Tiêu chí tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan Công an năm 2022

Tiêu chí tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan Công an năm 2022

CAND nâng cao chất lượng cải cách hành chính phục vụ nhân dân

Dự thảo Thông tư nêu rõ nguyên tắc quy định tiêu chí cải cách hành chính (CCHC) và xác định chỉ số CCHC trong CAND. Quy định tiêu chí CCHC đảm bảo đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn CCHC trong CAND.

Xác định chỉ số CCHC bằng điểm số cụ thể, gắn với từng nội dung tiêu chí và có tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình cụ thể đối với những nội dung không có tài liệu kiểm chứng kèm theo.

Xác định chỉ số CCHC trong CAND đảm bảo đa chiều, lồng ghép các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thuộc chức năng của Bộ Công an đang triển khai thực hiện; đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan trong xác định chỉ số CCHC.

8 tiêu chí khung

Dự thảo Thông tư quy định về 8 tiêu chí khung bao gồm: 1- Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; 2- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; 3- Cải cách thủ tục hành chính; 4- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; 5- Cải cách chế độ công vụ; 6- Cải cách tài chính công; 7- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; 8- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ các tiêu chí cụ thể về CCHC của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thang điểm đánh giá, xác định Chỉ số CCHC tối đa là 100 điểm. Trong đó, các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 100 điểm. Đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 80 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 20 điểm.

Đối với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tự đánh giá tối đa 75 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 13 điểm; đánh giá qua việc lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương: tối đa 7 điểm.

Về nội dung xếp loại, công bố và sử dụng kết quả chỉ số CCHC, dự thảo Thông tư quy định theo hướng căn cứ kết quả thẩm định chỉ số CCHC của Công an các đơn vị, địa phương, Cục Pháp chế và CCHC, tư pháp dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt chỉ số CCHC trong CAND với các mức xếp loại như sau:

- Tổng số điểm đạt được từ 95 điểm trở lên, tương ứng với chỉ số CCHC từ 95% trở lên: xếp loại Xuất sắc.

- Tổng số điểm đạt được từ 80 điểm đến dưới 95 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 80% đến dưới 95%: xếp loại Tốt.

- Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 70% đến dưới 80%: xếp loại Khá.

- Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 50% đến dưới 70%: xếp loại Hoàn thành nhiệm vụ (loại trung bình).

- Tổng số điểm đạt được dưới 50 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC dưới 50%: xếp loại Không hoàn thành nhiệm vụ (loại yếu).

Điểm thưởng và điểm phạt

Ngoài ra, dự thảo Thông tư quy định rõ về điểm thưởng và điểm phạt. Điểm thưởng là số điểm được cộng thêm vào tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số CCHC trong CAND. Tiêu chí điểm thưởng gồm: Tổ chức tự xác định điểm chỉ số CCHC chặt chẽ, chính xác và báo cáo Bộ Công an đúng thời gian quy định: 01 điểm; có những cách làm đột phá trong công tác cải cách hành chính, được dư luận đánh giá cao: 01 điểm.

Điểm phạt là số điểm phải trừ đi từ tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số cải cách hành chính trong CAND. Tiêu chí điểm phạt gồm: Thiếu quan tâm đến công tác cải cách hành chính, để xảy ra tình trạng trì trệ, không đổi mới, không tiến bộ hoặc có nhiều đơn vị trực thuộc thực hiện công tác CCHC yếu, bị dư luận phê phán: 01 điểm.

Có đơn thư tố cáo, kiến nghị, ý kiến góp ý hay tin, bài trên các phương tiện thông tin về thái độ, hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mà được cơ quan có thẩm quyền xác minh nội dung phản ánh là đúng sự thật hoặc để xảy ra sai sót trong quá trình xử lý công việc làm ảnh hưởng đến uy tín của CAND: trừ 01 điểm.

Kết quả xác định chỉ số CCHC trong CAND là tiêu chí quan trọng trong đánh giá, bình xét và tính điểm phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc hàng năm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức


Ghi Chú: Thông cáo báo chí này đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.  Xem những bản đính kèm dưới đây.

Bộ Tư pháp hôm nay đã đưa ra một bản ghi nhớ yêu cầu các cơ quan liên bang xem lại việc thực hành và các chính sách tiếp cận ngôn ngữ của họ để tăng cường sự tương tác của chính phủ liên bang với những người có trình độ Anh ngữ hạn chế (LEP).

"Tất cả mọi người trên đất nước này, dù nói bất kỳ ngôn ngữ nào, đều được hưởng sự tiếp cận có ý nghĩa đối với các chương trình và hoạt động được thực hiện hoặc hỗ trợ bởi các cơ quan liên bang," Tổng chưởng lý Merrick B. Garland cho biết. “Bộ Tư pháp cam kết sẽ cùng làm việc với các đối tác liên bang để giải quyết những rào cản ngôn ngữ trong các dịch vụ của chính phủ đã không cho mọi người đủ cơ hội để tham gia vào đời sống kinh tế, xã hội và dân sự.”

Bản ghi nhớ này phác thảo một phương hướng hành động để các cơ quan liên bang cải tiến, hiện đại hóa và thực hiện trách nhiệm của mình trong vấn đề tiếp cận ngôn ngữ theo Sắc Lệnh Hành Pháp 13166, "Cải Thiện Khả Năng Tiếp Cận Các Dịch Vụ dành cho Những Người Có Trình Độ Anh Ngữ Hạn Chế." Như đã nêu trong bản ghi nhớ, Ban Dân quyền, với sự hỗ trợ của Văn Phòng Tiếp Cận Công Lý, sẽ đi đầu trong nỗ lực hợp tác để xác định: (1) liệu các cơ quan có thể cập nhật thêm các chính sách và kế hoạch về tiếp cận ngôn ngữ hay không; (2) liệu các cơ quan có đang tiếp cận các cá nhân LEP một cách hữu hiệu khi phổ biến thông tin về tài nguyên, chương trình và các dịch vụ của liên bang hay không; (3) về mặt nghĩa vụ cung cấp sự tiếp cận ngôn ngữ có ý nghĩa, theo những yêu cầu trong Tiêu đề VI của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964 và các quy định thực hiện, liệu các cơ quan đã suy xét đến việc cập nhật hoặc sửa đổi hướng dẫn dành cho những người nhận hỗ trợ tài chính của liên bang hay không; và (4) liệu các cơ quan có thể thay đổi truyền thông kỹ thuật số của họ cho phù hợp với việc chào đón các cá nhân LEP hay không. 

Bản ghi nhớ này được soạn thảo dựa trên những nỗ lực hiện tại của Bộ Tư Pháp để tương tác với các cá nhân LEP, bao gồm mục tiêu mới là tăng cường hỗ trợ cho việc tiếp cận ngôn ngữ trong Kế Hoạch Chiến Lược 2022-2026 của Bộ. Vào tháng Năm năm 2022, Tổng Chưởng Lý Garland đã bổ nhiệm Ana Paula Noguez Mercado làm Điều Phối Viên Tiếp Cận Ngôn Ngữ của Bộ tại Văn Phòng Tiếp Cận Công Lý, để đảm bảo rằng Bộ đang nêu gương dẫn đầu. Văn phòng Tiếp Cận Công Lý từ đó đã mở rộng thêm nhóm tiếp cận ngôn ngữ và đang hướng dẫn Nhóm Công Tác về Tiếp Cận Ngôn Ngữ của Bộ để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện cho các thành phần trong khi họ vẫn tiếp tục cải thiện khả năng tiếp cận ngôn ngữ cho tất cả mọi người. Ban Dân Quyền vẫn tiếp tục duy trì trang  www.LEP.gov, là trang mạng cung cấp các tài nguyên và thông tin để giúp mở rộng và cải thiện những dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ cho các cá nhân LEP, theo đúng luật liên bang.

English

Arabic

Chinese – Simplified

Chinese – Traditional

Korean

Spanish

Tagalog

Vietnamese

Memorandum

Công an huyện Tam Đường triển khai Khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức năm 2022
(Ngày đăng :25/04/2022 6:25:06 CH)

Tiêu chí tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan Công an năm 2022

Cán bộ Công an thị trấn Tam Đường hướng dẫn người dân trả lời câu hỏi

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Công an tỉnh, Công an huyện Tam Đường đã triển khai Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của lực lượng Công an trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2022.

Tập trung trên các lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh; lĩnh vực quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước công dân; lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú; lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy… Nội dung, tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm: (1) tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan Công an; (2) thủ tục hành chính; (3) cán bộ giải quyết công việc; (4) kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; (5) tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị. Các tiêu chí cụ thể áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chính trực tiếp tại cơ quan Công an với 05 mức độ: Rất hài lòng/Hài lòng/Bình thường/Không hài lòng/Rất không hài lòng. Theo đó, mỗi người dân, tổ chức khi đến làm các thủ tục hành chính trên sẽ được phát phiếu điều tra xã hội học. Phiếu này bao gồm các câu hỏi có sẵn phương án trả lời để người dân, tổ chức lựa chọn. Câu hỏi của phiếu thể hiện nội dung các tiêu chí đo lường sự hài lòng, đồng thời phản ánh quá trình, kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công, sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công của Công an huyện Tam Đường.

Tiêu chí tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan Công an năm 2022

Sau khi hoàn thành thủ tục hành chính người dân được cấp phát phiếu điều tra xã hội học

Mục đích của kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công trong Công an huyện; thông qua đó, để nắm bắt được nhu cầu, mong muốn chính đáng của người dân, tổ chức; khắc phục những tồn tại, hạn chế, có những biện pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người dân, tổ chức của mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Tam Đường. Thời gian tiến hành khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức được thực hiện trong tháng 4 và tháng 5/2022. Công an huyện sẽ bố trí cán bộ thường xuyên có mặt tại nơi giải quyết thủ tục hành chính để phát phiếu, hướng dẫn người dân, tổ chức trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin theo mẫu điều tra xã hội học, đảm bảo khách quan, trung thực, dân chủ và minh bạch, phản ánh đúng thực tế kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công.