Hệ thống đánh giá công trình xanh edge lịch sử năm 2024

Tuy nhiên, hiện tượng các công trình tự gắn mác “xanh” nhằm mục đích quảng cáo ngày càng nhiều nhưng lại không có những đóng góp thực chất cho môi trường vã xã hội. Việc ra đời những bộ công cụ đánh giá khoa học trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc sẽ giúp chấm dứt tình trạng này và giúp cho các kiến trúc “xanh” sẽ có những đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển chung của kinh tế xã hội Việt Nam.

Hệ thống đánh giá công trình xanh edge lịch sử năm 2024

Thiết kế chung cư sinh thái The Interlace (Singapore)

Phát triển Công trình Xanh trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

Xu hướng Công trình Xanh được nhen nhóm từ những năm 1990 nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm sử dụng tài nguyên nước và vật liệu cũng như giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo điều kiện sống cho cộng đồng. Trải qua hơn hai thập kỷ, làn sóng này đã và đang lan rộng tới nhiều khu vực trên thế giới.

Theo kết quả nghiên cứu từ báo cáo “Xu hướng Công trình Xanh thế giới 2016” (Dodge Data & Analytics, 2016), thị trường Công trình Xanh đang mở rộng tầm ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia mà nổi bật hơn cả là các nước đang phát triển.

Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời, được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. (Định nghĩa của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam – Vietnam Green Building Council – VGBC, 2011).

Để góp phần thúc đẩy, khuyến khích phát triển Công trình Xanh và tôn vinh những dự án tiêu biểu, đã có nhiều hệ thống đánh giá Công trình Xanh được ra đời. Đa số các hệ thống đánh giá đều cố gắng lượng hóa mức độ “xanh” của các công trình thông qua những đóng góp cho môi trường và xã hội như là phần trăm sử dụng nước và năng lượng, chất lượng tiện nghi sử dụng công trình ….

Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, trào lưu Công trình Xanh tại các nước đang phát triển lan sang các nước phát triển như Việt Nam được xem như một mô hình lý tưởng. Những mô hình Công trình Xanh này khiến các nước đang phát triển choáng ngợp bởi các giải pháp công nghệ tân tiến, vật liệu xây dựng hiện đại…. Tuy nhiên việc ứng dụng một cách linh hoạt và phù hợp vào trong điều kiện riêng của từng nước, từng địa phương còn đang là khoảng trống lớn.

Công trình Xanh đã bắt đầu vào thị trường xây dựng Việt Nam từ năm 2007 và nhận được sự ủng hộ của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, một trong những lý do Công trình Xanh được quan tâm phát triển, bởi Việt Nam là một trong những nước nằm trong danh sách đứng đầu về mức độ chịu rủi ro lớn nhất của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới. Nếu mực nước biển dâng lên 1m thì Việt Nam sẽ mất 12% đất sử dụng – nơi cư trú của 23% dân số. (Theo dự báo của World Bank – 2009). Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nền kinh tế Châu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 20 năm qua (bình quân 7,5%).

Trong 10 năm trở lại đây, tăng trưởng xây dựng bình quân đạt 12% và tốc độ đô thị hoá là 3,4%/năm, dự kiến đạt ngưỡng 50% vào năm 2025. Cũng trong thời gian này, mức năng lượng tiêu thụ đã tăng với tốc độ nhanh hơn tăng GDP, bình quân 14%/năm. Các công trình xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước, trung bình 33% điện và góp 25% vào tổng lượng phát thải khí nhà kính, chiếm một phần ba tổng lượng phát thải CO2, tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu (IFC, 2015).

Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đang có một số công trình đã được đánh giá và cấp chứng chỉ bởi các hệ thống đánh giá Công trình Xanh như là: LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ; Green Mark của Hiệp hội Công trình Xanh Singapore; LOTUS của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam và hệ thống đánh giá công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) của Tổ chức Tài chính Quốc tế, thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới. Bốn hệ thống tiêu chí đánh giá trên được công nhận bởi Hội đồng Công trình Xanh thế giới. Ngoài ra, còn một số bộ tiêu chí đánh giá Công trình Xanh khác do các tổ chức địa phương phát triển như là: Bộ CTX (đánh giá thử nghiệm) của Hội môi trường xây dựng, bộ tiêu chí đánh giá Công trình Xanh nhằm đảm bảo tiết kiệm năng lượng của Viện Quy hoạch Kiến trúc Việt Nam (2009), Bộ tiêu chí Kiến trúc xanh của Hội Kiến trúc sư.

Theo thống kê, ngoài công trình Thăng Long No 1 được đánh giá thử nghiệm bằng công cụ CTX và một số khác theo tiêu chí kiến trúc xanh của Hội Kiến trúc sư, số lượng Công trình Xanh và bền vững được chứng nhận trên toàn quốc theo những bộ công cụ được Hội đồng Công trình Xanh thế giới công nhận mới chỉ dừng lại ở con số 59 sau gần một thập kỷ triển khai.

Con số này thể hiện một nỗ lực to lớn trong việc hiện thực Công trình Xanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, còn rất khiêm tốn so với hơn 125 công trình đã được chứng nhận tại Malaysia, 500 công trình tại Đài Loan và gần 1.200 Công trình Xanh tại Singapore tính đến năm 2014… (Phát biểu của thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Mỹ Linh tại Hội thảo “Kiến trúc, Xây dựng, Khí hậu – Trách nhiệm và Giải pháp”, 10/2015 – Đà Nẵng). Bên cạnh đó, thị trường Công trình Xanh tại Việt Nam vẫn được đánh giá có tiềm năng với không ít cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, hiện tượng các công trình tự gắn mác “xanh” và “sinh thái” nhằm mục đích quảng cáo ngày càng nhiều. Những công trình này không có những số liệu để minh chứng cho đóng góp thực chất cho môi trường vã xã hội. Khảo sát những công trình tự gắn mác “xanh” này có thể thấy mới chỉ dừng ở bề nổi bên ngoài, lạm dụng trồng cây xanh lên mặt tiền, lên mái công trình mà thiếu các phương án chăm sóc bảo dưỡng vận hành hợp lý.

Một số công trình khác chưa thực sự quan tâm đến sự hợp lý về tổ chức vi khí hậu, tổ chức công năng cho phép tối ưu hóa thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Sử dụng các hình khối thiếu nghiên cứu không phù hợp với các điều kiện văn hóa, xã hội, tự nhiên, môi trường của Việt Nam, thiếu các hiểu biết về bức xạ nhiệt nên các hướng có nhiều cửa sổ quay trực tiếp về hướng nắng chủ đạo gây tốn kém cho công trình. Nhiều công trình tự gắn mác “xanh” đã lạm dụng sử dụng các loại vật liệu, thiết bị đắt tiền nhập khẩu từ nước ngoài có chi phí đầu tư – bảo dưỡng – vận hành lớn hay sử dụng hệ thống vách kính cho mặt tiền công trình có chi phí lớn và gây tốn kém cho điều hòa, thông gió mà thiếu đi giải pháp mang tính tổng thể nhằm giải bài toán kiến trúc đa nghiệm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

Việc xây dựng và triển khai những bộ công cụ đánh giá khoa học trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc sẽ giúp chấm dứt tình trạng này và giúp cho các kiến trúc “xanh” sẽ có những đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển chung của kinh tế - xã hội Việt Nam.

Hệ thống đánh giá công trình xanh edge lịch sử năm 2024

Naman Spa (Đà Nẵng) - Giải Bạc Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia 2016 với các tiêu chí bám sát tiêu chí của xu hướng Kiến trúc xanh

Phát triển Công trình Xanh Việt Nam từ kinh nghiệm thế giới

Từ kinh nghiệm của các nước đi trước về phát triển Công trình Xanh có thể thấy: Công trình Xanh cần được nhìn nhận và áp dụng tổng thể trên các khía cạnh môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế với điều kiện Việt Nam. Công trình Xanh không đi ngược lại nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội của từng địa phương, trên cơ sở lựa chọn và nghiên cứu điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ Công trình Xanh không phải là giải pháp riêng cho các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển để giải quyết một loạt các vấn đề về môi trường đang đặt ra trên bình diện toàn cầu. Cần xây dựng một chiến lược tổng thể để các sản phẩm xanh cần được triển khai bao trùm trên cả đô thị, công trình kiến trúc, vật liệu và các sản phẩm xây dựng.