Giá trị hiện tại ròng npv là gì năm 2024

NPV là một trong những chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng để xác định tính khả thi của dự án. Góp phần tác động đến quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy NPV là gì? Chỉ số này được tính theo công thức nào? NPV có ý nghĩa như thế nào trong đánh giá sự thành công của một dự án? Cùng Jenfi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

NPV là gì

NPV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Present Value, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Giá trị hiện tại ròng. NPV là thuật ngữ rất quen thuộc trong việc lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư, nhất là với những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Giá trị hiện tại ròng npv là gì năm 2024

Mọi dự án đầu tư đều bao gồm 2 dòng tiền: Dòng tiền ra và dòng tiền vào. Để đánh giá khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, nhà đầu tư tổng hợp các dòng tiền. Mỗi dòng tiền có giá trị nhất định tại mỗi thời điểm và chúng cần được chiết khấu về một điểm thời gian chung.

NPV hiểu một cách đơn giản là sự chênh lệch giữa tổng khoản thu của dự án với tổng chi phí cho dự án, được tính vào một thời điểm nhất định. Từ đó phân tích và đưa ra những nhận định về khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.

Công thức tính NPV

NPV được tính theo công thức như sau:

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C

Trong đó:

  • P là dòng tiền thu vào tại một thời điểm nhất định.
  • i là tỷ lệ chiết khấu, còn có tên gọi khác là mức tỷ lệ hoàn vốn.
  • t (thường được tính bằng năm) là thời gian để tính toán dòng tiền của dự án
  • C là những khoản chi phí đầu tư ban đầu cho dự án.

Công thức khác tính NPV

Ngoài ra, NPV còn được tính bằng phương pháp rất phổ biến với hàm Excel như sau: Hàm NPV được tính trong Excel: “=NPV(rate,value1,[value2],…)+value0”

Các giá trị trong hàm bao gồm:

  • Rate: Lãi suất chiết khấu, tính theo %
  • Value0: Chi phí vốn ban đầu
  • Value1, 2, 3 là dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3… (VD: 200 triệu đồng mỗi năm).

Lưu ý, tùy theo thiết lập trên máy cá nhân của bạn để tùy biến dấu trong công thức là dấu “phẩy” hoặc dấu “chấm”

Ý nghĩa của NPV

Đánh giá được tính khả thi của dự án

Kết quả của công thức tính NPV sẽ trả về 3 giá trị khác nhau, tương ứng với số âm, số dương hoặc bằng 0. Cùng với những giá trị đó, NPV mang đến cho các nhà đầu tư những thông điệp để đánh giá tính khả thi của dự án.

  • Trường hợp chỉ số NPV > 0:

Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy dự án có tính khả thi. Dự án hoặc khoản đầu tư sắp tới đang phát sinh lợi nhuận và mức lợi nhuận đó cao hơn so với chi phí đầu tư ban đầu. Dự án có khả năng thành công khá cao.

  • Trường hợp chỉ số NPV = 0:

Trong trường hợp này, dự án hoặc khoản đầu tư của bạn dừng ở mức hòa vốn. Tức là không phát sinh ra lãi nhưng cũng không đến mức chịu lỗ. Đây cũng là tín hiệu cảnh báo các nhà đầu tư cần xem xét lại kế hoạch đầu tư của mình. Đảm bảo chất lượng để có thể sinh lời trong thời gian nhất định.

  • Trường hợp chỉ số NPV < 0:

Ngược lại với hai trường hợp trên, đây là con số cho thấy tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu về sẽ nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu. Không có phát sinh bất kỳ khoản lãi nào như kỳ vọng. Trong một số trường hợp, điều này không đồng nghĩa với dự án thua lỗ. Thực tế thì nó vẫn có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán, chỉ là không tạo ra giá trị thặng dư.

Thông thường, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn tính toán NPV trong việc lập ngân sách vốn và kế hoạch đầu tư. Qua đó, họ có thể nắm bắt được khả năng sinh lời của khoản đầu tư và quyết định có nên thực hiện nó hay không. Về lý thuyết, nhà đầu tư nên thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào có NPV dương và từ chối bất kỳ thương vụ nào có NPV âm.

Việc theo dõi biến động tăng, giảm của chỉ số NPV sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát được quá trình. Từ đó củng cố thêm thông tin để đưa ra quyết định có rót vốn vào dự án hay không, nhằm mang về lợi nhuận cao nhất có thể.

Những ưu điểm và hạn chế của chỉ số NPV

Giá trị hiện tại ròng npv là gì năm 2024

Ưu điểm

NPV mang đến những ưu điểm nổi bật như sau:

  • * Dễ sử dụng: NPV là một công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, chỉ số này cũng còn một số hạn chế nhất định.
    • Dễ so sánh: Nhà đầu tư có thể sử dụng NPV để so sánh các khoản đầu tư tiềm năng. Miễn là các phương án được tính tại cùng một thời điểm. Từ đó hỗ trợ nhà đầu tư trong việc so sánh tính khả thi của nhiều dự án khác nhau. Lúc này nhà đầu tư chỉ cần chọn phương án có NPV cao nhất nhằm thu về mức lợi ích cao nhất.
    • Có thể tùy chỉnh: NPV có thể được tùy chỉnh dựa vào mục đích sử dụng cũng như nhu cầu tài chính cụ thể của từng dự án. Nếu trường hợp dự án có thêm rủi ro, bạn có thể giảm tỷ lệ chiết khấu để dễ dàng so sánh và đánh giá hơn.
    • Công cụ toàn diện: Giá trị hiện tại ròng xem xét tất cả các dòng tiền vào, dòng tiền ra, khoảng thời gian và rủi ro liên quan. NPV được đánh giá là một công cụ toàn diện, bao gồm nhiều khía cạnh của khoản đầu tư.
  • Giá trị đầu tư: NPV không chỉ cho biết liệu một dự án có sinh lời hay không, mà còn cho biết giá trị của tổng lợi nhuận. Hỗ trợ định lượng lãi hoặc lỗ từ khoản đầu tư.

Nhược điểm

NPV là một công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, chỉ số này cũng còn một số hạn chế nhất định mà các nhà đầu tư cần nắm rõ.

  • Khó ước tính chính xác:

NPV đòi hỏi những số liệu chính xác như: Tỷ lệ chiết khấu, quy mô và thời điểm xuất hiện của mỗi dòng tiền. Điều này thông thường sẽ rất khó để xác định. Con số được tính toán chỉ là sự ước tính. NPV không cố định và hoàn toàn có thể tác động để điều chỉnh giá trị.

  • Không tính đến chi phí cơ hội:

NPV chỉ hữu ích khi so sánh các dự án tại cùng một thời điểm. Điều này vô tình lại bỏ qua chi phí cơ hội. Nhà đầu tư có thể bỏ qua tất cả các lựa chọn vì họ nghĩ rằng một lựa chọn khác tốt hơn có thể xuất hiện trong tương lai. Ngoài ra, cần lưu ý NPV sẽ không cho biết được khả năng sinh lời dựa theo tỷ lệ phần trăm.

  • Khó để đánh giá tổng thể:

Một vấn đề khác khi dựa vào NPV là nó không cung cấp một bức tranh tổng thể về lợi ích hay mất mát khi thực hiện một dự án nhất định. Cần bổ sung thêm những chỉ số như: IRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) để bổ trợ thêm cho NPV.

  • Không tính đến quy mô của dự án:

NPV chỉ giải thích sơ lược tính khả thi của dự án, không đi vào chi tiết. Các chuyên gia tài chính cần nhiều thông tin hơn để phân tích.

  • Tỷ lệ chiết khấu:

Hạn chế chính của NPV là tỷ suất sinh lợi phải được xác định. Nếu tỷ suất lợi nhuận cao hơn được giả định, nó có thể cho thấy NPV âm giả, còn nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hơn được giả định, nó sẽ cho thấy khả năng sinh lời sai của dự án và do đó dẫn đến việc đưa ra quyết định sai.

  • Các dự án khác nhau không thể so sánh được:

NPV không thể được sử dụng để so sánh hai dự án không cùng kỳ về thời gian hoặc rủi ro liên quan đến các dự án.

  • Nhiều giả định:

NPV đưa ra nhiều giả định về dòng tiền vào, dòng tiền ra. Trong khi các yếu tố có nhiều biến động. Điều này dẫn đến những giả thuyết không cần thiết và gây loãng thông tin.

Để đánh giá tính khả thi của một dự án cần phân tích rất nhiều yếu tố. NPV là một trong số những chỉ số hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm được mức độ thu lợi nhuận tiềm năng hơn. Tuy nhiên, cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để có thể đưa đến một quyết định chính xác nhất nhé.

Chỉ tiêu tổng giá trị hiện tại thu nhập thuần của dự án NPV là gì?

NPV (Net Present Value) là giá trị hiện tại ròng của các dòng tiền chi ra và thu nhập dự kiến thu được từ khoản đầu tư và được chiết khấu về thời điểm hiện tại. NPV tỏ ra hữu ích trong việc lập kế hoạch đầu tư và phân bổ ngân sách dự kiến cho dự án.

Tại sao phải tính NPV?

Người ta sử dụng NPV để trích lập ngân sách vốn và lên kế hoạch đầu tư, nhằm phân tích khả năng sinh lời của một dự án hay khoản đầu tư dự kiến trong tương lai. NPV là kết quả của phép tính tìm giá trị hiện tại của dòng thanh toán trong tương lai, sử dụng tỷ lệ chiết khấu thích hợp.

NPV trong quản trị tài chính là gì?

NPV là từ viết tắt của Net Present Value có nghĩa là giá trị hiện tại ròng hoặc giá trị hiện tại thuần. Giá trị hiện tại thuần (NPV) là giá trị của các dòng tiền dự kiến, được chiết khấu ở thời điểm hiện tại. NPV là phương pháp tiêu chuẩn cho việc sử dụng giá trị thời gian của tiền để thẩm định các dự án dài hạn.

NPV và PV khác nhau như thế nào?

Hàm NPV tương tự như hàm PV (giá trị hiện tại). Sự khác nhau chính giữa hàm PV và hàm NPV là ở chỗ hàm PV cho phép các dòng tiền bắt đầu ở cuối kỳ hoặc ở đầu kỳ. Không giống như các giá trị dòng tiền NPV biến thiên, các dòng tiền PV phải không đổi trong cả kỳ đầu tư.