Tại sao đo huyết áp 2 tay khác nhau

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết họ phát hiện những “bằng chứng mạnh mẽ” cho thấy sự chênh lệch huyết áp giữa 2 cách tay có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn, theo Evening Express.

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Hypertension. Nhóm khoa học đã phân tích dữ liệu của gần 54.000 người, được thu thập từ 24 nghiên cứu khác nhau.

Việc kiểm tra huyết áp ở cả 2 tay bằng máy đo huyết áp thông thường là rất dễ, chi phí thấp và có thể thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế.

Sự chênh lệch huyết áp tâm thu ở 2 cánh tay có thể là dấu hiệu cảnh báo động mạch đang hẹp dần hoặc xơ cứng, tiến sĩ Chris Clark, người dẫn đầu nghiên cứu và đang là chuyên gia tại Trường Y khoa Đại học Exeter (Anh), cho biết.

Trong khi đó, động mạch hẹp và xơ cứng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc chết sớm.

“Chúng tôi tin rằng chênh lệch 10 mmHg huyết áp tâm thu giữa 2 cánh tay được xem là giới hạn của mức bình thường”, giáo sư Victor Aboyans, một trong những tác giả nghiên cứu và đang là chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Đại học Dupuytren (Pháp), cho biết.

Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 cánh tay trên mức 10 mmHg là dấu hiệu cảnh báo với sức khỏe. Nghiên cứu phát hiện từ 10 mmHg, chênh lệnh huyết áp càng cao thì nguy cơ xuất hiện cơn đau tim, đột quỵ càng sớm.

Các bằng chứng cho thấy nếu chênh lệch huyết áp giữa 2 cánh tay từ mức 15 mmHg trở lên thì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và mọi nguyên nhân khác.

Nhóm nghiên cứu tin rằng những phát hiện mới cần được đưa vào các khuyến cáo sức khỏe và đánh giá lâm sàng trong tương lai. Việc này sẽ giúp nhiều người được khám và điều trị tốt hơn trong tương lai, nhờ đó giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và tử vong, theo Evening Express.

Tin liên quan

Huyết áp là số liệu quan trọng nhất trong các số liệu sức khỏe vì nó biểu thị sức khỏe của hệ thống tim và mạch máu. Các loại bệnh khác cho dù khó trị đi nữa cũng còn cho thời gian để y học tìm cách khắc phục.Tim mạch mà có vấn đề thì đôi khi nó đánh gục một cơ thể khỏe mạnh trẻ trung chỉ trong vài phút đồng hồ và y học không kịp trở tay.

Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị tai biến dù đã được khám sức khỏe định kỳ đều đặn là tình trạng chênh lệch huyết áp ở hai tay. 

Tại sao đo huyết áp 2 tay khác nhau

 Ở Việt Nam hiện nay, thói quen đo huyết áp chỉ ở một tay khá phổ biến. Tùy theo vị trí được sắp xếp cố định của người đo và người được đo ở trong các cơ sở y tế mà bệnh nhân chỉ được đo huyết áp bên tay trái hoặc phải mà thôi. Nếu đi nơi khác thì lại có thể được đo HA ở tay bên kia. Vì vậy BN thường hay phát biểu rằng “ở chổ này nói là HA cao bắt uống thuốc, chổ kia lại nói là HA bình thường….”. Thực chất là sao? Sao lại có sự bất đồng giữa hai nơi như vậy?

 Vẫn biết rằng đo HA bởi 2 người khác nhau, bằng 2 máy khác nhau, thời điểm đo khác nhau thì trị số HA có thể khác nhau. Nhưng khó có thể chấp nhận sự chênh lệch xa đến mức bác sĩ phải đưa ra hai chỉ định mâu thuẩn nhau đến thế.

Đó là vì có nhiều trường hợp BN bị trở ngại một bên vùng động mạch cánh tay-đầu. Khi một bên bị trở ngại thì não bên đó bị thiếu máu, lập tức nó gởi tín hiệu về tim yêu cầu tim tăng cường máu cho nó. Tim nhận lệnh, thế là co bóp mạnh hơn để bên não bị thiếu có đủ máu để hoạt động. Thế là cánh tay bên kia vô tình bị nâng cao áp lực máu tạo ra sự chênh lệch HA ở hai tay. Chính xác hơn nữa là chênh lệch huyết áp ở hai bán cầu não.

Thế là hể uống thuốc HA thì bên này bình thường mà bên kia lại bị hạ thấp,đương nhiên việc tự điều chỉnh lại xảy ra; cứ thế HA không thể ổn định được…. Và rõ ràng vấn đề không được giải quyết đúng.

Thế là BS đổi thuốc hoặc BN đổi BS. Cứ thế…cho đến khi BN chán nãn hoặc lơ là với hiện trạng HA của mình.

Nếu chỉ đo HA ở một tay, tình hình này sẽ không được phát hiện. Thế là, một ngày nào đó BN bị tai biến, thật là oan uổng!!

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Đó là phải đo HA cho cả hai tay trái và phải. Nếu thấy hai tay chênh lệch nhau hơn 10 số thì cần đo lại mỗi bên 2 lần. Vì có khi BN hồi hộp khiến HA thể hiện không đúng. Đo tay này rồi tay kia, lập lại quy trình 2 lần như thế thì BN sẽ giãm hồi hộp và HA được thể hiện tương đối đúng với thể trạng của họ. Có khi đo xong lượt thứ nhì thì HA hai tay gần như nhau.

Nhưng nếu trị số HA 2 tay chênh nhau hơn 10 số thì làm sao?

Bạn hãy làm như sau:

Tại sao đo huyết áp 2 tay khác nhau

Day với dầu bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ (156 -+, 38 -+, 7 -+, 50, 37, 3 -+, 61 -+, 290 -+, 16 -+, 26), sau đó dùng cây cào nhỏ cào vùng sơn căn, vùng ấn đường cùng bên tay có HA thấp hơn (vùng giữa 2 mắt và giữa hai đầu lông mày). Nếu không có cây cào mini thì bạn có thể dùng đầu que dò quẹt hai nơi này nhiều lần cho đến khi thấy da vùng này mềm mại hẳn). Đến đây, đo lại HA bạn sẽ thấy trị số ở 2 tay sẽ bằng nhau hoặc sự chênh lệch giãm rõ rệt. Nếu tình hình không được cải thiện là bạn gặp một trường hợp phức tạp rồi đó. Hãy chuyển BN đến cơ sở y tế để họ giải quyết nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm để giải quyết.

Ở đây, tôi đưa ra ví dụ HA tay trái là 120/70, HA tay phải là 150/70 (chênh nhau 30 số). Phần bộ huyệt là cố định, chỉ thay đổi vùng sơn căn và ấn đường cho phù hợp với bên có trị số HA thấp mà thôi.

Sài Gòn, 2009Lương y: Tạ Minh

 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  

Chào bạn,

Huyết áp khi đo ở hai bên tay có thể bằng nhau hoặc chênh lệch. Tuy nhiên nếu chênh lệch thì thường sẽ dưới 10mmHg. Trường hợp của bố bạn, chỉ số huyết áp 2 cánh tay khác nhau khá lớn (30mmHg) thì cần đi thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Ví dụ, một số người bị hẹp mạch máu ở tay sẽ có huyết áp ở hai bên cánh tay chênh lệch nhiều.

Ngoài vấn đề chỉ số huyết áp 2 bên cánh tay của bác chênh lệch nhiều, bạn còn chia sẻ bác bị bệnh động mạch vành. Cộng thêm độ tuổi của bác là 65 thì thực sự con số 140/90 mmHg là hơi cao. Với những người bệnh tăng huyết áp kèm bệnh động mạch vành, huyết áp nên được kiểm soát ở mức 130/80mmHg hoặc thấp hơn. Vì thế trong lần đi khám này, gia đình cũng cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc điều trị phù hợp hơn.

Người bị tăng huyết áp và bệnh động mạch vành sẽ có nguy cơ bị dày thất trái và suy tim rất cao. Do đó, ngoài thuốc điều trị của bác sĩ, bạn nên tham khảo bổ sung cho bác các sản phẩm thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang để ngăn ngừa các biến chứng này. Ích Tâm Khang là sản phẩm đã được Viện 108 kiểm chứng về hiệu quả ngăn ngừa suy tim. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sản phẩm giúp tăng hiệu quả giảm huyết áp và hạn chế tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra.

Đã có rất nhiều người bệnh tăng huyết áp như bố bạn đã sử dụng Ích Tâm Khang và cải thiện sức khỏe tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh như thế trong video sau đây.

Ông Đào (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm điều trị tăng huyết áp, suy tim

Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số 0964.781.912 - 0983.103.844.

Tại sao đo huyết áp 2 tay khác nhau

Thân mến!

Chỉ số huyết áp của một cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đánh giá sức khỏe tổng thể: Chỉ số huyết áp là tiêu chí cơ bản không thể thiếu trong tất cả hồ sơ sức khỏe cá nhân, muốn có sức khỏe bình thường bắt buộc chỉ số huyết áp phải trong giới hạn bình thường; Người mắc tăng huyết áp đối diện nguy cơ cao đối với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận... ngay cả khi bạn đang sở hữu một thân hình cân đối, cường tráng và tràn đầy năng lượng.

Cách xác định tăng huyết áp

Các hướng dẫn của các Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế hiện nay cũng quy định khi chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mmHg được chẩn đoán là tăng huyết áp. Chỉ số trước (trên) được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, giúp đánh giá áp lực bơm máu của tim; chỉ số sau (dưới) gọi là chỉ số huyết áp tâm trương, hay huyết áp tối thiểu là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.

Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo (Bộ Y tế Việt Nam):

Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình: huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg.

Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ (trung bình 24 giờ): huyết áp tâm thu > 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >80 mmHg.

Tự đo tại nhà (đo nhiều lần): huyết áp tâm thu > 135 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >85 mmHg.

Để xác định chỉ số huyết áp chuẩn xác, bạn nên đo huyết áp ở tay nào?

Các hướng dẫn của các Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế hiện nay khuyên các nhân viên y tế đo huyết áp ở cả hai cánh tay cho người đến khám, kết quả chọn số đo nào cao hơn làm chỉ số huyết áp chính thức. Nhưng điều này có nhiều người hay bỏ qua.

Tại sao đo huyết áp 2 tay khác nhau
Nên đo huyết áp ở cả hai tay và ghi lại để so sánh.

Nếu chỉ số huyết áp hai tay chênh trên 10 mmHg có vấn đề gì không?

Thường kết quả đo huyết áp hai cánh tay ít chênh lệch hoặc chênh không quá 10 mmHg là trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng sự chênh lệch huyết áp giữa hai cánh tay có liên quan đến kết quả sức khỏe kém hơn.

Một nghiên cứu mới đây đã có phát hiện chi tiết hơn về điều này. Nghiên cứu do Đại học Exeter, Anh quốc đã hợp nhất dữ liệu từ 24 nghiên cứu toàn cầu để tạo ra cơ sở dữ liệu của gần 54.000 người. Những người tham gia nghiên cứu đến từ châu Âu, Mỹ, châu Phi và châu Á, và tất cả đều có sẵn thông tin về kết quả đo huyết áp ở cả hai cánh tay. Thông tin này đã được theo dõi trong hơn 10 năm, bao gồm thống kê số người chết, cơn đau tim và đột quỵ đã xảy ra và ghi nhận trong quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu kết luận rằng, cứ mỗi mmHg chênh lệch là tăng thêm nguy cơ bị đau thắt ngực, cơn đau tim hoặc đột quỵ (dự đoán trong 10 năm tới). Sự chênh lệch huyết áp giữa hai cánh tay càng cao thì nguy cơ tim mạch càng lớn, vì vậy việc đo cả hai cánh tay thực sự rất quan trọng. Thông tin mới này có thể dẫn đến sự thay đổi các hướng dẫn quốc tế liên quan về bệnh tăng huyết áp, có nghĩa là có thể xác định được nhiều bệnh nhân có nguy cơ hơn.

Lời khuyên của bác sĩ

Kết luận, bạn nên đo huyết áp cả hai tay khi kiểm tra huyết áp của bản thân. Nếu có nhân viên y tế đo, trường hợp huyết áp hai tay chênh lệch trên 10 mmHg, bạn sẽ được tư vấn và tầm soát làm rõ thêm. Trường hợp bạn tự đo ở nhà, nếu thấy huyết áp hai tay chênh lệch trên 10 mmHg, bạn nên trao đổi sớm với bác sĩ để được tư vấn và phát hiện sớm các bất thường tiềm ẩn cũng như các nguy cơ về sức khỏe.