Kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG THEO NGHỊ ĐỊNH 40/2019/NĐ-CP CÓ GÌ MỚI?

19/11/2019 Tài liệu pháp luật

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Nội dung của Nghị định trên sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của các Nghị định sau: (1) Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; (3) Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; (4) Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Cụ thể trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP có sửa đổi một số điều liên quan tới việc thực hiện quan trắc định kỳ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp:

Dưới đây là một số tổng hợp của VNST liên quan tới nội dung quan trắc định kỳ như sau:

1.Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:

a) Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ :

  • Các cơ sở, khu công nghiệp và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên. Với tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần.
  • Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động, có quy mô công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên . Với tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần.
  • Các cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản này đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Với tần suất tối đa không quá tần suất quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

b) Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ :

  • Các cơ sở và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 000 m3khí thải/giờ trở lên phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 03 tháng/01 lần.
  • Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 000 m3khí thải/giờ trở lên phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 06 tháng/01 lần.

c) Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

d) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

=> Phải thực hiện quan trắc thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm. Thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ

Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ phải xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (sau đây gọi chung là Kế hoạch), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để theo dõi, giám sát; trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ thì đồng thời gửi kế hoạch cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc lập kế hoạch căn cứ vào các nội dung sau:

  • Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ trong báo cáo
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc các hồ sơ tương đương
  • Chương trình quan trắc và giám sát môi trường định kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, khu công nghiệp tại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các văn bản xác nhận, điều chỉnh khác có liên quan;
  • Các loại chất thải phát sinh theo từng nguồn, điểm xả thải; thành phần môi trường phải quan trắc; tần suất và thông số quan trắc môi trường định kỳ.

=> Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quan trắc môi trường định kỳ:

  • Lập Kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác nêu trong Kế hoạch của mình;
  • Đề xuất đơn vị có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện quan trắc môi trường định kỳ cho cơ sở, khu công nghiệp của mình;
  • Sử dụng kết quả quan trắc nước thải công nghiệp để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định;
  • Sử dụng kết quả quan trắc môi trường định kỳ để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP còn nêu rõ Hiệu lực thi hành các Quy định về quan trắc môi trường định kỳ được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2020

Anh/Chị hãy liên hệ tớiCông ty CP Khoa học và Công nghệ Việt Nam- VNSTđể đượctư vấn hướng dần từng nội dung cụ thể:

Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Website:http://vnst-jsc.vn
Hotline:0968.022.249- 0963.293.488- 0968.022.247
Email:

Tel: 024.6673.4477 - 024.2246.3777 Facebook:https://www.facebook.com/vnst.jsc