nạn nhân cũng cần được gặp bác sĩ nếu:

  • Vết thương cần phải khâu lại
  • Bụi bẩn, mảnh vụn hoặc dị vật trong vết thương không thể loại bỏ
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Vết thương do động vật hoặc người cắn
  • Không tiêm phòng uốn ván trong 5 năm

Mất máu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khi một ai đó gặp chấn thương. Do đó, nếu biết cách cầm máu nhanh nhất, bạn có thể cứu sống chính mình hoặc giúp một ai đó tránh khỏi rủi ro, bảo toàn tính mạng.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chảy máu từ vết thương nhỏ, nhẹ có thể được sơ cứu đơn giản tại nhà. Bạn chỉ cần đảm bảo các nguyên tắc sát trùng trước khi thực hiện sơ cứu và sau khi áp dụng cách cầm máu để tránh nhiễm trùng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU CHẢY [THE BLEEDING TIME]

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU CHẢY [THE BLEEDING TIME]

Đo thời gian máu chảy có 2 phương pháp: Phương pháp Duke, Ivy

A. PHƯƠNG PHÁP DUKE

I. NGUYÊN LÝ

Tạo vết thủng mạch máu và đo thời gian cầm máu.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm thời gian máu chảy

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Phương tiện, hóa chất

- Kim chích [blood lancet]

- Giấy thấm

- Đồng hồ bấm giây

- Cồn 70°

- Bông, gạc

3. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Sát trùng nhẹ nhàng da vùng dái tai bằng cồn, đợi 1- 2 phút cho cồn bay hơi. Ở trẻ em có thể thực hiện tại vị trí gót chân.

- Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng giữa dái tai. Kim chích phải thẳng góc với mặt phẳng của dái tai. Như vậy tạo được một vết thương với kích thước:  dài 5 mm, s©u 2mm. Khởi động đồng hồ bấm giây ngay sau khi chọc kim chích.

- Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm các giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi máu ngừng chảy, bấm đồng hồ dừng lại. Khi thấm cẩn thận để giấy thấm chỉ chạm vào giọt máu, không được chạm vào vết thương, gây trở ngại cho việc hình thành nút cầm máu. Phải để máu chảy tự do không được nặn.

V.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Thời gian máu chảy thường < 5 phút

-  Khi chọc nếu không thấy máu chảy thì kiểm tra bên tai đối diện; nếu cả hai tai đều không chảy máu thì kết luận thời gian máu chảy < 3 phút.

-  Khi thời gian máu chảy kéo dài > 10 phút phải kiểm tra bên tai đối diện. Tốt nhất làm thêm phương pháp Ivy.

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh gây bong nút tiểu cầu vừa hình thành.

- Có bất thường mạch máu vùng dái tai.

- Bóp nặn dái tai ngay trước và trong khi làm xét nghiệm cũng gây sai lệch kết quả.

- Đối với những bệnh  nhân đang điều trị thuốc loại Salicylas [Aspirin] thì thời gian máu chảy có thể kéo dài giả tạo hoặc những bệnh nhân dùng Corticoid có thể che lấp một kết quả thời gian máu chảy kéo dài. Do đó phải hỏi kỹ bệnh nhân có dùng thuốc gì trong những ngày trước khi xét nghiệm không.

- Thời gian máu chảy kéo dài cũng bị ảnh hưởng của truyền máu hay các thành phần của máu trong vòng 24 giờ trước đó.

Dùng kim tiêm thay vì kim chích.

B. PHƯƠNG PHÁP IVY

1. NGUYÊN LÝ

Dưới áp lực dương, máu tự chảy qua vết thương thành mạch cho đến khi tạo thành nút cầm máu. Dựa vào hiện tượng này, phương pháp xét nghiệm thời gian máu chảy Ivy tiến hành ở vùng cẳng tay.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm thời gian máu chảy

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Phương tiện, hóa chất

- Máy đo huyết áp.

- Kim chích, bông cồn, giấy thấm.

- Đồng hồ bấm giây

3. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Dùng máy đo huyết áp bơm ở áp lực 40 mmHg và giữ ổn định.

- Chọn vùng ở mặt trước cẳng tay không có lông, không nhìn thấy mạch máu. Sát trùng bằng cồn 70°.

- Đợi cồn bay hơi, tạo 3 vết chích có kích thước như nhau, cách nhau khoảng 2 cm và có độ sâu khoản 3mm. Khởi động đồng hồ ngay khi tạo các vết thương. Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm, thấm nhẹ nhàng máu rỉ ra từ các vết thương tương tự như phương pháp Duke. Ghi thời gian máu chảy của từng vết thương.

V.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Thời gian máu chảy là thời gian trung bình của cả 3 vết thương. Thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy thường < 5 phút.

VI. NHỮNG SAI SÓT VÀ SỬ TRÍ

Những nguyên nhân gây nên sai lầm trong phương pháp Duke cũng làm sai lạc kết quả thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy.

Video liên quan

Chủ Đề