Cơm bánh mì bún thuộc nhóm thực phẩm nào

Khám phá trang 22 Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết. Hãy thử phân loại các thực phẩm đó thành các nhóm thực phẩm và đặt tên cho từng nhóm.

Lời giải:

- Những thực phẩm mà em biết như: bánh mì, khoai tây, cơm, bún, rau xanh, trái cây, thịt nạc, tôm, trứng, cá, sữa, các loại hạt như hạt điều, dầu thực vật, bơ, mỡ động vật.

- Phân loại các thực phẩm trên thành các nhóm thực phẩm và đặt tên cho từng nhóm như sau:

Nhóm thực phẩm

Thực phẩm

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ

Bánh mì, khoai tây, cơm, bún, rau xanh, trái cây

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

Thịt nạc, tôm, trứng, cá, sữa, các loại hạt như hạt điều

Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Dầu thực vật, bơ, mỡ động vật

Đề bài

Nhóm thực phẩm nào dưới đây bao gồm những thực phẩm giàu chất đạm?

A. Mực, cá quả [cá lóc, cá chuối]. dầu ăn, gạo.

B. Thịt bò, trứng gà, sữa bò, cua.

C. Tôm tươi, mì gói, khoai lang, mỡ lợn.

D. Bún tươi, cá trê, trứng cút, dầu dừa.

Lời giải chi tiết

Đáp án: B

Vì:

+ A: dầu ăn thuộc nhóm chất béo, gạo thuộc nhóm chất bột.

+ C: mì gói, khoai lang thuộc nhóm chất bột; mỡ lợn thuộc nhóm chất béo.

+ D: Bún tươi thuộc nhóm chất bột, dầu dừa thuộc nhóm chất béo.

Hướng dẫn Giải Công nghệ 6 Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.

Phần mở đầu

Món ăn em yêu thích là gì? Kể tên các thành phần trong món ăn đó.

Trả lời:

Món ăn em yêu thích là bánh mì, bún, phở có thành đường, tinh bột.

I. Các nhóm thực phẩm và nguồn cung cấp chính

1. Em hãy kể thêm các thực phẩm chế biến theo gợi ý ở cột [3] Bảng 5.1.

2. Quan sát Hình 5.1, cho biết các chất khoáng và vitamn có trong những thực phẩm nào?

Trả lời:

1. Các thực phẩm chế biến theo gợi ý ở cột [3] Bảng 5.1

- Giàu tinh bột, đường: khoai lang, khoai tây.

- Giàu chất đạm: thịt gà, thịt lợn, cá chép.

- Giàu chất béo: lạc, vừng.

- Giàu vitamin, chất khoáng: cà rốt, su su, đu đủ.

2. Các chất khoáng và vitamin có trong những thực phẩm:

- Thực phẩm giàu chất khoáng: Cam, sữa, bơ, lạc, đậu, cá, trứng, ngô, thịt.

- Thực phẩm giàu chấtvitamin: Cà chua, cà rốt, cá, sữa, trứng, bơ, nấm, rau, thịt, các loại hoa quả.

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sức khoẻ con người

1. Trong các chất dinh dưỡng sau: đường, đạm, chất khoáng, chất béo, loại nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?

2. Nếu bạn của em có chiều cao thắp hơn sơ với lửa tuổi, em sẽ khuyên bạn nên ăn thêm những thực phẩm nào? Vì sao?

Trả lời:

1. Trong các chất dinh dưỡng sau: đường, đạm, chất khoáng, chất béo thìchất khoáng không cung cấp năng lượng cho cơ thể.

2. Nếu bạn của em có chiều cao thắp hơn sơ với lửa tuổi, em sẽ khuyên bạn nên ăn thêm những thực phẩm như cá, trứng, rau, sữa, nấm, đỗ vì đây đều là những thực phẩm có chứa vitamin D, nhiều canxi cho xương chắc khoẻ.

III. Tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình

1. Nếu ở địa phương em không có sẵn các nguyên liệu như trong ví dụ trên hoặc chi phí của bữa ăn không phủ hợp với khả năng tài chính của gia đình, em sẽ làm như thể nào để vẫn đàm bảo đủ năng lượng, đủ và cân đối các chất dinh dưỡng?

2. Hãy tính toán sơ bộ định dưỡng và chỉ phí tài chính cho một bữa ăn của gia đình em.

Trả lời:

1. Nếu ở địa phương em không có sẵn các nguyên liệu như trong ví dụ trên hoặc chi phí của bữa ăn không phủ hợp với khả năng tài chính của gia đình, em sẽ tìm những món ăn khác có giá thành rẻ cũng bổ sung các chất dinh dưỡng như trong bài đã nêu.

2. Sơ bộ định dưỡng và chỉ phí tài chính cho một bữa ăn của gia đình em là:

1 kg thịt ba chỉ hoặc nạc vai xay: 140-160 ngàn đồng/kg

1 kg cá rô phi: 20 ngàn đồng/kg

5 quả trứng gà: 15 ngàn đồng [25k/chục quả]

1kg cà pháo hay cà cả: 15-20 ngàn đồng/kg

1kg khoai tây: 25 ngàn đồng

Các loại rau thơm, giềng, tỏi, gừng: 25 ngàn đồng.

Tổng: 100 ngàn đồng.

Cơ thể chúng ta hằng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Để cung cấp đủ chất cho cơ thể, các món ăn cần được chế phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính. Bữa ăn, ngoài lương thực [gạo, ngô, khoai, sắn, mì], đạm[thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ...],  cần có các loại thực phẩm cung cấp chất béo, vitamin và muối khoáng. Do mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nên để có một bữa ăn cân đối, đủ chất cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, chất nọ bổ sung chất kia.

I. Thực phẩm cung cấp chất béo: Thực phẩm giàu chất béo chủ yếu là mỡ động vật, trứng, sữa và các hạt có dầu như vừng, lạc, đậu tương.

1. Dầu thực vật: Thường dùng là dầu lạc, vừng, hướng dương, đậu nành…Dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, cần thiết phòng tránh bệnh tim mạch cho người cao tuổi và giúp phát triển tế bào não cho trẻ nhỏ.

2. Mỡ: Thường dùng là mỡ lợn, bò, cừu. Mỡ thường chứa nhiều acid béo no [hơn 50 %], nên hạn chế sử dụng mỡ động vật.

3. Bơ: Bơ là chất béo của sữa có chứa nhiều acid béo no. Bơ cung cấp nhiều vitamin A và D.

Chú ý: Bảo quản dầu, mỡ và bơ nơi khô, mát tránh ánh sáng để giữ khỏi bị ôxy hoá. Nếu mỡ được đun ở nhiệt độ cao, kéo dài sẽ bị phân huỷ tạo ra chất độc. Vì vậy không dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.

II. Thực phẩm cung cấp chất bột [đường].

Thực phẩm cung cấp chất bột đường thường được dùng là ngũ cốc [gạo, ngô, bột, mỳ, kê, miến…] thường được dùng làm . Ngũ cốc khô chứa 70% chất bột trở lên, ngoài ra ngũ cốc còn chứa một phần chất đạm.

a. Gạo: Chất lượng protít trong gạo là tốt nhất, tiếp đến là bột mỳ và cuối cùng là ngô. Lớp ngoài cùng của hạt gạo và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, mỡ, canxi và vitamin nhóm B. Không nên xay xát gạo trắng quá làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng làm mất vitamin B1, vì vậy không nên vo gạo kỹ quá, tra gạo vào nồi khi nước đã sôi. Đậy vung khi thổi cơm.

Lưu ý: Bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo tránh bị mốc, khi thực phẩm bị mốc cần bỏ không dùng vì mốc sẽ tạo độc tố có hại cho sức khoẻ.

b. Bánh mỳ: Chất lượng bánh mỳ phụ thuộc vào độ chua, độ ẩm và xốp. Bánh xốp, vỏ mềm dễ tiêu hoá. Độ chua và độ ẩm cao làm giảm chất lượng bánh.

Chú ý: Bánh sau khi sản xuất cần bảo quản khô sạch trong khi vận chuyển và tiêu thụ. Bị ẩm, bánh dễ bị mốc và lên men. Không được ăn bánh đã bị mốc hoặc bị nhiễm khuẩn.

c. Khoai, sắn: Hàm lượng chất bột trong khoai sắn tươi chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Hàm lượng chất đạm trong khoai sắn cũng ít nên ăn khoai, sắn nhiều cần phải ăn thêm chất đạm nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng.

Chú ý: Không ăn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người. Sắn tươi có chứa chất độc nên không được ăn sắn tươi sống, có thể gây chết người. Khi ăn sắn tươi cần bóc vỏ, ngâm nước 12-24 giờ trước khi luộc, luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc.

III. Thực phẩm cung cấp chất khoáng và vitamin

1. Thực phẩm cung cấp chất khoáng: Vai trò chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng như tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protít, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hoá nước trong cơ thể. Các chất khoáng gồm canxi, magie, natri, kali… được coi là các yếu tố kiềm. Nguồn gốc các chất khoáng này có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau, quả, sữa và các chế phẩm của sữa.

Các chất khoáng như lưu huỳnh, phốt pho, clo là yếu tố toan. Các chất khoáng này có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, các loại bột. Các thực phẩm thiên nhiên thường có ít canxi do đó tỷ lệ Ca/P thấp trừ sữa, nhuyễn thể, cá, tôm, cua.

Với trẻ nhỏ, ngoài sữa cần cho ăn thêm cua, cá, tôm khi nấu bột hay cháo.

Sắt có nhiều trong thịt cá, trứng, nhuyễn thể, đậu đỗ, vừng, lạc và có ít trong sữa, ngũ cốc.

Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, iod, nhôm...có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thuỷ sản. Nên tăng cường ăn các loại cua, tôm tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách kho tương, kho nước mắm… để ăn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng [canxi] của cá.

2. Thực phẩm cung cấp vitamin: Rau tươi các loại cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và xơ, ngoài ra rau còn có chứa từ 1-2% chất đạm. Một số loại rau có chứa hàm lượng chất đạm cao như rau ngót [5,3%], rau muống [3,2%].

a. Vitamin A: Thực phẩm động vật như gan, trứng, cá là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin A. Các loại rau có lá xanh thẫm [rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lốt, rau thơm, cà rốt…], các loại quả màu vàng, da cam [gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa…] là thực phẩm có chứa nhiều bêta-caroten [tiền vitamin A].

b. Vitamin nhóm B: Có chứa nhiều trong thực phẩm động vật như thịt, thực phẩm thực vật như đậu đỗ, cám gạo… Vitamin B dễ bị hoà tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên dễ bị mất trong quá trình chế biến.

c. Vitamin C: Rau quả tươi là thực phẩm chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm …Vitamin C dễ hoà tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao; vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ăn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.

Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hoá chất và các nguồn gây bệnh khác.

Video liên quan

Chủ Đề