Bao nhiêu loài vật xuất hiện trong đám cưới chuột năm 2024

Tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng trong các dòng tranh dân gian của Việt Nam với những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo. Trong lịch sử phát triển gần năm trăm năm, tranh dân gian Đông Hồ đã trở thành một sản phẩm nghệ thuật và văn hóa tinh thần đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Xuân Canh Tý 2020, chắc ai cũng muốn xem lại tranh vì cũng muốn có cơ may giàu như chuột sa hũ gạo.

Tranh Đông Hồ - tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng tranh Đông Hồ - tỉnh Bắc Ninh. Có rất nhiều bức tranh dân gian cổ về trò chơi con trẻ. Ông cha ta tài hoa đã để lại một tài sản văn hóa thật thanh tân.

Bao nhiêu loài vật xuất hiện trong đám cưới chuột năm 2024

Bức tranh với bố cục chặt chẽ, chia làm hai mảng hình, mảng trên gồm 4 con chuột đang tiến đến trước mặt con mèo đại; con chuột già đi đầu, hai “tay” đưa chim bồ câu ra dâng lễ nhưng sợ rụt cả cổ, quặp cả đuôi, co rúm người lại. Con chuột già thứ hai tuy đầu có ngẩng cao hơn nhưng vẫn khom cong lưng, hai “tay” run run, móng vuốt lóng ngóng, làm tuột cả lễ vật cá chép là những thứ mà mèo ta rất thích. Con chuột thứ ba cũng là chuột già, thổi kèn, mắt vẫn liếc xem thái độ của mèo già. Con thứ tư là chuột non cũng thổi loại kèn sâu, còng lưng, khúm núm. Bốn con chuột ở hàng trên có hình dáng, đường nét và các mảng màu sắc khác nhau đã tạo nên một sự đa dạng cho người xem.

Những hàng chữ Hán được thêu ở phía trên, từ trái sang phải: Thủ thân (giữ thân), Lão thử (chuột già), Tác lạc (thổi kèn); giữa con chuột đi đầu và mèo có chữ Cống lễ (đem đồ biếu) phía góc phải là chữ Miêu (mèo) đã giúp cho người xem tranh biết rõ thêm là họ nhà chuột đem đồ cống lễ đến biếu mèo già. Góc phải là hình một con mèo già, thật lớn, ngồi chỗm một phía, được phóng to 1ên vượt cả con ngựa ở góc phải phía dưới. Con mèo già được tạo bởi những đường cong vặn vẹo, lắt nhắt, giơ một ''tay'' trước như để giao tiếp, những nét, vẻ dáng mặt, chân và vuốt được khuếch đại làm nổi bật bản chất tâm địa độc ác với bộ điệu giả dạng nhân từ hiền lành.

Mảng hình bên dưới gồm tám chú chuột ''chú rể''cưỡi ngựa nâu đi đầu, đầu đội mũ, ngoái cổ lại nhìn về phía sau, mõm nghểnh lên như đầy thấp thỏm. Người vẽ còn chú thích thêm chữ “Giai tế” (chú rể) và trong cái biển do chuột thứ ba vác có hai chữ ''Nghênh hôn'' (rước dâu) giúp người xem khẳng định rõ đây là một đám cưới của họ nhà chuột. Chuột thứ hai đứng thẳng cầm lọng che cho chú rể, chăm chú nhìn về phía trước, không khúm núm như ở hàng trên. Chuột ''cô dâu'' ngồi kiệu do bốn chuột khiêng, hai chuột khiêng đi trước mắt thẳng. Hai chuột khiêng sau cùng với chuột vác biển đều quay đầu nhìn lại phía sau, nét mặt đều nhớn nhác, lo sợ không an tâm vì không biết mèo già có đồng ý nhận lễ mà ngơ cho đám cưới chuột không. Ngay chuột cô dâu ngồi trong kiệu vấn khăn che mất hai tai như con mắt cũng thể hiện nét bồn chồn phấp phỏng. Phía sau chiếc kiệu của cô dâu chuột, nghệ nhân dân gian còn điểm 5 chấm nhỏ tượng trưng cho Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ).

Phía trên của bức tranh có hai chú chuột mang lễ vật thì chú chuột đi đầu được vẽ màu nâu đỏ (= dương) ôm con chim (chim bay trên trời, dương), chuột đi sau thân mình đen (= âm) xách cá (cá bơi dưới nước, âm). Những chi tiết này thể hiện nguyên lý âm dương hòa hợp.

Người nghệ sĩ đã dùng hình tượng chuột - mèo để ám chỉ, đả kích. Vị quan Mèo Tam Thể đại diện cho phú quý, quyền lực sống dựa vào bóc lột, tính nết lười biếng, luôn đòi hỏi hưởng thụ. Kế đến họ hàng nhà chuột đủ các thành phần là biểu tượng bè phái, trộm cắp phá hoại kinh tế bị nhân dân căm ghét lên án.

Bức tranh là đỉnh cao của loại tranh châm biếm, hài hước, giản dị mà xúc tích, hóm hĩnh mà tươi vui nhằm bóc trần thói tham lam tà bạo của giai cấp thống trị ngày xưa. Cám ơn người nghệ sĩ tài hao đã đóng góp thêm cho tiếng cười ngày Xuân thêm sảng khoái, đánh thức tinh thần cảnh giác của nhân dân.

Tết đến, Xuân về nhà nhà, cơ quan đơn vị treo tranh "Đám cưới chuột”, như một lời cảnh báo, nhắc nhở và dăn dạy những người có chức có quyền nên sống sao cho phải đạo, nó cũng là lời nhắc nhở động viên đầy tính nhân văn, hiện thực và giàu tính chiến đấu, nó cũng là lời dăn dạy cho các thế hệ trẻ trong gia đình biết đối nhân xử thế.

(QBĐT) - Tranh dân gian Việt Nam gồm hai loại: tranh Tết và tranh thờ, được giữ gìn và phát triển qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay các dòng tranh này vẫn hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt, nhất là vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Tranh Tết hay tranh thờ đều mang đậm bản sắc riêng, được hun đúc qua hàng trăm năm, không trộn lẫn với bất kỳ dòng tranh nào.

Các dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam được biết đến, như: tranh Đông Hồ (Đông Hồ là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh, thuộc Kinh Bắc xưa), tranh Hàng Trống (một dòng tranh phát triển ở phố Hàng Trống, Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Nội), tranh làng Sình (huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế)…

Việt Nam với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nên cùng với tranh Tết thì tranh thờ cũng xuất hiện rất sớm, trở thành nhu cầu, nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc, thể hiện sâu sắc giá trị thẩm mỹ, triết lý xã hội và ý nghĩa nhân văn.

Nói về tranh dân gian Việt Nam thì hầu như ai cũng biết đến dòng tranh Đông Hồ. Dòng tranh này đã nguồn cảm hứng sáng tác của không ít văn nghệ sỹ nổi tiếng:

"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Bức tranh “Đám cưới chuột” thuộc thể loại châm biếm, đả kích của dòng tranh Đông Hồ với cảnh các nhân vật chuột tay cầm chim, cá đi trước "hối lộ" cho nhân vật mèo béo tốt, mặt nghiêm nghị tỏ vẻ khó chịu nhưng tay vẫn chìa ra để nhận "hối lộ" rồi đến “ngựa chàng đi trước, kiệu nàng theo sau”. Chuột Trạng hoặc chú rể được che lọng tía tượng trưng cho vinh quang, danh vọng lớn. Chuột cô dâu dịu dàng trong chiếc kiệu bát cống có nhiều hoa văn trang trí. Bốn chú chuột hầu hạ, ghé vai khiêng. Đám rước còn có lọng che, biển đỏ, dàn nhạc, hai chú chuột thổi kèn...

Bao nhiêu loài vật xuất hiện trong đám cưới chuột năm 2024
Tranh dân gian Đông Hồ "Đám cưới chuột".

Những hình vẽ sinh động của bức tranh đem lại cho người xem cảm giác được trải nghiệm một đám cưới chuột ở đời thực và rồi suy ngẫm về bao ẩn ý sâu xa đằng sau. Màu sắc chủ đạo: đỏ, xanh, vàng đã mở ra khung cảnh đám cưới rực rỡ, nhộn nhịp... Nhìn vào tranh, người xem nhận thấy, dù bản tính của chuột có tinh nhanh đến đâu thì vẫn sợ sệt, khúm núm khi gặp mèo. Mặt khác, dù chuột là kẻ thù “không đội trời chung” song mèo vẫn tỏ vẻ hài lòng, tán đồng ngày lễ lớn của đôi bạn trẻ vì đã nhận món quà "hối lộ"...

Sự tinh tế của các họa sỹ dân gian là đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hóa loài chuột để chúng mang dáng dấp con người. Bức tranh châm biếm ở chỗ, chú rể chuột kia muốn đón dâu phải mang chim, cá cống cho mèo, đại diện cho tầng lớp thống trị, bóc lột trong chế độ phong kiến trước đây. Những chú chuột chính là hình ảnh ẩn dụ của người nông dân lam lũ thật thà, chất phác. Bức tranh “Đám cưới chuột” ra đời nhằm đả kích, châm biến sâu sắc về chế độ xưa bất công, cổ hủ, luôn chèn ép những người dân hiền lành, vất vả…

Điểm đặc biệt của bức tranh “Đám cưới chuột” là bố cục theo tuyến tính tròn (hoặc tuyến tính hình chữ u nằm ngang). Nó vừa như một câu chuyện có tính nối tiếp, vừa thể hiện vòng tuần hoàn của cuộc sống, một tuyến tính cho thấy sự yên tĩnh, ngay ngắn nêu lên được ý tưởng của tác giả dân gian khi thể hiện tác phẩm. Bức tranh sống động về màu sắc, hài hước về nhân vật, rộn lên vẻ giễu cợt trào lộng.

Dưới hình ảnh loài vật, tác giả dân gian chỉ rõ cho người xem thấy, trong xã hội xưa, với thân phận thấp hèn thì việc cầu thân giai cấp thống trị là chuyện khó xảy ra. Mèo không thể nào thân với chuột, vì bản chất của nó là loài ăn thịt chuột… Hiện nay, dù không còn chế độ phong kiến, song tình trạng đút lót, hối lộ vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi. Vì vậy, bức tranh dân gian Đông Hồ “Đám cưới chuột” vẫn là một trong những bức họa nhắc nhở, răn đe mọi người sống sao cho đáng sống: lấy nhân, nghĩa làm đầu, để lại phúc đức cho thế hệ mai sau.

Tranh dân gian Việt Nam nói chung, bức tranh “Đám cưới chuột” của dòng tranh Đông Hồ nói riêng là sự biểu lộ bột phát của tình cảm nhân dân lao động đối với đời sống xã hội. Trong thời phong kiến, nhân dân lao động không được lên tiếng, không được kêu ca khi bị áp bức, có sự uất ức trong lòng. Vì vậy, cùng với ca dao, dân ca, tranh dân gian đã trở thành một nhu cầu thể hiện cảm xúc của người dân trong xã hội xưa. Và ngày nay, tranh dân gian là một vật trang trí được nhiều người ưa chuộng mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Đám cưới Chuột là dòng tranh gì?

Theo nhiều học giả nghiên cứu về tranh dân gian cho rằng, Đám cưới chuột của Đông Hồ vốn là tác phẩm được rập khuôn từ mẫu hình tranh Niên Họa Trung Hoa.

Đám cưới chuột thuộc thể loại gì?

“Những truyện hay viết cho thiếu nhi”của nhà văn Tô Hoài thuộc thể thoại truyện đồng thoại, bao gồm nhiều truyện ngắn, mỗi truyện là một thế giới đầy màu sắc, âm thanh và ẩn chứa bao điều thú vị: “Đám cưới chuột”, “Võ sĩ bọ ngựa”, “ Hai con ngỗng”, “Vện ơi Vện”, “ Bàn quý và ngựa con”, “Mùa xuân đã về đấy”…

Đám cưới chuột của ai?

Năm 2019, nghệ sĩ Kù Kao Khải sáng tác một tác phẩm điêu khắc cũng mang tên Đám cưới chuột. Trong tác phẩm này, hàng chục con chuột đàn đàn lũ lũ đang khúm núm cầm con cá trong tay.

Tranh Đám cưới chuột trên giấy gì?

Bức tranh “Đám cưới chuột” trên nền giấy điệp cho người xem hình dung lại một hoạt cảnh đầy ấn tượng về nhân tình thế thái xã hội xưa. Bức tranh phản ánh và phê phán hai loại quan tham xấu xa trong xã hội phong kiến, đó là “quan tham của tham tiền” và loại quan tham danh chạy chọt đút lót.