Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Nhiều người lo lắng khạc đờm ra máu có nguy hiểm không? Liệu đây có phải là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng nào đó ảnh hưởng đến sức khỏe? Để tìm hiểu các nguyên nhân gây khạc đờm ra máu, bạn vui lòng tham khảo dưới bài viết sau.

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
Khạc đờm ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. (ảnh minh họa)

Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm vào cơ quan hô hấp có thể gây viêm lớp niêm mạc đường hô hấp và gây ho, ngứa rát cổ họng. Nếu tình trạng này kéo dài, cũng như không được điều trị hiệu quả, lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương và chảy máu. Các tác động mạnh đến cơ quan hô hấp như ho, khạc có thể khiến đờm dính máu. Ngoài ra, sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng trên có gây tắc mạch phổi, khiến huyết khối bị vỡ, lượng máu dẫn đến phổi ít do đó khi ho hay khạc đờm cũng có thể ra cả máu.

Viêm thanh quản

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
Viêm thanh quản kéo dài lâu ngày khiến lớp niêm mạc thanh quản bị tổn thương có thể gây khạc đờm ra máu. (ảnh minh họa)

Bệnh viêm thanh quản cấp và mãn tính kéo dài lâu ngày khiến lớp niêm mạc thanh quản bị tổn thương, mỏng dần và dễ sưng tấy. Khi gặp các tác động như khói, bụi,… gây kích ứng dây thanh quản khiến bạn cảm thấy ngứa rát cổ họng, ho nhiều và khạc đờm ra máu.

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Các ống chính mà không khí chảy qua trong phổi được gọi là phế quản và phân nhánh các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Khi các ống này bị viêm, chúng gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến triệu chứng viêm phế quản. Nếu không được điều trị, khi ho hay khạc nhiều sẽ dễ gây khạc đờm ra máu.

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng. Viêm phổi cũng dễ gây khạc đờm ra máu nếu như không có biện pháp điều trị hiệu quả.

Viêm amidan

Viêm amidan mạn tính (viêm amidan quá phát) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái, gây khạc đờm ra máu.

Lao phổi

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
Bệnh lao phổi rất dễ gây khạc đờm ra máu và thường xuất hiện vào buổi sáng. (ảnh minh họa)

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây khạc đờm ra máu vào buổi sáng. Kèm theo là sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồi hôi trộm vào ban đêm, sút cân không rõ nguyên nhân… Để xác định được chính xác tình trạng này có phải do lao phổi hay không,thì cần phải thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây tổn thương ở nhu mô phổi, mạch máu phổi, tổn thương đường thở gây khạc đờm ra máu. Dấu hiệu điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn còn gồm khó thở và ho có đờm. Thường người bệnh sẽ ho có đờm lẫn máu vào buổi sáng, đờm nhầy có mủ.

Ung thư phổi

Khạc đờm ra máu vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân này chiếm đến 20%. Khi đó, người bệnh sẽ có thêm các dấu hiệu khác như chán ăn, thở khò khè, đau ngực, người mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân và ho ra máu.

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là loại ung thư ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau, chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Ung thư vòm họng khác với những bệnh ung thư khác khi có sự xuất hiện, nguyên nhân, hành vi và điều trị bệnh. Là loại ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 40 -60 tuổi. Bên cạnh triệu chứng khạc đờm ra máu, ung thư vòm họng còn xuất hiện kèm đau họng, cổ, tai và sụt cân.

Bị khạc đờm ra máu xử trí như thế nào?

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
Hệ thống y tế Thu Cúc là đơn vị chăm sóc sức khỏe uy tín được nhiều người tin tưởng và lựa chọn hiện nay. (ảnh minh họa)

Như vậy khạc đờm ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bị khạc đờm ra máu, bạn đừng nên quá hốt hoảng, hãy lưu ý những điều sau:

– Vệ sinh sạch sẽ vùng họng bằng nước muối sinh lý hoặc dùng nước sạch để súc miệng, giúp tống xuất đờm rãi trong miệng ra khỏi họng, tránh để virus, vi khuẩn có cơ hội lây lan, phát triển ở khoang miệng và xâm nhập vào các cơ quan như mũi, họng, phế quản, phổi,…. Có thể dùng khăn mềm sạch để đựng đờm rãi, hoặc khạc trực tiếp ra bồn rửa mặt hay chậu sau đó xả bằng nước sạch để tránh virus, vi khuẩn, ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho người khác.

– Sau đó nên đi thăm khám ngay với bác sĩ, lưu ý các bệnh lý về đường hô hấp, các bệnh lý truyền nhiễm, ung thư nếu có hãy chia sẻ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp xử trí tốt nhất.

Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền Đã trả lời: Ngày 13/02/2021
Tai - Mũi - Họng

Thân chào bạn,

Khạc ra đờm lẫn máu là hiện tượng cơ thể phản xạ để tống các chất đờm ra ngoài. Chất đờm này có màu đỏ tươi hoặc hồng. Một số dạng khạc đờm ra máu thường thấy như:

– Khạc đờm có lẫn máu tươi

– Khạc đờm ra máu đỏ tươi kèm theo bọt.

– Khạc đờm kèm theo cục máu đông, có thể đi kèm triệu chứng nóng ngực, khó thở

– Khạc ra đờm có tia hoặc sợi máu nằm rải rác bên trong

– Khạc ra đờm có mùi hôi, màu xanh hoặc vàng có lẫn ít nhiều máu

Hiện tượng khạc ra đờm đặc có dính máu tươi là do niêm mạc họng của bạn bị tổn thương dẫn đến sung huyết. Đây là triệu chứng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Nó có thể là dấu hiệu báo bạn đang mắc bệnh lý như: Nhiễm trùng; Tắc mạch phổi, viêm phổi, viêm phế quản; Giãn phế quản; Lao phổi; Ung thư phổi; Tắc nghẽn phổi mãn tính… Như vậy, dễ thấy triệu chứng này không mấy khả quan và an toàn, càng không thể tự chẩn đoán bệnh tại nhà. Nếu để lâu dài có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Đối mặt với vấn đề này, trước tiên bạn cần súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, để giúp tiêu viêm, giảm sưng nề. Sau đó sắp xếp tới cơ sở y tế thăm khám sớm và có phác đồ điều trị kịp thời, tránh lãnh hậu quả khi bệnh trở nặng.

Để được các bác sĩ tư vấn chi tiết và cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ theo số 1900 55 88 92 nhé.

Cảm ơn và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Bạn đã từng không ho nhưng khạc ra máu tươi chưa? Ngày nay có rất nhiều loại bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên xem thường. Vậy không ho nhưng khạc ra máu tươi là bệnh gì? Khạc ra máu tươi có nguy hiểm không và nó là dấu hiệu của bệnh là gì?

Nhiều người trong chúng ta vẫn hay nói ” sống nay chết mai, hay sống chết có số”. Thật vậy, với cuộc sống 4.0 mọi chuyện đều có thể khi mà mọi thức ăn đều tẩm hóa chất, cuộc sống mà chỉ có tiền, vật chất hóa tình cảm con người. Thì bạn cũng đừng ngạc nhiên khi có nhiều bạn trẻ hay những người khỏe mạnh thì đùng 1 cái lại đổ bệnh và còn là bệnh ngặt nghèo.

Khạc ra máu tươi xảy ra khi cơ thể bạn đang gặp vấn đề xấu về sức khỏe. Nếu tình trạng này mà kéo dài và sẽ không có 1 phương pháp điều trị hiệu quả  thậm chí nó còn ảnh hưởng cả tính mạng. Vậy khạc hay ho ra máu là dấu hiệu của các bệnh gì? Phương pháp điều trị của nó ra sao? Câu trả lời sẽ được Elipsport gửi đến cho bạn trong bài viết này.

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Khạc ra máu tươi

1. Khạc ra máu tươi có thực sự nguy hiểm?

Khạc ra máu tươi là hiện tượng khi bạn đang cố gắng ho hoặc khạc đờm ra máu đông bị vướng mắc trong cổ họng ra ngoài thì . Số lượng máu tươi nhiều hay ít  này có thể ít hoặc nhiều tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh. Trong quá trình bạn khạc hoặc ho ra máu, thì cơ thể bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như là nóng rát vùng ngực hoặc đau tức ngực và cổ họng,...

Tình trạng bạn khạc hoặc ho ra máu thì đó là một trong những biểu hiện của một vài bệnh nguy hiểm như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh xã hội hay lao phổi,... Bạn cũng không nên chủ quan với những biểu hiện này của cơ thể. Bởi vì những căn bệnh này sẽ không chỉ gây nên những ảnh hưởng tức thời đến sức khỏe, tinh thần mà nó về lâu dài có thể gây mất mạng đối với người bệnh. Chính vì vậy, 1 khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng khạc ra máu tươi hoặc ho ra máu, các bạn cần nhanh chóng để đến gặp bác sĩ tư vấn và điều trị ngay nhé.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng khạc ra máu tươi

Khạc ra máu tươi là 1 biểu hiện của cơ thể khi gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tình trạng mà bạn khạc, ho ra máu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân ho ra máu chính chủ yếu và phổ biến nhất chính là do cơ thể bạn mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. 

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Khạc ra máu tươi

2.1. Khạc ra máu tươi là bệnh gì? Đường hô hấp chăng

Khi cơ thể các bạn mắc phải một số triệu chứng mà có liên quan đến bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hay viêm mũi,... thì chúng rất dễ dẫn tới việc khạc ra máu tươi. Khi những bộ phận ở đường hô hấp mà bị tổn thương thường sẽ gây ra tình trạng ho. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dễ dẫn đến lớp niêm mạc ở cổ họng bạn bị sưng lên, ứ đọng máu bên trong cổ.

Thông thường thì khi bạn ho quá nhiều để giảm bớt đi sự khó chịu trong cổ họng, điều đó sẽ vô tình tạo ra một sức ép lên vị trí sưng này. Một khi sức ép đó mà quá lớn sẽ khiến cho phần niêm mạc của bạn bị vỡ dẫn đến việc ho ra máu ở người bệnh.

Đường hô hấp mà bị tổn thương là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ho khạc ra máu

2.2. Không ho nhưng khạc ra máu có bị nhiễm trùng đường hô hấp

Khạc ra máu tươi còn xuất hiện do những nguyên nhân là đường hô hấp bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuất hiện do các loại vi khuẩn, virus hoặc nhiễm nấm Aspergillus. Tình trạng này nếu mà kéo dài sẽ khiến cho người bệnh khạc ra đờm và đồng thời có chứa  lẫn máu tươi bên trong.

2.3. Bệnh lý phế quản và phổi

Khi cơ thể bạn mắc phải các bệnh lý liên quan tới phổi hoặc phế quản thì cũng sẽ dẫn tới tình trạng khạc ra máu tươi. Bởi vì triệu chứng của những bệnh lý này là thường là ho nhiều, hơi thở của bạn nặng, khò khè và thường xuyên xuất hiện các đau tức ngực, ho khó thở. Ngoài ra, khi cơ thể bạn khi mắc phải các bệnh lý khác như phù phổi, ban đỏ,... thì vẫn có nguy cơ xuất hiện tình trạng khạc ra máu tươi.

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Khạc ra máu tươi

3. Phương pháp để điều trị khạc, ho ra máu

Khi cơ thể các bạn mà xuất hiện triệu chứng khạc ra máu tươi, bạn cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị bệnh. Điều này nó vừa giúp bạn trong việc bảo vệ sức khỏe, vừa tìm ra được những nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn.

Bên cạnh các việc thăm khám, người bệnh cần có cho mình 1 chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và khoa học. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm các việc nặng nhọc và quan trọng luôn giữ cho tinh thần mình thoải mái, lạc quan. Bên cạnh đó, bạn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Cũng nên tăng cường sử dụng thêm các thực phẩm tốt cho cơ thể như: mật ong, cháo huyết mạch, ngó sen, rau củ quả giàu vitamin.  Đồng thời, các bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng  đồ ăn nhanh, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cafe..

Khạc ra máu tươi là dấu hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, có nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Chính vì vậy, bạn cần thật sự chú ý tới sức khỏe bản thân mình nhiều hơn. Đi cùng với đó là việc bạn nên tăng cường kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Hay kết hợp với các máy chạy bộ, xe đạp tập của Elipsport.vn để tăng cường sức đề kháng cho mình. Thông qua số hotline 1800 6854 các bạn sẽ được tư vấn hỗ trợ về tính năng, công dụng và chính sách bán hàng của công ty

Khạc ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Người bị ho khạc ra máu tươi cần kiêng cữ những thức ăn cay nóng, rượu bia, hải sản, đậu phộng rang, thịt gà và các thực phẩm gây dị ứng... để tránh việc làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh.

Những loại thực phẩm lành tính có tác dụng giảm ho và tăng cường sức khỏe là cháo huyết mạch, mã thầy, mật ong, trái cây tươi, thịt heo... Bạn nên bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang ngực, CT scan, soi phế quản cùng một vài xét nghiệm khác. Khi xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng ho ra máu, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Khi bị ho khạc ra máu tươi, trước hết thì bạn cần bình tĩnh. Sau đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dùng nước sạch để làm vệ sinh sạch sẽ vùng họng, tống xuất đờm ngăn chặn vi khuẩn và virus có cơ hội lây lan, phát triển ở khoang miệng hay xâm nhập và những cơ quan khác như phổi, phế quản, họng, mũi... Tiếp đến, bạn đi khám bác sĩ để được hướng dẫn trị liệu.

Tùy vào nguyên nhân gây nên bệnh mà ho khạc ra máu có tính truyền nhiễm hay không, chẳng hạn nếu nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do bệnh lao phổi thì có thể truyền nhiễm cho người khác.