Hướng dẫn làm thẻ tài sản cố định năm 2024

Mẫu thẻ Tài sản cố định là mẫu số S11-DNN được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Hướng dẫn làm thẻ tài sản cố định năm 2024
Mẫu thẻ Tài sản cố định (Mẫu số S11-DNN)

- Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã 2012.

- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì được áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

2. Cách ghi thẻ Tài sản cố định theo Thông tư 133

* Mục đích thẻ Tài sản cố định theo Thông tư 133:

Theo dõi chi tiết từng tài sản cố định của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản cố định.

* Căn cứ và cách ghi thẻ Tài sản cố định theo Thông tư 133:

Căn cứ để lập thẻ tài sản cố định:

- Biên bản giao nhận tài sản cố định;

- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định;

- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định;

- Biên bản thanh lý tài sản cố định;

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định dùng chung cho mọi tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cây, con, gia súc... Thẻ tài sản cố định bao gồm 4 phần chính:

(1) Ghi các chỉ tiêu chung về tài sản cố định như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng); năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng tài sản cố định.

(2) Ghi các chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định ngay khi bắt đầu hình thành tài sản cố định và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận... và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.

Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của tài sản cố định tại thời điểm đó.

Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn tài sản cố định.

Cột 3: Ghi giá trị hao mòn tài sản cố định của từng năm.

Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những tài sản cố định không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như tài sản cố định dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, ...) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ.

(3) Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo tài sản cố định.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.

Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo tài sản cố định.

(4) Cuối tờ thẻ, ghi giảm tài sản cố định: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm tài sản cố định và lý do giảm.

Thẻ tài sản cố định do kế toán tài sản cố định lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 48/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/10/2022. Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286 Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM; Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;

Kế toán tài sản cố định làm những gì?

Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ sẽ là tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; kế toán tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.

Thế tài sản cố định dùng để làm gì?

Thẻ tài sản cố định là chứng từ được dùng để theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm của từng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Đồng thời, việc lập thẻ tài sản cố định giúp kế toán dễ dàng theo dõi sự thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn cho từng năm của tài sản cố định (TSCĐ).

Thế TSCĐ được lập khi nào?

Vì vậy, Thẻ TSCĐ vừa là một chứng từ vừa là sổ chi tiết để theo dõi từng TSCĐ về nguyên giá, hao mòn, nơi quản lý sử dụng, công suất, diện tích thiết kế... Thẻ TSCĐ được lập khi bàn giao TSCĐ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để lập.

Thế tài sản cố định do ai lập?

Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.