Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bao nhiêu?

Quyết định được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất tại cuộc họp bất thường chiều 17/1, sau khi xem xét nguyện vọng của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Trước khi làm Chủ tịch nước hồi tháng 4/2021, ông Phúc có một nhiệm kỳ làm Thủ tướng từ 2016 đến 2021, được Trung ương đánh giá là "đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng". Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm, khuyết điểm.

Trong đó, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã được Quốc hội phê chuẩn cho thôi nhiệm vụ theo nguyện vọng cá nhân. Ba Bộ trưởng bị Trung ương đánh giá là có vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng gồm ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế), ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Hà Nội) và ông Mai Tiến Dũng (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ). Ông Thanh Long và Ngọc Anh đã bị bắt, ông Dũng bị Ban Bí thư cảnh cáo.

"Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu", thông cáo nêu.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bao nhiêu?

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14, tháng 4/2021. Ảnh: Giang Huy

Ông Nguyễn Xuân Phúc 69 tuổi, quê Quảng Nam, trình độ cử nhân kinh tế. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị ba khóa liên tiếp từ 11 đến 13; Ủy viên Trung ương Đảng bốn khóa liên tiếp từ 10 đến 13; đại biểu Quốc hội bốn khóa 11, 13, 14, 15.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông về quê làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ chuyên viên, phó văn phòng, chánh văn phòng UBND tỉnh, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Tại Đại hội 13 đầu năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong hai "trường hợp đặc biệt" Bộ Chính trị khóa 12 tái cử. Tháng 4/2021, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch nước.

Đầu nhiệm kỳ khóa 13, Bộ Chính trị có 18 ủy viên. Sau khi ông Phạm Bình Minh và Nguyễn Xuân Phúc thôi chức, Bộ Chính trị còn 16 ủy viên.

Ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu tới New Delhi trước thềm thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 1/2018

Hôm 4/2, đã diễn ra buổi lễ bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội làm thủ tục miễn nhiệm chức Chủ tịch nước hôm 18/1 để ‘chịu trách nhiệm chính trị’ trước ‘Đảng và nhân dân’.

Tại buổi lễ bàn giao, ông Phúc nói ông đã “nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn”, tờ đưa tin.

"Tuy nhiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, tôi chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng,” ông Phúc nói thêm.

“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu.”

Đáng chú ý, vị nguyên Chủ tịch nước nói thêm một ý về vụ Việt Á: "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng".

Thời gian qua, mạng xã hội Việt Nam dấy lên nhiều đồn đoán về liên đới của bà Trần Thị Nguyệt Thu, vợ ông Nguyễn Xuân Phúc, trong đại án Việt Á. Câu nói trên của ông dường như muốn trả lời những đồn đoán đó.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bao nhiêu?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nguyên Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị APEC hồi tháng 11/2022

Đánh giá lại sự nghiệp công tác 40 năm của ông Phúc, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói ông Phúc “luôn sống và làm việc có trách nhiệm, nhiệt huyết, vì sự nghiệp chung” và khen ông đã “gương mẫu chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021”.

“Vì một số cán bộ lãnh đạo dưới quyền vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nên làm đơn xin thôi giữ các chức vụ phân công, nghỉ công tác, nghỉ hưu”, bà Ánh Xuân nói thêm.

Việc ông Nguyễn Xuân Phúc xin thôi việc giữa nhiệm kỳ được nhiều hồi cuối tháng Một.

Ai sẽ lên làm Chủ tịch nước Việt Nam chính thức tiếp tục được dư luận trong nước quan tâm.

Chủ tịch nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 đề ra tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch nước bao gồm các yếu tố như:

- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

+ Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;

+ Đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.

+ Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội.

+ Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.

+ Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên;

Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.