File Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn "Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội" do GS.TS. Lê Minh Tâm và ThS. Vũ Thị Nga chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

1. ThS. Vũ Thị Nga

2. ThS. Vũ Thị Yến

3. TS. Hà Thị Lan Phương

4. NCV. Phạm Điềm

6. GS.TS. Lê Minh Tâm

2. Giới thiệu hình ảnh sách

File Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật Việt Nam

Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả: GS.TS. Lê Minh Tâm và ThS. Vũ Thị Nga chủ biên

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Lịch sử nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về bối cảnh lịch sử, quá trình ra đời, hình thành, phát triển hoạt động, phát huy hiệu lực của nhà nước và những đặc trưng, quy luật ra đời, hình thành, phát triển của các nhà nước và pháp luật trong lịch sử.

Lịch sử nhà nước và pháp luật là khái niệm chỉ quá trình hình thành và phát triển của bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị trong xã hội và hệ thống các quy phạm có tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên trong xã hội, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của giai cấp đó.

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội, lịch sử của xã hội có giai cấp, tương thích với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người, tồn tại, hoạt động, phát huy hiệu quả một kiểu nhà nước nhất định với một bản chất giai cấp, vai trò, sứ mệnh lịch sử nhất định. Lịch sử nhà nước và pháp luật có thể nghiên cứu trong những quy mô, phạm vi khác nhau. Lịch sử nhà nước và pháp luật của toàn thế giới qua bốn kiểu nhà nước và pháp luật của lịch sử các nước: nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa; lịch sử nhà nước và pháp luật qua từng kiểu nhất định; lịch sử nhà nước và pháp luật của từng quốc gia, dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử: cổ, trung, cận và hiện đại qua từng kiểu phát triển nhất định...

Các tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật được xác định dựa trên việc nghiên cứu các sự kiện, các tư liệu lịch sử liên quan đến nhà nước và pháp luật, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của nhà nước, về hệ thống pháp luật của nhà nước đó.

Nhằm giúp học viên, sinh viên hiểu được phần nào tri thức lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường đại học Hà Nội quyết định đưa bộ môn "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" vào chương trình giảng dạy tại trường. Cuốn "Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" được biên soạn phục vụ dạy và học bộ môn này.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ nhất:

Chương I: Quátrình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

1. Tiền đề vật chất và yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước

2. Nhà nước trong trạng thái đang hình thành ở thời Hùng Vương

3. Nhà nước sơ khai ở thời An Dương Vương

4. Sự ra đời của pháp luật

Phần thứ hai:

Chương II: Nhà nước và pháp luật giai đoạn đấu tranh chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc (179tr.CN – 938)

1. Bộ máy chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc ở nước ta

2. Những chính quyền độc lập tự chủ

Phần thứ ba: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam (938 – 1884)

Chương III: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật phong kiến

1. Lược sử các triều đại

2. Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam

3. Các yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân chủ phong kiến Việt Nam

Chương IV: Nhà nước và pháp luật Ngô, Đinh, Tiến Lê, Giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc và bước đầu xác lập nhà nước trung ương tập quyền

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

2. Tình hình pháp luật

Chương V: Nhà nước và pháp luật các triều đại Lý, Trần, Hồ trong giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước trung ương tập quyền

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

2. Pháp luật

Chương VI: Nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ (Đầu thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)

1. Tổ chức bộ máy nhà nước đầu Lê Sơ

2. Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông

Chương VII: Nhà nước trong thời kì nội chiến phân liệt (thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII)

1. Thể chế lưỡng đầu Lê - Trinh ở Đàng Ngoài

2. Tổ chức chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong

3. Tổ chức bộ máy nhà nước của triều đại Quang Trung

Chương VIII: Pháp luật thế kỉ thứ XV – thế kỉ thứ XVIII, Bộ Quốc Triều hình luật và bộ Quốc Triều khám tụng điều lệ

1. TÌnh hình chung về pháp luật thế kỷ XV - XVIII, họa động xây dựng pháp luật

2. Bộ Quốc triều hình luật

3. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ

Chương IX: Nhà nước pháp luật trong nền quân chủ chuyên chế Triều Nguyễn (1802 – 1884)

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

2. Pháp luật triều Nguyễn

Phần thứ tư :

Chương X: Chính quyền

1. Liên bang Đông Dương và các quy chế chính trị, toàn quyền Đông Dương và các cơ quan phụ tá

2. Bộ máy cai trị của Pháp ở Bắc Kỳ

3. Bộ máy cai trị của Pháp ở Trung Kỳ

4. Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kỳ

5. Chính quyền triều Nguyễn

6. Việc đào tạo, sử dụng quan cai trị

Chương XI: Pháp luật và tòa án

1. Pháp luật

2. Tòa án

3. Nhận xét chung về chính quyền và pháp luật thời Pháp thuốc

Phần thứ năm : Nhà nước và pháp luật từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay

Chương XII : Cách mạng tháng tám và sự ra dời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước và pháp luật trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và Cách mạng tháng Tám, sự thiết lập Nhà nước dân chủ nhân dân

2. Bảo vệ, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, bước đầu xây dựng hệ thống pháp luật trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám

3. Nhà nước và pháp luật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Chương XIII: Nhà nước và pháp luật trong thời kì chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 – 1976)

A. Nhà nước và pháp luật Việt Nam dân chủ cộng hòa

1. Nhà nước

2. Pháp luật

B. Chính quyền và pháp luật của Ngụy quyền miền Nam

1. Lược sử quá trình xác lập và tồn tại của ngụy quyền

2. Tổ chức bộ máy của ngụy quyền

3. Pháp luật của ngụy quyền

C. Đấu tranh và xây dựng chính quyền cách mạng ở Miền Nam

1. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng

2. Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Chương XIV: Sự thành lập nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976). Nhà nước và pháp luật trong cơ chế tập trung quan liêu-bao cấp (1975 – 1986)

A. Sự thành lập Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Nhà nước và pháp luật trong giai đoạn 1975 - 1986

C. Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm về nhà nước và pháp luật giai đoạn 1975 - 1986

Chương XV: Nhà nước và pháp luật thời kì đổi mới

1. Khái quát về quá trình đổi mới và quan điểm đổi mới về nhà nước và pháp luật

2. Thực tiễn xây dựng nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn giáo trình được biên soạn giới thiệu với người học những nội dung cơ bản của môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, gồm: quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; lịch sử nhà nước và pháp luật ở các giai đoạn: giai đoạn đấu tranh chống đồng hoá của phong kiến Trung Quốc; thời kì phong kiến Việt Nam; giai đoạn Ngô, Đinh, Tiền Lê; triều đại Lý, Trần, Hồ; thời kì nội chiến phân liệt; ...

Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạyđốicủa sinh viên, học viên tham gia đào tạo tại Trường đại học Luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung vềNhà nước sơ khai thời An Dương Vương để bạn đọc tham khảo:

Cuộc kháng chiến kéo dài 5-6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gán bó của người Âu Việt và Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong người Âu Việt mà cả trong người Lạc Việt. Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán. Truyền thuyết dân gian kể rằng, Hùng Vương theo lời khuyên của con rể là Thánh Tản Viên đã nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc.

Tên nước Âu Lạc gồm hai thành tố Âu (Âu Việt) và Lạc (Lạc Việt) phản ánh sự liên hợp giữa hai nhóm người Lạc Việt và Âu Việt. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của cuộc chiến tranh thôn tính mà là sự hợp nhất dân cư và đất đai Lạc Việt và Âu Việt. Nước Âu Lạc là bước phát triển mới, kế tục và cao hơn Văn Lang.

Nước Âu Lạc tồn tại khoảng 30 năm (khoảng từ 208 – 179 ư.CN). Theo thư tịch cổ, năm 208 tr.CN, nhà Tần phải bãi binh, cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, có thể coi đó là mốc thành lập nước Âu Lạc. Năm 179 tr.CN, Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, mở đầu thời kì Bắc thuộc.

Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương, tổ chức bộ máy nhà nước

Đến thời Âu Lạc, thể chế nhà nước đã định hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường. Theo truyền thuyết Nỏ thần, An Dương Vương đã bạc đãi, giết nhiều tướng giỏi. Cuối cùng, vì tách mình ra khỏi nhân dân, chiến đấu đơn độc và bị động trong thành cổ Loa nên cuộc kháng chiến chống Triệu do An Dương Vương lãnh đạo thất bại.

Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu. Lạc hầu là tướng văn, có thể đồng thời là tướng võ chỉ huy quân đội trấn áp các địa phương không chịu thần phục. Lạc hầu thay mặt vua giải quyết công việc trong nước. Theo truyền thuyết dân gian, trong triều An Dương Vương có nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán. Những người này là tướng võ, cũng có thể là lạc hầu. Ngoài ra, trong triều còn có một số bộ phận làm công việc tôn giáo, thu cống phẩm, giữ kho tàng, truyền lệnh vua…

Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản một đơn vị hành chính địa phương. Lạc tướng phải thu nộp công phẩm cho nhà vua. Lạc tướng thường xuyên truyền mênh lệnh từ trên xuống. Khi có chiến tranh, lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địa phương và chịu sự điều động của nhà vua.