Tcp và ip là gì

  • 1. Giao Thức TCP/IP Là Gì?
  • 2. Tìm Hiểu Về Giao Thức TCP IP
  • 3. Các giao thức TCP/IP phổ biến nhất hiện nay
  • 4. Mô Hình TCP/IP Có Mấy Tầng?
    • 4 Tầng ứng dụng (Application)
    • 3 Tầng giao vận (Transport)
    • 2 Tầng mạng (Network)
    • 1 Tầng vật lý (Physical)
  • 5. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TCP/IP

Tìm hiểu sâu hơn về internet bạn sẽ biết mô hình TCP/IP là gì. Có khá nhiều kiến thức thú vị liên quan đến khái niệm này mà bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến.

Vào năm 1970, bắt nguồn từ bộ giao thức liên mạng trong công trình DARPA, ý tưởng về mô hình TCP/IP được hình thành. Trải qua nhiều năm nghiên cứu và vô số lần thử nghiệm, giao thức và mô hình TCP/IP dần được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay.

Tham khảo ngay: Internet Là Gì? Ra Đời Năm Nào? Lợi Ích Của Internet?

1. Giao Thức TCP/IP Là Gì?

TCP/IP là viết tắt của từ gì? Transmission Control Protocol/ Internet Protocol, tạm dịch là “Giao thức điều khiển truyền nhận/ Giao thức liên mạng”.

TCP IP là gì? TCP/ IP là một bộ giao thức trao đổi thông tin, được dùng để truyền tải, kết nối các thiết bị trong mạng internet. Phương thức truyền dẫn này được sử dụng khá phổ biến trong internet hiện nay.

Bên cạnh giao thức TCP/IP còn có 1 giao thức truyền tải, kết nối các thiết bị trong mạng internet khá phổ biến khác đó là giao thức OSI, click để tham khảo So Sánh Mô Hình OSI Và TCP/IP

Tcp và ip là gì
TCP/IP là gì? là giao thức trao đổi thông tin giữa các thiết bị trong mạng internet

2. Tìm Hiểu Về Giao Thức TCP IP

Giao thức TCP/IP không phải là 1 thể duy nhất, mà là sự kết hợp giữa 2 giao thức, gồm IP và TCP. Trong đó:

  • IP (Internet Protocol ) – Giao thức liên mạng: Cho phép các gói tin được gửi đến đích. Tuy nhiên, giao thức này không đảm bảo các gói tin còn nguyên vẹn khi đến đích, nó có không theo thứ tự, bị trùng lặp, thậm chí là mất hoàn toàn.
  • TCP (Transmission Control Protocol) – Giao thức điều khiển truyền nhận: Đóng vai trò kiểm tra và kiểm soát độ tin cậy của truyền dẫn, đảm bảo gói tin được chuyển đến đích một cách an toàn, đúng thứ tự và không xảy ra hiện tượng chậm, trễ trong đường truyền làm ảnh hưởng đến chất lượng gói tin. Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện gói tin bị lỗi, TCP sẽ truyền đi một tín hiệu yêu cầu hệ thống gửi lại gói tin khác.

TCP và IP kết hợp với nhau, tạo thành 1 bộ giao thức. Bộ giao thức này điều khiển truyền thông giữa tất cả các máy tính trên Internet.

3. Các giao thức TCP/IP phổ biến nhất hiện nay

Có 3 giao thức TCP/IP phổ biến nhất, gồm: HTTP, HTTPS và FTP.

  • HTTP: Được sử dụng để truyền gói tin không an toàn giữa một web client và một web server theo quy trình như sau: web client gửi yêu cầu đến một web server để xem một website. Sau khi nhận được yêu cầu, máy chủ website sẽ gửi thông tin website về cho web client.
  • HTTPS: Được sử dụng để truyền gói tin an toàn giữa một web client và một web server. Nó thường được dùng trong các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao như:Mua sắm trực tuyến, giao dịch ngân hàng…
  • FTP: Cho phép các máy client trong mạng truy cập đến máy chủ FTP để gửi dữ liệu đến hoặc lấy đi.

4. Mô Hình TCP/IP Có Mấy Tầng?

Mô hình TCP IP tiêu chuẩn gồm có 4 tầng chồng lên nhau theo thứ tự như sau: 1 Tầng vật lý (Physical) > 2 Tầng mạng (Network) > 3 Tầng giao vận (Transport) > 4 Tầng ứng dụng (Application).

Một số ý kiến khẳng định rằng mô hình TCP/IP có 5 tầng. Trong đó tầng 2 đến 4 được giữ nguyên. Riêng tầng Datalink sẽ tách thành 2 tầng, nhìn vào bức ảnh dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách phân tầng của chúng.

Tcp và ip là gì

4 Tầng ứng dụng (Application)

Đây là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP; có vai trò giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau thông qua các dịch vụ mạng (Chat, Email, duyệt web; SSH, SMTP, FTP…). Đến đây, dữ liệu sẽ được định dạng thành kiểu Byte nối Byte; các thông tin định tuyến giúp gói tin xác định đường đi đúng.

Tcp và ip là gì

3 Tầng giao vận (Transport)

Tầng này có vai trò xử lý vấn đề giao tiếp giữa 2 máy chủ trong cùng 1 mạng hoặc khác mạng được kết nối với nhau thông qua Router (bộ định tuyến). Ở tầng này, dữ liệu được phân thành các đoạn nhỏ, kích thước có thể không bằng nhau, nhưng bắt buộc phải nhỏ hơn 64KB.

Tầng Giao vận bao gồm 2 giao thức cốt lõi, gồm: UDP và TCP. Trong đó:

  • UDP: Không đảm bảo chất lượng gói tin, nhưng tốc độ truyền tải nhanh hơn.
  • TCP: Đóng vai trò kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, kiểm soát vấn đề tắc nghẽn lưu lượng dữ liệu để đảm bảo chất lượng gói tin. Hoạt động này tiêu tốn khá nhiều thời gian.

Tcp và ip là gì

2 Tầng mạng (Network)

Tầng này đảm nhận việc truyền tải dữ liệu một cách hợp lý, logic. Các phân đoạn dữ liệu sẽ được đóng gói với kích thước phù hợp; đồng thời được chèn thêm Header chứa thông tin của tầng mạng và tiếp tục được chuyển sang tầng tiếp theo.

Các giao thức chính trong tầng mạng gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol) và IGMP (Internet Group Message Protocol).

Tcp và ip là gì

1 Tầng vật lý (Physical)

Đây là tầng thấp nhất trong mô hình TCP IP, đóng vai trò truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị trong cùng 1 mạng. Ở tầng này, toàn bộ gói dữ liệu sẽ được đóng vào khung (Frame) và được định tuyến đi đến đích đã được chỉ định ban đầu.

Tcp và ip là gì

5. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TCP/IP

Sử dụng mô hình TCP IP có những lợi thế sau:

  • Hoạt động độc lập với hệ điều hành
  • Thiết lập kết nối giữa các loại máy tính khác nhau
  • Không gây áp lực cho mạng hoặc máy tính do nhẹ
  • Có khả năng mở rộng cao, hỗ trợ nhiều giao thức định tuyến
  • Có khả năng tương thích cao với mọi hệ điều hành nên có thể giao tiếp với các hệ thống khác
  • Chúng ta có thể tự do sử dụng vì mô hình này không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào trên thế giới.

Bên cạnh những ưu điểm, mô hình TCP/IP cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:

  • Khó để thay thế các giao thức trong TCP/IP
  • Khó quản lý và phức tạp trong cài đặt/ thiết lập
  • Dễ bị tấn công đồng bộ hóa – một kiểu tấn công từ chối dịch vụ.
  • Tầng giao vận (Transport) không đảm bảo việc phân phối các gói tin
  • Các khái niệm về giao diện, giao thức và dịch vụ không tách bạch rõ ràng, bởi vậy mà không phù hợp để mô tả các công nghệ mới trong mạng mới.

 Tham khảo ngay: Địa Chỉ IP Là Gì? IP Động & IP Tĩnh Là Gì?

Nếu như con người giao tiếp bằng ngôn ngữ thì các máy tính “giao tiếp” với nhau trên mạng internet thông qua giao thức TCP/IP.

Hầu hết các máy tính muốn lên mạng internet đều phải sử dụng kết nối thông qua giao thức TCP IP. Có thể thấy giao thức này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mạng internet, bởi nếu không có chúng đóng gói đơn giản hóa và phân tích dữ liệu thì sự phát triển của con người sẽ bị đẩy lùi.

Bài viết được chia sẻ bởi tác giả Thanh Mai – chuyên gia tư vấn và phát triển nội dung tại FPT Express (trang thông tin chính thức của Công ty cổ phần viễn thông FPT). Nếu có hỏi đáp hay góp ý cho tác giả, vui lòng để lại comment bên dưới!