Ví dụ về một hàng hóa có thể có một hoặc một số giá trị sử dụng

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta được tiếp xúc rất nhiều với các loại sản phẩm như ti vi, tủ lạnh, điện thoại,… Tất cả các loại sản phẩm này đều được gọi chung là hàng hoá. Vậy hàng hoá là gì? Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá như thế nào? Chắc hẳn có rất nhiều bạn muốn biết về vấn đề này. Hãy cùng Vận Tải Thái Hùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Hàng hoá là gì?

Hàng hoá trong tiếng Anh là Goods hoặc Commodities, là các sản phẩm hữu hình, giúp làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Các sản phẩm có thể là máy giặt, bột giặt, tủ lạnh, máy rửa bát,… đều rất cần thiết trong cuộc sống.

Trong kinh tế chính trị Mac – Lenin, hàng há còn được hiểu là sản phẩm lao động thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Người ta có thể dùng tiền để mua bất cứ loại hàng hóa nào nhằm phục vụ cho đời sống con người. Trong đó, hàng hóa được chia thành hàng tiêu dùng và hàng đầu tư. Đây là những nhân tố quan trọng tạo nên tổng sản phẩm trong nước. Hàng đầu tư là những mặt hàng sinh lợi nhuận cho con người.

Ngoài ra, một khái niệm khác chính là hàng hóa kinh tế. Đây là những hàng hóa khan hiếm hay các loại hàng hóa mà người ta muốn mua nhiều hơn điều kiện cho phép. Các loại hàng hóa này thường mang đến cho con người sự thỏa mãn tốt hơn mong đợi.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.

Ví dụ về một hàng hóa có thể có một hoặc một số giá trị sử dụng

Hàng hóa là gì?

>> Xem ngay:

  • Dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại TPHCM
  • Dịch vụ vận chuyển cây cảnh tại TPHCM

Giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá

Bên cạnh việc tìm hiểu hàng hóa là gì, Vận Tải Thái Hùng chia sẻ cho bạn các giá trị của hàng hóa. Hàng hóa gồm có hai thuộc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng. Mỗi khái niệm này đều có những đặc trưng khác nhau như sau:

Giá trị sử dụng của hàng hóa

Đây là công dụng của hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, bất kể là nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị sử dụng thường rất đa dạng mang các đặc trưng cụ thể như sau:

  • Hàng hóa thường có 1 hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau.
  • Các giá trị sử dụng được phát hiện dần dần theo quá trình phát triển công nghệ khoa học.
  • Giá trị sử dụng hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định, phần giá trị có thể thay đổi.
  • Giá trị này chỉ thể hiện khi con người tiêu dùng hàng hóa. Bất kể việc sử dụng hay tiêu dùng dưới hình thức nào.
  • Hàng hóa càng phong phú, giá trị sử dụng càng cao.

Ví dụ về một hàng hóa có thể có một hoặc một số giá trị sử dụng

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị hàng hóa là gì?

Hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị, nhưng không phải bất cứ vật nào có giá trị sử dụng cũng phải là hàng hóa. Một vật muốn trở thành hàng hóa khi giá trị sử dụng của vật đó chính là sản xuất ra để bán, để trao đổi. Điều này đồng nghĩa với việc vật này phải có giá trị trao đổi. Nếu bạn muốn hiểu rõ giá trị hàng hóa trước hết phải hiểu về giá trị trao đổi.

>> Xem ngay:

  • Dịch vụ vận chuyển máy móc thiết bị
  • Dịch vụ gửi hàng lẻ Bắc Nam

Giá trị trao đổi thực chất là quan hệ số và lượng. Đây là tỷ lệ theo đó giá trị sử dụng loại này trao đổi với giá trị sử dụng của loại khác.

Ví dụ: 10 kg gạo đổi được 1m vải.

Việc trao đổi được diễn ra giữa 2 vật thể khác nhau nhưng có cùng cơ sở chung nào đó. Vì các hàng hóa thường khác nhau về giá trị sử dụng nên không lấy giá trị sử dụng do để đo lường. Thuộc tính chung của hàng hóa để chúng có thể trao đổi đó là sản phẩm của lao động, do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra.

Ví dụ: 10kg gạo sản xuất trong 6 giờ và 1m vải cũng sản xuất trong 6h. Trao đổi hai vật với nhau chính là trao đổi 6 giờ lao động.

Người ta căn cứ theo hao phí sản xuất hàng hóa để có thể trao đổi hàng hóa.

Ví dụ về một hàng hóa có thể có một hoặc một số giá trị sử dụng

Hiện nay, trao đổi hàng dựa trên đơn vị chung đó là tiền tệ

Khái niệm giá trị hàng hóa là gì?

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa. Giá trị này thường do các đơn vị đầu tư định giá.

Đặc trưng của giá trị hàng hóa là gì?

Giá trị hàng hóa là một thuộc tính xã hội, chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Phần giá trị này sẽ biểu hiện quan hệ của những người sản xuất hàng hóa nhưng chỉ trên phương diện quan hệ kinh tế.

Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Ban đầu, vật thống trị người được gọi là sự sùng bái hàng hóa. Cho đến khi tiền tệ xuất hiện, mối quan hệ này thay đổi, con người sùng bái tiền tệ hơn.

Giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi sẽ thay đổi khi giá trị của hàng hóa có sự thay đổi.

>> Xem ngay: Biển cấm tải trọng và tổng tải trọng.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá

Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Thống nhất

Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.

Đối lập

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).

Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.

  • Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
  • Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.

Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.

Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.

Trên đây, Vận Tải Thái Hùng đã chia sẻ cho bạn biết hàng hóa là gì và các thuộc tính của hàng hóa. Nhìn chung, một vật được coi là hàng hóa cần phải có đầy đủ 2 yếu tố đó là giá trị và giá trị sử dụng. Nếu thiếu một trong 2 sẽ không được coi là hàng hóa. Mong rằng bài viết này của Thái Hùng đã giúp bạn hiểu hơn về hàng hóa và giá trị hàng hóa là gì.

Nếu bạn cần tìm một đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín thì Vận Tải Thái Hùng chính là cái tên đáng lưu tâm.

Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị -      Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. -    Yêu cầu của quy luật giá trị: + Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa + Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng. -     Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.

Hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng: + Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp. + Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa: *       Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật. *      Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. *      Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. *     Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao. Giá trị hàng hóa: Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. + Giá trị trao đổi: *     Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. *    Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc *     Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc. Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.