Tại sao ôn đới lại có nhiều thảm thực vật

Câu hỏi: Tại sao thảm thực vật ở châu âu lại thay đổi từ tây sang đông?

Lời giải:

Thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông do có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa từ Tây sang Đông

Phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương, mưa nhiều. Đồng thời, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu thêm ấm áp về mùa đông. Quanh năm gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu. Từ đó dẫn đến sự phát triển đa dạng của thảm thực vật.

Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và của khối khí hải dương yếu dần. Biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá rộng phát triển.

Phía Đông, có khí hậu ôn đới lục địa, đồng thời vì nằm sâu trong nội địa nên ít chịu ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới. Khí hậu khắc nhiệt cho nên thực vật ít phát triển, chủ yếu là rừng lá kim.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về thiên nhiên Châu Âu nhé!

A. Lý thuyết Địa lý bài 52

1. Vị trí, địa hình (Bài 51)

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật (Bài 51)

3. Các môi trường tự nhiên

a) Môi trường ôn đới hải dương

- Đặc điểm: Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm

- Phân bố: Ven biển Tây Âu.

- Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng

- Thực vật: Rừng lá rộng.

b) Môi trường ôn đới lục địa

- Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi, hè nóng có mưa

- Phân bố: Khu vực Đông Âu

- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè, mùa đông đóng băng

- Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế

c) Môi trường Địa Trung Hải

- Đặc điểm: mùa đông không lạnh có mưa, mùa hạ nóng, khô

- Phân bố: Nam Âu, ven Địa Trung Hải

- Sông ngòi: Ngắn dốc nhiều nước vào mùa thu, đông.

- Thực vật: rừng thưa, cây bụi gai

d) Môi trường núi cao

- Môi trường núi cao có mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây

- Thực vật thay đổi theo độ cao.[QTT1]

B. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1:Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hương nhiều của dòng biển nóng:

A.Bắc Đại Tây Dương.

B.Gơn-Xtrim.

C.Mô-Dăm-Bích.

D.Bắc Xích Đạo.

Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hương nhiều của dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương.

=>Chọn A.

Câu 2:Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:

A.Ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.

B.Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.

C.Ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, hàn đới, địa trung hải.

D.Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, cực đới, địa trung hải.

Châu Âu có 4 kiểu khí hậu, đó là ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới và khí hậu Địa Trung Hải.

=> Chọn B.

Câu 3:Những nước nào có khí hậu ôn đới lục địa?

A.Các nước Bắc Âu.

B.Các nước Tây Âu.

C.Các nước Đông Âu.

D.Các nước Nam Âu.

Những nước có khí hậu ôn đới lục địa là các nước thuộc khu vực Đông Âu.

=>Chọn C.

Câu 4:Những nước nào có khí hậu ôn đới hải dương?

A.Các nước Bắc Âu.

B.Các nước Tây Âu.

C.Các nước Đông Âu.

D.Các nước Nam Âu.

Những nước có khí hậu ôn đới hải dương là các nước thuộc khu vực Tây Âu.

=> Chọn B.

Câu 5:Những nước nào có khí hậu địa trung hải?

A.Các nước Bắc Âu.

B.Các nưốc Tây Âu.

C.Các nước Đông Âu.

D.Các nước Nam Âu.

Những nước có khí hậu địa trung hải là các nước thuộc khu vực Nam Âu.

=> Chọn D.

Câu 6:Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu?

A.Khí hậu ôn đới hải dương.

B.Khí hậu ôn đối lục địa.

C.Khí hậu địa trung hải.

D.Khí hậu hàn đới.

Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là khí hậu ôn đối lục địa.

=> Chọn B.

Câu 7:Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước nào ở châu Âu?

A.Nước Anh.

B.Nước Pháp.

C.Nước Đức.

D.Nước Hà Lan.

Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước Hà Lan ở châu Âu.

=> Chọn D.

Câu 8:Thời tiết không lạnh lắm và mưa vào thu – đông là đặc điểm của môi trường:

A.Ôn đới hải dương.

B.Ôn đới lục địa.

C.Địa trung hải.

D.Núi cao.

Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.

=> Chọn C.

Câu 9:Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm:

A.Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.

B.Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

C.Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

D.Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm là mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, càng vào sâu trong nội địa càng lạnh và tuyết rơi nhiều. Mùa hạ nóng và có mưa.

=> Chọn A.

Câu 10:Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng:

A.Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.

B.Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.

C.Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.

D.Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.

Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá cứng và thảo nguyên rừng. Phía đông Nam là thảo nguyên và ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.

=> Chọn B.

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Trương Phượng
  • Start date Jun 17, 2021

Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thay đổi chủ yếu theo?

A. Vĩ độ và độ cao địa hình

B. Vị trí gần hay xa đại dương

C. Độ cao và hướng sườn của địa hình

D. Các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên,… )

Đáp án đúng A.

Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thay đổi chủ yếu theo vĩ độ và độ cao địa hình bởi thực vật phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm), chế độ nhiệt ẩm lại thay đổi theo vĩ độ, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Toàn bộ các loài thực vật khác nhau cùng sinh sống trên cùng một vùng rộng lớn gọi là thảm thực vật.

– Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm…); mà nhiệt, ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao nên các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi của nhiệt theo vĩ độ và độ cao: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực, biên độ nhiệt tăng từ xích đạo đến cực; cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6oC

+ Sự thay đổi của độ ẩm theo vĩ độ và độ cao: xích đạo mưa nhiều, chí tuyến mưa ít, ôn đới mưa nhiều, gần cực mưa ít, càng lên cao mua càng nhiều.

1/ Sự phân bố sinh vật theo vĩ độ:

– Đới lạnh

Khí hậu: Cận cực lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Đài nguyên (rêu, địa y) 

– Đới ôn hòa

+ Khí hậu: Ôn đới lục địa (lạnh) ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá kim 

+ Khí hậu: Ôn đới hải dương ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp

+ Khí hậu: Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) ⟶ Kiểu thảm thực vật: Thảo nguyên 

+ Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng cận nhiệt ẩm 

+ Khí hậu: Cận nhiệt địa trung hải ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt 

+ Khí hậu: Cận nhiệt lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Hoang mạc và bán hoang mạc

Đới nóng

+ Khí hậu: Nhiệt đới lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Xavan

+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng nhiệt đới ẩm 

+ Khí hậu: Xích đạo ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng xích đạo

2/ Sự phân bố thảm thực vật theo độ cao

Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm này tạo nên sự thay đổi của thực vật.

Ví dụ: Ở sườn Tây dãy Cap-ca, ở độ cao:

0-500m: kiểu thảm thực vật: rừng lá rộng cận nhiệt

500-1200m: kiểu thảm thực vật: rừng hỗn hợp

1200-1600m: kiểu thảm thực vật: rừng lá kim

1600-2000m: kiểu thảm thực vật: đồng cỏ núi

2000-2800m: kiểu thảm thực vật: địa y và cây bụi.