Broke the camels back nghĩa là gì năm 2024

‘The last straw’: giọt nước tràn ly, cuối cùng, giới hạn cuối cùng…thể hiện sự không thể chịu đựng được thêm nữa…

Broke the camels back nghĩa là gì năm 2024
The last straw meaning

Ví dụ:

  1. The last straw breaks the camel’s back. –>Già néo đứt dây/giọt nước cuối cùng làm tràn ly.
  2. It is the last straw that breaks the camel’s back. –>Một giọt nước làm tràn cốc nước.
  3. It was the last straw that broke the camel’s back. –>Giọt nước tràn ly.
  4. It is the last straw that breaks the camel’s back. –>Giọt nước cuối cùng làm tràn bát nước đầy.
  5. When he didn’t come home that night, it was the last straw. –>Khi anh ấy không về nhà tối hôm đó, thì đó là một hành động tệ hại cuối cùng mà tôi không thể nào chấp nhận được.
  6. That’s the last straw! Enough is enough! Bill, we’ re still not totally pleased with your work. –>Đó là việc làm tệ hại cuối cùng đấy! Đủ rồi! Bill, chúng tôi vẫn hoàn toàn không hài lòng với công việc của anh chút nào cả.
  7. I ‘ve had a terrible day, and this traffic is the last straw. I can’ t take any more. –>Tôi đã có một ngày khủng khiếp, và vụ kẹt giao thông này là vượt quá sức rồi. Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa.
  8. The children had been very badly behaved all afternoon, but when they deliberately wiped their sticky fingers on the freshly washed curtains that was the last straw! –>Bọn trẻ quậy cả buổi chiều, nhưng khi chúng cố tình chùi những ngón tay dính bẩn vào tấm màn cửa mới giặt thì đấy là giới hạn hết chịu nổi rồi!
  9. The last two tickets. –>Hai vé cuối cùng.
  10. It’s the last time. –>Đây là lần cuối cùng.
  11. That was the last straw. –>Hết chịu nổi nữa rồi
  12. it was the last straw –>tôi sẽ không làm điều gì tệ hại như thế nữa
  13. That is the last straw. –>Đó là sự kiện làm cho tình hình chung càng thêm tồi tệ.
  14. The last straw breaks the camel’s back. –>Giọt nước làm tràn ly.
  15. The last straw that broke the camel’s back –>Giọt nước cuối cùng làm tràn ly
  16. Right! That’s the last straw. Be quiet now! –>Được rồi! Đây là lần cuối. Tất cả im lặng!
  17. It’s the last straw that break the camel back –>một giọt nước làm tràn ly
  18. It’s the last straw that breaks the camel’s back. –>Già néo đứt dây.

Gợi ý thêm:

  • Barking up the wrong tree là gì?
  • Every so often là gì?
  • You made my day là gì?
  • As far as I know là gì?
  • In the wake of là gì 'The last/final straw', the straw that breaks the camel's back = cọng rơm cuối cùng (làm gãy lưng lạc đà) -> nghĩa là sự kiện làm cho tình hình chung càng thêm tồi tệ (the last in a series of unpleasant events that finally makes you feel that you cannot continue to accept a bad situation); giọt nước tràn ly.

Ví dụ

Cable problem during SU football game was last straw.

Kavanaugh hearings may have been the last straw for Nikki Haley.

Guthrie's morale boost fail was last straw for miserable ABC staff.

In the big picture, this is probably the last straw. Minnesota had been patient up until now, as they should have been. With the events that transpired today, along with whatever Butler says during his interview on ESPN tonight, a trade needs to happen as soon as possible. His performance today may have inspired some of the players, but the way he attacked the two franchise cornerstones cannot be a good thing for this team.

Thành ngữ là một trong các công cụ từ vựng được khuyến khích sử dụng trong IELTS Speaking để tăng điểm Lexical Resources (Từ vựng) – 1 trong 4 tiêu chí đánh giá điểm speaking. Nếu được sử dụng đúng cách, thành ngữ giúp thí sinh thể hiện vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt tự nhiên như người bản xứ.

Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng sai thành ngữ có thể khiến thí sinh mất điểm Lexical Resources (từ ngữ sử dụng không tự nhiên) và điểm Fluency and Coherence (lủng củng hay thậm chí khó hiểu). Dưới đây là một ví dụ về việc lạm dụng thành ngữ:

Broke the camels back nghĩa là gì năm 2024

  • Interviewer: “Where do you want to live?”
  • Thí sinh: “I would be over the moon if I could live in Copenhagen, although it often rains cats and dogs there and sunny days are only once in a blue moon. But of course, every cloud has a silver lining, Copenhagen is one of the most sustainable cities in the world…”

Trong ví dụ trên đây, câu trả lời quá dày đặc thành ngữ nghe rất cứng nhắc và không tự nhiên. Bài thi Speaking vốn có mục đích đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên (tham khảo thêm ở bài viết Các từ bị lạm dụng trong IELTS Speaking và IELTS Writing). Để đạt được band điểm cao, thí sinh cần sử dụng các cấu trúc và từ vựng “less common”, tức là các từ ít xuất hiện trong các bài với band điểm thấp hơn, chứ không phải các “big words” (từ đao to búa lớn, chuyên ngành), các từ hiếm ai dùng ngoài đời thực (tham khảo bài Ten don’ts for the IELTS speaking test của British Council).

Việc cố nhồi nhét thành ngữ vào mọi câu trả lời không chỉ khiến bài nói trở nên thiếu tính tự nhiên, mà còn dễ khiến thí sinh ngắc ngứ, mất nhiều thời gian suy nghĩ, ảnh hưởng đến điểm Fluency and Coherence. Do đó, thí sinh chỉ nên sử dụng thành ngữ khi đã chắc chắn 100% là mình hiểu đúng nghĩa và sử dụng đúng ngữ cảnh.

Bài viết này sẽ đề cập và giải thích cụ thể bằng ví dụ các thành ngữ hay bị sử dụng sai trong bài thi nói để người đọc có thể sử dụng một cách chính xác trong bài thi cũng như trong các cuộc hội thoại hằng ngày.

Xem thêm:

  • Idiom chỉ cảm xúc thường dùng trong bài IELTS Speaking
  • Có nên dùng Idioms trong IELTS Writing?
  • Idiomatic Expressions trong văn nói tiếng Anh hiện đại và ứng dụng trong bài thi IELTS Speaking
  • Idioms dùng để miêu tả người trong IELTS Speaking

Các idioms dễ bị sử dụng sai

Every cloud has a silver lining:

Ý nghĩa: Trong mọi tình huống dù xấu nhất cũng có mặt tốt

Thành ngữ này thường sử dụng khi nói về 1 tình huống tệ, nhưng ẩn chứa những khía cạnh tốt, dù có thể chưa thấy được ngay. Một thành ngữ tiếng Việt tương ứng là “Trong cái rủi có cái may”.

Ví dụ: Every cloud has a silver lining, the COVID-19 pandemic has alarmed governments of the urgency to upgrade the national healthcare system. (Trong cái rủi có cái may, đại dịch COVID-19 đã báo động chính phủ về sự cấp thiết trong việc nâng cấp hệ thống y tế quốc gia).

Ở ví dụ trong phần giới thiệu (“But of course, every cloud has a silver lining, Copenhagen is one of the most sustainable cities in the world…”), có thể thấy bạn thí sinh đã sử dụng sai thành ngữ này với nghĩa “ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu”. Trong câu này, thí sinh có thể sử dụng cụm “on the other hand” để thay thế.

(To be) Out of the woods:

Ý nghĩa: Đã qua khó khăn, nguy hiểm

Out of the woods bắt nguồn từ nghĩa đen là thoát khỏi rừng sau khi bị lạc, và trong tiếng Anh hiện đại được sử dụng với nghĩa là đã qua khó khăn, hiểm nguy.

Ví dụ: Despite budget strain, my school has agreed to continue the funding for my project to keep it running, so it is out of the woods for now. (Dù nguồn quỹ eo hẹp nhưng trường tôi đã đồng ý tiếp tục tài trợ để giữ cho dự án tôi tiếp tục hoạt động, nên tạm thời dự án đã qua cơn khủng hoảng).

Có một số bạn sử dụng sai thành ngữ này này với nghĩa kì lạ, bất ngờ. Ví dụ:

My brother decided to become a doctor, out of the woods.

Ở đây, cụm từ chính xác cần dùng, với nghĩa là đột ngột, không báo trước phải là out of the blue – nghĩa là đột ngột, hoặc out of nowhere – nghĩa là tự nhiên xuất hiện, không báo trước.

(To be) In the black & (To be) In the red

Ý nghĩa: Đang làm ăn có lời - Đang nợ nần

Idiom này bắt nguồn từ việc hồi trước, các công ty ghi thu nhập (tiền vào) bằng mực đen và các khoản chi tiêu (tiền ra) bằng mực đỏ. Vì vậy khi nói một công ty hay một ai đó đang in the black có nghĩa là họ đang ăn nên làm ra. Ngược lại, nếu ai đang in the red thì có nghĩa là họ đang nợ nần, làm ăn khó ăn, thua lỗ.

Ví dụ:

  • I’m finally back in the black after a year of being broke. (Sau 1 năm cháy túi thì cuối cùng tôi cũng có tiền).
  • Because of Covid, a lot of companies are now in the red. (Do Covid nên nhiều công ty hiện giờ đang trong tình trạng nợ nần).

Nhiều bạn thí sinh hay sử dụng lẫn lộn 2 cấu trúc này, cho rằng in the black nghĩa là xui xẻo, còn in the red nghĩa là may mắn, hoặc đang gặp nguy hiểm (do bị ảnh hưởng bởi văn hóa châu Á cho rằng màu đen tượng trưng cho xui xẻo còn màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hoặc màu đỏ trong các biển báo nguy hiểm).

Ví dụ về cách dùng sai:

He is really in the red as he just wins 2 lotteries in a row. (cụm đúng: in luck)

Going to work late puts him in the red of being fired. (cụm đúng: in danger)

Give somebody peace of mind & Give somebody a piece of your mind:

Ý nghĩa: Làm ai an tâm - Cho ai ý kiến, lời khuyên

2 thành ngữ này hay bị nhầm lẫn do phát âm của từ peace (yên bình) và piece (mảnh) giống hệt nhau. Cần lưu ý cấu trúc với peace thì không có mạo từ (vì peace là danh từ không đếm được), và ngược lại, cấu trúc với piece thì cần có mạo từ “a”.

Ví dụ:

  • You should tell him the good news to give him peace of mind. (Bạn nên báo anh ấy tin vui để anh ấy an tâm).
  • I was wavering between the 2 options so I asked my mom to give me a piece of her mind.(Tôi rất lưỡng lự giữa 2 lựa chọn nên tôi hỏi xin mẹ ý kiến).

The last straw & The tipping point:

Ý nghĩa: Giọt nước tràn ly - Điểm ngoặt

Thành ngữ the last straw bắt nguồn từ câu tục ngữ “It is the last straw that breaks the camel’s back” (Cọng rơm cuối làm gãy lưng con lừa).

Đây là 2 thành ngữ thường bị lẫn với nhau, vì chúng đều chỉ 1 điểm đánh dấu một sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu the last straw đánh dấu một sự thay đổi tiêu cực, một hệ quả bùng nổ sau một thời gian chịu đựng (tương tự với cụm ‘’giọt nước tràn ly” trong tiếng Việt), thì the tipping point là 1 ngưỡng đánh dấu 1 sự chuyển đổi mạnh mẽ, không thể đảo ngược, có thể là tích cực (VD: một cuộc cách mạng công nghệ) hay tiêu cực (VD: biến đổi khí hậu). So sánh 2 ví dụ:

My dad’s affair was the last straw and my mom decided to divorce. (Cuộc ngoại tình của bố tôi là giọt nước tràn ly và mẹ tôi quyết định ly dị)

The earth has already passed the tipping point in terms of global warming.(Trái Đất đã đi qua ngưỡng có thể đảo ngược quá trình nóng lên toàn cầu).

Cost an arm and a leg:

Ý nghĩa: Đắt cắt cổ

Thành ngữ này có nghĩa là cái gì đó rất đắt, hay như người Việt thường nói là đắt cắt cổ. Tương tự, cũng có thể nói là pay an arm and a leg, có nghĩa là trả rất nhiều tiền cho cái gì.

Ví dụ: I bought the newest car for my dad but it cost me an arm and a leg. (Tôi mua chiếc xe mới nhất cho bố tôi nhưng nó đã tốn của tôi rất nhiều tiền).

Lỗi thường gặp với thành ngữ này là người dùng thường quên 1 hoặc cả 2 mạo từ a và an. Nên chú ý rằng vì arm và leg đi kèm 2 mạo từ khác nhau (do một từ bắt đầu bằng phụ âm, từ kia bắt đầu bằng nguyên âm) nên phải tách riêng 2 mạo từ, không thể viết là “cost an arm and leg”

Ngoài ra, cũng có nhiều người đảo lộn cấu trúc và viết là “cost a leg and an arm”. Như đã nói ở lời mở đầu, thành ngữ là 1 một cụm từ được sắp xếp theo một trật tự cố định, nên không thể tủy ý đảo các từ trong 1 thành ngữ.

Flog a dead horse (hoặc Beat a dead horse) & và Cry over spilt milk:

Ý nghĩa: tốn công vô ích - tiếc nuối về sự đã rồi

2 thành ngữ này đều ám chỉ những việc làm vô ích, nhưng sắc thái nghĩa khác nhau đôi chút, thí sinh cần chú ý phân biệt để sử dụng đúng ngữ cảnh. Flog/beat a dead horse ám chỉ một hành động đang diễn ra nhằm đạt được một mục đích nào đó dù không có khả năng thành công (nghĩa đen: cưỡi/quất 1 con ngựa đã chết).

Ví dụ:

  • He keeps trying to ask her to be his wife but I think he’s flogging a dead horse. (Anh ấy cứ cố hỏi cưới cô ấy nhưng tôi nghĩ anh ấy đang tốn công vô ích thôi).
  • Cry over spilt milk chỉ hành động than vãn, tiếc nuối về một sự việc đã xảy ra, không thể thay đổi nữa (nghĩa đen: khóc vì sữa đã đổ).

Ví dụ: Don’t cry over spilt milk. The vase is already broken.(Đừng than khóc vô ích nữa. Cái bình thì cũng đã vỡ rồi)

Để thành thạo hơn trong việc sử dụng idioms thì Combo sách Understanding Idioms for IELTS Speaking và bộ thẻ học học Idioms là trợ thủ đắc lực cung cấp các hướng dẫn hiểu sâu sắc thành ngữ và cách sử dụng theo đa dạng chủ đề trong IELTS Speaking. Mỗi thành ngữ sẽ được minh họa bằng hình ảnh, phân tích nội dung và sắc thái sử dụng một cách dễ hiểu, so sánh sắc thái với những từ gần nghĩa và đặt trong các văn cảnh sử dụng thực tế giúp người học dễ nhớ và vận dụng hơn.

Tổng kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu tổng quan về idioms (thành ngữ), các lỗi phổ biến khi sử dụng và các thành ngữ dễ bị sử dụng sai trong IELTS Speaking. Để cải thiện band điểm, thành ngữ nên được sử dụng một cách có chọn lọc và phù hợp với ngữ cảnh. Thí sinh chỉ nên sử dụng thành ngữ khi đã hoàn toàn hiểu nghĩa và thuộc nằm lòng, tránh tình trạng dùng sai nghĩa, sử dụng lẫn lộn hay mất quá nhiều thời gian để cố nhớ, ảnh hưởng đến tính tự nhiên và trôi chảy của phần thi nói.

What broke the Camel's back for me là gì?

"GIỌT NƯỚC TRÀN LY" TRONG TIẾNG ANH 🐫 🐪 THE STRAW THAT BREAKS THE CAMEL'S BACK. 💧 CỌNG RƠM LÀM GIÒN LƯNG LẠC ĐÀ 💧

Giọt nước làm tràn ly là gì?

Và đây là câu giải thích được cộng đồng mạng đánh giá là hay nhất: “Giọt nước không có lỗi mà do cái ly đã đầy nước. Thường người ta chỉ quan tâm đến giọt nước mà quên đi cái ly đã đầy.

The Last Straw nghĩa là gì?

“The last straw" được sử dụng để miêu tả tình huống mà một sự kiện dường như không quan trọng lại gây ra sự chán nản, tức giận, hoặc đưa ai đó đến điểm giới hạn. Nó cho thấy rằng người đó đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề trước đó và sự kiện cuối cùng là vấn đề đẩy họ đến giới hạn.