Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên Xô giai đoạn 1945 1991 là

Mục lục bài viết

  • 1. Chính sách đối ngoạilà gì?
  • 2. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ chiến tranh
  • 3. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ bao cấp
  • 4. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới
  • 5. Đối ngoại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
  • 6. Chủ trương đối ngoại của Việt Nam

1. Chính sách đối ngoạilà gì?

Chính sách đối ngoạicủa mộtquốc gia, còn được gọi làchính sách ngoại giao, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trườngquan hệ quốc tế. Các phương pháp được sử dụng một cách chiến lược để tương tác với các quốc gia khác. Nghiên cứu về các chiến lược như vậy được gọi làphân tích chính sách đối ngoại. Trong thời gian gần đây, do mức độ toàn cầu hóa và các hoạt động xuyên quốc gia ngày càng sâu rộng, các quốc gia cũng sẽ phải tương tác với cácchủ thể phi quốc gia. Sự tương tác nói trên được đánh giá và giám sát trong nỗ lực tối đa hóa lợi ích của hợp tác quốc tế đa phương. Vìlợi ích quốc gialà tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao. Thành tựu lợi ích quốc gia có thể xảy ra do kết quả hợp tác hòa bình với các quốc gia khác, hoặc thông qua khai thác hay lợi dụng.

Thông thường, việc tạo chính sách ngoại giao là công việc của ngườiđứng đầu chính phủvàbộ trưởng ngoại giao(hoặc tương đương). Ở một số nước,cơ quan lập phápcũng có tác dụng đáng kể. Chính sách đối ngoại của các quốc gia có tỷ lệ thay đổi và phạm vi ý định khác nhau, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố làm thay đổi lợi ích quốc gia hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của chính quốc gia đó. Chính sách đối ngoại của một quốc gia có thể có tác động sâu sắc và lâu dài đối với nhiều quốc gia khác và trên toàn bộ quan hệ quốc tế, nhưHọc thuyết Monroemâu thuẫn với các chính sáchtrọng thươngcủa các nước châu Âu thế kỷ 19 và mục tiêu độc lập của các nướcTrung MỹvàNam Mỹmới thành lập.

Việt Namcó hàng nghìn nămlịch sửvới nềnngoại giaotinh tế và hiển hách. Từ1000 năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại từVua Hùng,An Dương Vương,Ngô,Đinh,Tiền Lê,Lý,Trần,Hậu LêvàNguyễn, Việt Nam chủ yếu cóquan hệ ngoại giaovới các triều đình phong kiếnTrung Quốc. Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam ra đời khiViệt Nam Dân chủ Cộng hòađược thành lập ngày2/9/1945. Chủ tịchHồ Chí Minhlà người đầu tiên đứng đầu ngànhngoại giaocủa Việt Nam.

2. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ chiến tranh

- Giai đoạn1945–1946: Là thời kỳ cực kỳ khó khăn của đất nước nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng. Nhà nước độc lập non trẻ chưa được nước nào công nhận. Chính sách ngoại giao của Việt Nam lúc đó đã hòa hoãn vớiQuốc dân Đảngvà quân độiTưởng Giới Thạch, tập trung đánhPhápở miền Nam, rồi hòa với Pháp bằng việc ký kếtHiệp định sơ bộngày6/3/1946.

- Giai đoạn1947–1954: Ngoại giao đã đấu tranh chính trị để hình thành liên minh vớiLào,CampuchiachốngPháp; xây dựng quan hệ vớiThái Lan,Miến Điện,Indonesia,Ấn Độ. Đầu năm1950, tranh thủ chiến thắng củaChiến dịch Biên giới,Việt Nam Dân chủ Cộng hòađã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 2đồng minhquan trọng làCộng hòa nhân dân Trung HoavàLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngoài ra, còn các nướcxã hội chủ nghĩaởchâu Á,Đông Âu.

- Giai đoạn1954–1975: Ngoại giao đã "tấn công" hậu phương quốc tế củaMỹ, mở rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, hình thànhphong trào phản chiếntrên toàn thế giới

Năm1964,Chu Ân Lailo lắng về sự leo thang của Mỹ tạimiền Nam Việt Nam, nên đã ký thỏa thuận chính thức vớiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thỏa thuận này quy định rằng, nếu các lực lượngHoa KỳvàViệt Nam Cộng hòaxâm lược, đánh pháViệt Nam Dân chủ Cộng hòa,Trung Quốcsẽ phản ứng bằng cách cho mượnphi công. Nhưng trong các cuộc tấn công củaMỹ,Mao Trạch Đôngkhông gửi nhiều phi công được đào tạo như ông đã hứa. Kết quả dẫn đến việcViệt Nam Dân chủ Cộng hòađã nhận viện trợ quốc phòng củaLiên Xôlà chủ yếu.

Đồng thời,ngoại giaođã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị, tiến hành đàm phán và ký kếtHiệp định Parisvề chấm dứt chiến tranh và lập lạihòa bìnhởViệt Nam(27/1/1973).Hiệp định Parislà thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, buộcMỹvà các nước liên quan rút quân khỏiViệt Nam, chấm dứtchiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, ngoại giao củaViệt Nam Dân chủ Cộng hòavàCộng hòa Miền Nam Việt Namđã phối hợp nhịp nhàng, theo phương châm "Tuy hai mà một, tuy một mà hai", "Vừa đánh, vừa đàm".

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ bao cấp

  • Giai đoạn1975–1986: Đây là thời kỳ ngoại giao khôi phục vàphát triển kinh tếsau chiến tranh. Những năm đầu sau chiến tranh, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước, nhất là các nướcXã Hội Chủ Nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ vềvật chấtcủa nhiềuquốc gia, cáctổ chức quốc tếnhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Việt Nam nhanh chóng gia nhậpLiên Hợp Quốc(20/9/1977).

Đến năm1975, căng thẳng bắt đầu phát triển vìBắc Kinhngày càng coiViệt Namlàcông cụcủaLiên Xôđể bao vâyTrung Quốc. Trong khi đó, hỗ trợ ngày càng tăng củaBắc Kinhđối với chính quyềnKhmer Đỏđã khiếnViệt Namnghi ngờ về động cơ của Trung Quốc.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốcxấu đi đáng kể, sau khiHà Nộithiết lập lệnh cấmtháng 3/1978vềthương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồngHoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn côngKhmer Đỏđể bảo vệ chủ quyền quốc gia (12/1978). Đó là nguyên nhân trực tiếp (cái cớ) để Trung Quốc phát độngcuộc xâm lược biên giới Việt Nam(2/1979). Phải đối mặt với việc cắt đứt viện trợ của Trung Quốc vàquan hệ quốc tếcăng thẳng, Việt Nam thiết lập quan hệ gần gũi hơn vớiLiên Xôbằng cách tham giaHội đồng Tương trợ Kinh tế(6/1978), ký Hiệp ước với Liên Xô (11/1978). Trong suốtthập niên 1980, Việt Nam đã nhận được gần 3 tỷ USD/năm viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô và thực hiện hầu hết các giao dịch thương mại với Liên Xô và khốiComecon.

Cuộc chiến tranh với Trung Quốc vàKhmer Đỏđã dẫn đến việcTrung Quốc,phương TâyvàASEANbao vây, cô lập,cấm vậnViệt Nam hơn 1thập kỷ, gây rất nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế.

4. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới

  • Giai đoạn1986đến nay: VớiĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI(12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc thay đổi toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao.

Nghị quyết 13 củaBộ Chính trị(5/1988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từĐại hội VII (1991),Đại hội VIII (1996),Đại hội IX (2001)đếnĐại hội X (2006)đã quyết định đưòng lối đối ngoại của Việt Nam làđộc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Đại hội XI (2011)đã phát triển và bổ sungnâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản củaHiến chương Liên Hợp Quốcvà luật pháp quốc tế.

5. Đối ngoại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Với việc rút hoàn toànquân độikhỏiCampuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộngquan hệ quốc tếtheo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa; bình thường hóa và từng bước xác lập quan hệ ổn định lâu dài với tất cả nước lớn, cácnước công nghiệp phát triển. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như:

  • Cộng đồng Pháp ngữ(1970).
  • Liên Hợp Quốc(1977).
  • Phong trào Không liên kết(1976).
  • ASEAN(1995).
  • Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM)(1996).
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APEC)(1998).
  • Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)(2006).

Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa nhiều tranh chấpbiên giới,lãnh thổ,biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình; chủ độnghội nhập kinh tếquốc tế và khu vực, tranh thủ nhiềuODA,FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là: Việt Nam đã tổ chức thành côngHội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ(1997),Hội nghị cấp cao ASEAN VII(1998),Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu lần V (2004),Hội nghị thượng đỉnh APEC 14(2006).Hoa Kỳdành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006). Vào ngày16/10/2007, Việt Nam đã được bầu làm 1 trong các thành viên không thường trực củaHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốcnhiệm kỳ2008-2009. Ngày 7/6/2019, tại New York (Mỹ), Việt Nam lần thứ 2 được bầu chọn là ủy viên không thường trực củaHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốcnhiệm kỳ 2020 - 2021.

>> Xem thêm: Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay: Tình hình và các giải pháp

Năm2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựuđối ngoạinổi bật: Việt Nam đảm nhận thành công vai tròChủ tịch ASEAN: Với chủ đềHướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động, chủ trì thành côngDiễn đàn Kinh tế thế giới(WEF) Đông Á, tổ chức thành côngHội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ II. Năm2012, Việt Nam tổ chức thành côngDiễn đàn Việt Nam – Mỹ Latin về Thương mại và Đầu tư. Trong năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là Dịch Covid – 19, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công các Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh COVID-19 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Việt Nam thiết lậpquan hệ đối tác chiến lượcvới cáccường quốckhu vực vàthế giới. Tính đến tháng 1/2013, các nước có quan hệ loại này với Việt Nam gồm 4 thành viên thường trực Liên Hợp Quốc:Nga(2001),Anh(2010),Trung Quốc(2008) vàPháp(2013); 2cường quốcBắc Á làHàn QuốcvàNhật Bản(2009); 1 cường quốcNam ÁlàẤn Độ(2007); 3 nướcĐông Nam ÁlàThái Lan,IndonesiavàSingapore(2013); tạichâu Âu, 2 đối tác chiến lược của Việt Nam làĐức(2011),Tây Ban Nha(2009),Ý(2013). Trong số này, mối quan hệ với Trung Quốc (2008), Nga (2012) và Ấn Độ (2016) đã được nâng lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện". Ngoài ra, từ năm2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ "đối tác toàn diện" vớiÚcvàHoa Kỳ(2013).

6. Chủ trương đối ngoại của Việt Nam

Chủ trương đối ngoại của Việt Nam có 3 trụ cột chính là:

  1. Đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, bản sắc dân tộc.
  2. Đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị.
  3. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao vị thế quốc gia.

Chủ trương đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, bản sắc dân tộc: Được coi là mục tiêu tiên quyết trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vớilịch sửlà nước phải hứng chịu nhiều cuộcxâm lượccủa nước ngoài và không có đạo quân xâm lược nào quan tâm, chăm lo cho cuộc của người dân nước họ chiếm đóng. Mọicường quốcdù dưới bất kì hình thức hay màu cờ nào cũng đều chỉ muốn làm lợi cho riêng mình trên lưng nhân dân Việt Nam.Lịch sử Việt Namcho thấy muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc thì nhất định người Việt Nam phải làm chủ đất nước của mình và phải đảm bảochiến tranhkhông xảy ra. Chỉ cầnchiến tranhnổ ra thì dù kết quả thế nào đi chăng nữa, người dân Việt Nam cũng sẽ luôn phải chịu vô cùng nhiều đau thương và mất mát. Một đất nước xảy rachiến tranhtriền miên sẽ không thể nào phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân được.Điểm mấu chốt của trụ cột này là Việt Nam không bịquân độinước ngoài xâm lược, công việc nội bộ của Việt Nam do người Việt Nam quyết định vàchính quyền Việt Namkhông bị thao túng bởi bất kỳ thế lực nào từ bên ngoài.

Chủ trương đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị: Từ góc độlịch sử dân tộccho thấy, yếu tố ổn định củahệ thống chính trịđóng vai trò quan trọng đối với nềnhòa bình,an ninhvà phát triển của Việt Nam. Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào, bạo loạn gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Tuynội chiếnkhông nhất thiết sẽ nổ ra nhưng nó là nguy cơ không thể loại trừ. Lịch sử ngàn năm của Việt Nam cho thấy, khi đất nước bị chia rẽ, các cường quốc ở bên ngoài sẽ luôn chớp lấy thời cơ thao túng Việt Nam để trục lợi. Do đó, có thể nói rằng việc duy trì ổn định chính trị quốc nội và chính quyền vững mạnh là yếu tố mang tính then chốt để đảm bảo an ninh quốc gia.

Chủ trương tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao vị thế quốc gia:Khu vựccàng ít biến động, cáccường quốccàng hạn chế tranh giànhquyền lực, thì Việt Nam càng có thể tập trung nguồn lựcphát triển kinh tếvàđầu tưchogiáo dục,an sinh xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định chính trị sẽ đi theo. Theo giới tinh hoa Việt Nam, đảm bảokinh tếphát triển và nâng cao đời sống người dân là yếu tố quyết định tới ổn định chính trị.Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là một trong các nội dung để xây dựngxã hội chủ nghĩatại Việt Nam. Trong đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được coi là quan trọng nhất.

Một trong các biện pháp để Việt Nam đảm bảo 3 trụ cột vừa nói là"Cân bằng quan hệ", đặc biệt là cân bằng quan hệ các nước lớn. Theo Ngoại trưởngPhạm Bình Minh:"Chính sách đối ngoại của đất nước ta trong 70 năm qua luôn bảo đảm nhất quán lập trường giữ cân bằng trong quan hệ với các nước để phục vụ lợi ích dân tộc. Quan hệ quốc tế đúc kết ra thực tế rằng các nước lớn có thương lượng trên lưng các nước nhỏ. Nhiều quốc gia khác cũng trải qua việc này, không chỉ có Việt Nam. Để đạt được lợi ích quốc gia, các nước cũng có nhiều thỏa thuận gây hại cho quốc gia khác. Điều quan trọng là chúng ta phải đánh giá và có chủ trương đúng đắn, linh hoạt để tránh những tác hại từ những thỏa thuận của các nước lớn đối với lợi ích dân tộc. Đây cũng là thách thức to lớn bởi vì ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các nước".