Dấu hiệu của người thích kiểm soát

Khi trẻ phát hiện ra điều này và tâm sự cùng cha mẹ, cha mẹ hãy cố gắng bình tĩnh để xoa dịu trẻ. Trẻ không có lỗi khi không nhận ra sớm hơn, và trẻ cũng chỉ là nạn nhân. Ngược lại, trẻ tử tế, phóng khoáng và tin tưởng "người bạn" của mình. Hãy chỉ dạy trẻ một số dấu hiệu nhận biết những "người bạn" tiếp cận trẻ có mục đích không tốt, để có thể giảm thiểu tổn thương và ngăn chặn các sự cố trong tương lai.

Nhìn chung, tình bạn lý tưởng là một tình bạn tích cực và những người trong mối quan hệ bạn bè đều trân trọng tình bạn này. Khi ở trong một tình bạn tích cực, trẻ không chỉ giúp bạn mình ngày càng trở nên tốt hơn, mà con trẻ cũng sẽ cảm thấy quãng thời gian ở cùng bạn bè thật tuyệt vời và tôn trọng sự khác biệt của nhau. 

Dấu hiệu của người thích kiểm soát

Ở tình bạn độc hại, mối quan hệ có thể không tích cực và sẽ tồn tại những người bạn giả tạo. Thực chất khi bắt đầu, những người bạn này có cố gắng tìm đến tình bạn đích thực. Nhưng sau một thời gian làm bạn, lại có một người cố gắng kiểm soát, thao túng người bạn còn lại. Và hành vi này sẽ gây khó chịu thậm chí nguy hiểm cho người bạn bị kiểm soát. Do đó, việc nhận ra được một số hành vi không phù hợp trong tình bạn khá quan trọng. Người bạn thích kiểm soát sẽ viện lí do quan tâm, sự yêu quý độc quyền dành cho bạn trong khi đó chỉ là hành vi bắt nạt về tinh thần, một dạng của bạo hành.

Dấu hiệu của người thích kiểm soát

Hãy nhắc nhở con trẻ rằng, những người muốn kiểm soát con họ muốn con cảm thấy họ là những người bạn duy nhất, tốt nhất và chân thành nhất với con. Trong khi thực tế, việc họ trở thành bạn với con chỉ vì họ muốn kiểm soát được con, chứ không phải là tôn trọng con. Dưới đây là những đặc điểm của một người bạn thích kiểm soát mà cha mẹ nên dạy trẻ biết. Việc nhận ra một số hành vi đặc trưng của người thích kiểm soát là yếu tố quyết định để trẻ chấm dứt hay tiếp tục tình bạn. 

Thích ra lệnh, yêu cầu

Hay cho trẻ biết rằng nếu đột nhiên có người bạn nào đó đưa ra những yêu cầu vô lý, và bắt trẻ phải dừng mọi việc trẻ đang làm khi người đó cần, đó chính là các hành vi muốn kiểm soát trẻ. Nhóm người này cũng sẽ yêu cầu trẻ dành toàn bộ thời gian rảnh bên họ, hoặc yêu cầu trẻ phải ăn uống, mặc quần áo, tham gia lớp học và hẹn họ với người mà họ chỉ định. 

Dấu hiệu của người thích kiểm soát

Hành vi kiểm soát này hoàn toàn không phù hợp cho mối quan hệ tình bạn. Một tình bạn tích cực sẽ tôn trọng trẻ ăn gì, uống gì, mặc trang phục như thế nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định và mong muốn của trẻ. Trẻ sẽ không bị đe doạ, bị uy hiếp vì trở nên khác biệt hoặc không nghe theo lời của bạn. Người bạn thích kiểm soát sẽ đổ lỗi cho trẻ rằng trẻ không phải là một người bạn tốt khi không nghe theo lời bạn hoặc không hành xử theo hướng bạn muốn.

Có những hành vi thiếu tôn trọng trẻ 

Nếu những người bạn thân thiết với trẻ không thể hiện sự tôn trọng nhất định với con trẻ, thậm chí là cười đùa với những suy nghĩ, chê bai quan điểm của con trẻ, thậm chí đặt những biệt danh gây cho trẻ sự khó chịu, hãy lưu ý và trao đổi, tâm sự với trẻ ngay khi có thể. Cha mẹ thẳng thắn cho trẻ biết rằng đó hoàn toàn là những người bạn không phù hợp để tiếp tục chơi cùng, và tình bạn này hoàn toàn không tích cực chút nào. Nhấn mạnh lại rằng tình bạn tích cực phải là tình bạn có sự tôn trọng, và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các con có thể phạm lỗi, sai lầm nhưng biết khuyến khích nhau trưởng thành thay vì chì chiết, khiến bạn mình cảm thấy là kẻ thua cuộc.

Dấu hiệu của người thích kiểm soát

Ngoài những dấu hiệu kể trên, người bạn thích kiểm soát cũng muốn thao túng cả cảm xúc của con trẻ. Trẻ sẽ thường xuyên nghe bạn mình bảo phải cảm thấy thế này, thế kia thay vì trẻ được sống với cảm xúc thật của mình. Người bạn thích kiểm soát sẽ khó chấp nhận cảm nhận của trẻ, cho rằng trẻ đang quá nhạy cảm, làm quá lên, đặc biệt khi những người bạn này đùa cợt trên cảm xúc của trẻ. 

Nhóm người thích kiểm soát sẽ muốn ưu tiên nhu cầu, cảm xúc của họ lên trên mà không cân nhắc xem con trẻ đang cần gì, muốn gì, cảm nhận thế nào. Đó hoàn toàn là thái độ thiếu tôn trọng mà những người bạn thực sự sẽ không đối xử như vậy với bạn của mình. Hãy khuyên con trẻ rằng các con không nên tiếp tục bị lừa dối vì con không đáng bị đối xử như vậy. Con xứng đáng được tôn trọng, được lắng nghe, được yêu thương vì chính bản thân con, vì sự lựa chọn của con và vì những cảm xúc của con, cho dù con và bạn có những quan điểm khác nhau.

Tỏ ra mình có quyền hơn, được ưu tiên hơn

Khi một người bạn nói với trẻ rằng chúng mong đợi hoặc yêu cầu được đối xử đặc biệt trong tình bạn này, đó hẳn là một dấu hiệu của hành vi muốn kiểm soát. Nhóm người này thường dùng cách nói mỉa mai, trào phúc khi trò chuyện với trẻ và luôn tin rằng họ luôn đúng, những gì họ nói luôn chính xác và họ luôn là người thông minh hơn.

Dấu hiệu của người thích kiểm soát

Người bạn thích kiểm soát thường nói chuyện với trẻ bằng giọng điệu khinh thường, thiếu tử tế. Họ sẽ thường xuyên đáp trả trẻ rằng ý tưởng, quan điểm của trẻ thật ngu ngốc, vô lý, xem trẻ như một người kém cỏi. Và chúng sẽ thường nói rằng trẻ thật may mắn khi có chúng làm bạn, chỉ có chúng mới chịu chơi với trẻ mà thôi. Ngược lại, một người bạn tích cực sẽ đối xử với con trẻ một cách tôn trọng, công bằng, tử tế như cách trẻ đối xử với bạn.

Mời tiếp tục theo dõi phần 2

-------------

Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/signs-your-friend-is-controlling-and-a-bully-460803

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616

Dạo gần đây, giữa hai bạn thường xuyên xảy ra tranh cãi, những buổi hẹn hò lãng mạn hay phút tâm sự thoải mái đã dần ít đi và được thay bằng những ánh mắt dò xét, những câu nói lạnh như băng, bầu không khí ngột ngạt, căng thẳng. Nếu thật vậy, có lẽ bạn không nên bỏ qua bài viết sau bởi rất có thể đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị kiểm soát trong mối quan hệ của mình.

1. Anh ấy luôn muốn tranh luận với bạn

Dù chuyện không có gì cả và bạn chỉ đang nhắc đến cho vui, nhưng anh ấy vẫn tỏ thái độ và muốn tranh luận với bạn đến cùng. Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ anh ấy đang muốn kiểm soát bạn.

2. Anh ấy luôn chỉ trích và tìm cách hạ thấp bạn

Khi bạn làm sai một chuyện gì đấy, dù là rất nhỏ, anh ấy sẽ phản ứng như thể bạn đã phạm phải sai lầm to lớn và với mục đích giúp bạn tốt hơn, chàng thường dùng những lời lẽ tiêu cực với bạn. Có vẻ như anh ấy luôn xem thường bạn và những gì bạn làm không bao giờ làm vừa lòng anh ấy.

3. Anh ấy hay “phức tạp hóa” vấn đề và không bao giờ để mọi chuyện qua đi dễ dàng

Khi gặp phải tình huống, dù chuyện khá đơn giản nhưng chàng luôn phản ứng thái quá, “chuyện bé xé ra to” và không bao giờ để mọi chuyện trôi qua dễ dàng. Chẳng hạn, vì quá bận rộn, bạn lỡ quên mất cuộc hẹn với anh ấy. Theo bạn, chuyện này không đáng để cả hai phải bận lòng, dù bạn là người có lỗi. Nhưng anh ấy lại cho rằng bạn đã chán và anh ấy không còn là vị trí số 1 trong lòng bạn. Thậm chí, mỗi khi mâu thuẫn, chàng còn hay nhắc lại những chuyện trong quá khứ của bạn.

4. Chàng tạo “gánh nặng” cho bạn bởi những điều kiện khi yêu

Khi yêu, ai cũng muốn chuyện tình cảm của mình suôn sẻ nên việc đặt ra những nguyên tắc chung giữa hai người là hết sức hợp lý. Nhưng nếu trên vai bạn có đầy một list những điều bạn nên làm khi yêu chàng hay “Nếu em yêu anh, em phải thế này…” chính là câu mở đầu quen thuộc trong các buổi tâm sự của hai bạn, chứng tỏ chàng đang cố kiểm soát bạn đấy. Điều này lâu dần sẽ tạo nên cảm giác ngột ngạt ở bạn, bởi bạn phải luôn “gò” mình theo suy nghĩ của chàng.

5. Bạn không có không gian riêng dành cho chính mình và các mối quan hệ khác

Bên cạnh tình yêu, mỗi chúng ta còn có những mối quan hệ xã hội khác cần nuôi dưỡng như gia đình, người thân và bạn bè. Nhưng khoảng thời gian gần đây, bạn dường như không có thời gian riêng bên cạnh những người thân thiết của mình. Chàng luôn muốn có mặt trong tất cả các cuộc gặp gỡ cũng như hoạt động trong đời sống của bạn, kể cả bạn cần lắm không gian riêng tư để suy nghĩ, chàng cũng hiếm khi để bạn một mình. Hay nhiều lần bạn thấy chàng trả lời tin nhắn trong điện thoại của bạn mà không hề quan tâm tới cách nghĩ của bạn về việc này. Nếu thật vậy, nhiều khả năng chàng đang muốn kiểm soát bạn.

6. Chàng luôn mang đến cảm giác có lỗi, kể cả khi bạn không làm sai điều gì

Có thể thấy, chàng luôn đặt bạn vào những tình huống mà bạn là người có lỗi, ngay cả khi bạn biết mình không làm sai điều gì. Và vì sự có lỗi này mà bạn cứ phải cố gắng để chuộc lỗi cũng như có được sự tin tưởng của anh ấy.

7. Chàng nhìn nhận, đánh giá sự việc chỉ từ một hướng

Khi hai bạn tranh luận về một vấn đề nào đó, chàng thường nhìn nhận, đánh giá sự việc chỉ theo hướng mà mình mong muốn và hiếm khi tiếp nhận ý kiến khác từ bạn. Thậm chí, chàng không bao giờ đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu và nghĩ cho bạn.

8. Chàng ảo tưởng về mối quan hệ của hai người

Không chỉ đặt áp lực lên vai bạn, chàng còn tự tạo gánh nặng cho chính mình và mối quan hệ của hai người bằng những ảo tưởng xa vời như hai người phải là một cặp trai tài gái sắc, hoàn hảo đến mức khiến nhiều người phải ganh tị. Và chàng luôn cố chứng tỏ điều này với mọi người xung quanh, thậm chí còn thể hiện một cách thái quá.

9. Anh ấy thường bắt bạn làm những điều mà bạn hoàn toàn không thích

Khi đi biển, bạn không được mặc Bikini hay đồ tắm quá hở, chỉ vì anh ấy không thích người khác nhìn cơ thể của người yêu mình. Thuở mới yêu, bạn còn chấp nhận được nhưng càng về sau anh ấy càng bắt bạn làm những điều mà bạn không hề thích. Đây chính là một trong những dấu hiệu chứng tỏ anh ấy đang muốn kiểm soát bạn.

10. Chàng luôn “giám sát” mọi hành vi, cử chỉ của bạn

Chàng bỗng trở nên vô cùng nhạy cảm. Anh ấy quan sát và không hề bỏ qua bất cứ thái độ, cử chỉ nào của bạn và thắc mắc về ý nghĩa đằng sau những hành động của bạn, dù đôi khi bạn chỉ cư xử theo bản năng. Điển hình như, anh ấy luôn tò mò về thái độ khi bạn trả lời điện thoại với ai đó. Không chỉ là dấu hiệu chứng tỏ sự kiểm soát, hành động theo dõi này còn nói lên một điều rằng chàng chưa thật sự tin tưởng bạn.

11. Chàng thường nhìn sự việc theo hướng tiêu cực nhất có thể

Khi hai người gặp phải hiểu lầm, chàng thường có khuynh hướng suy diễn sự việc theo hướng tiêu cực nhất có thể và ít khi chịu nghe bạn giải thích. Bởi điều anh ấy chỉ muốn tin vào cách nghĩ của chính mình.

12. Bạn cảm thấy mệt mỏi khi ở cạnh anh ấy

Thời gian gần đây, mệt mỏi về mặt tinh thần là cảm giác bạn thường xuyên trải qua khi ở cạnh chàng. Thỉnh thoảng, bạn còn không muốn dành thời gian quý báu của bản thân cho người đàn ông này. Nếu thật vậy, chứng tỏ bạn đã chán ngán sự kiểm soát mà anh ấy dành cho mình.

13. Anh ấy thường “đẩy” bạn vào “ngõ cụt” cảm xúc bằng nhiều cách

Chàng thường dùng những lời lẽ trách móc, hờn dỗi, nhắc đến việc chia tay hay nhiều lúc còn có những hành động tự hủy hoại bản thân để tác động, kiểm soát cảm xúc của bạn và luôn kết lại với lý do chỉ vì anh ấy quá yêu bạn. Điều này không chỉ khiến cảm xúc của bạn dần chai sạn mà còn đặt  mối quan hệ của hai bạn trên “bờ vực” tan vỡ.

Xem thêm:

Dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào vòng xoáy hẹn hò “nhầm” người

Phải làm gì khi chàng có dấu hiệu hết yêu bạn?