Cụm từ thân em trong bài Bánh trôi nước để chỉ ai và nói vẻ điều gì

1. GỢIÝ

HS SƯU tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để so sánh [Tìm ra điểm giống và khác nhau trên phương diện nội dung và hình thức].

-    Giống nhau:

+ Hình thức: Đều mở đầu bằng cụm từ “thân em” [như một lời than thở thường để diễn đạt nỗi bất hạnh]; thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của người bình dân; thường sử dụng phép so sánh, ẩn dụ, liên tưởng [như hạt mưa sa, như mảnh lụa đào, như củ ấu gai, như hạt mưa rơi, hạc đầu đình,...].

+ Nội dung: Đều để ngợi ca vẻ đẹp và nỗi xót xa cho thân phận bạc bẽo, mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Các tác phẩm này đều nằm trong phạm vi nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa đối với người phụ nữ.

- Khác nhau:

+ Bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương thuộc bộ phận Văn học viết, có dấu ấn tác giả; được triển khai chặt chẽ, sâu sắc.

+ Những câu ca dao trên thuộc bộ phận Văn học dân gian, có nhiều dị bản, có dấu ấn sáng tác tập thể, phiếm chỉ, dường như chưa trở thành một bài thơ hoàn chỉnh.

BÀI PHÂN TÍCH

Trước hết, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có thể coi là một bài ca về thân phận con người - cụ thể là người phụ nữ: đẹp [cả về hình thức phẩm chất lẫn tâm hồn] nhưng cuộc đời lại nổi trôi, phiêu dạt “bảy nổi ba chìm”. Chủ đề tác phẩm được tác giả giải quyết khá thấu đáo trong một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Tôi xin phép được bỏ qua việc phân tích nghĩa hiển ngôn để đi trực tiếp vào lớp nghĩa hàm ngôn, lớp nghĩa quan trọng hơn của tác phẩm [mặc dù nghĩa hàm ngôn chỉ có được trên cơ sở nghĩa hiển ngôn].

“Thân em” - nghe phảng phất hơi ca dao cổ “Thân em như tấm lụa đào -Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Mở đầu bài thơ là chuyện thân phận, tác giả lại sử dụng lối xưng hô khá nền nã “em” nên câu thơ có cái thiết tha của tiếng hát than thân trong ca dao xưa. Nhưng Xuân Hương là Xuân Hương. Ca dao xưa ví von so sánh - tức là vẫn phải qua một tầng hình tượng để diễn tả vẻ đẹp của người con gái. Xuân Hương trái lại, tả trực tiếp, tả chính xác nét đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung, vẻ đẹp như chính người thiếu nữ vậy. Thành thử, mượn hơi ca dao nhưng không phải là một lời than uỷ mị mà chính là một lời khẳng định. Tức là qua ngôn ngữ, cá tính, phong cách Xuân Hương dần dần bộc lộ: một cái “tôi” vừa tha thiết lại vừa ngạo nghễ, vừa đằm thắm lại vừa kiêu bạc. Chuyển qua câu thơ tiếp là một lời kể khổ, đúng hơn là trình bày một hoàn cảnh:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn, nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Vâng, Xuân Hương lại mượn lời dân gian, sử dụng ngôn ngữ dân gian “Bảy nổi ba chìm” - nhưng cũng như ở câu thơ trên, dược biến thái đi, được thổi cái hồn Xuân Hương vào nên thành ngữ dân gian được Xuân Hương hoá đã mang một nghĩa mới: mới về mặt phong cách: “Bảy nổi ba chìm với nước non” [Nghe trong lời thơ có cái gì như là sự cao ngạo: “với nước non”!]. Đành rằng đây là tả bánh trôi, và tả rất đúng, rất thật chiếc bánh trôi nhưng sẽ thật khờ dại nếu bạn đọc chỉ tiếp cận bài thơ ở tầng nghĩa ấy. Đó chỉ là cái mã của bài thơ mà chìa khoá để giải mã chính là từ mở đầu “Thân em” và từ kết thúc “tấm lòng son” trong bài. 

Quay trở lại lời bộc bạch về thân phận, người con gái xưa không có quyền làm chủ thân phận mình: “Thân em như tấm lựa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Ca dao chỉ nói thế. Còn Xuân Hương kết thúc bằng sự khẳng định nhân cách, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Chữ “mà” là bản lề khép mở hai thế đối lập: một bên là cuộc đời bạc bẽo, một bên là phẩm cách tuyệt vời. Đối lập trong một mạch nguồn thống nhất, cuộc đời bạc bẽo thế nhưng không làm nhạt nhoà nổi tấm lòng son. Và một lần nữa, Xuân Hương lại đi ngược chu trình thông thường [chu trĩnh thông thường: Lời khẳng định vẻ đẹp - Lời than cho số phận mà một loạt những câu ca dao mở đầu bằng “thân em” đã tạo lập nên]: vẻ đẹp thể xác bị va đập trong cuộc đời bạc bẽo đã không những không nhạt phai mà còn là nơi neo giữ vẻ đẹp tâm hồn. Hoàn cảnh bất bình dẳng trong xã hội cũ không những không bóp nghẹt nổi tâm hồn con người, xoá nhoà di nhân cách con người. Trái lại, nó chỉ là yếu tố thử thách “ngọc càng mài càng sáng”. Không như dân gian than thân trách phận - cái nổi bật trong bài thơ của Xuân Hương là lời khẳng định phẩm giá con người “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” còn hoàn cảnh kia chỉ là một thứ “thuốc thử”.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Để hoàn thiện đề bài Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa, các em hãy cùng chúng tôi phân tích bài thơ Bánh trôi nước và những câu hát tha thân để tìm hiểu và hoàn chỉnh bức chân dung về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải chịu những bất công, những định kiến nghiệt ngã của xã hội trọng nam khinh nữ xưa.


Đề bài: Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa

I. Dàn ý Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa [Chuẩn]

1. Mở bài

Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất công, ngang trái. Điều đó được thể hiện rõ qua những bài ca dao than thân và qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu là bài "Bánh trôi nước"

2. Thân bài

* Những người phụ nữ vốn xinh đẹp về ngoại hình và trong sạch trong phẩm giá:
+ Như tấm lụa đào mềm mại, duyên dáng
+ Như hạt mưa sa, giếng nước trong lành, tươi mát...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ýTừ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa tại đây.

II. Bài văn mẫuTừ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa [Chuẩn]

Văn học Việt Nam luôn chứa đựng những giá trị nhân văn cao cả. Trong bất kỳ nền văn học nào cũng đều đề cập đến số phận con người và niềm cảm thông sâu sắc trước những cuộc đời ngang trái bất hạnh. Văn học dân gian và văn học trung đại cũng không nằm ngoài khuynh hướng đó. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất công, ngang trái. Điều đó được thể hiện rõ qua những bài ca dao than thân và qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu là bài "Bánh trôi nước".

Những người phụ nữ vốn xinh đẹp về ngoại hình và trong sạch trong phẩm giá. Bởi vậy mà họ đước ví như "tấm lụa đào", mềm mại, duyên dáng, nữ tính:

" Thân em như tấm lụa đào".

Hay như những giọt nước tinh khiết, trong lành của bầu trời:

"Thân em như hạt mưa sa"

" Thân em như giếng nước trong"

Dường như hiểu được nỗi đau của người phụ nữ, cũng như là một người phụ nữ trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương cũng đã cất lên tiếng lòng đầy kiêu hãnh mà cũng vô cùng xót xa:

" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"

Cụm từ "thân em" một lần nữa được lặp lại như một sự tự ý thức về bản thân của mình. Họ cũng có vẻ đẹp xinh xắn, đáng yêu "vừa trắng lại vừa tròn", một vẻ đẹp vô cùng dễ chịu khiến bao kẻ đắm say, bao người mong đợi. Cụm từ "thân em" được các tác giả sử dụng như một tiếng lòng của bao người phụ nữ xưa khi thổn thức, ngậm ngùi nghĩ về thân phận mình. Hai tiếng "thân em" vang lên nghe sao xót xa mà tủi hờn đến vậy.

Không chỉ nhìn thấy được những vẻ đẹp sắc hương về ngoại hình của người phụ nữ mà các tác giả dân gian xưa và Hồ Quỳnh Hương đều thấu hiểu được cả những nhân cách tốt đẹp bên trong họ. Những người phụ nữ ấy luôn rất mực thủy chung, trong sạch, họ chịu thương chịu khó, chẳng quản ngại mưa nắng vất vả vẫn hay làm hay làm. Họ như những nàng Kiều xinh đẹp tài năng, như nàng Vũ Nương thủy chung, vẹn toàn lo lắng. Như Kiều Nguyệt Nga hiền lành, hiếu thảo. Cuộc đời họ cứ "nổi", "chìm" long đong, lận đận. Tuy giữa chốn hiểm ác, tàn nhẫn và vất vả đau thương sống họ giữ cho mình phẩm hạnh và cốt cách thanh cao, trong trắng "Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Họ vẫn rạng ngời nhưng phẩm chất cao quý, đó là lòng yêu thương, là sự thủy chung, son sắt, là tấm lòng hiếu thảo, là lòng vị tha và khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc. Họ vẫn tìm thấy niềm vui từ những điều bình dị và những ước muốn hạnh phúc lứa đôi xinh đẹp, đáng quý đáng yêu:

" Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".

Họ thật đáng được trân trọng và yêu thương, bởi họ xứng đáng có được điều đó, bởi họ đã hi sinh thật nhiều cho cuộc sống, cho gia đình. Nhưng số phận nghiệt ngã hay dòng đời xô đẩy, bao bất công khiến thân phận người phụ nữ chìm nổi, vô định. Xã hội phong kiến "trọng nam khinh nữ", xã hội mà "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", "trai năm thê bảy thiếp, gái chuyên chính một chồng" ấy không cho họ có quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình. Thân phận bèo bọt, rẻ rúng giữa cuộc đời. Là tấm lụa mà phất phơ giữa chợ, là nước giếng kẻ lấy lâu mặt, kẻ rửa chân, là trái bần gió dập sóng dồi chẳng biết rồi sẽ ra sao. Phó mặc cho số phận bi thương, họ bị vùi dập, hạnh phúc của họ được định đoạt bởi người khác, thật nghiệt ngã. Hồ Xuân Hương cũng đau đớn khôn nguôi trước thực tại gian truân của cuộc đời người con gái mà viết nên:

"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Vốn dĩ hồng nhan truân chuyên, số phận nàng cũng như bao người phụ nữ cùng thời "bảy nổi ba chìm" trôi nổi giữa cuộc đời sóng gió. Câu thơ gợi lên bao khó khăn, vất vả, bao nghiệt ngã đắng cây của họ, thật xót xa, ngậm ngùi, như một lời than trách cho số phận bèo bọt, nhỏ bé giữa dòng đời. Phụ nữ xưa đâu có quyền quyết định được số phận mình, sướng vui buồn khổ đều do tay kẻ khác ban phát. Có nỗi đau nào hơn khi chính cuộc đời mình phụ thuộc vào kẻ khác, đặc biệt khi lỡ sa vào tay những kẻ tàn ác, nhẫn tâm. Cuộc đời họ cứ "nổi", chìm" lòng đong, lận đận.

Văn học dân gian và văn học trung đại tuy khoảng cách thời gian khác nhau, song tấm lòng tha thiết, cảm thông với kiếp người phụ nữ vẫn vang lên nghẹn ngào khôn xiết. Những số phận mong manh, hẩm hiu giữa cuộc đời song vẫn ánh lên những phẩm chất sáng ngời của người phụ nữ Việt.

Thơ văn dân tộc luôn là nơi còn người bày tỏ những nỗi lòng. Những bài ca dao than thân và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là những nốt nhạc cất lên tiếng ca về tinh thần nhân đạo sâu sắc, để lại cho đời bao vần thơ đẹp mà dạt dào xúc cảm.

---------------------HẾT---------------------

Sau khi tìm hiểu nội dung bàiTừ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa, các em có thể tự củng cố kiến thức thông qua việc tham khảo:Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước, Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương,Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân.

//thuthuat.taimienphi.vn/tu-nhung-cau-hat-than-than-lien-he-voi-bai-tho-banh-troi-nuoc-de-thay-canh-ngo-va-than-phan-nguoi-phu-nu-phong-kien-xua-51421n.aspx

Video liên quan

Chủ Đề