Ngứa ngực là dấu hiệu gì

Tại sao ngực và đầu vú lại bị ngứa?

Bạn đang mang thai

Khi người phụ nữ bắt đầu mang thai, sự thay đổi hormone và tình trạng tăng cân có thể khiến vùng ngựcnúm vú bị sưng và giãn lớn hơn. Nghe có vẻ hơi lạ lùng nhưng việc giãn vùng da tại đây có thể dẫn đến tình trạng ngứa.

Để giảm tình trạng ngứa vùng ngực khi mang thai, nên thoa một loại dưỡng ẩm không gây kích ứng da lên ngực sau khi bạn tắm. Tình trạng ngứa tại vùng ngực và núm vú khi mang thai chỉ là tạm thời, sau khi sinh con và cho con bú, ngực của bạn sẽ trở về trạng bình thường (hoặc ít nhất là gần với bình thường nhất có thể).

Bạn đang cho con bú

Cho con bú là một nguyên nhân khá phổ biến gây ngứa, đặc biệt là vùng quanh núm vú. Lượng sữa mẹ còn đọng lại trên núm vú và hành động mút hoặc cắn núm vú của trẻ có thể gây kích ứng vùng da tại đây.

Nếu tình trạng kích ứng da vùng vú đi kèm với các triệu chứng khác, ví dụ nưh đau, sưng hoặc nứt núm vú, thì đó là dấu hiệu của tình trạng viêm vú – một vấn đề tương đối phổ biến ở những bà mẹ đang cho con bú. Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm nấm tại vùng vú.

Ngứa ngực là dấu hiệu gì

Bạn đang đến chu kỳ kinh nguyệt

Bạn có thể cảm thấy rằng ngực của bạn sẽ căng tức hơn trong khoảng 1 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt và/hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Cũng giống như nhiều vấn đề khác thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt, ngứa tại vùng ngực cũng liên quan đến hormone. Khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi, ngực có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, và do vậy sẽ nhạy cảm hơn với tình trạng kích ứng và ngứa. Thay đổi hormone trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể gây ra tình trạng ngứa tương tự.

Một lý do khác gây ngứa vùng ngực là do trong chu kỳ kinh nguyệt, ngực của bạn sẽ hơi lớn hơn một chút. Do vậy, vùng da ngực sẽ hơi giãn ra, gây ngứa.

Bạn đang điều trị xạ trị

Xạ trị có rất nhiều phản ứng phụ và ngứa là một trong số đó. Xạ trị có thể làm thay đổi cấu trúc da tại vùng bị chiếu xạ, do vậy có thể làm tăng tính nhạy cảm của da và có thể khiến da bị ngứa.

Nếu bạn đang điều trị xạ trị cho tình trạng ung thư vú, điều đó có nghĩa là vùng ngựcn và núm vú của bạn có thể sẽ bị ngứa, kể cả khi việc điều trị đã kết thúc. Các loại kem bôi ngoài da như kem bôi corticosteroid cũng có thể làm giảm bớt tình trạng ngứa ngáy này.

Bạn đang hồi phục sau phẫu thuật

Cho dù bạn phẫu thuật chỉnh hình ngực hay phẫu thuật để loại bỏ tình trạng ung thư vú, thì ngực của bạn cũng sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều thứ lưu giữ độ ẩm, ví dụ như băng, gạc, và do vậy có thể gây ngứa. Sẹo mô hình thành sau khi phẫu thuật cũng có thể sẽ khiến bạn bị ngứa.

Đây đều là những phản ứng rất bình thường sau khi phẫu thuật. Nhưng nếu ngực của bạn bị đỏ, sưng, nóng, chảy mủ hoặc đau, bạn nên  hỏi ý kiến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng lành vết thương đang có vấn đề hoặc báo hiệu tình trạng nhiễm trùng.

Ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vú

Viêm vú là một tình trạng tương đối nghiêm trọng, xảy ra khi các tế bào ung thư xâm nhập vào vùng da và mạch bạch huyết tại vú. Không giống như tình trạng ung thư vú thông thường thường được phát hiện ra khi xuất hiện các khối u, viêm vú thường sẽ gây tình trạng vô cùng ngứa ngáy, mẩn đỏ, hoặc mụn nước tại vú.

Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tình trạng nổi mẩn đỏ nào tại ngực hoặc núm vú mà không cải thiện theo thời gian hoặc đi kèm tình trạng chảy máu, bạn nên đến kiểm tra với bác sỹ để đảm bảo rằng đó không phải là dấu hiệu quá nghiêm trọng. Tin tốt là tình trạng viêm vú tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm 1-5% trong tổng số các trường hợp ung thư vú, theo thống kê tại Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ.

Thông tin thêm trong bài viết: 5 thay đổi ở núm vú mà bạn nên biết

12/09/2018 Tác giả: 1.518 lượt xem

Ngứa mẩn đỏ tuyến vú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mặc áo ngực quá chật, viêm da, nấm… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là ung thư vú.

Ngứa mẩn đỏ tuyến vú có thể do mặc áo ngực quá chật hoặc chất liệu áo ngực không phù hợp với da. Chất liệu này có thể gây kích ứng khiến vùng da tiếp xúc mẩn đỏ và khó chịu.

Bài viết nhiều người quan tâm: Dấu hiệu nhận biết ung thư vú

Các nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa mẩn đỏ tuyến vú:

  • 1. Viêm da cơ địa
  • 2. Viêm da do tiếp xúc
  • 3. Nấm Candida
  • 4. Viêm da tiết bã
  • 5. Viêm da thần kinh
  • 6. Bệnh Paget

1. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa mẩn đỏ tuyến vú. Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người có tiền sử cá nhân hay gia đình mắc các bệnh liên quan tới dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, người có da khô, ngâm nước quá lâu, tiếp xúc thường xuyên với phẩm nhuộm hoặc mùi hương của các sản phẩm chăm sóc da, các chất gây dị ứng trong sản phẩm tẩy rửa, len, mút… và stress cũng có nguy cơ viêm da cơ địa.

Triệu chứng của bệnh bao gồm: ngứa da, phát ban, có những vết rộp đỏ nhỏ trên da, có thể tiết dịch hoặc có vẩy cứng. Nếu gãi nhiều, vùng da này dễ bị nhiễm khuẩn hoặc hình thành các vùng da bị dày cộm lên do viêm mạn tính và tấy rát.

Ngứa ngực là dấu hiệu gì

Viêm da cơ địa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa “nhũ hoa”

2. Viêm da do tiếp xúc

Bệnh xảy ra do tiếp xúc với một số yếu tố như: loại thực vật gây kích thích, đồ trang sức bằng ni-ken, cao su hoặc nhựa mủ, các hóa chất tẩy rửa chứa hương liệu tổng hợp từ các chất hóa học.

Ngay sau khi tiếp xúc hoặc có một số trường hợp là tiếp xúc nhiều lần, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa trên da, đau khi chạm vào và một loạt các dạng nhiễm trùng như xuất hiện các vết giộp nhỏ, phát ban đỏ, từ đó dần hình thành các vảy cứng.

3. Nấm Candida

Phần lớn các ca nhiễm nấm âm đạo đều do loại nấm men này. Tuy nhiên, đây là tác nhân ít khi gây ngứa “nhũ hoa”, ngoại trừ trong thời gian cho con bú.

Theo một nghiên cứu trên 100 phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú khoảng 2-9 tuần sau khi sinh, da có vảy trắng hoặc bóng nhờn, kèm theo cảm giác đau ở ngực là dấu hiệu cao cho thấy “nhũ hoa” bị nhiễm nấm Candida.

4. Viêm da tiết bã

Bệnh thường gặp ở độ tuổi 30-50. Biểu hiện bao gồm: ngứa, hình thành vảy vàng hoặc trắng trên da. Các vị trí hay gặp đó là vùng ngực trên, lưng, da đầu và mặt, những nơi sản sinh nhiều chất nhờn hơn.

5. Viêm da thần kinh

Bệnh thường bắt đầu với hiện tượng rát nhẹ như khi mắc eczema, viêm da cơ địa, nhiễm nấm men hoặc cọ xát với quần áo.

Triệu chứng ngứa mạn tính và phản ứng gãi khiến cảm giác ngứa càng dai dẳng mỗi khi các đuôi thần kinh bị kích thích.

Kết quả là trên da hình thành các vùng da dày cộm và thô ráp. Ngoài tay, chân, viêm da thần kinh có thể xảy ra ở “nhũ hoa”, thường chỉ ở một bên. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới, nhất là độ tuổi từ 30-50.

6. Bệnh Paget

Bệnh Paget là một thể ung thư vú hiếm gặp, chỉ chiếm 1 đến 4% trong tổng số các bệnh ung thư vú

Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là phụ nữ trên 40 tuổi với tổn thương da vú và quanh núm vú. Biểu hiện ban đầu là một vài vảy tiết nhỏ hoặc tổ chức sùi sừng hóa ở quanh vú. Vảy tiết gắn chặt khô hoặc hơi ướt, ngứa ít hoặc nhiều, bóc lớp này lớp khác lại đùn lên. Sau một vài năm tổn thương có biểu hiện giống một đám eczema lan khắp đầu vú, vượt quá quầng sẫm màu ở quanh núm vú, tổn thương có chỗ khô chỗ ướt đóng vảy và hơi sùi.

Ngứa ngực là dấu hiệu gì

Bệnh Paget là một dạng hiếm của ung thư vú

Bệnh rất khó chẩn đoán do dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu như eczema, á sừng, vảy nến…

Khi bị ngứa mẩn đỏ tuyến vú kéo dài không rõ nguyên nhân, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.