Trang phục ngành thuế năm 2023

Theo Thông tư số 85/2013/TT-BTC hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu ngành thuế vừa được Bộ Tài chính ban hành, công chức ngành Thuế được cấp 2 bộ lễ phục/5năm.

Các tiêu chuẩn tiếp theo gồm: 1 chiếc/2 năm áo sơ mi mặc trong bộ lễ phục dùng cho cả nam và nữ: (năm đầu được cấp 2 chiếc); 1 bộ áo, quần thu - đông/2 năm (năm đầu được cấp 2 bộ); mỗi năm 1 chiếc áo sơ mi mặc trong bộ trang phục thu - đông dùng cho cả nam và nữ (năm đầu được cấp 2 chiếc). 3 năm được cấp 1 chiếc áo chống rét may theo kiểu măng tô san cấp cho công chức nam và nữ công tác tại vùng khí hậu lạnh theo quy định của Chính phủ; mỗi năm 1 bộ áo, quần xuân – hè (năm đầu được cấp 2 bộ).

Trong vòng 5 năm được cấp 2 chiếc mũ kê pi, mũ mềm; 3 năm cấp 1 chiếc cravat; mỗi năm một đôi giầy da; mỗi năm 2 đôi tất chân; 2 năm cấp 1 chiếc thắt lưng. Riêng phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu được đổi khi hỏng.

Đối với người làm việc trong ngành thuế theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP như: bảo vệ, lái xe, phục vụ,... được cấp trang phục (khác với trang phục công chức) theo tiêu chuẩn như đối với công chức.

Cụ thể gồm các loại trang phục: áo, quần đồng phục: xuân-hè, thu-đông, lễ phục; thắt lưng, giầy da, tất chân, Cravát (caravat), áo chống rét.

Kiểu dáng và việc quản lý sử dụng trang phục đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2013.

PĐT

PĐT

Trang phục ngành thuế năm 2023

345 tỷ đồng mua sắm tập trung trang phục ngành thuế năm 2022

06/07/2022 07:00

(BĐT) - Tổng cục Thuế đang tổ chức đấu thầu theo phương thức mua sắm tập trung các gói thầu cung cấp trang phục công chức, viên chức, lao động hợp đồng 68 ngành thuế năm 2022, với tổng dự toán 345,43 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trang phục ngành thuế năm 2023

158 tỷ đồng mua sắm tập trung trang phục ngành thuế năm 2021

08/10/2021 07:00

(BĐT) - Tổng cục Thuế đang tổ chức đấu thầu theo phương thức mua sắm tập trung các gói thầu may sắm phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành Thuế năm 2021, với tổng dự toán 158 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.

Trang phục ngành thuế năm 2023

Hơn 433 tỷ đồng mua sắm tập trung trang phục ngành thuế năm 2020

22/10/2020 08:00

(BĐT) - Tổng cục Thuế đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 3 gói thầu thuộc Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế năm 2020, với tổng giá dự toán 433,71 tỷ đồng.

(BĐT) - Tổng cục Thuế đang tổ chức đấu thầu theo phương thức mua sắm tập trung các gói thầu cung cấp trang phục công chức, viên chức, lao động hợp đồng 68 ngành thuế năm 2022, với tổng dự toán 345,43 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trang phục ngành thuế năm 2023
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo đó, 3 gói thầu đang được mời thầu rộng rãi, dự kiến cùng được mở thầu ngày 25/7, gồm: Gói thầu số 1 Cung cấp trang phục lao động hợp đồng (14,699 tỷ đồng); Gói thầu số 2 Cung cấp lễ phục, áo quần xuân hè, áo quần thu đông thuộc khu vực từ Hà Tĩnh trở ra phía Bắc (135,237 tỷ đồng); Gói thầu số 3 Cung cấp lễ phục, áo quần xuân hè, áo quần thu đông thuộc khu vực từ Quảng Bình trở vào phía Nam (157,319 tỷ đồng).

Được biết, tổng dự toán mua sắm tập trung trang phục ngành thuế trong 2021 là 158 tỷ đồng; năm 2020 là 433 tỷ đồng.

Contents

  • 1 Tìm hiểu về đồng phục ngành thuế
    • 1.1 Trang phục xuân hè
    • 1.2 Trang phục thu đông
  • 2 Quy định về đồng phục ngành thuế
    • 2.1 Quy định sử dụng Trang phục thuế đối với công chức thuế
    • 2.2 Quy định thời gian sử dụng trang phục thuế
    • 2.3 Quy định về sử dụng trang phục xuân hè, thu đông
    • 2.4 Quy định về sử dụng đồng phục ngành thuế chống rét
    • 2.5 Nguyên tắc khi mặc đồng phục ngành thuế
  • 3 Tiêu chí khi chọn chất liệu vải may đồng phục ngành thuế
    • 3.1 Vải phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
    • 3.2 Vải có khả năng chống bụi bẩn
    • 3.3 Vải có khả năng co giãn hợp lý
  • 4 May đồng phục ngành thuế ở đâu uy tín?

Mỗi ngành nghề hoặc lĩnh vực đều sẽ có tiêu chuẩn riêng về đồng phục. Đặc biệt là đồng phục ngành thuế ở Việt Nam rất coi trọng đến vấn đề này. Mọi thứ đều theo chuẩn quy định có sẵn. Không được tự ý điều chỉnh thiết kế theo ý muốn. Hãy cùng May Mặc TNano tìm hiểu về đồng phục ngành thuế mới nhất năm 2022 nhé.

Tìm hiểu về đồng phục ngành thuế

Đồng phục ngành thuế mùa thu đông và xuân hè như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể ngay dưới đây nhé.

Xem thêm: Đồng phục học sinh Hàn Quốc

Trang phục xuân hè

  • Cán bộ nam: Quần, áo sơ mi ngắn, cấp hiệu, thắt lưng, phù hiệu, giày da đen, tất chân, biển hiệu và mũ kêpi.
  • Cán bộ nữ: Áo ngắn tay, Juyp hoặc quần, thắt lưng, phù hiệu, giày da đen, tất chân, mũ mềm, biển hiệu theo quy định.

Trang phục thu đông

  • Cán bộ nam: Áo sơ mi, áo thu đông, quần caravat, tất chân, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu, tất chân, giày da đen, mũ kêpi theo quy định.
  • Cán bộ nữ: áo thu đông, áo sơ mi dùng mặc trong trang phục thu đông caravat, quần hoặc juyp, thắt lưng, giày đen, tất chân, cấp hiệu, phù hiệu, mũ mềm và biển hiệu theo quy định.

Quy định về đồng phục ngành thuế

Theo Quyết định số 1054/QĐ-TCT ngày 1/7/2021 của Tổng Cục Thuế ban hành. Trang phục thuế đối với công chức thuế cùng với lao đồng hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được quy định như sau:

Trang phục ngành thuế năm 2023
Quy định về đồng phục ngành thuế

Quy định sử dụng Trang phục thuế đối với công chức thuế

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định số 1054, dùng trang phục thuế được quy định như sau đây:

  • Công chức thuế mặc đồng phục ít nhất 2 ngày/tuần vào thứ 2, 5 mỗi tuần. Khuyến khích mặc cả tuần.
  • Nếu công chức làm nhiệm vụ tại thời điểm thường tiếp xúc với người nộp thuế ở trụ sở người nộp, cơ quan đều phải mặc trang phục đúng như quy định.
  • Khi tham dự sơ kết, tổng kết, báo cáo, tập huấn của ngành hoặc đơn vị công chức thuế cần phải mặc trang phục thuế theo đúng quy định.

Quy định thời gian sử dụng trang phục thuế

Điều 5 Quyết định số 1054 quy định về thời gian sử dụng trang phục thuế cụ thể như sau:

  • Trang phục xuân hè: Từ tháng 4 đến tháng 10 mỗi năm.
  • Trang phục thu đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  • Căn cứ vào môi trường làm việc, thời tiết từng nơi nhằm điều chỉnh hợp lý thời gian dùng trang phục xuân, hè, thu đông thích hợp.
  • Nhiệt độ môi trường hoặc thời tiết dưới 20 độ C thì viên chức, công chức, người lao động sẽ mặc đồng phục thu đông.
  • Nếu nhiệt độ từ 20°C trở lên, cần mặc trang phục xuân hè. Tuy nhiên khi tập trung sinh hoạt cần mặc đồng phục do thủ trưởng quyết định.

Quy định về sử dụng trang phục xuân hè, thu đông

Điều 7 Quyết định số 1054 quy định về sử dụng đồng phục ngành thuế xuân hè, thu đông như sau:

  • Trang phục xuân hè, thu đông được dùng khi tham dự lớp học, nhiệm vụ, đào tạo, hội nghị trừ trường hợp được mặc thường phục dân sự theo đúng quy định.
  • Khi mang, mặc trang phục thu đông, xuân hè người dùng cần mặc đồng phục ngành thuế như quy định.
  • Trang phục xuân hè đồng bộ cho nữ, nam gồm: Quần hoặc juyp với nữ, áo ngắn tay, cấp hiệu, phù hiệu, giày da đen, tất chân, thắt lưng, biển hiệu, mũ mềm với nữ, mũ kêpi theo quy định.
  • Trang phục thu đông đồng bộ cho nữ, nam gồm: Áo thu đông, áo sơ mi dùng mặc trong trang phục thu đông. Phù hiệu, biển hiệu, thắt lưng, giày da đen, tất chân, quần hoặc juyp với nữ, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) theo quy định.

Quy định về sử dụng đồng phục ngành thuế chống rét

Điều 10 Quyết định số 1054 quy định về sử dụng trang phục chống rét cụ thể như sau:

  • Áo chống rét dùng đối với công chức thuế công tác tại nơi có khí hậu lạnh dưới 15 độ C. Khi dùng cần đồng bộ, thống nhất, đeo phù hiệu, cấp hiệu thuế thì đeo phù hiệu như quy định.
  • Tất chân, thắt lưng, caravat cần được dùng đồng bộ và quy định sử dụng đồng phục thuế khi sử dụng trang phục chống rét.
  • Thủ trưởng đơn vị quy định việc mặc trang phục chống rét thống nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của đơn vị và cá nhân.

Nguyên tắc khi mặc đồng phục ngành thuế

  • Đồng phục ngành thuế cần được dùng đúng mục đích theo yêu cầu quy định. Công chức mặc trang phục thuế phải thống nhất, đồng bộ về quy định của từng loại trang phục thuế.
  • Khi mặc trang phục cần gọn gàng, cài đủ cúc, là phẳng. Công chức mặc đồng phục xuân hè để áo trong quần, juyp (nữ). Khi mặc đồng phục không đeo găng tay, khăn che mặt, khẩu trang. Trừ trường hợp được trang cấp làm theo khuyến cáo hoặc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền. Không dùng phụ kiện như trang sức theo đúng quy định của trang phục thuế. Làm ảnh hưởng đến thiết kế của đồng phục làm trái hoặc phản cảm với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa nước ta.
  • Nghiêm cấm vẽ, sửa chữa, viết lên trang phục. Hay thay đổi màu sắc, kiểu dáng cũng như chất liệu của trang phục thuế.

Tiêu chí khi chọn chất liệu vải may đồng phục ngành thuế

Đối với đồng phục ngành thuế, cần có chất liệu vải thích hợp. Mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu vừa giúp các hoạt động được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đồng phục ngành thuế không được tự do sáng tạo như đồng phục thường. Vì thế khi chọn chất liệu cần đáp ứng những tiêu chí dưới đây.

Tham khảo thêm:

  • Đồng phục ngành hải quan Việt Nam
  • Đồng phục ngành thú y
Trang phục ngành thuế năm 2023
Tiêu chí khi chọn chất liệu vải may đồng phục ngành thuế

Vải phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Với tiêu chí này rất cần thiết khi chọn vải may đồng phục ngành thuế nói riêng và ngành khác nói chung. Chất liệu vải phải có công dụng thấm hút mồ hôi cực tốt, dễ dùng trong mùa hè. Đem đến cho người mặc thoải mái trong mọi hoạt động.

Xem thêm: Đồng phục Vinschool

Vải có khả năng chống bụi bẩn

Đồng phục ngành thuế thể hiện sự hiện đại, sang trọng, thanh lịch hợp với môi trường công sở nhà nước. Bởi thế chất liệu có khả năng chống bụi bẩn cũng rât quan trọng. Mục đích duy trì sự sạch sẽ của đồng phục.

Vải có khả năng co giãn hợp lý

Vải có khả năng co giãn, giúp cán bộ công chức dễ di chuyển hoạt động. Vì ngành thuế có quy định cụ thể về thời gian dùng trang phục ngành.

Với các tiêu chí trên, khi may đồng phục ngành thuế hãy chọn chất liệu vải cotton 100%. Đồng thời loại vải này còn đáp ứng tốt về độ bền, giảm nhiệt và chi phí vô cùng phù hợp.

May đồng phục ngành thuế ở đâu uy tín?

Hiện nay trên thị trường, có nhiều đơn vị may đồng phục ngành thuế cho bạn chọn. Nhưng chọn địa chỉ may uy tín, chi phí hợp lý là việc bạn cần cân nhắc. Xưởng may May Mặc TNano chính là sự chọn lựa tốt nhất cho bạn. Với Nhiều năm trong nghề, đa dạng lịch vực nhất là đồng phục công sở, Đặt May chính là thương hiệu được nhiều khách hàng tin tưởng.

Trang phục ngành thuế năm 2023
May đồng phục ngành thuế ở đâu uy tín

May Mặc TNano sở hữu xưởng may với trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, đáp ứng tốt nhanh mọi đơn hàng may đồng phục với chất lượng chuẩn.

Xưởng may không qua trung gian, dó đó chủ động được nguồn vải phong phú. Đem lại cho khách hàng nhiều sự chọn lựa

Chưa kể, xưởng may hiện là đối tác của nhiều thương hiệu lớn. Hiện nay, hơn 10 triệu đồng phục đã được Đặt May sản xuất cho những doanh nghiệp, trường học trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.

Không chỉ được đảm bảo về chất lượng, khách hàng còn được hỗ trợ tư vấn tận tình về form, chất, màu sắc. Cũng như thiết kết miễn phí ra mẫu đồng phục thu hút nhất.

Bạn có thể liên hệ ngay với Đặt May Erverything qua những hình thức dưới đây:

  • 656/91 Quang Trung Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Hotline: 0936 999 878

Bài viết mới

Sản phẩm mới

Trả lời