Bệnh u xơ cổ tử cung là gì

Phẫu thuật thường được dành cho phụ nữ với bất kỳ điều nào sau đây:

  • Khối u vùng chậu to lên nhanh

  • Chảy máu tử cung tái phát không đáp ứng điều trị bằng thuốc

  • Đau nhiều hoặc kéo dài hoặc áp lực nặng [ví dụ, đòi hỏi phải có opioid để kiểm soát đau hoặc bệnh nhân không thể chịu đựng được]

  • Tử cung lớn tạo thành một khối u ở bụng, gây ra các triệu chứng về đường niệu hoặc đường ruột hoặc ép lên các cơ quan khác và gây ra rối loạn chức năng [ví dụ như chứng thận ứ nước, thường xuyên đi tiểu, đau khi quan hệ]

  • Vô sinh [nếu muốn có thai]

  • Sảy thai tự nhiên tái phát [nếu muốn có thai]

Các yếu tố khác thuận lợi cho phẫu thuật là đã hoàn thành việc sinh con và mong muốn của bệnh nhân điều trị dứt điểm.

Phẫu thuật bóc u xơ thường được thực hiện bằng nội soi ở bụng hoặc soi buổng tử cung [sử dụng dụng cụ với kính viễn vọng góc rộng và vòng điện để cắt bỏ], có hoặc không có kỹ thuật của robot hỗ trợ.

Phẫu thuật cắt tử cung cũng có thể được thực hiện bằng nội soi, qua đường âm đạo hoặc mở bụng.

Hầu hết các chỉ định cho phẫu thuật bóc nhân xơ và cắt bỏ tử cung là tương tự. Lựa chọn bệnh nhân rất quan trọng, nhưng bệnh nhân phải được thông báo đầy đủ về những khó khăn và di chứng của bóc bỏ nhân xơ so với cắt tử cung.

Morcellation [cắt nhỏ] thường được thực hiện trong phẫu thuật bóc nhẫn xơ hoặc cắt bỏ tử cung. Việc cắt nhỏ liên quan đến việc cắt các khối u xơ tử cung hoặc mô nội mạc tử cung thành những mẩu nhỏ để các mảnh này có thể được lấy đi qua một đường rạch nhỏ hơn [ví dụ, bằng phương pháp nội soi]. Rất hiếm khi, những phụ nữ được phẫu thuật u xơ tử cung có ung thư cơ tử cung [sarcoma] hoặc ung thư tử cung khác mà không nghi ngờ, không chẩn đoán được. Nếu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ từng mảnh, các tế bào ác tính có thể phát tán vào trong khoang phúc mạc. Bệnh nhân cần được thông báo rằng nếu phẫu thuật cắt bỏ từng mảnh được sử dụng, nguy cơ phát tán các tế bào ung thư là rất thấp.

  • Khi xem xét việc sử dụng phẫu thuật cắt bỏ từng mảnh để điều trị u xơ, hãy thông báo cho bệnh nhân rằng việc phát tán ung thư tử cung không được chẩn đoán là một nguy cơ.

Nếu phụ nữ muốn có thai hoặc muốn giữ lại tử cung, phương pháp bóc nhân xơ được sử dụng. Trong khoảng 55% phụ nữ vô sinh do u xơ đơn độc, phẫu thuật bóc nhân xơ có thể khôi phục lại khả năng sinh sản, dẫn đến có thai sau khoảng 15 tháng. Tuy nhiên, việc cắt bỏ tử cung thường là cần thiết hoặc được người bệnh lựa chọn.

Các yếu tố có lợi cho phẫu thuật cắt tử cung bao gồm

  • Đây là điều trị dứt điểm hơn. Sau phẫu thuật bóc nhân xơ, các khối u mới có thể bắt đầu phát triển trở lại, và khoảng 25% phụ nữ được bóc nhân xơ đã lại bị cắt tử cung khoảng 4 đến 8 năm sau đó.

  • Bóc nhiều nhân xơ có thể khó thực hiện hơn nhiều so với việc cắt tử cung.

  • Các phương pháp điều trị khác, ít xâm lấn hơn thì không hiệu quả.

  • Bệnh nhân có các bất thường khác làm cho phẫu thuật trở nên phức tạp hơn [ví dụ, dính rộng, lạc nội mạc tử cung].

  • Cắt tử cung có thể làm giảm nguy cơ rối loạn khác [ví dụ, chứng tăng sinh non trong biểu mô cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng ở phụ nữ có BRCA đột biến].

Các phương pháp mới hơn có thể làm giảm triệu chứng, nhưng thời gian giảm triệu chứng và hiệu quả của các phương pháp trong việc giữ lại khả năng sinh sản chưa được đánh giá. Các liệu trình như vậy bao gồm

  • Siêu âm tập trung cường độ cao

  • Phẫu thuật siêu âm hội tụ dưới hướng dẫn của cộng hưởng từ

Nút động mạch tử cung nhằm mục đích gây nhồi máu các u xơ tử cung trong khi vẫn giữ được mô tử cung bình thường. Sau thủ thuật này, người phụ nữ phục hồi nhanh hơn sau khi cắt bỏ tử cung hoặc bóc nhân xơ, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng và số lần quay lại khám có xu hướng cao hơn. Tỷ lệ điều trị thất bại là 20 đến 23%; trong những trường hợp như vậy, cần phải điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật cắt tử cung.

U xơ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Tuy rằng đây là căn bệnh lành tính và không đáng sợ như ung thư tử cung thế nhưng chúng ta vẫn phải hiểu biết về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Vậy bệnh này có dấu hiệu gì và có thể phòng ngừa hay không?

1. Tổng quan về bệnh u xơ tử cung

1.1. u xơ tử cung - căn bệnh thường gặp ở nữ giới

U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi tuổi đời con trẻ và chưa trải qua sinh nở. Theo số liệu thống kê cho thấy, nữ giới trên 30 tuổi có tỷ lệ mắc u xơ tử cung là 50% và phụ nữ từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh là 70%. Như vậy, đây là căn bệnh có mối liên hệ mật thiết đối với tuổi tác ở nữ.

Bệnh nhân u xơ tử cung đa phần là nữ giới trong độ tuổi sinh sản hoặc thời kỳ mãn kinh

Đặc trưng của bệnh này là các u thịt lành tính bắt nguồn từ các cơ của tử cung. Các khối u thịt lành tính này có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên tử cung. Đây là căn bệnh lành tính, ở một giới hạn nhất định thì chúng không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Thế nhưng khi khối u phát triển vượt tầm kiểm soát và không được chữa trị kịp thời có thể đem lại nhiều hậu quả khó lường. Biến chứng điển hình của căn bệnh này là ảnh hưởng chức năng sinh sản và phát sinh ung thư xuất phát từ khối u xơ tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm.

1.2. Các vị trí phát triển của khối u xơ tại tử cung

  • U xơ nằm dưới niêm mạc tử cung: dạng này thường gây rong kinh cho phụ nữ.

  • U xơ tử cung kẽ: cục u xơ diễn tiến ngay tại lớp cơ của thành tử cung, đè ép những vùng tiểu khung gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

  • U xơ bên trong lòng tử cung: khối u xơ xuất hiện trong lòng tử cung và phát triển dần về phía âm đạo.

  • U xơ tại vị trí liên kết giữa tử cung và cổ tử cung: khối u xơ tiến triển tại đây gây chèn ép tiểu khung và làm đau. Dạng này cực kỳ nguy hiểm nếu xuất hiện ở phụ nữ có thai bởi chúng có thể làm gián đoạn quá trình sinh nở của thai phụ.

  • U xơ nằm dưới thanh mạc: dạng u này thường có cuống và hay nhầm với u buồng trứng.

2. Dấu hiệu của u xơ tử cung

2.1. Ra máu âm đạo

Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh u xơ ngoài ra còn có đa kinh, rong kinh và rong huyết.

Do khối u nằm gần với niêm mạc tử cung nên có xu hướng làm dày lớp nội mạc. Hậu quả lớp nội mạc càng dày thì khi bắt đầu chu kỳ chúng sẽ bong tróc ra và tạo nên lượng máu kinh nguyệt rất lớn. Thậm chí, có một số bệnh nhân còn rơi vào tình trạng ra máu âm đạo kéo dài xuất hiện sau chu kỳ kinh hoặc ngoài chu kỳ. Việc mất máu nhiều khiến người bệnh thiếu máu, xanh xao, giảm thể lực,…

U xơ tử cung có thể gây ra triệu chứng rong kinh

2.2. Thống kinh dữ dội

Khác với xuất huyết tử cung, nếu như khối u xơ lớn xuất hiện sâu bên trong thành cơ tử cung sẽ khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do tử cung phải co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài, các mạch máu đến với khối u co thắt làm dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi và hoại tử làm bệnh nhân đau đớn.

Trong đó, khối u xơ có kích cỡ quá lớn nếu bị hoại tử vì thiểu dưỡng, cơn đau bụng nơi hạ vị cần được tiếp cận như một bệnh lý ngoại khoa và thậm chí cần được phẫu thuật cấp cứu.

2.3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Đây là dấu hiệu của các cơ quan xung quanh khi bị khối u chèn ép. Nếu như khối u nằm gần vị trí bàng quang sẽ có phản xạ kích thích làm bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đôi khi kích thước của khối u lớn thì thể tích bàng quang sẽ giảm do bản chất bị u xơ chèn ép.

Ở một vài người, nếu lớp cơ ở đáy chậu suy giảm chức năng điều khiển sẽ dễ bị rò rỉ nước tiểu thường xuyên. Bên cạnh việc chèn ép lên bàng quang mà khối u có thể tạo áp lực cho trực tràng. Điều này làm cho bệnh nhân bị táo bón do chất thải bên trong lòng ruột không có khả năng di chuyển bình thường ra bên ngoài. Ngoài ra sự kích thích của khối u xơ sẽ khiến bạn cảm thấy mót rặn dù cho không đi ngoài được gì.

2.4. Đau khi sinh hoạt tình dục

U xơ nằm phía trên cổ tử cung hoặc nằm gần đó có thể gây ra đau đớn khi quan hệ tình dục và gây ra chảy máu âm đạo với lượng máu từ ít cho đến vừa. Khi xơ nằm bên trong tử cung thì khi tạo áp lực cho lòng âm đạo trong lúc quan hệ cũng sẽ tác động trực tiếp đến khối u khiến chị em bị đau, khó chịu. Vì thế khi bạn thấy có biểu hiện chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ hoặc quan hệ đau cũng cần phải đi kiểm tra ngay.

Những dấu hiệu bất thường khi quan hệ tình dục báo hiệu cơ thể đang mắc bệnh cần được thăm khám sớm

2.5. Đau bụng hoặc đau vùng lưng dưới

Cảm giác đau tại khu vực này phụ thuộc vào vị trí và kích cỡ của khối u xơ tử cung. Nếu khối u lớn sẽ tạo áp lực cho vùng lưng dưới, xương chậu hay thành bụng và gây ra khó khăn, cản trở trong sinh hoạt thường ngày khi thay đổi tư thế hoặc tập thể dục.

3. Biện pháp giúp chẩn đoán u xơ tử cung

3.1. Chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng

  • Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải.

  • Thăm khám lâm sàng: sắc mặt nhợt nhạt, bụng dưới có biểu hiện to bất thường khi sờ vào cảm nhận được khối u bên trong.

3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Siêu âm: bằng cách siêu âm đầu dò qua đường âm đạo các bác sĩ có thể phát hiện được khối u nằm trong tử cung và biết được vị trí cũng như kích cỡ khối u. Cần phân biệt rõ với u nang buồng trứng dựa trên hình dáng và vị trí của khối u.

Siêu âm đầu dò được thực hiện để kiểm tra khối u xơ

  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI: sử dụng khi khối u quá to hoặc cần để chẩn đoán phân biệt.

3.3. Chẩn đoán phân biệt

  • Có khối u ở hạ vị tử cung: không thể loại bỏ trường hợp người bệnh mang thai hay lạc nội mạc tử cung. Nếu như bệnh nhân mang thai thì dùng que thử để xác định.

  • Đau vùng chậu: có thể do mang thai ngoài tử cung hay lạc nội mạc tử cung hay viêm tử cung.

  • Xuất huyết tử cung: nguyên nhân do bệnh tăng sinh nội mạc ở tử cung.

Tuy u xơ tử cung là một bệnh lành tính nhưng vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe giúp bạn kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể và việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề