Công ty cổ phần top fortune warehouse logistics mst

Chỉ huy trưởng thi công sẽ chịu trách nhiệm chung về việc triển khai dự án, quản lý điều hành toàn bộ công tác thi công trên công trường, họp thường kỳ, phối hợp với các đơn vị thi công, báo cáo Ban điều hành dự án của Công ty về tiến độ, chất lượng thi công, mọi diễn biến trên công trường.

Giám sát thi công

Là cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý giám sát, qui trình thi công, các yêu cầu kỹ thuật và công tác An toàn lao động, Có trách nhiệm đôn đốc đội thi công chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đề ra, cũng như giám sát chất lượng kỹ thuật và tiến độ của công trình.

Đội triển khai thi công

Gồm đội trưởng phụ trách một nhóm thi công có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Quản lý chỉ đạo cùng các công nhân lành nghề với nhiều kinh nghiệm triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị được giao như bảng điện, thanh dẫn điện, đã từng tham gia nhiều khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên ngành.

Đội thi công thực hiện phần lớn các công việc diễn ra trên công trường như: Tiếp nhận và khảo sát hiện trường, cải tạo mạng cáp, phòng đặt thiết bị, lắp đặt và đấu nối hệ thống thiết bị

Bộ phận cung ứng vật tư

Chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các thiết bị vật tư theo đúng chủng loại và số lượng phục vụ các đội thi công. Cung cấp đủ và kịp thời các vật tư chính, vật tư phụ đưa vào thi công.

Đội bảo vệ

Quản lý toàn bộ thiết bị thi công tại công trường. Đảm bảo công tác an ninh an toàn, vệ sinh thi công tại công trường cho tất cả các đội…đôn đốc nhắc nhở kỹ sư và công nhân tuân thủ các Biện pháp an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

Bộ phận bốc xếp, vận chuyển, xe nâng

Chịu trách nhiệm vận chuyển vật tư máy móc thi công đến chân công trình, đưa tất cả các thiết bị đến các vị trí để sẵn sàng thi công lắp đặt.

Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

Chịu Trách nhiệm hỗ trợ toàn bộ các vấn đề kỹ thuật cho công trường, Phối hợp với Kỹ thuật của Chủ đầu tư, Tư vấn Thiết kế, Hãng cung cấp thiết bị, các nhà thầu liên quan… để bàn và giải quyết các vấn đề vướng mắc kiên quan đến kỹ thuật. Hỗ trợ tài liệu, bản vẽ, giấy tờ…cho công trường.

II.BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT BUSWAY

Để đảm bảo yêu cầu tiến độ công trình, căn cứ vào khối lượng công việc trong dự án, Đơn vị thi công đưa ra trình tự công việc triển khai thi công cơ bản như sau:

Khảo sát và tiếp nhận hiện trường

Giai đoạn này, đội khảo sát sẽ thu thập thêm các thông tin liên quan nơi lắp đặt thiết bị như các bản vẽ vê mặt bằng lắp đặt thiết bị, cũng như các yêu cầu đặc biệt của khách hàng và các tính năng kỹ thuật đặc biệt của thiết bị nhằm đánh giá chính xác các yêu cầu, lên kế hoạch lắp đặt chi tiết phù hợp với từng vị trí lắp đặt, phù hợp với cơ sở hạ tầng thiết bị sẵn có của công trình.

Sau khi khảo sát hiện trường, đơn vị thi công sẽ trình Ban QLDA duyệt phương án cắt phá, bắn tíckê nỡ bê tông tại các tuyến ngang trục Busduct, đảm bảo cho việc lắp đặt tuyến thanh dẫn Busduct không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình cũng như các hệ thống khác.

Phối hợp cùng Ban QLDA lập biên bản bàn giao tin mốc thi công cũng như các vị trí chính thức lắp đặt hệ thống tủ điện và tuyến thanh dẫn ngang, tuyến đứng của tòa nhà

Công tác chuẩn bị vật tư, kiểm tra an toàn thiết bị thi công, biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công

Chuẩn bị vật liệu

+ Căn cứ vào bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt, kiểm tra khối lượng, chủng loại vật tư được cấp:

  • Thanh dẫn
  • Giá đỡ thanh dẫn trục ngang (sắt U50 hay V50 như bản vẽ hanger chi tiết lắp đặt).

+ Chuẩn bị phụ kiện căn cứ vào tình hình thực tế của công trình:

  • Chuẩn bị vít nở, bulong, tán để lóc kê giá đỡ sau khi lắp đặt, tizen 12 (chủng loại phù hợp lắp giá đỡ thanh dẫn trục ngang…).

Kiểm tra an toàn thiết bị thi công

+ Kiểm tra điện trở cách điện.

+ Chọn biện pháp thi công thích hợp với địa hình hiện trạng.

+Tùy từng vị trí của công trình mà có thể dùng máy hay sức người.

Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công

+Lắp biển báo cảnh giới hành lang an toàn trong quá trình nâng hạ thiết bị

+Đội mũ và trang thiết bị bảo hộ lao động.

+Đào tạo an toàn trong từng công tác lắp đặt thực tế tại hiện trường.

Thi công lắp đặt thiết bị

Vận chuyển thanh dẫn tại tầng đến vị trí thi công (Sử dụng xe nâng(nếu có) hay sức người)

Đơn vị thi công sử dụng xe nâng(nếu có) hay người xếp các kiện chứa thanh dẫn trong kho hàng. Các kiện hàng được đánh số thứ tự và mã số để thuận lợi cho việc lấy các thanh dẫn ra lắp đặt không bị nhầm lẫn.

Để tránh làm trầy xước bề mặt của thanh dẫn trong quá trình vận chuyển thanh dẫn. Đơn vị thi công đã lắp dựng xe nâng hàng thích hợp với địa hình tại công trường. Xe nâng hàng sử dụng balăng vừa có chức năng để nâng thanh dẫn ra khỏi kiện và đồng thời vận chuyển.

Lắp đặt thanh dẫn điện Busway

Các công việc trước khi lắp đặt

  • Chuẩn bị và lắp dàn giáo, thang leo tại vị trí tủ điện và Máy Biến Áp để giảm thiểu tối đa trường hợp đứng lên tủ và MBA.
  • Dùng tời (Balăng) hoặc sức người để chuyển thanh busway lên cao độ tại vị trí thi công.
  • Kết nối busway với tủ điện để định vị được tuyến đi của busduct và cố định vị trí này.
  • Treo thanh ren và giá đỡ Busway.
  • Kết nối các thanh busway lại theo thứ tự số ghi trong bản vẽ đến đầu cực MBA. (Theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất)
  • Kiểm tra cách điện giữa các thanh bên trong thanh dẫn, thanh và vỏ bằng megaohm.

Nâng hạ thanh dẫn điện Busway

Có 3 phương án.

PA1. Lắp đặt thanh dẫn dùng 2 balăng, tải trọng kéo mỗi balăng = 1 tấn.

  • Cố định balăng xích trên trần bê tông: dùng 4 nở thép và bích thép 150x150x7 để treo 1 balăng.
  • Treo 2 balăng xích tại vị trí chuẩn bị lắp thanh dẫn busway theo chiều dài của thanh.
  • Thanh dẫn được kéo lên bằng 2 balăng, balăng nâng đều hai đầu thanh dẫn đến khi đủ độ cao thì cố định ngay thanh dẫn bằng giá treo.

PA2. Dùng máy tời.

  • Cố định dòng dọc trên trần bê tông: dùng 4 nở thép và bích thép 150x150x7 để treo 1 balăng.
  • Thanh dẫn được kéo lên bằng máy tời đặt tại sàn đến khi đủ độ cao thì cố định ngay thanh dẫn bằng conson hoặc giá treo.

PA3. Dùng sức người.

+Di chuyển các thanh dẫn lên dàn giáo sau đó hai người nâng đỡ thanh busway và một người ở vị trí kết nối để lắp busway vào dung khớp.

  • Lắp thanh dẫn tiếp theo cũng bằng phương pháp tương tự như trên.
  • Kết nối 2 thanh dẫn với nhau: Dùng bộ dụng cụ của hãng Seimens để kéo 2 thanh dẫn khớp lại với nhau.
  • Dùng clê ống để vặn chặt bulong tại khớp nối thanh dẫn.
  • Đo điện trở cách điện sau khi lắp đặt xong mỗi thanh dẫn.
  • Lắp các yếm bảo vệ tại các vị trí khớp nối giữa các thanh.

Một số bước cần được thực hiện đối với việc lắp đặt các thiết bị nói chung

Bước 1:

  • Kiểm tra điện trở cách điện cho các thiết bị.
  • Kiểm tra các thông số chính của thiết bị.
  • Thiết lập cấu hình cho các thiết bị trước khi lắp đặt nếu cần thiết.

Bước 2:

Xác định chính xác vị trí lắp đặt các thiết bị. Bước này có thể tiến hành song song với bước 1.

Bước 3:

Kiểm tra các thông số kỹ thuật trước và sau khi đấu nối thiết bị.

Bước 4:

Kết nối toàn bộ các thiết bị vào trong hệ thống, đồng thời cập nhật các thông số kỹ thuật vào trong hồ sơ quản lý hệ thống.

Bước 5:

Tiến hành lắp đặt các thiết bị và đo thông tuyến.

Bước 6:

Sau khi đo đạc, kiểm tra chất lượng nếu đạt yêu cầu tiến hành các bước tiếp theo cho việc đấu nối hòa mạng hệ thống tủ cấp điện và tủ phân phối điện.

Bước 7:

Hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật cho các thiết bị của hệ thống quản lý nhà máy đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, bảo trì và bảo dưỡng đối với toàn bộ hệ thống sau này.

Bước 8:

Tổ chức nghiệm thu công trình.

Bàn giao sau khi lắp đặt

  • Đảm bảo đúng vị trí lắp đặt.
  • Kỹ thuật lắp đặt
  • Đo điện trở cách điện

III.CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giải pháp kỹ thuật thi công, lắp đặt thiết bị.

  • Thiết bị được chuyển đến nơi giao nhận, đúng theo chủng loại, cấu hình đã nêu trong hợp đồng.
  • Khi tiến hành lắp đặt, các cán bộ kỹ thuật sẽ nghiên cứu kỹ bản thiết kế kỹ thuật đồng thời kiểm tra các vật tư, thiết bị và công dụng phục vụ trong việc thi công, đặc biệt là công cụ để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Một số yêu cầu để thiết bị có thể triển khai hoạt động tốt:

  • Các thiết bị được cung cấp phải được sử dụng đúng mục đích yêu cầu như đã được đưa ra trong hợp đồng. Môi trường làm việc của các thiết bị cần đảm theo các yêu cầu của nhà sản xuất như: Nhiệt độ, độ ẩm....