Nóng tính phải làm sao

Chăm sóc con trong mùa dịch COVID-19 Chúng ta đều yêu thương con trẻ, nhưng những căng thẳng do dịch COVID-19, lo lắng về tiền bạc và tình trạng cách ly có thể làm chúng ta dễ nổi giận. Đây là cách chúng ta có thể duy trì sự kiểm soát cơn giận của mình để không làm tổn thương những người khác.

Ngăn chặn ngay từ đầu

  • Chúng ta luôn luôn bị căng thẳng và nổi giận vì cùng một thứ/lý do
  • Điều gì làm bạn nổi giận? Khi nào nó xảy ra? Bạn thường phản ứng như thế nào?
  • Hãy ngăn chặn nó ngay từ đầu. Nếu nó xảy ra khi bạn mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi hoặc đi ngủ. Nếu nó xảy ra khi bạn đói, hãy luôn chắc chắn mình ăn cái gì đó. Nếu cảm thấy cô đơn, hãy tìm sự giúp đỡ của ai đó.
  • Hãy tự chăm sóc bản thân. Tham khảo tài liệu "hãy tạm nghỉ" và "kiểm soát căng thẳng" để tìm ý tưởng.
  • Khoa học nghiên cứu về não bộ chỉ ra rằng nếu bạn kiểm soát được cơn giận hoặc làm một việc gì đó tích cực tức là đã góp phần tăng cường sự phát triển não bộ của trẻ. Đó thực sự là một thành công!

Hãy tạm nghỉ

  • Khi bạn cảm thấy tức giận, hãy tự làm mình nguôi trong 20 giây. Thở ra hít vào chậm rãi 5 lần trước khi bạn nói hoặc làm gì
  • Hãy đi ra chỗ khác trong vòng 10 phút để lấy lại sự kiểm soát cảm xúc của bản thân. Nếu bạn có một không gian an toàn của riêng mình ở ngoài trời, hãy đi ra ngoài.
  • Nếu gặp tình huống trẻ không ngừng khóc, bạn hoàn toàn có thể đặt bé nằm xuống một chỗ an toàn và đi đâu đó một lát. Gọi ai đó có thể làm bạn bình tâm lại. Kiểm tra bé sau mỗi 5-10 phút.

Tự chăm sóc bản thân

  • Tất cả chúng ta đều có nhu cầu giao tiếp. Hãy nói chuyện với bạn bè, gia đình và các mạng lưới trợ giúp mỗi ngày.
  • Giảm hoặc bỏ hẳn uống rượu, nhất là khi trẻ còn thức.
  • Bạn có vũ khí hay vật gì đó có thể dùng để đánh người khác không? Hãy khóa chúng lại, giấu đi hoặc để đâu đó bên ngoài nơi ở.
  • Nếu ở nhà không an toàn đối với trẻ, có thể để trẻ ra ngoài tìm kiếm trợ giúp hoặc ở một chỗ khác trong một thời gian tạm thời.

Khủng hoảng dịch COVID-19 không kéo dài vô tận- giờ chúng ta chỉ cần vượt qua giai đoạn này … từng ngày, từng ngày một.

Nhấn vào đây để tải tài liệu

Mọi người chúng ta ai cũng đều tức giận, chỉ khác nhau ở mức độ nóng tính và phản ứng ra sao với cùng một sự việc. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao những người kia được mọi người quý mến và dễ gần gũi còn bạn thì không?

Người nóng nảy nhìn mặt rất xấu và thường bị mọi người chung quanh ngán ngại, lánh xa. Chưa kể người dễ giận dữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường và nếu một người có tiểu sử cao huyết áp mà nóng tính thì hậu quả rất khó lường. Không hiếm những trường hợp có những người đột quỵ thậm chí tử vong chỉ vì bị nhồi máu giữa một cơn giận đùng đùng. Nóng giận gây hại đủ các mặt thậm chí ở những khía cạnh mà bạn không thể ngờ tới. Bạn hãy tin tôi ở điều này!

Nóng tính phải làm sao
Những người dễ nóng giận rất “khó ưa” ngay cả đó làm một em bé

Vậy làm thế nào để ta học được cách kiềm chế cơn giận dữ?

Mỗi người đều có kiểu nóng giận khác nhau và cách thức “cai giận” cũng vì thế mà khác nhau. Hầu hết chúng ta thừa nhận rằng nóng tính là không đúng, không hay và cần điều chỉnh. Tuy nhiên khi gặp chuyện đáng giận lôi đình thì chúng ta chẳng còn nhớ gì nữa mà chỉ muốn “xả” ra một đống ngôn từ, cử chỉ và thái độ đáp trả cho hạ hỏa.

Vậy nên để tập đức tính điềm đạm và khả năng phản ứng tích cực khi xảy ra chuyện dễ nổi nóng cần rất nhiều quyết tâm. Đồng thời ta phải luôn tự nhủ rằng không nên để cơn giận kiểm soát hoàn toàn con người mình vì như thế mọi chuyện đâu lại vào đấy. Ba ngày nhịn nhục nhưng chỉ cần ba giây “lỡ dại” là coi như ta lại trở lại chính cái tôi đáng ghét và đáng trách!

Nóng tính phải làm sao

Cá nhân tôi là một người vô cùng nóng tính. Đã nhiều lần tôi muốn tập thái độ tích cực khi bị chọc giận nhưng lúc làm được lúc không. Nói chúng là rất dễ quên bài học và miệng sẵn sàng thốt ra những lời lẽ chỉ trích nặng nề nhất nhằm vào đối tượng. Và sau khi cảm thấy hả giận, ngồi suy nghĩ lại sự việc thì ôi thôi: “tôi đã làm gì thế này?!”

Nhưng thời gian gần đây tôi thấy bản thân mình có chuyển biến tốt lên sau khi đã nghiệm ra được ba điều như sau.

1. Ngồi tĩnh tâm và thừa nhận rằng mình là một người dễ nổi nóng. Bạn hãy nhìn chung quanh và xem có ai “xấu tính” như mình hay không. Hở một chút là tức giận quát tháo. Chỉ cần một lời nói giỡn chơi, khiêu khích nhẹ hoặc góp ý là cũng khiến ta nổi xung thiên. Khi giận dữ, ta không tự chủ được lời nói và hành động. Bạn thử tưởng tượng hình ảnh mình lúc đang nổi giận như thế nào. Tôi chắc rằng đoạn “video clip” đó không hay ho gì và bạn chẳng bao giờ muốn đưa nó lên Youtube một chút nào!

Để biết rõ mức độ nóng tính của bạn tới đâu, bạn có thể dùng bài trắc nghiệm sự giận dữ này.

2. Hiểu ra rằng tính cách nóng nảy, dễ giận dữ là một điều rất xấu và gây hại cần được loại bỏ. Vẻ mặt hung tợn, nhăng nhúm, mày cau lại và mắt phóng hỏa không thể gọi là đẹp, dễ thương hoặc dễ chịu. Bạn hãy nhớ lại những mối quan hệ cũ của mình đã bị làm hại vì những lời nói và thái độ của bạn lúc giận sôi trước đây. Bạn cũng có thể ân hận vì những việc đáng ra không nên xảy ra: mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, với người nhà, vợ con… Những công việc làm ăn đổ bể, những giây phút cự cãi chỉ trích, những đồ vật bị phá hủy, những mối quan hệ rạn nứt đỗ vỡ… Những cái bợp tai vợ/chồng, con cái hoặc người khác. Nếu những điều này đã chưa từng xảy ra có phải cuộc đời của bạn hạnh phúc hơn nhiều hoặc công việc của bạn đã thành công hơn hẳn hiện nay hay không?

Nóng tính phải làm sao

3. Khao hát học cách kiềm chế bản thân, kiềm chế cảm xúc và không để quên mong muốn này. Bạn hãy nhớ lại ba cơn giận gần đây nhất là gì, nguyên nhân ra sao và nếu bạn không nổi giận thì sự việc đã xảy ra theo chiều hướng nào?

Bạn hãy liệt kê lại các cơn giận này:

1/ Cơn giận thứ nhất:

2/ Cơn giận thứ hai:

3/ Cơn giận thứ ba:

Bạn hãy thành thật với chính mình: những tình huống này tôi có cần thiết phải tỏ ra nóng tính như vậy hay không và nếu tôi kiềm chế bản thân tốt hơn thì điều tốt đẹp nào đã xảy ra?

Dĩ nhiên, bạn cứ quyết tâm rồi sẽ quên khoáy mất và thất bại, rồi lại quyết tâm, rồi lại thất bại… Tôi đã bị bao nhiêu lần như thế. Nhưng nếu bạn chỉ cần tự nhủ và nhớ lại cơn giận gần đây rồi rút kinh nghiệm về nó, bạn sẽ tiến bộ dần lên. Tiếp theo, khi có một sự kiện khiến bạn muốn nổi giận, hãy giành ra nửa giây, vâng chỉ cần chưa đầy một giây đồng hồ cũng đủ để bạn khóa vòi dòng nước sôi nóng nảy từ người bạn thoát ra ngoài. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy bạn có thể quyết định bước ra xa đối tượng gây giận dữ. Hoặc bạn nghĩ nhanh qua đầu hình ảnh nổi giận sắp tới của mình sẽ ra sao theo thông lệ. Bạn cũng có thể nghĩ đến hậu quả, sự tồi tệ mà cơn giận sẽ mang đến cho bạn ra sao nếu bạn không dập tắt nó đi ngay lập tức.

Nóng tính phải làm sao

Đúng vậy, chỉ cần bạn giành ra chưa đến một giây và suy nghĩ một trong những điều trên cũng đủ để giúp bạn nguôi cơn giận. Tôi đã làm như vậy và đạt thành công nhất định khi học cách kiềm chế cơn giận. Bạn hãy tập thử xem thế nào vì bạn biết bạn là người cáu gắt và bạn muốn sửa đổi, có đúng như vậy không thưa bạn?

Nếu bạn trải qua những kinh nghiệm khác và có những cách để kiềm chế cơn nóng giận, bạn vui lòng chia sẻ với tôi và mọi người. Chúng ta cần học tập lẫn nhau, thậm chí lập ra “Hội những người muốn cai giận” trên net, trên Facebook hoặc ngoài đời nếu có thể được.

Bạn vui lòng kể lại câu chuyện và chia sẻ ý kiến của mình bên dưới đây.

Cảm ơn bạn và chúc bạn tìm ra cách kiềm kế cơn tức giận hiệu quả cho bản thân mình!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

VÌ SAO NÊN THA THỨ?

VIDEO CLIP: TẠI SAO CẦN THA THỨ?

Nóng tính phải làm sao