Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5 tháng

Hiểu được cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng sẽ giúp mẹ xây dựng cho trẻ một thực đơn đa dạng, phong phú nhằm hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện nhất. Tìm hiểu cách nấu cháo này và thời điểm cho trẻ ăn cháo rây thông qua bài viết sau đây!

1/ Cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng

Cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng là một hình thức cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật Bản nghiên cứu và đúc kết lại. Đối với phương pháp này, trẻ sẽ không ăn bột mà sẽ ăn từng loại thức ăn riêng biệt như tinh bột, rau củ quả, thịt cá … và cháo rây là một trong những cách chế biến tinh bột được nhiều mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ nhà mình.

Cụ thể  nấu cháo rây cho bé khi được 5 tháng tuổi như sau:

Sử dụng gạo để nấu cháo rây trong giai đoạn trẻ được 5 đến 6 tháng tuổi với tỉ lệ 1:10, điều này đồng nghĩa với 1 gạo sẽ tương đương với 10 nước. Cách thực hiện:

– Ngâm gạo qua 1 đêm để hạt gạo nở đều, mềm giúp cháo sẽ ngon hơn. Tiếp theo, mang gạo đi vo sạch với nước sau đó cho vào nồi theo tỉ lệ 1 gạo ứng với 10 nước (mẹ có thể dùng thìa đong theo khẩu phần ăn của trẻ).

– Nấu cháo trên bếp trong khoảng 45 phút sau đó tắt bếp và ủ cháo thêm 15 phút để cháo nhừ hoàn toàn.

– Rây cháo: lấy cháo sau khi ủ ra bát, cho thêm vào một chút nước cháo để cháo bớt đặc và bắt đầu rây cháo qua rây. Thực hiện rây cháo khoảng 2 lần đối với những trẻ bắt đầu tập ăn dặm để hỗn hợp cháo được mịn hoàn toàn.

Mẹ hãy luôn chú ý rằng đối với trẻ 5 tháng tuổi, tỉ lệ nấu cháo cho trẻ là 1:10 còn sau này, tỉ lệ này có thể dần thay đổi thành 1:7 hoặc 1:5 tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5 tháng

Đối với trẻ 5 tháng tuổi, mẹ nấu cháo rây cho bé theo tỉ lệ 1:10 

2/ Nên cho bé ăn cháo rây khi nào?

Khi đã biết về cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng thì chắc hẳn các mẹ cũng đã tìm hiểu kỹ về thời điểm nên cho trẻ sử dụng loại cháo này. Độ tuổi phù hợp để trẻ ăn cháo rây đó là khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tức từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Loại cháo rây mà mẹ cho trẻ ăn cần có độ thô phù hợp, bắt đầu cho trẻ làm quen dần dần với thức ăn lỏng, loãng và dần dần trở nên thô, cứng hơn. Điều này không chỉ hỗ trợ trẻ nhai, nuốt dễ dàng mà còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ có quá trình thích nghi dần với những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5 tháng

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, khoảng trước 5 tháng hoặc quá muộn bởi điều này đều có những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh hoạt, cảm nhận thức ăn cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên nắm được những đặc điểm của cháo rây để quyết định có nên cho trẻ sử dụng phương pháp ăn dặm này hay không. Cụ thể:

+ Ưu điểm: 

– Ăn cháo riêng, thức ăn riêng nên mẹ dễ dàng phát hiện được những thành phần mà trẻ bị dị ứng để không tiếp tục cho trẻ ăn chúng nữa.

– Kích thích khả năng tìm hiểu, tăng cường vị giác của trẻ đối với từng món ăn nhất định.

– Cháo rây giúp trẻ phát triển khả năng nhai, nuốt khi có độ lợn cợn nhất định.

+ Nhược điểm:

– Tốn nhiều thời gian, công sức của mẹ trong việc chế biến món ăn cho trẻ.

– Trẻ có thể không phù hợp với phương pháp này khi phải ăn quá nhiều món hoặc trẻ không thể ăn hết được toàn bộ các nhóm dưỡng chất gây gia tăng khả năng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

3/ Giá trị dinh dưỡng của cháo rây với trẻ nhỏ

Cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng được nhiều mẹ áp dụng cho bé nhà mình với mong muốn trẻ có thể dần làm quen với thức ăn, kích thích trẻ khám phá, ăn ngon miệng hơn. Ăn dặm kiểu Nhật khác với các kiểu ăn dặm khác đó chính là trẻ sẽ ăn riêng từng món, không trộn chung với nhau nên ngoài cháo rây, trẻ vẫn được bổ sung đầy đủ các thực phẩm thiết yếu khác như: rau củ, thịt cá, hoa quả … Chính vì vậy mà giá trị dinh dưỡng của cháo rây đem lại đối với trẻ nhỏ sẽ hoàn toàn phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của trẻ trong quá trình phát triển.

Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ăn dặm bằng cháo rây từ những ngày đầu tiên. Ban đầu trẻ sẽ chỉ ăn khoảng 1-2 muỗng/ lần, ngày 1 lần sau đó tăng dần dần lên (khoảng 10ml, 20 ml trong tuần đầu tiên).

Ngoài cháo rây, mẹ có thể cho trẻ ăn rau nấu chín xay nhuyễn, lòng đỏ trứng, thịt trắng, đậu phụ xay mềm … Trong những ngày đầu tiên này, mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ uống sữa đều đặn và việc cho trẻ ăn cháo rây chỉ để giúp trẻ làm quen dần dần, tìm ra sở thích, khám phá hành trình ăn dặm trong những ngày đầu tiên.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp cho trẻ nhỏ, mẹ nên cho trẻ sử dụng Simbiosistem Bustine – men vi sinh đặc hiệu với thành phần từ hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, rối loạn khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng hấp thụ chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon, phát triển khỏe mạnh. Sản phẩm sản xuất tại Italy, có dạng gói đơn liều tiện dụng và được chứng minh lâm sàng là an toàn và hiệu quả dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5 tháng

Simbiosistem Bustine hỗ trợ trẻ nhỏ tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt trong giai đoạn bước sang giai đoạn ăn dặm

Mong rằng bài viết về cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng đã giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bước sang tuổi ăn dặm. Khi có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi ngay đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Bé 5 tháng ăn dặm được chưa? Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì? Khi nào áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi? hay lịch ăn và giờ ăn dặm cho bé 5 tháng như nào để trẻ tăng cân, phát triển toàn diện? Tất cả các băn khoăn, thắc mắc này của mẹ sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây cùng với gợi ý các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo Viện dinh dưỡng.

Ăn dặm là cách tốt nhất bổ sung dinh dưỡng cho bé khi sữa mẹ đã loãng dần và ít dưỡng chất hơn. Từ tháng thứ 5, mẹ đã có thể cho bé làm quen với các món ăn dặm rồi. Tuy nhiên vì giai đoạn này, bé vẫn còn bé, có thể chưa sẵn sàng với ăn dặm. Vậy nên mẹ hãy đọc thật kĩ bài viết sau khi muốn bé ăn dặm và lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng mẹ nhé!

1. Bé 5 tháng tuổi có nên ăn dặm?

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5 tháng
Cháo bí đỏ là một công thức ăn dặm cho bé 5 tháng được các bé đặc biệt yêu thích khi tập ăn

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng đã nấu chín
  • 20 g bí đỏ đã được bỏ ruột

Cách làm:

  • Bí đỏ hấp chín, đem rây nhuyễn được thành phần 10 ml.
  • Cháo trắng nấu chín, lấy 1 thìa canh đem rây nhuyễn được khoảng 30-40 ml. Trộn đều 2 phần cháo và bí đỏ đã rây thành hỗn hợp sền sệt cho bé ăn.

Nguồn: Ăn đơn giản – Sống thảnh thơi (Youtube)

5.4. Cháo rau chân vịt

Cháo rau chân vịt - Thực đơn ăn dặm cho bé 5 thángCháo rau chân vịt là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Rau chân vịt: 2-3 lá

Cách làm:

  • Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
  • Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn.
  • Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.

5.5. Cháo cà chua

Cháo cà chua - Thực đơn ăn dặm cho bé 5 thángCháo cà chua là món ăn dinh dưỡng cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng đã nấu chín
  • 1 quả cà chua loại vừa

Cách làm:

  • Cà chua rửa sạch, bỏ núm, luộc sơ. Bóc vỏ và bỏ hạt. Thái nhỏ cà chua cho vào bát con đem hấp chín nhừ. Sau khi cà chua chín, đem rây nhuyễn lấy khoảng 10 ml cà chua.
  • Cháo trắng nấu chín, lấy 1 thìa canh đem rây nhuyễn được 30 ml. Trộn đều 2 phần cháo và cà chua đã rây thành hỗn hợp sền sệt cho bé ăn. Cháo cà chua giàu vitamin A, C rất tốt cho thị lực và trí tuệ của bé

5.6. Cháo khoai tây

Cháo khoai tây - Thực đơn ăn dặm cho bé 5 thángNấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mẹ cần lưu ý nghiền thật nhỏ khoai tây tránh trẻ ăn bị hóc mẹ nha.

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • 1/2 củ khoai tây (Lưu ý mẹ phải chọn khoai tây tươi, không mọc nầm, thâm đen)

Cách làm:

  • Khoai tây thái mỏng hấp chín đều. Dùng thìa dầm nhuyễn hoặc dùng máy xay xay nhuyễn.
  • Lấy 30-40 ml cháo trắng đã rây trộn đều với khoai tây.

5.7. Cháo táo

Cháo táo - Thực đơn ăn dặm cho bé 5 thángMẹ có thể thay đổi cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với một chút hoa quả để tăng thêm khẩu vị cho bé.

Nguyên liệu:

  • 1/4 quả táo (nên chọn táo hữu cơ loại ngọt tại các cửa hàng nhập khẩu để món ăn ngon hơn)
  • Cháo trắng

Cách làm:

  • Táo thái hạt lựu, cho vào máy xay nhuyễn. Có 2 lựa chọn. Thứ nhất, mẹ có thể lọc bỏ bã táo, chỉ lấy nước cốt chọn cùng cháo trắng đã rây mịn. Thứ hai, mẹ để cả bã và nước cốt trộn chung với cháo và cho bé ăn thử. Mẹ có thể thử cà 2 cách xem bé yêu nhà mình thích kiểu nào hơn.

5.8. Cháo khoai lang và táo

Cháo khoai lang và táo - Thực đơn ăn dặm cho bé 5 thángThực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân bằng cách kết hợp khoai lang và táo giúp cháo có vị ngọt tự nhiên kích thích sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.

Nguyên liệu:

  • 20 g khoai lang
  • 30 g táo
  • Cháo trắng

Cách làm:

  • Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng đem hấp hoặc luộc chín.
  • Táo thái nhỏ xay nhuyễn lấy nước ép.
  • Trộn 2 thìa khoai lang và 5 thìa nước táo để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn cho bé ăn.

5.9. Cháo sữa bánh mỳ

Cháo sữa bánh mỳ - Thực đơn ăn dặm cho bé 5 thángThực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng với cháo sữa bánh mỳ này chỉ nên áp dụng khi bé đã thuần thục việc ăn dặm và cũng không nên cho bé ăn quá nhiều

Nguyên liệu:

  • 1 lát bánh mì sandwich
  • 15-20 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Cháo trắng

Cách làm:

  • Bỏ hết phần viền bánh mỳ, xé thật nhỏ phần ruột trắng. Đổ khoảng 15 ml nước sôi để nguội đun chín nhừ bánh mỳ. Sau đó rây mịn bánh mỳ.
  • Hòa bánh mỳ với sữa mẹ hoặc sữa công thức thành hỗn hợp lỏng cho bé ăn. Món cháo bánh mỳ với nguyên liệu mới giúp mẹ thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng trong ngày cuối tuần thêm thú vị.

Xem thêm: Ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng có những thực đơn gì ?

Lời kết

Trước khi bé tập ăn dặm, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng các kiến thức đầy đủ trước khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, ngoài việc tìm hiểu về thực đơn ăn dặm, cách nấu các món cháo ăn dặm thì mẹ cũng nên có một lịch ăn dặm cho bé 5 tháng cụ thể để bé biết được rằng, đâu là thời điểm mà mẹ sẽ cho bé ăn giúp trẻ phát triển toàn diện. Hy vọng mẹ luôn đồng hành cùng Mamamy để khám phá nhiều bài viết hay hơn nhé!