Chỏm xương trụ còn gọi là gì năm 2024

Gãy thân xương trụ và thân xương quay thường do chấn thương trực tiếp đến xương quay hoặc xương trụ. Có thể đồng thời xảy ra tình trạng trật khớp.

Gãy xương quay và xương trụ thường do các cú đánh trực tiếp vào cẳng tay (ví dụ: trong khi chơi thể thao va chạm, ngã hoặc các hành động phòng thủ khi bị tấn công). Trật khớp đồng thời có thể do các lực truyền qua màng gian cốt giữa xương quay và xương trụ.

Gãy xương quay phần giữa thân xương riêng biệt hoặc gãy xương trụ phần giữa thân xương là phổ biến.

Gãy xương Monteggia là gãy đầu trên xương trụ kèm theo trật khớp chỏm xương quay.

Gãy Galeazzi là gãy đầu dưới thân xương quay kèm theo trật khớp quay trụ đầu dưới.

Gãy thân xương quay và gãy thân xương trụ có thể gây đau, biến dạng, bầm máu và sưng tấy tại vị trí bị thương.

  • X-quang thẳng và nghiêng

Gãy thân xương quay và gãy thân xương trụ thường được chẩn đoán bằng chụp X-quang trước và sau và chụp nghiêng. Nếu nghi ngờ gãy xương, khuỷu tay và cổ tay cũng nên được kiểm tra và chụp X-quang khi thích hợp.

Trật khớp chỏm xương quay rất dễ bị bỏ qua trong gãy xương Monteggia vì vết gãy quá rõ ràng và cần được xem xét cụ thể nếu xác định được gãy đầu trên xương trụ. Chỏm xương quay thường có thể nhìn thấy bên ngoài khớp nối bình thường của xương với lồi cầu xương cánh tay (chỏm). Trong gãy Monteggia, đường quay chỏm con cũng không thực sự thẳng hàng, cho thấy có trật khớp (xem hình ). Trong gãy xương Galeazzi (tương tự như gãy Monteggia), trật khớp quay trụ đầu dưới rất dễ bị bỏ qua khi có gãy đầu dưới thân xương quay và cần được xem xét cụ thể.

  • Đối với gãy thân xương quay và gãy thân xương trụ riêng biệt, nắn xương kín và nẹp kín kèm theo theo dõi chỉnh hình điều trị ngoại trú
  • Đối với chấn thương Monteggia và Galeazzi, tư vấn chỉnh hình khẩn cấp và thường nắn chỉnh hở kèm theo cố định bên trong (ORIF)

Hầu hết các trường hợp gãy thân xương quay và gãy thân xương trụ riêng biệt có thể được điều trị bằng nẳn xương kín và nẹp kèm theo chuyển tuyến chỉnh hình tiếp theo.

Đối với gãy xương Monteggia và Galeazzi, cần được tư vấn chỉnh hình khẩn cấp và ORIF thường là cần thiết để duy trì mức thẳng hàng của xương.

  • Gãy xương quay và gãy xương trụ thường do các lực tác động trực tiếp vào cẳng tay.
  • Chụp X-quang thẳng và nghiêng
  • Đối với gãy giữa thân xương quay hoặc gãy giữa thân xương trụ riêng biệt, luôn xem xét các trường hợp trật khớp đồng thời liên quan đến cổ tay và khuỷu tay.
  • Điều trị bằng nắn xương kín và tư vấn chỉnh hình.

Chỏm xương trụ còn gọi là gì năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Là một trong hai loại xương có vai trò rất quan trọng tại vị trí cẳng tay, xương trụ góp phần duy trì các hoạt động bình thường của cánh tay. Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và một số bệnh có thể gặp với loại xương này giúp cho chúng ta có thể giữ gìn và nâng cao sức khỏe của chúng.

1. Một số thông tin cơ bản về xương trụ

Tại cẳng tay, có hai loại xương dài là xương trụ và xương quay. Trong đó, xương trụ được nhận diện với một số tiêu chí sau:

Vị trí

Dù cùng ở cẳng tay song xương này có hướng nằm về bên trong, phía gần cơ thể, tiếp giáp về phía trên với xương cổ tay và phía dưới với xương cánh tay qua đĩa sụn.

Cấu tạo

Cấu tạo gồm hai đầu cùng một thân xương.

- Hai đầu: đầu trên có 2 mỏm, 2 khuyết, đầu dưới có chỏm xương:

  • Mỏm khuỷu: cấu tạo hình tháp với bốn mặt trước, trên, trong, ngoài và khi gập cánh tay, mỏm này sẽ nổi rõ.
  • Mỏm vẹt: nhô ra phía trước, lắp vào hố mỏm vẹt trong tư thế gập cẳng tay.
  • Khuyết ròng rọc: được tạo nên từ mặt trên của mỏm vẹt và mặt dưới của mỏm khuỷu, có hình bán nguyệt để tạo sự ăn khớp với ròng rọc của xương cánh tay.
  • Khuyết quay: có vị trí ở mặt bên ngoài mỏm vẹt, khớp với xương quay tại vành đai quay.
  • Chỏm xương ở đầu dưới: tạo sự ăn khớp với xương quay qua khuyết trụ.

- Thân xương: hình lăng trụ tam giác với ba mặt (mặt trước, trong và sau) và ba bờ (trước, sau, ngoài). Đặc biệt, tại thân xương có tồn tại một cạnh sắc.

Chức năng

Có thể nói, với vai trò cùng với xương quay góp phần tạo nên khớp khuỷu và khớp cổ tay, chúng khiến cổ tay trở nên linh hoạt. Cùng với đó, các hệ thống xương tại cẳng tay giúp cho bộ phận này có thể ngửa hoặc sấp, rất cần thiết cho mọi hoạt động trong đời sống.

Chỏm xương trụ còn gọi là gì năm 2024

Xương trụ cùng xương quay giúp tạo sự linh hoạt của tay

2. Một số hiện tượng có thể gặp phải liên quan tới xương trụ

Trong sinh hoạt cũng như đời sống, bộ phận này có thể gặp phải một số hiện tượng phổ biến như:

Rạn, gãy

Rất nhiều nguyên có thể dẫn điều này, chẳng hạn: chấn thương do bị ngã, bị va đập hay vật nặng đè lên,...

Nếu là rạn, cánh tay có thể không bị biến dạng nhưng vẫn gây nhiều đau đớn và cần có biện pháp khắc phục. Nặng hơn là trường hợp bị gãy, lúc này đầu gãy có thể sẽ đâm vào da hoặc gây trật khớp.

Khi bị gãy, có thể xuất hiện một số dấu hiệu điển hình, chẳng hạn:

  • Cẳng tay đau nhức và cảm giác này ngày càng tăng lên.
  • Nếu không khắc phục, cảm giác đau lan rộng, thậm chí có thể xuất hiện thêm hiện tượng sưng, nề, tê bì không chỉ tại bàn tay mà cả ngón tay, cánh tay, đồng thời là hiện tượng biến dạng, cong vẹo.
  • Cánh tay sẽ không thể thực hiện được các hoạt động thông thường như giơ lên, cầm nắm, dù là vật có khối lượng nhẹ.
  • Nghiêm trọng hơn, khi di chuyển cánh tay, có thể thấy các mảnh xương gãy bị trồi ra. Nếu chúng đâm vào các mô mềm, sẽ gây chảy máu.

Chỏm xương trụ còn gọi là gì năm 2024

Đau đớn là cảm giác phổ biến khi xương nứt gãy

Đau cổ tay trụ

Các nguyên nhân có thể dẫn tới gồm:

  • Viêm khớp, chấn thương dây chằng, sụn.
  • Xương cổ tay hoặc gần cổ tay bị gãy.
  • Tổn thương, viêm dây thần kinh, dây chằng.
  • Khối u xuất hiện.

Lúc này, có thể người bệnh sẽ bị:

  • Cảm giác đau ở cổ tay hoặc gần cổ tay, nhất là khi cử động.
  • Ngón út đau, tê bì.
  • Khả năng vận động bị suy giảm.

Loãng xương

Là hiện tượng không chỉ gặp tại bộ phận này mà còn có thể ở rất nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đây thông thường là hiện tượng lão hóa tự nhiên song cũng có thể do:

  • Bị mắc một số bệnh về tiêu hóa, nội tiết hoặc bệnh di truyền.
  • Từng bị viêm khớp hay chấn thương hoặc đang điều trị ung thư.
  • Hậu quả của việc uống một số loại thuốc như: aspirin hoặc lợi tiểu trong một thời gian dài.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải hiện tượng loãng xương có thể kể đến như:

  • Đau là triệu chứng sớm và điển hình.
  • Việc thực hiện các hoạt động, nhất là mang vác, cầm nắm trở nên khó khăn.
  • Thiếu sự linh hoạt, tăng nguy cơ gãy, nứt.

3. Có thể tăng sức khỏe xương trụ qua các phương pháp nào?

Tăng cường sức khỏe cơ thể nói chung, xương trụ nói riêng có thể nói là mong muốn của nhiều người. Để đạt được mục đích này, bạn nên duy trì việc thực hiện các biện pháp sau:

Qua dinh dưỡng

Ăn uống lành mạnh là điều tác động lớn tới sức khỏe con người. Trong đó, các loại thực phẩm chẳng hạn: trái cây, rau củ, các loại đậu, ngũ cốc,... rất tốt để phòng chống nhiều loại bệnh tật.

Ngoài ra, với xương, bạn có thể tăng cường thêm sữa chua, phomai, ớt chuông, bông cải xanh,... Đặc biệt, nên bổ sung thêm sữa phù hợp với sức khỏe vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Chỏm xương trụ còn gọi là gì năm 2024

Thực phẩm là phương pháp tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bạn nên uống đủ nước, tránh chất kích thích không có lợi, tránh thuốc lá, tăng thêm thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin, omega 3, các axit béo và khoáng chất,...

Về sinh hoạt hàng ngày

Cùng với tập các môn thể thao hoặc tham gia hoạt động thể dục lành mạnh như: bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh,... bạn cũng cần tránh thực hiện các hành động có thể gây nguy cơ tổn thương, nứt gãy xương, chẳng hạn như: đè nén, nâng đỡ vật quá nặng,...

Đặc biệt, trước khi tập luyện phải có sự khởi động kỹ càng. Nếu thực hiện vận động mạnh, chẳng hạn chạy nhảy, đá bóng, chơi tennis,... bạn cần thận trọng để không gây tổn thương tới xương trụ.

Trong học tập, làm việc, đi đứng hàng ngày, thực hiện đúng tư thế cũng là cách bảo vệ, ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời, nên duy trì mức cân nặng phù hợp.

Kiểm tra sức khỏe xương khớp

Cùng với thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn nên chú trọng cả việc đánh giá, kiểm tra sức khỏe xương khớp. Cùng với đó, bất cứ lúc nào xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đi kiểm tra ngay.

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại như: DEXA scan, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính,... giúp chẩn đoán, điều trị hiệu quả các bệnh lý nội khoa, bệnh lý tự miễn, thủ thuật,... phần cơ xương khớp.

Chỏm xương trụ còn gọi là gì năm 2024

Sức khỏe của phần xương khớp cần được quan tâm, kiểm tra định kỳ

Khi có nhu cầu được kiểm tra, chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan tới sức khỏe xương khớp, quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn.