Số tín chỉ tích lũy là gì năm 2024

Thời học phổ thông, chắc hẳn là các bạn đã quen với cách tính điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm, nhưng khi lên đến đại học thì các bạn sẽ học theo hệ thống tín chỉ và sẽ có cách tính điểm riêng. Vậy cách tính điểm theo hệ thống tín chỉ như thế nào, mời các bạn tham khảo nội dung sau đây:

1. Đánh giá điểm học phần (môn học)

– Điểm học phần được đánh giá dựa trên các điểm đánh giá thành phần bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp; điểm đánh giá phần thực hành (nếu có), điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm tiểu luận, bài tập lớn và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó điểm thi kết thúc học phần có trọng số không dưới 50%. – Đối với các học phần thực hành, sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm học phần thực hành là điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành. – Các điểm thành phần và điểm học phần được đánh giá theo thang điểm 10 và làm tròn tới 01 chữ số thập phân. – Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần do Giám đốc Học viện phê duyệt. – Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. – Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

– Thang điểm 10: là thang điểm tiện ích, được sử dụng cho các điểm thành phần của học phần. Các bảng ghi điểm thành phần (điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi kết thúc học phần, điểm bài thí nghiệm, thực hành…) được sử dụng thang điểm 10 (từ 0 đến 10). – Thang điểm 4: là thang điểm chính thức, trong đó điểm chữ (A, B, C, D, F) được sử dụng cho điểm học phần và đươc quy đổi từ thang điểm 10 theo Bảng dưới đây:

TT Thang điểm 10 Điểm quy đổi sang điểm chữ Thang điểm 4 a) Loại đạt 1 9,0 – 10,0 A+ 4,0 2 8,5 – 8,9 A 3,7 3 8,0 – 8,4 B+ 3,5 4 7,0 – 7,9 B 3,0 5 6,5 – 6,9 C+ 2,5 6 5,5 – 6,4 C 2,0 7 5,0 – 5,4 D+ 1,5 8 4,0 – 4,9 D 1 b) Loại không đạt 1 Dưới 4,0 F 0

Nếu sinh viên có học phần bị điểm F thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường.

Điểm trung bình tích lũy

• Theo học kỳ, theo năm học, hoặc từ đầu khóa học. • Là cơ sở đánh giá chung về tiến độ học tập và học lực. • Là cơ sở xếp hạng khi tốt nghiệp.

Điểm trung bình tích lũy = ∑ (Điểm học phần x Số tín chỉ của học phần)/Tổng số tín chỉ tích lũy

Ví dụ có bảng điểm sau:

Môn học Số tín chỉ Điểm hệ 4 Cách tính Môn A – HKI 2 4 2 x 4 = 8 Môn B – HKI 3 3 3 x 3 = 9 Môn C – HKII 4 4 4 x 4 = 16 Cộng 9

33

Điểm trung bình tích lũy: 33/9 = 3.67

3. Xếp hạng học lực của sinh viên:

Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học và xét tốt nghiệp căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy từ 1,00 đến 2,00
  • Kém: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,00

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về cách tính điểm theo hệ thống tín chỉ và xếp loại bằng tốt nghiệp đại học. Chúc các bạn luôn đạt thành tích cao trong học tập.

Theo đó, đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ là phương thức đào tạo theo từng nội dung học tập được thiết kế thành những mô-đun, môn học, người học được chủ động lựa chọn mô-đun, môn học theo quy định của nhà trường để tích lũy cho tới khi hoàn thành khối lượng mô-đun, tín chỉ quy định trong chương trình.

Số tín chỉ tích lũy là gì năm 2024

Cơ sở giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ tổ chức lớp học như thế nào?

Theo Điều 28 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

Tổ chức lớp học
1. Lớp học được tổ chức theo từng môn học, mô-đun dựa vào đăng ký học tập của người học ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng người học tối thiểu cho mỗi lớp học lý thuyết, thực hành đảm bảo điều kiện tổ chức đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng bảo đảm lớp học tích hợp, thực hành không quá 18 người học đối với nghề bình thường; không quá 10 người học đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Tùy điều kiện thực tế, một năm có thể tổ chức từ 2 - 3 học kỳ, gồm học kỳ chính và học kỳ phụ. Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải học, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần gồm thời gian thực học và thời gian thi. Học kỳ phụ không bắt buộc phải học, trong học kỳ phụ người học học các môn học, mô-đun chậm tiến độ ở học kỳ chính, hoặc học lại các môn học, mô-đun chưa đạt, hoặc để cải thiện điểm số, hoặc học vượt các môn học, mô-đun có ở các học kỳ sau nếu trong học kỳ phụ có lớp. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 6 tuần gồm thời gian thực học và thời gian thi.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ tổ chức lớp học như sau:

- Lớp học được tổ chức theo từng môn học, mô-đun dựa vào đăng ký học tập của người học ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng người học tối thiểu cho mỗi lớp học lý thuyết, thực hành đảm bảo điều kiện tổ chức đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng bảo đảm lớp học tích hợp, thực hành không quá 18 người học đối với nghề bình thường; không quá 10 người học đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Tùy điều kiện thực tế, một năm có thể tổ chức từ 2 - 3 học kỳ, gồm học kỳ chính và học kỳ phụ. Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải học, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần gồm thời gian thực học và thời gian thi. Học kỳ phụ không bắt buộc phải học, trong học kỳ phụ người học học các môn học, mô-đun chậm tiến độ ở học kỳ chính, hoặc học lại các môn học, mô-đun chưa đạt, hoặc để cải thiện điểm số, hoặc học vượt các môn học, mô-đun có ở các học kỳ sau nếu trong học kỳ phụ có lớp. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 6 tuần gồm thời gian thực học và thời gian thi.

Đăng ký khối lượng học tập tại cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ ra sao?

Căn cứ Điều 29 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Đăng ký khối lượng học tập
1. Trước mỗi học kỳ, người học phải đăng ký học tập theo quy chế đào tạo của trường. Khối lượng học tập người học đăng ký trong mỗi học kỳ như sau:
a) Khối lượng học tập tối thiểu không nhỏ hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập;
b) Khối lượng học tập tối đa không quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập;
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với học kỳ phụ.
2. Người học được đăng ký học lại môn học, mô-đun có lần thi cuối đạt điểm D theo quy định tại Điều 31 của Thông tư này để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
3. Khối lượng đăng ký học tập của người học theo từng học kỳ được ghi vào phiếu đăng ký học do nhà trường lưu giữ.

Như vậy, trước mỗi học kỳ, người học phải đăng ký học tập theo quy chế đào tạo của trường. Khối lượng học tập người học đăng ký trong mỗi học kỳ như sau:

+ Khối lượng học tập tối thiểu không nhỏ hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập;

+ Khối lượng học tập tối đa không quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập;

+ Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với học kỳ phụ.

- Người học được đăng ký học lại môn học, mô-đun có lần thi cuối đạt điểm D theo quy định tại Điều 31 của Thông tư này để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.

- Khối lượng đăng ký học tập của người học theo từng học kỳ được ghi vào phiếu đăng ký học do nhà trường lưu giữ.

Lưu ý: Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH chỉ áp dụng cho cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Số tín chỉ đã tích lũy là gì?

Số tín chỉ tích lũy (TCTL) là tổng số tín chỉ của các môn học sinh viên đã đăng ký, đã học và có điểm tổng kết đạt yêu cầu (kể cả các môn học được bảo lưu, miễn học, miễn thi). Mỗi mã số môn học có điểm đạt (ít nhất 01 lần đạt) được tính 01 lần vào số TCTL.

1 tín chỉ là bao nhiêu?

Một tín chỉ được quy định tương đương 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận. Phụ thuộc vào quy định của từng trường Đại học, 1 tín chỉ tương đương với 1,42 - 3 tín chỉ của hệ thống ECTS.

Rớt bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ băng?

Mặc dù trượt môn sinh viên có thể học lại, tuy nhiên số lượng tín chỉ bị trượt vượt quá phần trăm quy định sẽ bị hạ bậc bằng. Theo quy định hiện tại, sinh viên bị trượt quá 5% tổng số tín chỉ sẽ bị hạ bậc bằng tốt nghiệp.

1 học kỳ là bao nhiêu tín chỉ?

Tải về Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT - 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học được xếp hạng học lực trung bình trở lên; - 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những người học đang trong thời gian bị xếp hạng học lực trung bình yếu.