Các loại bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

Bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Từ 02 khái niệm trên có thể hiểu bảo lãnh thanh toán là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khi đến hạn.

Quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

Trước khi đi tìm hiểu quy định pháp luật về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thì chúng ta cùng đi tìm hiểu Quy định của pháp luật về bảo lãnh thanh toán nói chung đó là:

– Bên thực hiện bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh thanh toán một phần hay thanh toán toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

– Nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt, tiền lãi trên số tiền chậm trả và những trường hợp khi có thỏa thuận khác.

– Các bên có thể tự thỏa thuận việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện việc bảo lãnh thanh toán.

– Nếu nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh trong trương lai thì phạm vi bảo lãnh sẽ không bao gồm các nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân thực hiện việc bảo lãnh chấm dứt sự tồn tại.

Tuy nhiên với bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thì được quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2015/TT- NHNN như sau:

Điều 10. Điều kiện đối với khách hàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

– Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.

– Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Lưu ý: Bên bảo lãnh thanh toán có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.

Các loại bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

Các loại bảo lãnh ngân hàng?

Có nhiều cách phân loại bảo lãnh ngân hàng đó là phân loại theo đối tượng bảo lãnh, phân loại theo hình thức sử dụng, phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh và phân loại theo mục đích. Cụ thể:

– Phân loại theo phương thức phát hành gồm có: Bảo lãnh trực tiếp; Bảo lãnh gián tiếp; Bảo lãnh được xác nhận; Đồng bảo lãnh.

– Phân loại theo hình thức sử dụng gồm có: Bảo lãnh có điều kiện; Bảo lãnh vô điều kiện.

– Phân loại theo mục đích sử dụng gồm có: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn); Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng; Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.

Ngoài ra còn có Các loại bảo lãnh khác như: Thư tín dụng dự phòng (L/C); Bảo lãnh thuế quan; Bảo lãnh hối phiếu; Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bảo lãnh thanh toán ngân hàng, Khách hàng quan tâm có nhu cầu cần tìm hiểu kỹ hơn vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất.

Câu hỏi Có mấy loại bảo lãnh ngân hàng là nội dung thường gặp nhất hiện nay. Khách hàng cần nắm rõ ưu, nhược điểm của từng loại bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Bảo lãnh trong ngân hàng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi loại có những đặc trưng riêng biệt để người dùng có thể sử dụng một cách tối ưu nhất.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng về việc đảm bảo trách nhiệm của người đi vay. Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nó trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bảo lãnh ngân hàng.

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng phân theo mục đích

Ở loại hình bảo lãnh này có 5 loại hình cơ bản cụ thể như sau:

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất hiện nay có ưu điểm đó là khả năng thực hiện độc lập bảo lãnh trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Loại hình này được tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết.

Bảo lãnh dự thầu

Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong trường hợp khách hàng vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

Bảo lãnh thanh toán

Ứng dụng: Trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm.

Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết.

Xem thêm: Ưu điểm bảo lãnh ngân hàng trong giao dịch tài chính.

Mọi thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng!!!

Đăng ký ngay

Các loại bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

Ứng dụng: Trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị.

Trách nhiệm: Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.

Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ khi: Khách hàng bị phạt theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh hoàn lại thanh toán

Ứng dụng: Cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh.

Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chức năng của mình.

Xem thêm: Ý nghĩa bảo lãnh ngân hàng trong thời đại công nghiệp 4.0.

Bảo lãnh ngân hàng theo hình thức phát hành

Bảo lãnh trực tiếp

Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần qua ngân hàng trung gian. Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng được phép truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh

Bảo lãnh gián tiếp

Đây là loại hình người được bảo lãnh có quyền hạn yêu cầu ngân hàng chỉ thị đề nghị ngân hàng phát hành đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng thông qua một cam kết đối ứng do chính ngân hàng đưa ra. Sau đó, ngân hàng chỉ thị truy đổi từ người được bảo lãnh.

Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh.

Ứng dụng: Trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng.

Các loại bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng

Bảo lãnh ngân hàng phân loại theo đối tượng

Bảo lãnh trong nước

Ứng dụng: Đối tượng tham dự bảo lãnh trong cùng một quốc gia.

Các hình thức áp dụng cho loại bảo lãnh này là: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.

Bảo lãnh ngoài nước

Ứng dụng: Một trong hai bên tham dự bảo lãnh khác quốc gia. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảo lãnh sau:

  • Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm.
  • Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài.
  • Phát hành thư bảo lãnh.
  • Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.

Ngoài những hình thức phân loại bảo lãnh ngân hàng quen thuộc như trên thì còn một số yếu tố khác quyết định đến loại hình bảo lãnh như: Hình thức sử dụng được chia ra thành bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.

Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài là gì?

Phí bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó.

Phí bảo lãnh có thể được tính bằng số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ phí.

Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
  • Tỷ lệ phí (%): Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
  • Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Xem thêm:

Các loại bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

Phí bảo lãnh của một số ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng. Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB)

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như:

  • Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh
  • Năng lực pháp lý của khách hàng
  • Hình thức bảo đảm cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh

Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.

Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về số tiền và thời hạn bảo lãnh, các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác, các hình thức bảo lãnh cũng như: Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSĐB.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, nó nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, nó còn quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ.

=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được bảo lãnh). Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (bên nhận bảo lãnh)

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSĐB, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ quan trọng đối với cả ngân hàng, doanh nghiệp và đối với nền kinh tế. Nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trư­ờng mà còn góp phần tăng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.

Mọi thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng!!!

Đăng ký ngay