Giọng đọc bài Bức tranh của em gái tôi

(1)Giáo viên: Lê Thị Tiến. (2) Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Nội dung: Văn bản miêu tả sông nước Cà Mau đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống; chợ Năm Căn tấp nập, trù phú độc đáo. Nghệ thuật: - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể, lựa chọn từ ngữ gợi hình, sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. -Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, trong đó miêu tả là chủ yếu. Ý nghĩa: “Sông nước Cà Mau” là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện vốn hiểu biết phong phú và tấm lòng gắn bó của tác giả với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. (3) Dành tình yêu cho trẻ qua những tác phẩm văn chương cảm hứng chung của nhiều nhà Tiết 81,82Vănlà bản: văn. Tạ Duy Anh là một người như thế. Điều đó được thể hiện qua bốn tập truyện dành cho thiếu nhi, trong đó, đáng chú ý nhất là tác (Tạ Duy Anh) phẩm “Bức tranh của em gái tôi”. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm này.. (4) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: 1- Tác giả, tác phẩm:. (Tạ Duy Anh). (5) Giới thiệu vài nét về nhà văn Tạ Duy Anh - Tạ Duy Anh sinh năm 1959, tên khai sinh là Tạ Việt Đãng. Các bút danh khác là Lão Tạ, Chu Qúi, Bình Tâm. Quê ông ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Ông là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới. (6) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: 1- Tác giả, tác phẩm: -Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Hà Tây. - Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.. (Tạ Duy Anh) Giới thiệu vài nét về văn bản. (7) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: 1- Tác giả, tác phẩm: 2- Đọc và tóm tắt văn bản:. (Tạ Duy Anh) Hướng dẫn đọc: - Từ đầu … “có vẻ vui lắm”: đọc với giọng rõ ràng, có vẻ khinh khỉnh, xem thường em gái -(Kể lược đoạn : “Nhưng mọi bí mật…phát huy tài năng” -“kể từ hôm đó… với cháu”: giọng bực bội, khó chịu. -Đoạn còn lại: giọng xúc động. (8) Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa tên là Kiều Phương, mọi người gọi là Mèo. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài và cảm thấy mình bị lãng quên. Vì thế cậu nảy sinh ra thái độ khó chịu đối với em. Nhưng rồi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em, cậu bất ngờ vì hình ảnh rất đẹp của mình qua cái nhìn của em. Từ đó người anh nhận ra những suy nghĩ không đúng của mình và hiểu được tâm hồn nhân hậu và tình cảm trong sáng của cô em gái.. (9) a/ Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính? b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? a- Nhân vật chính của truyện: Nhân vật Kiều Phương và nhân vật người anh đều là nhân vật chính. Tuy nhiên, nhân vật người anh thể hiện được chủ đề của tác phẩm, đó là quá trình tự nhận thức để hoàn thiện nhân cách của con người, vì thế nhân vật người anh là nhân vật trung tâm b- Truyện được kể theo lời nhân vật người anh. Cách kể này giúp tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực bằng chính lời của nhân vật ấy. (10) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: 1- Tác giả, tác phẩm: 2- Đọc và tóm tắt văn bản: 3- Giải thích từ khó: (xem SGK/34). (Tạ Duy Anh) Đọc các từ được chú thích (SGK/34). (11) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: 1- Tác giả, tác phẩm: 2- Đọc và tóm tắt văn bản: 3- Giải thích từ khó: 4- Bố cục: Chia làm 3 đoạn. (Tạ Duy Anh) Xác định bố cục văn bản. =>Văn bản chia làm ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu -> “có vẻ vui lắm”: Khi tài năng của Kiểu Phương chưa được phát hiện. Đoạn 2: “Nhưng mọi bí mật… với cháu”: tài năng của Kiều Phương được phát hiện Đoạn 3: Kiều Phương đạt giải trong cuộc thi vẽ tranh.. (12) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nhân vật người anh:. (Tạ Duy Anh) Truyện thể hiện diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm nào? - Khi tài năng của em gái chưa được phát hiện. - Khi tài năng của em gái được phát hiện, - Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái.. (13) Đọc lại đoạn văn đầu Những chi tiết nào cho thấy thái độ của người anh đối với em gái? -Đặt biệt danh cho em là “Mèo”, -Nhận xét về em là“mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”, “hay lục lọi.”; -Bí mật theo dõi em pha chế màu vẽ, giọng điệu ra vẻ coi thường “Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ” Em nhận xét gì về giọng điệu kể của người anh trong đoạn này? Giọng điệu kẻ cả, coi thường: - “Này, em không để chúng nó yên được à? “Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ” Qua đó, cho thấy khi tài năng của em gái chưa được phát hiện, thái độ của người anh như thế nào?. (14) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nhân vật người anh: -Khi tài năng của em chưa được phát hiện: Đối xử thân mật và thương em nhưng ra vẻ kẻ cả, xem thường em.. (Tạ Duy Anh). (15) Nhờ đâu tài năng của cô em gái được phát hiện? =>Nhờ họa sĩ Tiến Lê Từ khi tài năng hội họa được phát hiện, thái độ của mọi người đối với cô em gái như thế nào? Mọi người vui mừng, quan tâm, tạo mọi điều kiện để em phát triển tài năng. * Đọc đoạn văn “Kể từ hôm đó…như chọc tức tôi” Tâm trạng và thái độ của người anh như thế nào? =>Tâm trạng người anh: tự ti, thất vọng về mình, buồn vì bị mọi người lãng quên “cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”; “Những lúc ngồi một mình bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống bàn khóc” =>Thái độ đối với em gái: không thân với em gái như trước vì đố kị với tài năng của em“Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên”. Nhưng người anh vẫn không thể không quan tâm đến những bức tranh của em gái: lén xem tranh và thầm cảm phục tài năng của em.. (16) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nhân vật người anh: -Khi tài năng của em chưa được phát hiện: Đối xử thân mật và thương em nhưng ra vẻ kẻ cả, xem thường em. -Khi tài năng của em gái được phát hiện: Buồn, tự ti, thất vọng về bản thân; đố kị với em. Nhưng vẫn thầm cảm phục tài năng của em.. (Tạ Duy Anh). Cách miêu tả tâm lí trong đoạn này như thế nào? => Tự nhiên, chân thật, thể hiện đúng tâm lí của lứa tuổi mới lớn. (17) * Đọc đoạn văn “Một tuần sau…của em con đấy” Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em, diễn biến tâm trạng người anh như thế nào? => Ngỡ ngàng-> hãnh diện-> xấu hổ-> hối lỗi. Hãy giải thích diễn biến tâm trạng ấy của người anh. =>“sững người”, bất ngờ vì em gái vẽ chính cậu và lại vẽ rất đẹp. => “hãnh diện” vì vẻ đẹp của mình trong bức tranh. =>“xấu hổ” vì nhận ra em gái đã vẽ mình bằng tình yêu và lòng nhân hậu, bằng sự tin tưởng ở những điều tốt đẹp của anh trai, trong khi bản thân mình không tốt như em gái vẽ. =>“hối lỗi” vì lòng đố kị của mình “tôi muốn khóc quá”.. (18) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nhân vật người anh: -Khi tài năng của em chưa được phát hiện: Đối xử thân mật và thương em nhưng ra vẻ kẻ cả, xem thường em. -Khi tài năng của em gái được phát hiện: Buồn, tự ti, thất vọng về bản thân; đố kị với em. Nhưng vẫn thầm cảm phục tài năng của em. -Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em: Xúc động trước tình cảm trong sáng của em; nhận ra điểm hạn chế của bản thân.. (Tạ Duy Anh). (19) Em cho biết ý kiến của mình về tính đố kị. => Tính đố kị là thói xấu thường gặp ở nhiều người. Tính đố kị là sự phủ nhận và ghen ghét khả năng, thành tích của người khác. Vì thế, tính đố kị làm cho chúng ta không trung thực nhìn nhận ra hạn chế của bản thân và không khiêm tốn học hỏi người khác. Đúng như nhà văn Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi nói “Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khói óc và làm đồi bại trái tim? Em đánh giá như thế nào về sự đố kị của người anh? =>sự mặc cảm, tự ti và tính đố kị là thói xấu thường gặp ở nhiều người. Ở đây nhân vật người anh cũng chỉ là một cậu bé, nên ta có thể thông cảm và tha thứ khi cậu ấy đố kị em gái mình. Điều quan trọng là cậu ấy đã nhận ra sai lầm và chắc chắn cậu ấy sẽ trở thanh người tốt.. (20) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nhân vật người anh: 2- Nhân vật người em:. (Tạ Duy Anh). (21) Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, tính cách của Kiều Phương. - Ngoại hình: mặt lúc nào cũng bị bôi bẩn - Hành động: hay lục lọi các đồ vật -Tính cách: vui vẻ, hồn nhiên chấp nhận cái tên “Mèo”, “vui vẻ, vừa làm vừa hát”. Tìm những chi tiết cho thấy Kiều Phương rất yêu thương anh? Dù bị anh gắt gỏng vẫn “lao vào ôm cổ ” anh, vẽ anh bằng tình yêu thương, sự quí trọng. Những chi tiết nào cho thấy sự say mê và tài năng hội họa của Kiều Phương? Tự chế ra thuốc vẽ, âm thầm tự tập vẽ một mình; đạt giải Nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Em nhận xét gì về nhân vật Kiều Phương?. (22) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nhân vật người anh: 2- Nhân vật người em: Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.. (Tạ Duy Anh). (23) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: III- Tổng kết: 1- Nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện cho thấy tấm lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.. (Tạ Duy Anh) Chọn câu trả lời đúng: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho ta thấy điều gì? a.Người anh vui sướng tự hào vì tài năng của em b.Cô em gái hãnh diện vì đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ. c c.Người anh đố kị với tài năng của em nhưng cuối cùng nhờ tấm lòng nhân hậu của em đã nhận ra phần hạn chế ở chính mình. d.Người anh giúp em gái học. (24) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: III- Tổng kết: 1- Nội dung: 2- Nghệ thuật: Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. (Tạ Duy Anh) Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo lời nhân vật nào? a. Kiều Phương b. b Anh trai c. Chú Tiến Lê d. Người cha Câu 2: Nét thành công nhất về nghệ thuật miêu tả trong văn bản là gì? a. Miêu tả người b. Miêu tả cảnh thiên nhiên d Miêu tả cảnh sinh hoạt c. d. Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật. (25) Tiết 81,82- Văn bản: I- Tìm hiểu chung: II- Đọc – hiểu văn bản: III- Tổng kết: 1- Nội dung: 2- Nghệ thuật: 3- Ý nghĩa: Tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu có sức mạnh thức tỉnh, cảm hóa người khác. (Tạ Duy Anh) Giữa tài năng hội họa và tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương, theo em, điều gì quan trọng hơn? Vì sao? => Tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương quan trong hơn vì nó có sức mạnh cảm hóa, làm cho người anh nhận ra sai lầm của mình. (26) Em thử vẽ một bức chân dung , hoặc viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân yêu trong gia đình em. (Nhằm củng cố và phát hiện năng khiếu hội họa cũng như kỹ năng viết văn kể chuyện. Qua đó giáo dục tình cảm gia đình; tấm lòng vị tha, nhân hậu). (27) (SGK/35) Bài 1: Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái Khi xem tranh của em gái, người anh hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. mặt cậu bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của cậu không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa; bất ngờ thứ hai: cậu bé ấy chẳng phải ai khác chính là người anh! vì thế, khi mẹ hỏi, cậu ta giật sững người. sau phút giây giật sững ấy, tâm lí cậu bé diễn ra hết sức phức tạp nhưng lại rất hợp lí. trước hết, cậu ngỡ ngàng (vì không tin nhân vật chính của bức tranh kia lại chình là mình.); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức tranh kia, hình sảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ: chẳng lẽ cậu lại hoàn hảo vậy ư? hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời tất cả.. (28) (SGK/35) Bài 2: Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy Hè vừa rồi, anh trai tôi thi vào một trường đại học danh tiếng. Kết quả là anh đậu với số điểm rất cao. Cả nhà đều vui. Ông bà, cha mẹ đều tự hào về anh và lấy anh ra làm gương để nhắc nhở tôi. Lúc đầu tôi cảm thấy rất ghen tị với anh và khó chịu khi mọi người cứ đem tôi ra để so sánh với anh. Nhưng anh tôi đã ôm vai tôi và nói: “Thằng út nhà mình thông minh hơn con đấy chứ. Em con mà cố gắng thêm chút nữa thì con có xách dép cũng chạy theo không kịp nó đâu”. Câu nói hóm hỉnh của anh làm cho mọi người cười vui. Còn tôi thì thật sự tâm phục, khẩu phục đối với anh. Thành tích thế mà không hề lên mặt với tôi. Anh thật sự là một tấm gương để tôi noi theo.. (29) (30)