Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp thất nghiệp

Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp thất nghiệp

Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là giấy ủy quyền cho người khác nhận thay tiền BHTN. Mẫu giấy ủy quyền này cung cấp các mục cần thiết giúp người ủy quyền thuận tiện hơn trong việc làm giấy ủy quyền BHTN. Vậy, mẫu giấy ủy quyền nào đúng với quy định của pháp luật? Có được ủy quyền cho người khác nhận tiền BHTN không?

MỤC LỤC

  • 1 Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
    • 1.1 Người dân cần hiểu về BHTN
    • 1.2 Có được ủy quyền nhận tiền BHTN không?
  • 2 Mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN
    • 2.1 Hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền BHTN
    • 2.2 Hồ sơ BHTN cần có những giấy tờ gì?
  • 3 Kết luận

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm được nhiều người đang trong thời gian thất nghiệp quan tâm. Để hiểu rõ về loại bảo hiểm này, công dân cần phải biết BHTN là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?- Ảnh minh họa

Xem thêm >> Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp năm 2021

Người dân cần hiểu về BHTN

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 3, Luật việc làm năm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ cho người bị mất việc làm. Đây là khoản bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong thời gian thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận, hỗ trợ một phần tài chính cho người lao động trong thời gian thất nghiệp.

Khi thất nghiệp, người lao động được hưởng các quyền lợi sau:

  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Hỗ trợ tìm kiếm và tư vấn việc làm
  • Hỗ trợ học nghề
  • Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực nghề nghiệp nhằm duy trì công việc.

Như vậy, BHTN đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động trong thời gian thất nghiệp. Đây là khoản phúc lợi phi lợi nhuận mà Nhà nước đem lại cho người dân.

Có được ủy quyền nhận tiền BHTN không?

Căn cứ Khoản 2, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP về ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, dịch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.”

(Theo Khoản 2, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

Bên cạnh đó, tại Khoản 4, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

“4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

(Theo Khoản 4, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

Theo các điều luật trên, người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, không được ủy quyển cho người khác nhận tiền BHTN.

XEM THÊM >> Được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

Mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN

Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật là mẫu số 13- HSB. Mẫu này giúp người hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoàn tất giấy tờ ủy thác cho người khác nhận BHTN thay mình. Mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN thuận tiện và dễ dàng hơn cho người dùng. Tham khảo mẫu dưới đây:

Mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN mới 2021

>> TẢI MẪU GIẤY ỦY QUYỀN NHẬN BHTN

Hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền BHTN

Với mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN trên, người làm đơn chú ý các mục sau:

  • Người ủy quyền và người được ủy quyền: ở 2 mục này người làm đơn phải ghi rõ: họ và tên, số sổ BHXH, loại chế độ BHXH đang hưởng, số CMND,…
  • Thời hạn ủy quyền phải ghi rõ ngày, tháng, năm theo sư thỏa thuận của hai bên. Nếu thời hạn ủy quyền bị bỏ trống thì thời hạn ủy quyền sẽ được xác định là 1 năm kể từ ngày làm giấy ủy quyền.
  • Chữ ký của người ủy quyền và xác nhận của chính quyền địa phương sẽ được chứng thực bởi các cơ quan có liên quan.
  • Sau khi làm giấy ủy quyền nhận BHTN, công dân cần hoàn tất các giấy tờ còn lại.

Hồ sơ BHTN cần có những giấy tờ gì?

Để nhận trợ cấp BHTN người lao động cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Là người lao động tham gia BHTN và đóng BHTN.
  • Đã chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
  • Đủ điều kiện về thời gian đóng BHTN.
  • Đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc các hợp đồng có liên quan.
  • Đủ 12 tháng trong vòng 36 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ.
  • Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ BHTN trừ các trường hợp pháp luật quy định.

Hồ sơ BHTN cần những giấy tờ gì?- Ảnh minh họa

Như vậy, trước khi làm thủ tục nhận BHTN người lao động phải tìm hiểu các yêu cầu trên. Theo đó, căn cứ vào Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sổ BHXH.
  • Bản chính hoặc bản sao giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động như: sa thải, quyết định thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc.
  • Các giấy tờ cá nhân.

Kết luận

Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp chỉ được dùng trong trường hợp nộp hồ sơ hoặc nhận quyết định hưởng chế độ BHTN. Theo đó, người lao động không được ủy quyền cho người khác nhận tiền BHTN. Ngoài ra, khi nộp giấy ủy quyền nhận BHTN cần phải chuẩn bị một số giấy tờ có liên quan. Bên cạnh đó, để nhận được trợ cấp BHTN người lao động cần đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Bài viết mong đem đến thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc.

TIN LIÊN QUAN