Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Mỹ, Nhật Bản ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine, hé lộ điểm khác biệt của Washington với các nước NATO

2 giờ880 liên quan

Show

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Cơn sốt vàng có thể kéo dài trong năm nay

2 giờ778 liên quan

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Ánh Viên thay đổi đến mức khó nhận ra

1 giờ34 liên quan

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Cần các cơ chế đột phá để xây dựng 200 km đường sắt đô thị tại TP.HCM

6 phút16 liên quan

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Làm gì với tiền nhàn rỗi?

25 phút1 liên quan

Nga không tham dự, Hội nghị hòa bình về Ukraine có thể đạt được điều gì?

2 giờ1620 liên quan

Cảnh dân đủng đỉnh mua vàng, trái ngược ở Hà Nội và TP.HCM

1 giờ3 liên quan

Sát thủ 13 tuổi và án mạng từ mâu thuẫn trong quán net

1 giờ

Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng PK - KQ tìm người mua đất sân bay Nha Trang

41 phút14 liên quan

Chiến công đầu tiên trong thực chiến của 'Vòm sắt' trên biển C-Dome

2 giờ

Nhiều thách thức chờ thượng đỉnh G7

2 giờ850 liên quan

Fed giữ nguyên lãi suất: Giá vàng, tỷ giá sẽ ra sao?

25 phút1041 liên quan

Hồi hộp chờ tăng lương lại thấp thỏm lo giá hàng hóa 'leo thang'

28 phút514 liên quan

Lấy chính trị bù kinh tế

2 giờ850 liên quan

An toàn đưa đón học sinh: Tốn kém cũng phải làm!

11 phút1 liên quan

Có nên thuê thiết kế nội thất biệt thự?

1 giờ

Ngắm siêu cây trăm tỷ đại gia bán chỉ để 'vui cửa vui nhà'

11 phút

Nhan sắc U40 miễn chê của nữ BTV giàu nhất VTV

26 phút3 liên quan

Chảo lửa Trung Đông: Xung đột leo thang nguy hiểm với Hezbollah, quân đội Israel đột kích Bờ Tây, Houthi lại 'xuống tay' ở Biển Đỏ

36 phút918 liên quan

MU sắp hoàn tất thương vụ lớn đầu tiên hè này

19 phút4 liên quan

Nam diễn viên tài sản 5.000 tỷ, U60 tuổi chưa lấy vợ nay bị 'réo tên' vì nợ 27 tỷ đồng

41 phút6 liên quan

Khai mạc EURO 2024 mấy giờ, có gì đặc biệt?

2 giờ992 liên quan

TP.HCM huy động hơn 36 tỷ USD làm 183 km metro như thế nào?

19 phút1 liên quan

Nghị quyết '0 đồng' thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

2 giờ1 liên quan

Tuyển Việt Nam: Thấy gì sau 2 màn ra mắt của ông Kim Sang Sik?

3 giờ2793 liên quan

Việc lựa chọn những phi tần đắc sủng chốn hậu cung dựa vào mẫu tộc bề thế chống lưng phía sau không còn là chuyện hiếm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trên thực tế, khi một Hoàng đế lên ngôi sẽ có người mừng, kẻ ghen ghét. Nhiều Hoàng đế khi có cơ hội nắm giữ ngai vàng vẫn phải đối mặt với nhiều thế lực chống đối, luôn tìm cách lật đổ. Bởi vậy, việc có được một gia tộc nhà vợ hùng mạnh, Hoàng đế sẽ có thể củng cố quyền lực, ngồi vững vàng trên ngôi vị cửu ngũ chí tôn.

Để lựa chọn một phi tần đưa lên ngôi vị “mẫu nghi thiên hạ”, Hoàng đế phải nhìn vào gia thế của nhà vợ. Từ đó có thể rút ra rằng, phi tần nào có gia tộc hùng mạnh chống lưng thì ắt sẽ được ưu tiên phần nào trên con đường tranh sủng. Đối với những gia đình nhà vợ này, Hoàng đế năm phần nể trọng, năm phần lo sợ.

Cũng bởi được Hoàng đế sủng ái, gia tộc hiển hách, nắm trong tay nhiều quyền lực mà không ít người khi lên được ngôi vị đứng đầu hậu cung liền kéo bè kết phái, chèn ép người khác. Điều này khiến cho hậu cung dậy sóng, tạo nên nhiều áp lực cho Hoàng đế. Không dừng lại ở đó, khi thấy người nhà trở thành Hoàng hậu, nhiều mẫu tộc làm tới, lấn lướt làm lũng đoạn chính trường, gây hại cho quốc gia.

Bởi vậy, đến giai đoạn nhà Thanh, dù hôn nhân vẫn mang tính chính trị, ràng buộc, giúp đỡ lẫn nhau này vẫn tồn tại, song, bởi nhận thấy mặt hại của các mẫu tộc hùng mạnh mà rất nhiều đời Hoàng đế Mãn Thanh đều có xu hướng kết nạp nhiều phi tần chỉ thuần với mục đích duy trì nòi giống. Điều này giúp cho Hoàng gia vẫn có được con đàn cháu đống mà không phải vì quyền lực mà nể mặt bất cứ ai. Theo đó, họ sẽ chọn những nữ nhân có xuất thân trong sạch, nhưng mẫu tộc lại không có quá nhiều quyền lực trên chính trường.

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị (tức Từ Hi Thái hậu).

Các Hoàng đế triều Thanh nếu ân sủng một phi tần nào đó còn có thể nâng tước vị cho họ trở thành Hoàng hậu. Ưu điểm của những phi tần không có gia thế là họ sẽ công bằng nghiêm minh, không có sự thiên vị, hống hách, kết bè phái sau lưng Hoàng đế. Điều này giúp cho hậu cung sẽ yên bình. Bởi biết gia tộc của mình hoàn toàn mờ nhạt nên nếu một Hoàng hậu, phi tần nào đó đắc tội với Hoàng đế thì sẽ dễ gây ra họa diệt vong, ảnh hưởng gia đình.

Trong số những gia tộc cao quý thuộc dạng không có quyền lực nhiều trên chính trường, nhưng lại sản sinh ra nhiều Hoàng hậu, phi tần cho các đời Hoàng đế Thanh triều, nổi lên hai cái tên rất nổi bật: Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị bao gồm Diệp Hách Na Lạp, Ô Lạt Na Lạp. Hai gia tộc nổi tiếng này đều thuộc Bát Kỳ Mãn Châu.

11 Hoàng hậu và hàng loạt phi tần

Nữu Hỗ Lộc thị xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần của nhà Thanh, với cả thảy 6 phi tần và 6 vị Hoàng hậu (bao gồm cả trường hợp được con trai sau khi lên ngôi hoàng đế truy phong cho mẹ mình).

Nữu Hỗ Lộc thị là một họ của người Nữ Chân rất phổ biến triều nhà Thanh. Độ phổ biến và nối tiếng của họ này được liệt vào một trong những dòng họ quý tộc Mãn Châu nổi tiếng dưới triều đại nhà Thanh.

Nữu Hỗ Lộc thị được cho là khởi nguồn từ vùng núi Trường Bạch, thuộc tỉnh Cát Lâm ngày nay, giữa hai con sông Tùng Hoa và Mẫu Đơn. Theo những ghi chép trong gia phả, ông tổ 6 đời Ngạch Diệc Đô, thành viên Nữu Hỗ Lộc thị nổi tiếng đầu tiên được ghi lại trong tài liệu lịch sử đời Thanh. Với sự hỗ trợ đắc lực của Ngạch Diệc Đô và thị tộc Nữu Hỗ Lộc, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lần lượt thống nhất được các bộ tộc Nữ Chân để hình thành nhà nước Mãn Thanh.

Khi hệ thống Bát Kỳ ra đời, để tưởng thưởng cho lòng trung thành và công lao của Ngạch Diệc Đô, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã xếp Nữu Hỗ Lộc thị thuộc vào Tương Hoàng kỳ, trong nhóm Thượng Tam Kỳ, biến thị tộc này thành một trong những thị tộc có thế lực nhất trong Bát Kỳ. Đến thời cực thịnh của nhà Thanh, hầu như các kỳ trong Bát kỳ đều có các thành viên của Nữu Hỗ Lộc thị giữ những vị trí trọng yếu.

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024

Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị - Hoàng hậu thứ hai của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế và là mẹ của Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế.

Dưới triều đại nhà Thanh, có tới 12 phi tần, Hoàng hậu nhà Thanh có xuất sinh từ gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị. Triều đại Hoàng Thái Cực (Thanh Thái Tông): Thái Tông nguyên phi; Khang Hi (Thanh Thánh Tổ): Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu (kế hậu); Ôn Hy Quý phi (em gái Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu), Thánh Tổ Thứ phi; Ung Chính (Thanh Thế Tông): Hi Quý phi (mẫu thân của Càn Long, truy phong là Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu); Gia Khánh (Thanh Nhân Tông): Hiếu Hòa Duệ hoàng hậu (kế hậu), Cung Thuận hoàng quý phi; Đạo Quang (Thanh Tuyên Tông): Hiếu Mục Thành hoàng hậu (là phúc tấn lúc Đạo Quang còn là hoàng tử, về sau truy phong hoàng hậu), Hiếu Toàn Thành hoàng hậu (kế hậu), Tường phi, Thành quý phi; Hàm Phong (Thanh Văn Tông): Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu (kế hậu).

Còn với gia tộc Na Lạp thị thì họ có bao gồm 4 tộc nhỏ: Cáp Đạt Ná Lạp, Huy Phát Na Lạp, Ô Lạt Na Lạp và Diệp Hách Na Lạp. Người thuộc gia tộc này vốn có xuất thân và sinh sống tại khu vực Hải Tây, ngày nay là các vùng Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Nội Mông Cổ.

Bát nhĩ tế cát đặc thị thuộc kỳ nào năm 2024
Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị (mẹ vua Càn Long) được sắc phong thành Sùng Khánh Hoàng Thái hậu và truy phong thành Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu.

Trong đó, hai tộc nhỏ là Ô Lạt Na Lạp và Diệp Hách Na Lạp là nổi tiếng nhất vì có nhiều nữ nhân giữ những vị trí cao quý trong hậu cung của nhiều đời Hoàng đế Thanh triều. Đặc biệt, hai trong bốn vị Đại Phúc Tấn đầu tiên của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng thuộc hai gia tộc này. Và cả Từ Hy Thái hậu cũng có xuất thân từ tộc Diệp Hách Na Lạp.

Danh sách phi tần, Hoàng hậu nhà Thanh có xuất sinh từ gia tộc Na Lạp có Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Thanh Thái Tổ): Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Mạnh Cổ Triết Triết, Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp A Ba Hợi (truy phong); Ung Chính (Thanh Thế Tông): Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị; Càn Long (Thanh Cao Tông): Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị, Hòa phi Na Lạp thị (không rõ thuộc tộc nhánh nào trong Na Lạp thị); Hàm Phong (Thanh Văn Tông): Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị ( tức Từ Hi Thái Hậu, sau được truy phong thành Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu); Quang Tự (Thanh Đức Tông): Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị.

Tuy nhiên, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng bước thống nhất người Nữ Chân xây dựng triều đại nhà Thanh thì các tộc Na Lạp đã phản đối kịch liệt vì họ được nhà Minh đối xử khá tốt. Mặt khác, họ không thích chiến tranh nên cố gắng thoả hiệp với Nỗ Nhĩ Cáp Xích bằng các cuộc hôn nhân chính trị với con gái của các chủ tộc.

Ngược lại, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn muốn khai chiến với Na Lạp thị. 3 trong 4 tộc nhỏ của Na Lạp thị là Cáp Đạt, Ô Lạt và Huy Phát lần lượt sụp đổ. Chỉ riêng có Diệp Hách Na Lạp chống cự quyết liệt vì là tộc lớn nhất và mạnh nhất, và còn do họ được sự tương trợ của nhà Minh. Nhưng rồi cuối cùng, vẫn không chống lại quyền lực quân sự quá lớn của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.