Tại sao tiêm vaccine vào bắp tay

Đa số chúng ta có một vết sẹo trên cánh tay, là bằng chứng không thể chối cãi về quá khứ “đã từng trải qua đau khổ”, ấy là vết sẹo để lại do mũi kim tiêm vắc-xin. Nhưng tại sao vết sẹo này lại nằm trên tay nhỉ? Chẳng nhẽ bác sĩ không thể tiêm nơi khác? Theo lời Phó Giáo sư Elizabeth Richards hiện đang công tác tại Đại học Purdue, đây là lời lý giải khoa học đằng sau việc này.

Điều đầu tiên cần lưu ý, hầu hết, chứ không phải tất cả, các vắc-xin được tiêm vào cơ bắp. Kỹ thuật này có tên chuyên ngành là “tiêm bắp - intramuscular injection”. Một số vắc-xin được đưa vào cơ thể qua đường uống, một số khác lại được tiêm dưới da.

Vậy tại sao đa số vắc-xin được tiêm vào bắp? Cụ thể, tại sao lại vào vị trí cơ delta?

Tại sao tiêm vaccine vào bắp tay

Cơ bắp có tế bào miễn dịch

Cơ là địa điểm nhận vắc-xin lý tưởng, bởi lẽ các mô cơ chứa những tế bào miễn dịch quan trọng. Chúng có khả năng nhận ra các antigen, những mảnh của virus/vi khuẩn có trong vắc-xin, vốn có thể kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

Với vắc-xin COVID-19 đã và đang được tiêm toàn cầu, cơ thể con người không được nhận antigen mà là một “bản hướng dẫn” sản xuất antigen. Những tế bào miễn dịch trong mô cơ sẽ nhận những antigen này, đưa chúng vào hạch bạch huyết. 

Hạch bạch huyết là một trong những bộ phận đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng sở hữu một lượng lớn tế bào miễn dịch mang khả năng nhận dạng angiten trong vắc-xin và khởi động quá trình tạo kháng thể. Bởi lẽ con người sở hữu một cụm hạch bạch huyết nằm ngay dưới nách, gần khu vực cơ delta, nên tín hiệu sẽ không mất thời gian chạy khắp cơ thể để khởi động chu trình miễn dịch.

Tại sao tiêm vaccine vào bắp tay

Cơ bắp sẽ giúp khoanh vùng hoạt động “phát thuốc”

Mơ cơ sẽ giữ cho phản ứng với vắc-xin nằm gọn trong một khu vực, khi mà việc tiêm vắc-xin vào bó cơ delta sẽ khiến vùng được tiêm sưng hoặc nhức mỏi. Một số loại vắc-xin được tiêm vào mô mỡ sẽ khiến vùng được tiêm sưng tấy, bởi lẽ mô mỡ ít được tiếp máu và làm việc hấp thụ thành tố vắc-xin khó khăn hơn vài lần. Một số vắc-xin kèm tá dược cần phải được tiêm vào mô cơ để tránh hiện tượng sưng tấy, bởi lẽ tá dược có thể gây ra nhiều phản ứng phụ.

Kích cỡ cơ cũng ảnh hưởng tới việc cơ thể nhận vắc-xin. Người lớn và trẻ trên ba tuổi nhận vắc-xin qua bắp tay, trong khi đó trẻ nhỏ hơn sẽ được tiêm vắc-xin ở giữa đùi, bởi lẽ cơ tay của trẻ vẫn chưa đủ phát triển để nhận thuốc. Ngoài lý do trên, việc người lớn cởi quần chỉ để nhận vắc-xin cũng sẽ khiến quá trình tiêm thêm … phức tạp.

Tại sao tiêm vaccine vào bắp tay

Đa số chúng ta đã được tiêm phòng đầy đủ nhiều tháng sau khi lọt lòng, đã quên mất cảm giác được tiêm thuốc dù vết sẹo vẫn còn hiện hữu trên bắp tay. Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sẽ là cơ hội để bạn sống lại những giây phút tuổi thơ của nước mắt và “kiến cắn”. 

Có lẽ, khi may mắn được nhận vắc-xin COVID-19, bạn sẽ không còn được dỗ dành ngon ngọt như khi còn bé đâu. Nhưng ít ra, bây giờ bạn đã hiểu tại sao bác sĩ lại quyết định tiêm thuốc vào bắp tay như vậy.

BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Cho tới nay, trong lịch sử tiêm vaccine, chỉ có tiêm ngừa lao là được yêu cầu tiêm bên tay trái, lý do không phải do tiêm bên tay trái thì ngấm thuốc hơn tay phải. Nguyên nhân chính là các bác sĩ, nhân viên y tế sau này sẽ tìm bên tay trái xem có vết sẹo hay không, nếu có vết sẹo là có hiệu quả. Nếu chúng ta tiêm bên tay phải, sau này nếu có kiểm tra bên tay trái thì lại không thấy có sẹo. Còn với các loại vaccine khác thì miễn sao chúng ta tiêm vào cơ Delta trên vai là được, không phân biệt tay trái hay tay phải.

Thêm một chia sẻ nữa, có người không muốn chích bên tay trái hoặc tay phải là do họ có thói quen ngủ nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải. Nếu nằm nghiêng bên trái thì chích bên tay phải và ngược lại. Vì khi nằm nghiêng thì có thể bị đau 1 chút, có người nghĩ như vậy thôi. Còn việc tiêm thì bên tay nào cũng được, đều cho hiệu quả như nhau.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn bạn.

10/12/2021 14:30 (GMT+7)

        Chuyên gia khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào đùi sẽ giảm nguy cơ viêm cơ tim         Hà Nội (TTXVN 10/12)--         Các chuyên gia y tế của Hong Kong (Trung Quốc) ngày 9/12 khuyến nghị nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech vào bắp đùi thay vì vào bắp tay nhằm giảm nguy cơ viêm cơ tim sau tiêm.            Các chuyên gia cố vấn chiến lược ứng phó với đại dịch của Hong Kong (Trung Quốc) ngày 9/12 cho biết thay đổi vị trí tiêm phòng có thể khiến vaccine của Pfizer/BioNTech an toàn hơn cho mọi lứa tuổi. Một trong các chuyên gia khuyến nghị các nước nên coi đây là một yêu cầu để tiêm cho trẻ em.

Khuyến nghị trên được đưa ra sau khi cơ quan y tế ra thông cáo báo chí khẳng định "chưa thể kết luận mối liên hệ giữa việc tiêm phòng với hiện tượng viêm cơ tim sau tiêm".


 Ủy ban chuyên gia đến nay đã xem xét 49 ca tử vong, được ghi nhận trong 14 ngày sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Không ca nào trong số này được xác nhận có liên quan đến việc tiêm phòng, trừ một ca đang cần thêm thông tin trước khi kết luận. 
 Phát biểu với báo giới, Giáo sư Ivan Hung Fan-ngai, một thành viên ủy ban trên, cho biết chưa thể loại trừ khả năng một người phụ nữ 66 tuổi tử vong 16 ngày sau khi tiêm vaccine của Pfizer có qua đời vì viêm cơ tim liên quan đến vaccine. Theo giáo sư, điều kiện sức khỏe của bà có thể liên quan đến parvovirus, một loại virus truyền nhiễm khác có thể gây ra cùng những vấn đề về tim mạch.
Giáo sư Ivan Hung nhấn mạnh để tránh các trường hợp viêm cơ tim liên quan đến vaccine, nên tiêm vào đùi thay vì vào cánh tay, áp dụng với mọi độ tuổi. Ông nói: "Vị trí tiêm nên xa tim hơn và vaccine phải đi qua mạch bạch huyết ở bẹn. Rất ít kháng nguyên của vaccine có thể truyền đến tim".
Cố vấn dịch bệnh của chính quyền Hong Kong, Giáo sư Yuen Kwok-yung cũng cho rằng tiêm vào bắp đùi là lựa chọn an toàn hơn đối với mọi độ tuổi khi sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, và điều này đặc biệt quan trọng với lứa tuổi thanh niên. Giáo sư Yuen kêu gọi cần đưa ra quy định về việc này, đồng thời cảnh báo nhóm tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech. Giáo sư Yuen gợi ý nên để cho các nhóm tuổi khác nhau chọn cách tiêm vào đùi hay bắp tay.
Đến nay, Hong Kong đã ghi nhận 83 ca viêm cơ tim sau khi tiêm phòng, trong đó có 34 em từ 12-15 tuổi. 
Từ tháng 9, Ủy ban khoa học hỗn hợp thuộc Trung tâm bảo vệ sức khỏe, cơ quan cố vấn chiến lược tiêm phòng của chính quyền Hong Kong, khuyến nghị nên tiêm vào đùi "để cẩn trọng". Ủy ban viện dẫn các nghiên cứu nói rằng việc tiêm vào đùi có thể "giảm thiểu các tác dụng phụ của vaccine", dù khuyến nghị này chủ yếu hướng đến đối tượng thanh thiếu niên. Giới trẻ cũng được khuyến nghị tiêm 1 mũi vaccine của Pfizer thay vì liều tiêu chuẩn gồm 2 mũi nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch./.

Bích Liên

Lưu ra file

Chương trình vaccine đang được triển khai rất khẩn trương trên thế giới. Nhưng có một điều có lẽ sẽ khiến nhiều người phải tò mò khi nhắc đến: Tại sao chúng ta đều được tiêm ở cánh tay? Vì sao không phải là ở bộ phận khác? Bắp chân? Đùi? Rồi... mông thì sao?

Thực ra có những lý do hết sức ý nghĩa đằng sau câu chuyện này.

Đầu tiên cần phải nói rõ rằng các loại vaccine sẽ có những cách khác nhau để đưa vào cơ thể. Như vaccine virus rota thuộc dạng uống. Một số khác được tiêm dưới da, như vaccine bệnh sởi, rubella, quai bị (viêm tuyến nước bọt). Tuy nhiên, đa số các vaccine hiện nay đều sẽ được tiêm vào phần bắp.

Tại sao tiêm vaccine vào bắp tay

Bởi vì bắp là nơi có những tế bào miễn dịch

Cơ bắp thực sự là nơi tuyệt hảo để tiêm vaccine, bởi các bó cơ chứa những tế bào miễn dịch quan trọng. Chúng có khả năng nhận ra kháng nguyên do vaccine đưa vào, nhằm kích thích hệ miễn dịch phản ứng.

Với trường hợp của vaccine Covid-19 thì hơi khác một chút. Nó không đưa kháng nguyên vào, mà quản lý sản xuất kháng nguyên. Việc tiêm vaccine vào cơ bắp sẽ giúp cố định thuốc, cho phép tế bào miễn dịch có đủ thời gian để cảnh báo và chuyển thông tin đến các tế bào khác, bắt hệ miễn dịch phải hoạt động.

Tại sao tiêm vaccine vào bắp tay

Sau đó tế bào miễn dịch trong cơ bắp sẽ thu nhặt lấy phần kháng nguyên sản xuất được, và gửi chúng đến hạch bạch huyết - phần quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Hạch bạch huyết chứa nhiều tế bào miễn dịch hơn để nhận diện kháng nguyên và buộc cơ thể sản sinh kháng thể.

Bởi vậy khi tiêm vaccine, phải chọn khu vực nào gần với hạch bạch huyết. Chẳng hạn như tiêm vào cơ delta, vì nó gần với hạch bạch huyết ở nách. Hoặc tiêm vào đùi, vì hạch bạch huyết nằm ở bẹn.

Các bó cơ có khả năng kìm hãm phản ứng của vaccine trong phạm vi cục bộ.

Nếu vaccine được tiêm vào tế bào mỡ (như tại mông), có khả năng phản ứng viêm nhiễm sẽ gia tăng rất nhanh bởi mỡ có rất ít máu được cung cấp, khiến việc hấp thụ vaccine cũng kém hẳn đi. Các loại vaccine có thêm tá dược bổ trợ để đẩy mạnh phản ứng với kháng nguyên sẽ buộc phải tiêm vào cơ để hạn chế sự kích ứng và viêm nhiễm khó chịu.

Tuy nhiên, kích thước của cơ bắp cũng quyết định vị trí có thể tiêm. Chẳng hạn, người lớn và trẻ em trên 3 tuổi sẽ được tiêm vào bắp tay. Trẻ em dưới 3 tuổi phải tiêm vào đùi, vì phần bắp tay vẫn còn quá nhỏ.

Tiêm ở bắp tay là lựa chọn nhanh nhất và hợp lý nhất

Trong một đại dịch đòi hỏi tiêm chủng toàn diện và công khai, thì yếu tố cần xét đến là sự tiện dụng của công chúng. Liệu bạn có sẵn sàng cởi bỏ quần áo trước vô số con mắt đang nhìn vào? Câu trả lời hẳn là không.

Hơn nữa, việc tiêm chủng cũng cần phải thực hiện nhanh chóng. Vậy nên, tiêm vào bắp tay là lựa chọn tiết kiệm thời gian nhất.

Nguồn: Science Alert