Cách bắt mồi của rồi là gì?

Cách bắt mồi của rồi là gì?
Phóng to
Châu Kiến Đạt với vườn cây bắt mồi của mình Ảnh: MỸ DUNG

Yêu thích cây cỏ, dù sống ở thành phố đất chật người đông như TP.HCM, nhưng nhiều sinh viên vẫn có mảnh vườn, trồng cây thú vị theo cách của riêng mình.

Để tìm tòi nghiên cứu

Nói là hoa nhưng hình thù của những loại hoa này hơi lạ, không phải kiểu mai, lan, cúc, hồng; cũng không sớm nở tối tàn... Đó là những cây bắt mồi của sinh viên Chiêu Hào Cam, ngành sinh lý thực vật Trường ĐH Khoa học tự nhiên.

Yêu cây cỏ, Chiêu Hào Cam đã tự tay chăm sóc, trồng những cây bắt mồi để hiểu thêm về dinh dưỡng thực vật, quá trình sinh trưởng của cây. Hiện nay sau một thời gian gầy dựng vườn “bắt mồi”, Chiêu Hào Cam đã chuyển sang trồng lan (khoảng 100 cây) với mục đích trồng để biết yêu cầu chăm sóc của mỗi loài sẽ khác nhau như thế nào, để có so sánh, đánh giá, trình bày với bạn bè, thầy cô...

Còn Châu Kiến Đạt (Q.Tân Phú, TP.HCM, sinh viên khoa công nghệ sinh học Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM), cũng bắt đầu “làm vườn” ở tuổi 19. Ở thành phố nên nhiều khi Đạt thấy “quê” với các bạn ở tỉnh, ở miền núi dữ lắm vì... chẳng hiểu biết gì về cây cối cả. Thậm chí trước đây nhiều lúc các bạn đố tên những cây thông thường, Đạt cũng đành chịu.

Cây có dễ ươm trồng?

Theo các bạn trẻ trồng loại cây này, cây bắt mồi không dễ ươm giống như nhiều người nghĩ. Để ươm một cây bắt mồi (cho ra 2-3 lá) phải mất 4-5 tháng, có khi phải một năm mới ra được bốn lá. Họ bắt mồi chủ yếu có sáu chi: chi nắp ấm, chi hố bẫy, chi bắt ruồi, chi gọng vó, chi rong ly, chi cỏ bơ.

Cây bắt mồi ở Việt Nam có đến 4-5 loài (chủ yếu phân bố ở miền Trung), tên khoa học là Nepenthes mirabilis (phổ biến nhất), lá lớn, nắp ấm có màu xanh, thân ấm thon dài (đôi khi có màu đỏ), có công dụng trị gan nhiễm mỡ.

Các sinh viên này cho biết đừng mua cây bắt mồi với mục đích dụ, bắt, làm sạch côn trùng trong nhà, vì loài cây này không sống nhờ dinh dưỡng từ côn trùng và chỉ bắt được vài con ăn may mà thôi.

Do nhà chật chội, ban đầu Đạt chỉ dám đến với những cây cảnh như sứ, vài giò lan hoặc xương rồng. Chăm sóc, tách chiết khiến Đạt thấy nhiều thứ mới mẻ. Sau khi hiểu hơn về những loài cây quen thuộc, Đạt được bạn bè giới thiệu một số loài cây trong họ bắt mồi. Họ cây bắt mồi với nhiều loài, nhiều giống đã mở ra cho Đạt một chân trời mới về một loài thực vật ít được nói, được học ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tại Việt Nam lúc đó những thông tin (chăm sóc, nuôi trồng, sinh trưởng, thời gian sống...) về cây bắt mồi gần như là không có, Đạt đã đi đến quyết định phải chăm sóc để hiểu kỹ thuật nuôi trồng, nhân giống; biết để giải tỏa những băn khoăn của bản thân. Và thế là từ một, hai cây ban đầu, đến nay Châu Kiến Đạt - giờ đã tốt nghiệp ra trường - đã gầy dựng, sở hữu một vườn cây bắt mồi với khoảng 200 cây (110 giống).

“Sáng ra” nhiều điều

Võ Tấn Đạt - sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, một người cũng có vườn cây bắt mồi - cho biết ban đầu khi đến với loài cây này, Tấn Đạt cứ tưởng “công dụng chính của cây là... bắt mồi, bắt côn trùng”. Nhưng quá trình chăm sóc, trồng cây Tấn Đạt và nhiều sinh viên khác mới nhận ra “sai lầm khi ai đó muốn mua những loài cây này về để... bắt côn trùng”.

Châu Kiến Đạt nhận ra họ cây bắt mồi (trong đó có nắp ấm các loại) không phải là bắt côn trùng như nhiều người nghĩ, nó cũng sống bằng nước, phân bón và dinh dưỡng từ đất.

Đạt cũng nhận ra “sách giáo khoa của mình dạy sai về loài cây này”. Theo Đạt, cây bắt mồi thường tiết ra một loại mật (2-3 giọt), côn trùng khi ăn phải thì “say”, ngã vào nắp ấm, không leo lên được chứ không giống như sách giáo khoa viết con mồi chạm vào lá thì các gai, tua, lông đậy nắp lại giữ chặt con mồi. Và để phân giải một con kiến thì loài cây này cần một tuần, một con ruồi mất đến hai tuần chứ không giống như sách giáo khoa viết là chỉ cần vài ba giờ. Loài cây này cũng không “dụ” và vươn nắp ấm ra để bắt côn trùng. Số lượng côn trùng bắt được cũng rất hạn chế (chỉ 1-2 con) vì lượng mật mà cây tiết ra rất ít.

Muốn biết kỹ thuật trồng cây Châu Kiến Đạt đã đến nhiều vùng núi ở Việt Nam (như Bình Châu, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định...) và đi sang một số nước như Thái Lan, Indonesia... để tìm hiểu đời sống tự nhiên của cây. Và rồi những chuyến đi đó cho anh thêm những hiểu biết mới về cây cối. Khi những hiểu biết này đã hòm hòm, Kiến Đạt đã lập một diễn đàn về loài cây này để chia sẻ những hiểu biết của mình cho nhiều người.

Đề bài

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt).

- Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có nhìn rõ để chạy trốn không?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Mực có các xúc tu dài, da của chúng có thể thay đổi màu sắc

Lời giải chi tiết

- Mực săn mồi theo cách rình mồi ở một chỗ, thường ẩn mình trong rong rêu. Sắc tố trên cơ thể mực làm cơ thể chúng có màu giống môi trường. Khi mồi vô tình gần đến, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co lại dùng các tua ngắn đưa vào miệng.

- Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù làm che mắt kẻ thù giúp mực có thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn vẫn có thể nhìn thấy rõ được phương hướng để chạy trốn.

Loigiaihay.com