Phim ma khmer 2023

Angelina Jolie làm phim về chế độ Khmer Đỏ.

Bộ phim được Angelina Jolie dàn dựng theo cuốn hồi ký “First They Killed My Father: A Daughter of Cambodia Remembers” xuất bản năm 2000 của Loung Ung. Cuốn hồi ký kể về cuộc sống của người dân Campuchia, đặc biệt là trẻ em dưới thời Khmer Đỏ (1975-1979).

Loung Ung đã trải qua thời Khmer Đỏ khi còn là một đứa trẻ 5 tuổi. Cô và Angelina Jolie cùng viết kịch bản phim này. Bộ phim được quay tại đền Angkor Wat trong hai năm 2015 và 2016. Toàn bộ dàn diễn viên là người Campuchia.

Ông Long Kosal, người phát ngôn của Apsara Authority, cơ quan giám sát quần thể đền Angkor Wat, bày tỏ niềm vui khi phim được chiếu ra mắt tại đây.“Là một người sống sót trong nạn diệt chủng của Khmer Đỏ, tôi vô cùng tự hào khi phim được chiếu tại đây.

Phim gợi lại sự tàn bạo của Khmer Đỏ đối với người dân Campuchia, và đó sẽ là một bài học bổ ích cho các thế hệ trẻ,” ông Kosal nói.

Angelina Jolie yêu mến Xứ Chùa Tháp kể từ khi cô trở thành Đại sứ thiện chí của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) năm 2001.

Jolie đã sáng lập một tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa ở các vùng nông thôn Campuchia và nhận một cậu bé nước sở tại làm con nuôi - bé Maddox. Angelina Jolie cho biết Maddox đã hỗ trợ cô rất nhiều trong việc nghiên cứu và thực hiện bộ phim “First They Killed My Father”.

Đây là bộ phim thứ tư do Angelina Jolie làm đạo diễn. Trước đó, cô đã sản xuất 3 bộ phim chính kịch chiến tranh “In the Land of Blood and Honey” (2011), “Unbroken” (2015) và “By the Sea” (2015).

  • Giải trí
  • Phim
  • Chuyện màn ảnh

Thứ tư, 20/9/2017, 00:14 (GMT+7)

"First They Killed My Father" sẽ đại diện Campuchia dự thi hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc".

Hội đồng chọn phim dự Oscar của Campuchia công bố thông tin ngày 18/9. Kết quả này không nằm ngoài dự đoán của báo giới Âu Mỹ sau khi tác phẩm được khen ngợi ở Liên hoan phim Telluride (Mỹ) đầu tháng 9. Đạo diễn Angelina Jolie có quốc tịch Mỹ và Campuchia, còn phim được quay ở đất nước này với các diễn viên bản địa nói tiếng Campuchia. Như vậy, phim đủ điều kiện đại diện đất nước này tranh tài năm sau.

* Em bé Campuchia bị bắt đi lính trong phim mới của Jolie

Phim ma khmer 2023
Quang cảnh khu đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, một trong những kỳ quan khảo cổ của thế giới sẽ được hé lộ với toàn bộ sự tráng lệ và bí mật, khi bộ phim định dạng IMAX mới có tên “Angkor 3D: Đế chế đã mất của Campuchia” mở cửa đón khách tại Rạp IMAX thuộc Trung tâm Khoa học Mỹ vào ngày 16/2 tới.

Khán giả sẽ được du ngoạn qua những khu rừng tới một thành phố cổ từng phát triển rực rỡ nhưng sau đó lại đột ngột bị rơi vào quên lãng.

Các nhà khảo cổ, nhà khoa học và các nhà thám hiểm thời hiện đại giúp vén màn bí mật này.

Bộ phim sẽ được sản xuất và trình chiếu với định dạng IMAX cho chất lượng hình ảnh tốt nhất thế giới.

Angkor 3D là một chuyến phiêu lưu ấn tượng, trong đó có sự giao cắt giữa khoa học, sự thần bí và nền văn minh cổ xưa. Khán giả có thể lần ra manh mối của những bí mật cổ của khu đền Angkor cùng với các nhà khoa học và khảo cổ học bằng những phương pháp tài tình và công nghệ tối tân.

Hàng nghìn ngôi đền và công trình tôn giáo thuộc Công viên khảo cổ Angkor có thể cạnh tranh với các Kim tự tháp ở Ai Cập cả về quy mô và tham vọng.

[Người Nhện giành lại "ngôi vương" từ bộ phim kinh dị Tiếng thét]

Đế chế Khmer kéo dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15 và trong thời kỳ thịnh vượng nhất, lãnh thổ của đế chế này trải dài ở Đông Nam Á. Angkor - thủ phủ của đế chế Khmer - từng là trung tâm đô thị rộng lớn nhất thời tiền cách mạng công nghiệp của thế giới.

Vào cuối thế kỷ 16, thủ phủ của đế chế Khmer một thời hào quang này bị tàn phá và bỏ quên giữa rừng. Trong 150 năm, rất nhiều chuyên gia đã cố gắng tìm ra lời giải và nhiều giả thuyết được đặt ra.

Hơn 1.000 ghi chép được khắc trên tường đá ngoài ô cửa của các ngôi đền vẫn còn đó nhưng việc người dân rời khỏi Angkor không phải là lý do duy nhất giải thích cho sự sụp đổ của đế chế Khmer.

Angkor Wat là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới, từng là nơi thờ cúng hàng nghìn năm và vẫn là một trong những chốn linh thiêng của đạo Hindu và đạo Phật./.