Bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4, 26.5 trang 60 sbt hóa học 10

Khi đổ dung dịch \(AgNO_3\) vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất ?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 26.1.
  • Câu 26.2.
  • Câu 26.3.
  • Câu 26.4.
  • Câu 26.5.

Câu 26.1.

Cho phản ứng :\(S{O_2} + B{r_2} + {H_2}O\xrightarrow{{}}X + {H_2}S{O_4}\)

X là chất nào sau đây ?

A. HBr. B. HBrO.

C. \(HBrO_3\). D. \(HBrO_4\).

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về nhóm halogen.Tại đây

Lời giải chi tiết:

\(SO_2 + Br_2 + 2H_2O H_2SO_4 + 2HBr\)

=> X là HBr

=>Chọn A

Câu 26.2.

Khi đổ dung dịch \(AgNO_3\) vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất ?

A. Dung dịch HF.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch HBr.

D. Dung dịch HI.

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về nhóm halogen.Tại đây

Lời giải chi tiết:

Ta có: AgCl: màu trắng, AgBr: vàng nhạt, AgI: vàng đậm

=> Chọn D

Câu 26.3.

Brom bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây ?

A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.

C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.

D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về nhóm halogen.Tại đây

Lời giải chi tiết:

Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaBr sẽ thu được brom tinh khiết vì xảy ra phản ứng:

Cl2+ 2NaBr 2NaCl + Br2

=>Chọn C

Câu 26.4.

Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit ?

A. HI > HBr > HCl > HF

B. HF > HCl > HBr > HI.

C. HCl > HBr > HI > HF.

D. HCl > HBr > HF > HI

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về nhóm halogen.Tại đây

Lời giải chi tiết:

Thứ tự giảm dần tính axit là:HI > HBr > HCl > HF

=>Chọn A

Câu 26.5.

Dãy ion nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính khử ?

A. \(F^- >Cl^- >Br^- > I^-\)

B. \( I^->Br^->Cl^-> F^-\)

C. \( Br^-> I^-> Cl^-> F^-\)

D. \( Cl^-> F^- Br^-> I^-\)

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về nhóm halogen.Tại đây

Lời giải chi tiết:

Thứ tự giảm dần tính khử là:\( I^->Br^->Cl^-> F^-\)

=>Chọn B