Sử ra đời của khoa học Lịch sử 10

Sử ra đời của khoa học Lịch sử 10

1. Thiên nhiên và đời sống của con người.

a. Điều kiện tự nhiên:

Hình thành trên bờ Bắc Địa Trung Hải

  • Thuận lợi:
    • Khí hậu ấm áp, trong lành.
    • Hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển.
  • Khó khăn: Đất nông nghiệp ít và xấu => Thiếu lương thực.

b. Công cụ lao động và hoạt động kinh tế:

  • Công cụ: Đầu thiên niên kỉ I TCN sử dụng đồ sắt.
  • Kinh tế:
    • Nông nghiệp: Trồng nho, ôliu, cam chanh….
    • Thủ công nghiệp: Làm đồ mĩ nghệ, rượu nho, dầu ôliu…
    • Thương mại: Phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
  • Sản phẩm mua về  lúa mì, súc vật lông thú (Hắc  hải, Ai CẬp); tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
  • Đê lốt, Pi rê  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..
  • Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rô ma và A ten).
  • Hi Lạp, Rô ma trở thành  các quốc gia giàu mạnh.

2. Thị quốc Địa Trung Hải.

a. Nhà nước thành bang (thị quốc).

  • Nguyên nhân hình thành thị quốc: Do đất đai phân tán nhỉ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp.
  • Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xã, sân vận động và bến cảng.
  • Hoạt động kinh tế.
    • Sự phát triển của thủ công nghiệp: Làm đồ gốm, làm rượu nho, dầu Ôliu…
    • Thương nghiệp: Chủ yếu thương mại đường biển.
    • Kinh tế hàng hóa – tiền tệ: Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu: Lưu thông tiền tệ.

c. Thể chế chính trị

  • Dân chủ chủ nô ở Aten: Không có vua. Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người để điều hành đất nước.
  • “Cộng hòa quý tộc ở Rô – ma”: Không có vua. Viện nguyên lão của các quý tôc vẫn có quyền tối cao.
  • Bản chất: Dù là dân chủ hay cộng hòa vẫn là một bước phát triển so với xã hội cổ đại phương Đông. Nhưng đó là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.

3. Văn hóa cổ đại Hi – Lạp và Rô – ma.

a. Lịch và chữ viết.

  • Dùng dương lịch: 1 năm có 365 ngày và ¼. Một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
  • Hệ chữ cái Rô – ma gồm có 26 chữ cái : Hoàn chỉnh và được sử dụng phổ biến hiện nay.

b. Sự ra đời của khoa học.

  • Đạt một trình độ khá cao trong các lĩnh vực, gắn với tên tuổi các nhà khoa học nổi danh như :
    • Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
    • Vật Lý: có Archimède.
    • Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.

c. Văn học:

  • Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: Tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch...

d. Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

  • Nghệ thuật: Hoàn mĩ, đậm tính hiện thực
  • Kiến trúc: Một số công trình tiêu biểu như đền Pác – tê – nông, đấu trường  Cô – li – dê.
  • Điêu khắc: Một số tác phẩm tiêu biểu như: Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A – tê – na, tượng thần Dớt, tượng thần vệ nữ Mi – lô…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Trình bày ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô – ma?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tạo sao lại nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô ma (P2)

Sử ra đời của khoa học Lịch sử 10

Các Mác và Gien-ny (vợ của Mác)

1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen

- Cơ sở tình bạn Mác và Ăng-ghen:

+ C.Mác và Ăng-ghen đều ở Đức, nơi chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản phản động nhất, chúng thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động.

+ C.Mác và Ăng-ghen đều có học vấn uyên bác và thấu hiểu, đồng cảm với đời sống những người lao động khổ cực. Mác là tiến sĩ luật học, Ăng-ghen không có bằng như Mác nhưng học thức vẫn uyên bác.

- Hoạt động của Mác:

+ Mác sinh ngày 5 - 5 1818 tại Tơ-ri-ơ ở Đức, năm 1842 làm tổng biên tập báo Sông Ranh.

+ Năm 1843 sang Pa-ri rồi Bỉ xuất bản tạp chí biên niên Pháp - Đức. Mác nhận thấy vai trò sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.

- Hoạt động của Ăng ghen:

+ Sinh ngày 28 - 11 - 1820 ở thành phố Bác-men (Đức).

+ Năm 1842 ông sang Anh làm thư ký hãng buôn và viết cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, phê phán bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.

+ Năm 1844 - 1847 C.Mác và Ăng ghen cho ra đời những tác phẩm về triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học đặt cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác.

Ph. Angghen ( Friedrich Engels, 1820 – 1895 )

2. Tổ chức đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

a. Tổ chức đồng minh những người cộng sản

- C.Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật là đồng minh những người chính nghĩa. Đây là tổ chức của những người Đức lánh nạn chủ yếu là thợ may, về sau có thêm thợ thủ công phát triển từ Pháp, sang Anh, Đức...

- Tháng 6 - 1847 tại đại hội “Đồng minh những người chính nghĩa”, theo đề nghị của Ăng-ghen , đổi tên thành tổ chức “Đồng minh những người cộng sản”. Đồng minh những người chính nghĩa là một tổ chức bí mật của cộng sản Tây Âu, ủng hộ khuynh hướng hoạt động có tính chất âm mưu, còn Đồng minh những người cộng sản đề ra mục đích đấu tranh rõ ràng là lật đổ giai cấp tư sản.

Ngoài việc nghiên cứu lý luận C.Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản.

Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.

b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Hoàn cảnh

- Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn (11- 12 -1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăng-ghen đã thông qua điều lệ

- Tháng 2 - 1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do C.Mác và Ang-ghen soạn thảo.

Nội dung

- Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa.

- Cần thành lập chính Đảng và thiết lập chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân thế giới.

- Dùng bạo lực để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".

Nhận xét

- Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình.

- Trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Ý nghĩa

- Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đấu tranh bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

- Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường.

Công lao to lớn của C.Mác và Ăng-ghen với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của tư duy lý luận của nhân loại lúc bấy giờ và là di sản văn hóa mãi về sau.

Trang bìa của Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản (2-1848)