Thương thảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Ấn Độ”.

Chương trình có sự tham dự của ông Bùi Trung Thướng, tham tán Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ ông T.K.Pandey. Giám đốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ; ông Yogesh Gaba chuyên gia về Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST), Luật Hải quan, Chính sách Ngoại thương (FTP) và Đặc khu Kinh tế, và nhiều đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ.

Phát biểu khai mạc, ông Pandey đã chỉ ra rằng, thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ với việc Ấn Độ vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với UAE và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh. Dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc Xuất xứ theo Hiệp định Thương mại - CAROTAR năm 2020). CAROTAR được ban hành bởi Ban Thuế Trung ương và Hải quan ngày 21 tháng 8 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 9 năm 2020. CAROTAR 2020 nhằm bổ sung các thủ tục chứng nhận xuất xứ hiện có được quy định trong các hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Hiệp định Thương mại Ưu đãi, Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện.

Thương thảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Diễn giả chính của chương trình là ông Yogesh Gaba đã trình bày những quy định, điều khoản chính của CAROTAR 2020. Để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ (COO) cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết. CAROTAR cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên, doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng thì sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.

Theo Quy tắc 3, CAROTAR 2020, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo hiệp định thương mại, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải (a) kê khai, ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu (Bill of Entry) về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (b) ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng; (c) xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi; và (d) nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.

Ông Yogesh cũng lưu ý trong trường hợp nếu Chứng nhận về xuất xứ (COO) không được xuất trình tại làm tờ khai hải quan (Bill of Entry) thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung COO trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi. Bên cạnh đó, ông Yogesh nhấn mạnh những yêu cầu về COO hết sức nghiêm ngặt, ví dụ, nếu trong lô hàng có 15 loại sản phẩm, nhưng chỉ 1 loại sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về COO thì toàn bộ 14 sản phẩm còn lại cũng đều không được chấp thuận.

Chương trình hội thảo đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia thảo luận giữa diễn giả và những người tham dự. Nhằm mục tiêu mang lại những hiệu quả thiết thực và đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của các doanh nghiệp trong các chương trình kế tiếp, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị doanh nghiệp Việt Nam gửi những đề nghị cụ thể, trên cơ sở đó Thương vụ sẽ làm việc với các chuyên gia, đối tác Ấn Độ để tổ chức những chương trình phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu từ phía các doanh nghiệp.

1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

3. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

6. Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.

7. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

8. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.

9. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này.

10. Tỷ lệ Phần trăm giá trị là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng. Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu không thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất ra hàng hóa.

11. Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

12. Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu.

13. Đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.

14. Sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

15. Nguyên liệu là bất cứ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, hoặc kết hợp tự nhiên thành một hàng hóa khác, hoặc tham gia vào quy trình sản xuất ra một hàng hóa khác.

16. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại Chương III Nghị định này.

17. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

II. ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN KHÁC:

1. Giấy chứng nhận xuất xứ thường được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.2

2. Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản nêu cụ thể quốc gia mà tại đó hàng hóa được trồng, được sản xuất, được chế biến hay lắp ráp.3