Có bao nhiêu dân tộc sinh sống ở Bến Tre?

Tăng cường công tác cấp giấy CNQSDĐ

Theo lãnh đạo Sở TN&MT Bến Tre, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Qua đó, tính đến tháng 6/2022, công tác cấp giấy CNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân tại Bến Tre được tổng số 608.705 giấy, với diện tích 177.844 ha, chiếm tỷ lệ gần 95%. Phần diện tích còn lại, các cơ quan, đơn vị chức năng trong tỉnh đang triển khai cấp giấy chứng nhận tiếp tục cho hộ gia đình và cá nhân, trong đó có đồng bào DTTS trên địa bàn.

Có bao nhiêu dân tộc sinh sống ở Bến Tre?

Tiếp nhận các thủ tục hành chính lĩnh vực TN&MT tại bộ phận một cửa của tỉnh

Chia sẻ với phóng viên, nhiều người dân, trong đó có đồng bào DTTS tỏ ra phấn khởi và vui mừng khi phần đất của mình được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận. Theo họ, đây không chỉ giúp xác định pháp lý về QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hay việc dùng để vay vốn, mà đây còn giảm thiểu tình trạng đất đai bị lấn chiếm hoặc tranh chấp.

Được biết, để đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho người dân, hiện nay Sở TN&MT Bến Tre cùng các cấp, các ngành và đơn vị chức năng trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức để người dân nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cũng như việc thực hiện thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông, triển khai thực hiện thủ tục hành chính với hình thức dịch vụ công cấp độ 3,4; đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính đúng thời gian quy định, hạn chế thấp nhất các trường hợp trễ hẹn; xây dựng bộ thủ tục hành chính lĩnh vực TN&MT theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; nâng cao năng lực phục vụ, hướng dẫn tận tình, tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho người dân khi đến giao dịch.

Tích cực tham gia BVMT

Giám đốc Sở TN&MT Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, bên cạnh việc tăng cường công tác cấp giấy CNQSDĐ cho hộ gia đình và cá nhân, thời gian qua, tỉnh đã và đang triển khai nhiều mô hình chung tay BVMT, ứng phó với BĐKH mang lại nhiều ý nghĩa, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức trong giữ gìn môi trường sống “xanh – sạch – đẹp” tại địa phương.

Có bao nhiêu dân tộc sinh sống ở Bến Tre?

Bến Tre hướng đến xây dựng thành công một “Bến Tre xanh - Bến Tre đáng sống”

Từ các mô hình, bà con ở cộng đồng dân cư, trong đó có đồng bào DTTS trên địa bàn đã tích cực hưởng ứng, đăng ký thực hiện các công trình, phần việc về BVMT, ứng phó với BĐKH; từng gia đình ra quân dọn dẹp vệ sinh, BVMT, nạo vét kênh mương, xây dựng lu hồ, cống đập trữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất, triển khai hệ thống thùng chứa rác ở các tuyến đường trong khu dân cư, chỉnh trang cảnh quang môi trường…

Theo ông Bùi Minh Tuấn, nhận thức của người dân nói chung, đặc biệt là đồng bào DTTS nói riêng về BVMT đã được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 2011 chỉ có hơn 75% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và gần 40% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh thì đến nay đã có trên 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, hơn 73% hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia và gần 93% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 66,7% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường; 11,8% hộ đăng ký dịch vụ thu gom rác và gần 81% hộ có đào hố chôn lấp hoặc đốt rác trong vườn nhà.

Để tiếp tục phát huy vai trò, vị trí của cộng đồng các dân tộc trong BVMT, ông Bùi Minh Tuấn cho hay, thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng truyền thông, tuyên truyền. Bên cạnh, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình BVMT trong cộng đồng dân cư như: “Hộ gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình”; “Khu dân cư tự quản về môi trường”, “Ấp nông thôn mới kiểu mẫu”; “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng”; “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”; “Chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại”; “Trường học xanh - sạch - năng động”…

“Thông qua tham gia các mô hình, mọi người dân trong cộng đồng dân cư nói chung và đồng bào DTTS nói riêng sẽ nhận thấy được lợi ích thiết thực từ việc BVMT, từ đó hình thành những hành vi thân thiện với môi trường, từng bước phát huy vai trò, vị trí của mỗi người trong BVMT, hướng đến xây dựng thành công một Bến Tre xanh - Bến Tre đáng sống”, ông Bùi Minh Tuấn cho biết thêm.

Đoàn kết gắn bó, cùng xây dựng quê hương

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn tỉnh, ngoài dân tộc Kinh còn có 22 dân tộc anh em với 6.208 người cùng làm ăn, sinh sống; trong đó, đông nhất là dân tộc Hoa 5.183 người, dân tộc Khmer 773 người, còn lại các dân tộc có số lượng từ vài chục người và có dân tộc cũng chỉ có 2, 3 người như: Chơro, X’Tiêng, Thượng, BaNa, XơĐăng,…

Có bao nhiêu dân tộc sinh sống ở Bến Tre?
Lãnh đạo UBND tỉnh, MTTQ tỉnh và các Sở, ngành Bến Tre giao lưu với đại biểu các dân tộc tại địa phương

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, đồng bào các dân tộc trên địa bàn Bến Tre ngày càng có cuộc sống ổn định hơn về vật chất và tinh thần, luôn đoàn kết gắn bó với cộng đồng dân cư, tích cực tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động; nhiều con em đồng bào các dân tộc được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt và tham gia công tác trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; một số em có học vị cao như tiến sĩ, thạc sĩ và được giao những trọng trách quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

Ông Lưu Quốc Minh - Trưởng ban Hoa vận TP.Bến Tre chia sẻ, toàn TP.Bến Tre có hơn 520 hộ người Hoa, với hơn 1.700 nhân khẩu. Mối quan hệ giữa người Hoa với cộng đồng ở địa bàn dân cư gắn bó trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Người Hoa được hưởng mọi quyền lợi như mọi công dân và được quan tâm tạo điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ, tham gia vào hoạt động đoàn thể. Bản thân ông cũng là người tích cực tham gia công tác xã hội, thường xuyên vận động bà con người Hoa cùng với cộng đồng dân cư chung tay BVMT, ứng phó với BĐKH.

Còn theo chị Thạch Thị Ngọc Yến - là dân tộc Khmer, ngụ huyện Giồng Trôm, trong những năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc dần được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã từng bước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Từ đó, đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ngày càng có cuộc sống ổn định hơn về vật chất và tinh thần, luôn đoàn kết gắn bó, tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.

Trong khi đó, chị Triệu Thị Thủy - dân tộc Tày, ngụ tại huyện Thạnh Phú thì cho rằng, là một công dân, chị rất tự hào những thành tựu đạt được của quê hương trong những năm qua. Những đổi thay đó, đã giúp cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc như chị được cải thiện nhiều hơn, tạo được niềm tin, sự phấn khởi để tập trung chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chung tay góp sức xây dựng quê hương. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, bản thân chị và gia đình, cũng như tất cả những người Tày sinh sống trên địa bàn cảm thấy ấm áp, yên lòng như được sống trong một “ngôi nhà” đại đoàn kết.

Bến Tre có những dân tộc gì?

Bến Tre
Thành thị
190.800 người (14,5%)
Nông thôn
1.124.900 người (85,5%)
Mật độ
552 người/km²
Dân tộc
Kinh, Hoa, Khmer,...
Bến Tre – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Bến_Trenull

Bến Tre có bao nhiêu còn sống?

Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua là sông Tiền Giang, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đổ ra biển qua 4 (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên).

Bến Tre có bao nhiêu cù lao?

Bến Tre được hình thành từ 3 cù lao lớn: Cù lao An Hoá gồm các huyện: Châu Thành và Bình Đại; Cù lao Bảo gồm một phần của huyện Châu Thành, Thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm và Ba Tri; Cù lao Minh gồm các huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú.

tỉnh Bến Tre có bao nhiêu đơn vị hành chính?

Tỉnh Bến Tre có 235.678 ha diện tích tự nhiên và 1.358.314 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre.