Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Điều 2 Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2015. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam được quy định như sau.

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Căn cứ Điều 2 Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2015 sửa đổi , bổ sung một số điều nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung một số điều. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam được quy định như sau:

* Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:

– Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế;

-Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.

Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%;

– Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;

– Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a, b, – Khoản này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

* Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định tương ứng tại Khoản 1 Điều này.

* Việc đầu tư vào trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Xem thêm: Ngày đăng ký cuối cùng là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý?

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trừtrường hợp pháp luật có liên quan hoặc tổ chức phát hành có quy định khác;

– Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu tuân thủ quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.

* Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức phát hành có quy định khác. Ngoại trừ quỹ mở, quỹ đầu tư chứng khoán có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt từ 51% trở lên, thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy địnhđối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

* Công ty đại chúng, công ty niêm yết báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên trang thông tin điện tử của mình, của Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

      Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất số 36/VBHN-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.

      (*) “Tỷ lệ sở hữu nước ngoài” trong công ty đại chúng là: Tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần/phần vốn góp (có quyền biểu quyết) trong công ty đại chúng, của tất cả:

  • Các nhà đầu từ nước ngoài, và
  • Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

      1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:

       a) Nếu điều ước có quy định, thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

      b) Nếu Công ty đại chúng hoạt động ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo quy định đó.

      Nếu ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.

      c) Nếu Công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề đó mà có quy định về tỷ lệ sở hữ nước ngoài.

      d) Trường hợp khác của Công ty đại chúng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

      ......

      3. Việc đầu tư vào trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

      a) Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc tổ chức phát hành có quy định khác;

      b) Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu tuân thủ quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.

      4. Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức phát hành có quy định khác.

      Ngoại trừ quỹ mở, quỹ đầu tư chứng khoán có tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt từ 51% trở lên, thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

      5. Công ty đại chúng, công ty niêm yết báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên trang thông tin điện tử của mình, của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa được xác định như thế nào?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có hướng dẫn về cách thức xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài

Tiền vẫn "đổ" mạnh vào bất động sản, chứng khoán

Thao túng thị trường chứng khoán - khó xử lý hình sự

Thị trường chứng khoán Việt Nam có bị ảnh hưởng vì biến thể Omicron?

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty đại chúng căn cứ theo các ngành nghề đăng ký kinh doanh, xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đối với từng ngành nghề cũng như tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty theo quy định tại Điều 139 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

Về việc xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đối với từng ngành nghề, công ty đại chúng cần căn cứ cam kết quốc tế, pháp luật chuyên ngành, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được đăng tải trên cổng thông tin quốc gia về đầu tư (https://vietnaminvest.gov.vn).

Trường hợp thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại mức 0%, công ty đại chúng cần nêu rõ ngành nghề (hoặc phạm vi kinh doanh của ngành nghề) thuộc ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận.

Trường hợp thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại mức > 0%, có ngành nghề đăng ký kinh doanh chưa chi tiết hoặc có phạm vi rộng, công ty cần làm rõ, chi tiết ngành nghề đăng ký kinh doanh không bao gồm hoạt động nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận.

Trường hợp công ty đại chúng quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn tỷ lệ pháp luật cho phép thì tỷ lệ cụ thể phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại Điều lệ công ty.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng lưu ý công ty đại chúng cần làm rõ phạm vi kinh doanh đối với từng ngành nghề, báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất để sửa đổi, chi tiết ngành nghề đăng ký kinh doanh (nếu có), thông qua cụ thể tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (trong trường hợp quyết định tỷ lệ thấp hơn quy định pháp luật cho phép) phù hợp với dự kiến thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa.

In bài viết

chứng khoán Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

    Giao dịch vượt quá giá trị đăng ký, Louis Holding bị phạt trên 160 triệu đồng

  • Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

    Lạm phát thấp là lợi thế của chứng khoán Việt Nam năm 2022

  • Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cảnh báo lỗ hổng bảo mật của công ty chứng khoán

Tin nổi bật

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Thông qua Nghị quyết giảm thuế môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Nhiều chính sách tài khóa được thực thi, giúp doanh nghiệp, người dân hưởng lợi

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Siết chặt quản lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu xăng dầu

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Ngành Tài chính cải cách, hiện đại hóa mọi quy trình, thủ tục hành chính

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Tập trung triển khai kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu hải quan, thuế, ngân hàng