Giáo án dạy toán 3-4 tuổi nhận biết số 5

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: [email protected]

Trường Mầm Non Đô Thị Việt Hưng

Địa chỉ: Phố Thép Mới, Khu đô thị Việt Hưng, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, TP. Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng - Trần Thị Hoàng Lâm.

Liên hệ: SĐT 0243.6577291 | Email: [email protected]

– Chúng ta sẽ chơi đồng dao về các chú thỏ. Trước tiên cô mời 1 số bạn làm thỏ cha, thỏ mẹ, thỏ thỏ anh thỏ chị ( mỗi trẻ một mũ thỏ)

– Cho trẻ đi thành vòng tròn cùng đọc:

Rềnh rềnh ràng ràng

Đi chợ xem hàng

Mua thang thuốc bắc

Về sắc cả nhà

Thỏ mẹ , thỏ cha

Thỏ chị, thỏ em

….

Đố biết là mấy?

– Khi nghe tên đến thỏ nào thì thỏ đó bước vào vòng trong và cho trẻ nhận xét đếm có bao nhiêu chú thỏ, dùng chữ số mấy để biểu thị cho nhóm số lượng đó.

* Hoạt động nhận thức:

– Và hôm nay các chú thỏ sẽ đến thăm lớp chúng mình đấy các con! Chúng ta cùng đi đón các chú thỏ nào.

– Cho trẻ ngồi trước màn hình đếm có bao nhiêu chú thỏ.

– Thỏ thích ăn gì các con ? Cà rốt.

– Vậy bây giờ chúng ta hãy tặng cho mỗi chú thỏ 1 củ cà rốt nào?

– A có 1 chú thỏ đến muộn các con ơi! Bốn chủ thỏ thêm 1 chú thỏ là bao nhiêu ?

– Bốn củ cà rốt có đủ cho 5 chủ thỏ chưa? Chúng ta phải làm gì?

Chúng ta cùng đếm xem nhóm thỏ có bao nhiêu con 1,2,3,4,5.Và nhóm cà rốt 1,2,3,4,5.

Vậy nhóm thỏ và nhóm cà rốt như thế nào so với nhau? Bằng nhau.

Cô tóm ý: Nhóm thỏ và nhóm cà rốt bằng nhau và bằng 5.

Bây giờ các chú thỏ lần lượt ăn các củ cà rốt . Bót lần lượt các củ cà rốt từ 5 bớt 1 còn 4, 4 bớt 2 còn 2, 2 bớt 1 còn 1, 1 bớt 1 là hết.

– Cô cho trẻ cùng đếm số thỏ 1,2,3,4,5. Để biểu thị nhóm có số lượng 5 chúng ta dùng chữ số mấy?

– Giới thiệu chữ số 5. Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức lớp, tổ ,nhóm, cá nhân.

– Nêu cấu tạo số 5

– Gồm 1 nét thẳng kết hợp 1 nét cong phải ở phía dưới và 1 nét nằm ngang ở trên.

– Cho trẻ nhắc lại.

– Và bây giờ chúng ta cùng đi tắm nắng với các chú thỏ nào.

– Cho trẻ hát : “Trời nắng trời mưa” chuyển đội hình về 4 hàng ngang.

*Luyện tập:

– Cô sẽ tặng cho mỗi trẻ 1 rổ các con lấy rổ của mình đi nào?

– Trong rổ các con có gì nào? Các con gà, vịt, thẻ số.

– Cho trẻ xếp 5 gà và 4 vịt ra so sánh tạo nhóm bằng nhau 5.

– Bớt dần số lượng vịt.

– Cho trẻ đếm số gà và dùng chữ số 5 biểu thị nhóm có số lượng 5.

– Cho trẻ cầm thẻ số 5 và phát âm 1,2 lần .

– Bớt dần số lượng gà.

Hôm nay lớp mình rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con trò chơi.

*Trò chơi 1: Kết bạn

– Cách chơi: cho trẻ đi dạo chơi vừa đi vừa hát khi cô nói “ Kết bạn” trẻ hỏi kết mấy kết mấy, cô nói nhóm có 5 hoặc 4 thì trẻ phải tìm đúng yêu cầu của cô và đứng thành hình tròn. – Luật chơi: trẻ nào không tìm đúng nhóm hoặc kết không đúng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.

*Trò chơi 2: Ô số bí ẩn

– Chia trẻ hai đội .

– Trên màn hình cô có các ô số, đằng sau các ô số là một câu hỏi. trong thời gian 5 giây, 2 đội hội ý và giành quyền trả lời bằng cách rung chuông, đội nào nhanh hơn và trả lời đúng đội đó thắng.

– Cô tuyên dương và có 2 phần quà tặng cho 2 đội. cho trẻ xem quà. – Từ những thẻ số cô sẽ cho các con chơi trò chơi tiếp theo.

* Trò chơi 3: Về đúng nhà

– Các con ơi! hôm nay các con vật tổ chức 1 bữa tiệc rất vui và muốn lớp chúng ta đến tham dự nhưng chuồng của các con vật lại không đủ chỗ để lớp mình vào, bây giờ các con sẽ dùng những thẻ số đó về đúng nhà các con vật tương ứng với thẻ số con cầm trên tay.

Cho trẻ đọc bài vè con vật và chạy về đúng nhà.

*Giáo dục: Những con vật này rất có lợi cho chúng ta các con phải biết yêu thương và chăm sóc bảo vệ chúng.

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ hát bài “Tập đếm”

- Hỏi: + Các con vừa hát bài hát gì?

+ Các bạn trong bài hát chơi trò chơi gì?

\=>Cô củng cố lại: Các con vừa hát bài “Tập đếm”. Trong bài hát, các bạn chơi tập đếm với các ngón tay đấy.

Hoạt động 2. Nội dung chính:

  1. Phần 1: Ôn đếm đến 4, nhận biết nhóm có số lượng là 4.

- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ vật có số lượng là 4?(Cô gọi 2 -3 trẻ lên tìm ).

- Cô nhận xét trẻ và cho cả lớp đếm lại số lượng đồ dùng trong mỗi nhóm.

  1. Phần 2: Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 5.

- Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi và hỏi trẻ trong rổ có gì ? (Thuyền, tàu thủy) Cho trẻ tìm và giơ lên.

- Cho trẻ xếp 4 tàu thủy thành một hàng ngang từ trái sang phải vừa xếp vừa đếm.

- Cô cho trẻ đếm lại 1 lần.

- Cho trẻ xếp nốt 1 cái tàu thủy ra.

- Cô đếm hai lần: lần 1 không phân tích, lần 2 + phân tích:

- Cô dùng ngón trỏ của bàn tay phải chỉ vào từng cái tàu thủy và đếm 1 …5 . Khi đếm xong cô khoanh tròn lại và nói “tất cả có 5 cái tàu thủy”

+ Cô cho trẻ đếm cùng cô ( 2 lần ).

+ Cho trẻ đếm lại và cô không đếm nữa.

+ Cô mời từng tổ 1 lần, cá nhân đếm 4 - 5 trẻ.

\=>Củng cố : Cả lớp đếm 1 - 2 lần.

- Cô cho trẻ lấy 4 thuyền ra và xếp từ trái sang phải, mỗi thuyền dưới 1 tàu thủy.

+ Cả lớp đếm số thuyền 1 - 2 lần.

+ Số thuyền và số tàu thủy như thế nào với nhau? (Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn)

+ Muốn số thuyền bằng số tàu thủy thì phải làm như thế nào?

+ Cho trẻ lấy nốt một cái thuyền ra xếp.

+ Số tàu thủy và số thuyền như thế nào với nhau? ( Bằng nhau).

+ Cô và trẻ đếm lại số thuyền.

+ Cô cho cả lớp đếm lại 2 lần và cô không đếm nữa

+ Từng tổ đếm 1 lần, 4 -5 cá nhân đếm

- Củng cố : cả lớp đếm lại 1 lần (5 thuyền 1 lần, 5 tàu thủy 1 lần )

+ Cô và trẻ đếm lại số thuyền.

+ Từng tổ đếm 1 lần, 4 -5 cá nhân đếm

- Củng cố : cả lớp đếm lại 1 lần ( 5 thuyền 1 lần,5 tàu thủy 1 lần)

\=>Kết luận: Số thuyền và số tàu thủy bằng nhau và cùng bằng 5.

- Cho trẻ cất những chiếc thuyền, vừa cất vừa đếm.

- Cho trẻ cất tàu thủy, vừa cất vừa đếm.

Hoạt động 3: Ôn luyện củng cố:

* Trò chơi 1 : “Thi xem ai giỏi”

- Cách chơi: Mỗi bạn sẽ tìm 1 tranh có số lượng là 5 và gắn lên trên ô bảng có ảnh của mình rồi về chỗ ngồi.

- Luật chơi : Thời gian chơi là bản nhạc. Mỗi bạn chỉ lấy 1 tranh gắn lên ô bảng.

- Trẻ chơi : Cho trẻ chơi, cô bao quát, cô động viên sửa sai cho trẻ.

* Trò chơi 2: “Khoanh tròn cho đúng”

- Cách chơi: Trẻ lấy bút khoanh vào nhóm đồ vật có số lượng là 5.

- Luật chơi: Thời gian diễn ra trong một bản nhạc.

- Cho trẻ chơi vầ cô kiểm tra kết quả

Khi chơi cô nên động viên và giúp đỡ trẻ nhút nhát kịp thời nếu trẻ chơi đúng, nếu trẻ chưa đứng cô sửa sai kịp thời cho trẻ.