Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch của Quý Khách hàng, MBS triển khai các phương thức giao dịch trực tuyến 24/7 chỉ cần kết nối internet. Quý khách có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi thông qua các phương thức giao dịch trực tuyến của MBS: MBS Mobile app, S24, Plus24. Ngoài ra, Quý khách có thể gọi điện thoại đến Tổng đài Contact24 để yêu cầu đặt lệnh hoặc đến các Chi nhánh/ Phòng giao dịch của MBS để đặt lệnh trực tiếp.

1. Quy định giao dịch chứng khoán cơ sở:

  • Quy định giao dịch của HSX: Click vào đây để xem chi tiết
  • Quy định giao dịch của HNX: Click vào đây để xem chi tiết
  • Quy định giao dịch UPCOM: Click vào đây để xem chi tiết

2. Các kênh giao dịch trực tuyến cơ sở:

  • MBS Mobile App: Công cụ giao dịch tiện lợi, nhanh chóng thực hiện mọi nơi, mọi lúc trên điện thoại. Quý khách tải ứng dụng về điện thoại, máy tính bảng với các hệ điều hành phổ biến như iOS và Android theo đường link: Tại đây
  • S24: Nền tảng giao dịch chứng khoán hiện đại mang lại những trải nghiệm ưu việt cho Quý khách tại địa chỉ https://s24.mbs.com.vn. Quý khách đăng nhập bằng số tài khoản và mật khẩu tài khoản chứng khoán đã đăng ký tại MBS.
  • Plus24: Bảng giá giao dịch thế hệ mới tích hợp các tính năng phân tích dữ liệu thị trường, tín hiệu và bộc lọc hỗ trợ quyết định đầu tư. Quý khách truy cập địa chỉ https://plus24.mbs.com.vn để sử dụng Bảng giá giao dịch thế hệ mới.
  • Contact24: tổng đài giao dịch và chăm sóc Khách hàng của MBS. Quý khách liên hệ 19009088 nhánh 3 để gửi yêu cầu lệnh đặt cho nhân viên giao dịch.

Hướng dẫn sử dụng trên các kênh giao dịch trực tuyến: Tại đây

3. Hướng dẫn sử dụng Lệnh điều kiện cơ sở:

Hướng dẫn sử dụng Lệnh điều kiện cơ sở: Click vào đây để xem chi tiết

4. Hướng dẫn đặt lệnh giao dịch thỏa thuận

Nhằm đáp ứng các nhu cầu về giao dịch của Quý khách tại MBS, MBS đã triển khai tính năng Đặt lệnh giao dịch thỏa thuận, theo đó Quý khách hàng có thể chủ động nhập lệnh trên nền tảng giao dịch trực tuyến https://s24.mbs.com.vn/ cụ thể như sau:

Bảng giá chứng khoán là nơi cập nhật liên tục những diễn biến mới nhất của thị trường chứng khoán. Việc hiểu rõ cách đọc bảng giá chứng khoán là điều mà mỗi nhà đầu tư cần phải nắm vững. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được những diễn biến mới nhất của các sàn chứng khoán. Từ đó, bạn sẽ gia tăng khả năng đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình thị trường.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản, dễ hiểu

Màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Bảng giá chứng khoán của DNSE với nhiều tính năng dành cho nhà đầu tư

Bảng giá chứng khoán được thể hiện qua 4 màu chủ đạo: Vàng, Đỏ, Xanh lục (xanh lá cây), Xanh nước biển (lơ), Tím. Mỗi màu sắc lại phản ánh một sự thay đổi về giá khác nhau, trong đó:

  • Vàng: Giá không thay đổi so với giá tham chiếu (giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất)
  • Đỏ: Giá giảm so với giá tham chiếu
  • Xanh lục: Giá tăng so với giá tham chiếu
  • Xanh lơ: Giá giảm tối đa trong một phiên giao dịch
  • Tím: Giá tăng tối đa trong một phiên giao dịch

Mức giá tăng và giảm tối đa trong mỗi phiên giao dịch (tương đương với màu tím và xanh lơ) được tính toán dựa trên biên độ dao động giá của 3 sàn chứng khoán. Cụ thể, biên độ trên các sàn như sau:

  • Sàn HSX (HOSE): +-7%
  • Sàn HNX: +-10%
  • Sàn UPCOM: +-15%

Các thành phần trong bảng giá chứng khoán

Mã chứng khoán (Mã CK)

Mã chứng khoán là cột bên trái ngoài cùng trên bảng điện. Mỗi công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ được cấp một mã cổ phiếu gồm 3 ký tự để dễ phân biệt, thường sẽ là tên viết tắt của các công ty đó.

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) có mã cổ phiếu là CTG.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Mã chứng khoán là cột nằm ngoài cùng bên trái trên bảng giá

Một dạng mã có nhiều chữ cái như E1VFVN30 là chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục ETF. Loại quỹ này mô phỏng thụ động theo một chỉ số nhất định. Bạn có thể giao dịch chứng chỉ quỹ ETF này như một mã cổ phiếu cơ sở.

Ngoài các mã cổ phiếu có 3 chữ cái và các mã ETF, cột Mã chứng khoán còn có một số mã gồm nhiều chữ cái khác (như trong hình bên dưới). Đây là các mã chứng quyền được các công ty chứng khoán phát hành. Nhà đầu tư có thể giao dịch các chứng quyền này với mức giá rẻ hơn so với các mã cổ phiếu thông thường.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Một số mã chứng quyền có trong bảng giá chứng khoán

Xem thêm: Bảng giá chứng quyền là gì? Chứng chỉ quỹ ETF là gì?

Không chỉ vậy, khi bạn nhấn vào một mã cổ phiếu bất kỳ, giao diện bảng giá sẽ mô tả toàn bộ những thông tin quan trọng về cổ phiếu đó. Tiêu biểu có thể kể đến như đồ thị giá, độ sâu thị trường, lịch sử và biểu đồ khớp lệnh,…

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Chi tiết về mã cổ phiếu FPT trên bảng giá chứng khoán

PTS (Tỉ lệ ảnh hưởng đến chỉ số VN30)

Cột PTS mô tả ảnh hưởng của 30 cổ phiếu tới chỉ số VN30. Bạn có thể xem được chi tiết từng cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số chung. Cột PTS hiện chỉ có trên bảng giá chứng khoán VN30.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Ảnh hưởng của từng cổ phiếu tới chỉ số VN30

Như hình trên, cổ phiếu MBB góp phần làm tăng chỉ số VN30 lên 1.16 điểm. Trong khi đó, sự sụt giảm của cổ phiếu HPG khiến VN30 giảm 1.49 điểm. Thông tin này sẽ giúp bạn có góc nhìn chi tiết hơn về sự thay đổi của chỉ số VN30 trong mỗi phiên giao dịch.

TC (Tham chiếu)

Đối với 2 sàn HSX (HoSE) và HNX, là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất và được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ dao động giá cổ phiếu. Còn với sàn UPCoM, loại giá này được tính theo bình quân giá quyền (trung bình cộng của toàn bộ mức giá giao dịch lô chẵn trong phiên giao dịch gần nhất).

Giá của mỗi cổ phiếu sẽ được tính bằng thông số hiển thị trong Cột TC – Trần – Sàn sẽ được tính như sau:

Giá hiển thị x 1.000 = Giá thực tế

Giả sử: Vào ngày 7/6/2022, cổ phiếu ACB trên sàn HSX có giá tham chiếu hiển thị trên bảng giá là 25.30 (tương đương 25.300 đồng/cp). Như vậy, cổ phiếu này cũng có giá đóng cửa là 25.300 đồng vào phiên giao dịch trước đó.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Cột Giá tham chiếu được thể hiện với giá màu vàng

Giá trần (Trần)

là mức giá tối đa mà cổ phiếu có thể tăng trong một phiên giao dịch. Như đã đề cập phía trên, mức giá trần phụ thuộc vào việc cổ phiếu được niêm yết trên sàn nào.

Ví dụ: Mã BID nằm trong rổ VN30 có giá tham chiếu được hiển thị là 34.55 (tương đương 34.550 đồng/cp). Biên độ dao động giá của sàn là +-7%. Như vậy, mức giá trần của BID trong phiên giao dịch này là:

34.550 + (34.550 x 7%) = 36.950 đồng

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Cột Giá trần có giá màu tím

Giá sàn (Sàn)

Ngược lại với giá trần là mức giá tối đa mà cổ phiếu có thể giảm trong 1 phiên. Đây là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt mua hoặc bán trong phiên giao dịch đó.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Giá sàn được thể hiện qua màu xanh lơ

Tổng khối lượng khớp lệnh (Tổng KL)

Cột này thể hiện tổng số lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong phiên. Khối lượng khớp lệnh cho ta biết tính thanh khoản của mỗi cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thực tế bằng số hiển thị nhân với 100.

Ví dụ: Cột Tổng KL của mã BID hiển thị 724,10. Điều này có nghĩa là tổng số lượng cổ phiếu BID đã được giao dịch tính đến thời điểm đó là: 724,10 x 10 = 724,100 (bảy trăm hai mươi bốn nghìn một trăm) cổ phiếu.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Tổng khối lượng khớp lệnh được hiển thị như trên.

Khớp lệnh (Giá/ KL /+-)

Cột Khớp lệnh (nằm chính giữa bảng giá) gồm 3 yếu tố:

  • Giá: thể hiện mức giá đang được khớp trong phiên hoặc cuối ngày
  • KL (Khối Lượng): Khối lượng cổ phiếu tương ứng với giá khớp
  • +/- : thể hiện mức thay đổi giá so với giá tham chiếu
    Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
    Cột Khớp lệnh nằm chính giữa bảng giá chứng khoán

Ngoài ra, bạn có thể bấm vào mũi tên trái hoặc phải ở cột +/- để có thể theo dõi sự thay đổi về tỉ lệ phần trăm của giá đang được khớp so với giá tham chiếu.

Bên mua

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Bên mua hiển thị 3 mức giá cao nhất đang chờ được khớp lệnh, cùng với khối lượng mua của 3 mức giá đó

Các cột Bên mua hiển thị 3 mức giá cùng với khối lượng (3 cột KL 1, KL 2, KL 3) tương ứng đang chờ khớp lệnh. 3 cột giá xuất hiện trên bảng điện là các mức giá cao nhất mà nhà đầu tư đang đặt lệnh mua. Các mức giá này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên với Cột giá 1 là giá cao nhất, tiếp theo đó là Giá 2 và Giá 3. Các mức giá tiếp theo sẽ không xuất hiện trên bảng giá.

Như hình trên, 3 mức giá cao nhất mà nhà đầu tư đặt mua cho mã cổ phiếu BID là 34.45 (Cột 1); 34.50 (Cột 2) và 34.45 (Cột 3).

Bên bán

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Bên bán cũng hiển thị 3 mức giá và khối lượng như Bên mua

Ngược lại với bên mua, Cột Bên bán hiện 3 mức giá được nhà đầu tư đặt bán thấp nhất. Các mức giá cao hơn sẽ không xuất hiện trên bảng điện. Những mức giá này sẽ thay đổi liên tục trong phiên giao dịch và sẽ dừng lại khi kết thúc phiên.

Giá Cao – Trung bình (TB) – Thấp

Cột này mô tả mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và mức giá trung bình đã được khớp trong phiên. Tuy nhiên, Giá cao nhất và Giá thấp nhất chưa chắc là giá trần và giá sàn.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Cột Giá thể hiện 3 mức giá được khớp lệnh trong phiên

Dư mua – dư bán

Trong phiên giao dịch, các nhà đầu tư đặt ra rất nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, Bảng giá chứng khoán chỉ hiện 3 mức giá gần với mức khớp lệnh nhất. Chính vì vậy, Cột Dư mua – dư bán mô tả tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Khi hết phiên, Cột Dư mua – Dư bán sẽ tổng hợp lại toàn bộ khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

Ví dụ: Trong hình dưới đây, mã ADC được đặt lệnh mua 500 cổ phiếu ở giá 22.000; 1,400 cổ phiếu ở giá 23.000 và chưa được khớp lệnh. Nhà đầu tư không đặt thêm các mức giá khác cho mã cổ phiếu này. Như vậy, số lượng cổ phiếu bên mua đang chờ khớp là 1,900. Vì vậy, Cột Dư mua hiển thị khối lượng chưa khớp là 1,90.

Tương tự như vậy, Cột Dư bán cũng thể hiện tổng khối lượng chờ khớp là 80 (tương đương với 800 cổ phiếu).

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Cột Dư mua – Dư bán hiển thị số liệu trên sàn HNX và UPCOM

Do áp dụng công nghệ mới, vậy nên sàn HNX và UPCOM sẽ hiện thông số trên Cột Dư mua – Dư bán. Tuy nhiên, với bảng giá HSX (HoSE), Cột Dư mua – Dư bán sẽ không hiển thị. Bạn chỉ có thể xem được 3 mức giá gần nhất với giá khớp lệnh tại phần Bên mua – Bên bán.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Bảng giá HSX (HoSE) không hiện dữ liệu bên cột Dư mua – Dư bán

Xem thêm: Cách đọc bảng giá chứng khoán HNX Cách đọc bảng giá chứng khoán HOSE
  • Cách đọc bảng giá chứng khoán UPCOM

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Cột ĐTNN mô tả khối lượng cổ phiếu mà Nhà đầu tư nước ngoài đã được khớp lệnh trong phiên giao dịch. Trong đó:

  • Cột Mua thể hiện số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đã mua
  • Cột Bán thể hiện số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đã bán

Ví dụ: Trong hình dưới đây, cổ phiếu CTG đã được Nhà đầu tư nước ngoài mua với khối lượng 899,30 x 10 = 899,300 cổ phiếu và đã bán ra với khối lượng 222,80 x 10 = 222,800 cổ phiếu.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Ngoài ra, khi bạn bấm vào mũi tên trái hoặc phải cạnh Cột Mua – Bán, giao diện sẽ chuyển sang Cột Room. Đây là cột mô tả khối lượng cổ phiếu còn lại mà Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua vào. Lý do là bởi họ chỉ được nắm giữ một tỷ lệ nhất định cho mỗi mã cổ phiếu.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Ví dụ: Như hình trên, Cột Room của cổ phiếu HPG hiển thị 1,252,200,53. Điều này có nghĩa Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua thêm tối đa 1,252,200,530 (một tỷ hai trăm năm mươi hai triệu hai trăm nghìn năm trăm ba mươi) cổ phiếu HPG. Trong khi đó, Cột Room của cổ phiếu MWG không hiện thông tin gì, như vậy cổ phiếu này đã kín room. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được sở hữu thêm cổ phiếu MWG nữa.

Các chỉ số thị trường mặc định

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Các biểu đồ và chỉ số chứng khoán được thể hiện rõ ràng tại Bảng giá chứng khoán EntradeX

Chỉ số VN30

Chỉ số VN30 mô tả biến động giá của các cổ phiếu trong rổ VN30 – nhóm 30 doanh nghiệp hàng đầu đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) TP.HCM – HoSE.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Chỉ số VN30 trên Bảng giá chứng khoán Entrade X

Chỉ số VN-Index

Chỉ số VN-Index thể hiện sự thay đổi về giá của toàn bộ cổ phiếu đang được niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM (HoSE). Đây là chỉ số được quan tâm hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thậm chí, VN-Index có thể phản ánh được sự thay đổi tổng quan của nền kinh tế nước ta.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Chỉ số VN-Index phản ánh biến động của toàn bộ cổ phiếu trên sàn HOSE

Chỉ số VNX AllShare

VNX AllShare là chỉ số chung, mô tả biến động giá của các cổ phiếu tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP.HCM (HoSE).

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Chỉ số VNX AllShare

Phần biểu đồ của 3 chỉ số này còn cung cấp cho bạn thông tin tổng quan về số lượng mã chứng khoán tăng, giảm và không thay đổi so với giá tham chiếu ngay trong phiên giao dịch.

Ví dụ như trong hình trên, chart VNXALLSHARE vào thời điểm đó đang có 192 mã tăng, 190 mã giảm và 100 mã có giá không thay đổi so với giá tham chiếu. Tương tự như vậy là các mã cổ phiếu thuộc chỉ số VN-Index và VN30.

Chỉ số HNX30

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
HNX30 cũng là một trong những chỉ số được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu

Gần giống với VN30, chỉ số HNX30 mô tả biến động về giá của 30 mã cổ phiếu hàng đầu dựa trên các tiêu chí về vốn hóa, thanh khoản, tỉ lệ free-float và được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

VN30F1M

Biểu đồ VN30F1M thể hiện sự thay đổi về giá của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 01 tháng. Chỉ số này sử dụng chỉ số VN30 làm cơ sở. Vì vậy, mỗi biến động trên thị trường chứng khoán cơ sở, đặc biệt là chỉ số VN30 cũng sẽ ảnh hưởng tới VN30F1M. Đây là biểu đồ được nhà đầu tư phái sinh đặc biệt quan tâm.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Chỉ số VN30F1M rất quan trọng với các nhà đầu tư chứng khoán phái sinh

Biểu đồ tại bảng giá cung cấp các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, khối lượng giao dịch, dư mua, dư bán, xem đường trung bình động (Moving Average) của mã theo các khoảng thời gian. Đối với các mã chứng khoán cụ thể còn có thêm thông tin về dư mua, dư bán của mã theo thời gian thực.

Khác biệt của bảng giá DNSE là khả năng tùy chỉnh toàn bộ khu vực biểu đồ phía trên bảng giá.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Hệ thống biểu đồ trên bảng giá của DNSE cung cấp rất nhiều thông tin trực quan cho nhà đầu tư.

Không còn giới hạn bởi các biểu đồ chỉ số mặc định, nhà đầu tư có thể thay đổi thành biểu đồ giá, khối lượng giao dịch của các mã cổ phiếu, chứng quyền mình quan tâm. Vị trí các biểu đồ nhỏ này cũng có thể thay đổi, điều chỉnh thu phóng để dễ dàng quan sát.

Để thêm biểu đồ vào giao diện, bạn chỉ cần ấn nút cộng, sau đó thêm mã chứng khoán, chỉ số mình quan tâm. Các biểu đồ đều hỗ trợ kéo thả để sắp xếp.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển giao diện của bảng giá từ mặc định thành ưu tiên biểu đồ, ưu tiên quan sát bảng giá tại nút chuyển ở góc phải màn hình.

Giao diện danh mục

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Các danh mục xuất hiện trên Bảng giá chứng khoán Entrade X

Trên bảng giá chứng khoán Entrade X có những danh mục cố định sau:

  • Bảng giá chứng khoán VN30
  • Bảng giá chứng khoán HSX (HoSE)
  • Bảng giá chứng khoán HNX
  • Bảng giá chứng khoán UPCOM
  • Bảng giá phái sinh hợp đồng tương lai chỉ số VN30
  • Bảng giá giao dịch lô lẻ (cả 2 sàn HNX và HSX)
  • Thị trường

Tại giao diện Thị trường, bạn có thể dễ dàng thấy được top 20 cổ phiếu đang có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các chỉ số VN-Index, VN30, HNX, HNX30 ngay trong phiên giao dịch.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
20 mã cổ phiếu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới chỉ số VN-Index

Như ví dụ hình ảnh phía trên, cổ phiếu VCB đang có tác động tích cực nhất tới chỉ số VN-Index. Ngược lại, giá trị cổ phiếu VHM suy giảm đã khiến chỉ số VN-Index giảm gần 1 điểm.

Ngoài ra, bạn có thể thiết lập các danh mục đầu tư cho riêng bạn. Tên của danh mục có thể điều chỉnh qua nút Edit, điều này sẽ giúp bạn theo dõi những mã cổ phiếu mà bạn đang quan tâm.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán
Thoải mái tạo danh mục theo dõi riêng của bạn trên Bảng giá chứng khoán

Theo dõi các diễn biến thị trường

Bảng giá hiện nay của DNSE cho phép nhà đầu tư theo dõi thông tin mới nhất của các mã giao dịch. Thanh thông tin headline luôn được cập nhật theo thời gian thực sẽ mang tới những thông tin mới nhất của các cổ phiếu để bạn không bao giờ bỏ lỡ cơ hội của mình.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ từng thành phần của bảng giá chứng khoán. Hãy mở tài khoản tại đây để bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Giao dịch chứng khoán trọn đời với Entrade X by DNSE

Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ miễn phí Đầu tư thông minh với Entrade X Không thu phí duy trì tài khoản Mở tài khoản miễn phí trong 1 phút

Tải ứng dụng

Hướng dẫn chi tiết giao dịch chứng khoán

Bảng giá chứng khoán DNSE đã cập nhật một số tính năng mới bao gồm tra cứu chi tiết cổ phiếu, cập nhật diễn biến thị trường,…

VN30 là nhóm cổ phiếu có tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, việc đọc hiểu bảng giá VN30 là rất quan trọng.

Mã chứng khoán là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư cần làm quen khi bắt đầu chơi chứng khoán. Vậy mã chứng khoán là gì? Nó được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Có rất nhiều thuật ngữ mới lạ đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của họ là Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì. Nếu bạn cũng nằm trong những người đang có những câu hỏi tương tự thì bài viết này là dành cho bạn.

Upcom là sàn chứng khoán có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường. Để bắt đầu làm quen, hãy tìm hiểu về bảng giá Upcom qua bài viết dưới đây.

HNX là một trong hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán HNX.

HOSE là sàn chứng khoán lớn tại thị trường Việt Nam. Đọc hiểu bảng giá chứng khoán HOSE là bước đầu để bạn thành công trên con đường đầu tư.

VNX AllShare là chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thị trường. Vậy chỉ số VNX AllShare là gì? Nó có vai trò như thế nào?

Dư mua dư bán là một khái niệm quan trọng trong chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật tất cả thông tin liên quan về mã chứng quyền, loại chứng quyền, giá hiện hành.

Nhiều nhà đầu tư khi sử dụng bảng điện thường thắc mắc cột room chứng khoán là gì và hay nhầm lẫn giữa room chứng khoán và “phím hàng”.

Chỉ số HNX30 là gì? HNX30 là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Đầu tư tài chính đang trở thành xu hướng của giới trẻ với nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,…

VN30 là chỉ số của 30 cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), với giá trị vốn hoá thị trường cũng như tính thanh khoản là cao nhất.

Chỉ số VN-Index được tổng hợp và tính toán dựa trên sự biến động giá mỗi ngày của tất cả các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).