Uống nước lá mận có tác dụng gì

là thắc mắc của các mẹ khi đến thời kỳ thai sản. Mận là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với nhiều người và cũng dễ tìm mua. Nhưng bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Có bầu ăn mận miền nam được không?

Nội dung chính Show

  • 1. Bà bầu ăn mận có tốt không?
  • 1.1. Lợi ích của mận hậu
  • 1.2. Lợi ích của mận miền Nam
  • 2. Bầu ăn mận được không?
  • 2.1. Bầu ăn mận Hà Nội được không?
  • 2.2. Bầu 3 tháng ăn mận được không và chú ý gì?
  • 3. Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu
  • 3.4. Việt quất
  • 1. Mận – loại quả giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
  • 2. Lợi ích của mận với mẹ bầu 3 tháng đầu
  • 2.1. Lợi ích của mận miền Bắc
  • 2.2. Lợi ích của mận miền nam
  • 3. Những điều mẹ bầu 3 tháng đầu lưu ý khi ăn mận
  • 3.1. Ăn đúng cách
  • 3.2. Gợi ý mẹ bầu cách đổi món với những món ăn, thức uống từ mận
  • 4. Tác dụng phụ có thể gặp phải nếu ăn mận không đúng cách
  • 5. Cách chọn mận ngon và an toàn cho mẹ bầu
  • Video liên quan

Mận từ bắc vào nam đều sẽ có từng hương vị riêng. Nhưng nhìn chung đây là loại trái cây có giá cả bình dân cũng như dễ ăn. Chúng cũng có vị chua ngọt nên càng được nhiều chị em yêu thích. Nhưng hầu hết các mẹ bầu đều không biết những lợi ích tuyệt vời của mận mang đến. Họ sẽ thường xuyên thắc mắc rằng không biết có bầu ăn mận được không?

1. Bà bầu ăn mận có tốt không?

1.1. Lợi ích của mận hậu

Uống nước lá mận có tác dụng gì

Lợi ích của mận hậu

1.1.1. Hỗ trợ hấp thu sắt

Theo các nghiên cứu, quả mận giúp cơ thể hấp thụ một lượng sắt hiệu quả. Với bầu, sắt là dưỡng chất cần thiết bởi cả thai kỳ bầu đều sẽ cần bổ sung thêm sắt vào cơ thể.

1.1.2. Kích thích tiêu hóa

Dù ăn nguyên trái hay ép nước uống thì những vitamin có trong mận đều có tác dụng điều trị nóng trong, ăn khó tiêu hay giúp kích thích hệ tiêu hóa ở mẹ bầu.

1.1.3. Làm đẹp da

Đây không phải là phương pháp làm đẹp mới nhưng nó lại chưa phổ biến. Bạn có thể sử dụng bã mận để đắp lên mặt hàng ngày để giúp làn da mịn màng hơn.

1.1.4. Giảm ốm nghén

Nếu mẹ ăn một vài quả mận hậu trước bữa ăn hàng ngày thì các triệu chứng ốm nghén sẽ được giảm thiểu đáng kể.

1.2. Lợi ích của mận miền Nam

1.2.1. Ngăn ngừa tình trạng mất nước

Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến một số triệu chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu,... Hay thậm chí mẹ có thể bị sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong mận có chứa hơn 93% là nước nên rất thích hợp để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Đặc biệt nhất là trong những ngày hè nóng nực.

1.2.2. Duy trì hoạt động của mắt

Mận miền Nam giúp mắt tốt hơn

Trong quá trình mang thai, mắt mẹ sẽ có xu hướng hoạt động yếu hơn mức bình thường. Đặc biệt là những chị em văn phòng vì phải thường xuyên sử dụng máy tính. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận là loại quả lý tưởng giúp mẹ bầu bổ sung được hàm lượng vitamin A cần thiết vào trong cơ thể.

1.2.3. Tăng cường khả năng hấp thu sắt

Mận chứa một lượng vitamin C vô cùng tốt. Không những giúp cho bà bầu tăng cường thêm sức đề kháng và còn hỗ trợ khả năng hấp thu chất sắt vào cơ thể.

1.2.4. Bảo vệ làn da mẹ bầu

Mận chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da. Do đó mận sẽ giúp làn da mẹ bầu trở nên sáng mịn hồng hào hơn.

1.2.5. Tốt cho hệ tim mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và các dưỡng chất khác trong mận sẽ giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu có trong máu. Qua đó nó cũng ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ hay bệnh tim mạch vành.

2. Bầu ăn mận được không?

2.1. Bầu ăn mận Hà Nội được không?

Việc tiêu thụ quá nhiều mận hậu dễ dàng sinh nhiệt. Dùng quá nhiều sẽ gây nóng làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra còn khiến làn da của mẹ bầu mọc thêm mụn.

Ngoài ra, chị em khi đang đói cũng không nên ăn mận Hà Nội. Đó là bởi vì tính axit trong mận sẽ khiến dạ dày có cảm giác khó chịu. Đặc biệt, những mẹ bầu mắc bệnh liên quan đến dạ dày hay tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này.

2.2. Bầu 3 tháng ăn mận được không và chú ý gì?

Bầu ăn mận nên chú ý gì?

Bất kỳ loại trái cây nào cho bà bầu cũng chỉ nên ăn ở mức vừa đủ và có liều lượng hợp lý. Không nên ăn một món gì quá nhiều hoặc thường xuyên cũng không ổn.

2.2.1. Không nên ăn quá nhiều mận một lần

Mặc dù mận mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bản chất của quả mận là vị chua. Vì thế điều này sẽ khiến cho mẹ bầu nếu ăn quá nhiều sẽ bị cồn cào hoặc đau dạ dày. Đặc biệt, lúc đói là khoảng thời gian nên hạn chế ăn mận hậu kèm các loại muối cay nồng.

2.2.2. Không nên gọt vỏ khi ăn

Vỏ mận thường tập trung các chất dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa  khác. Vì vậy khi ăn, đừng nên gọt bỏ đi vỏ. Tốt nhất hãy nên rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng khoảng 10 đến 15 phút trước khi ăn.

2.2.3. Ngâm muối trước khi ăn

Mỗi ngày bầu chỉ nên ăn 5-10 quả mận. Trước khi ăn nên ngâm nước muối loãng khoảng 15 đến 20 phút để sạch sẽ.

3. Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu

3.1. Xoài

Xoài nổi tiếng chứa nhiều vitamin C. Do đó xoài sẽ giúp hỗ trợ điều hòa các hoạt động tiêu hóa. Vì thế xoài sẽ làm giảm táo bón trong thai kỳ cũng như ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nhẹ. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị giảm khả năng miễn dịch đó là thiếu vitamin A. Qua đó cũng làm tăng nguy cơ biến chứng sau sinh như nhiễm trùng đường hô hấp.

3.2. Lê

Lê cung cấp hàm lượng chất xơ, kali, folate tương tự với xoài. Việc bổ sung nhiều chất xơ trong giai đoạn thai kỳ có thể giúp làm giảm táo bón. Ngoài ra, Kali rất có lợi cho sức khỏe của tim mạch ở cả phụ nữ và trẻ nhỏ, đồng thời cũng giúp kích thích tái tạo lại tế bào. Folate hay axit folic là những chất rất quan trọng. Vì thế chúng sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh khi bào thai đang phát triển.

3.3. Táo

Một vài nghiên cứu đã cho thấy việc ăn táo khi mang thai có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn. Nó cũng giúp làm giảm dị ứng theo thời gian ở trẻ với lượng vitamin A, C, chất xơ và kali.

3.4. Việt quất

Quả việt quất chứa nhiều rất nhiều vitamin C, các carbohydrate lành mạnh. Ngoài ra việt quất còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa vô cùng tốt. Loại quả này cũng chứa nhiều nước nên sẽ là nguồn cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng loại quả này để tránh bị ảnh hưởng thai nhi.

Việt quất cung cấp nước cho cơ thể

Với những lợi ích trên, tin chắc bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn mận được không rồi đúng không? Tuy mận có rất nhiều lợi ích nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Bởi chúng sẽ vô tình gây ra những tác dụng phụ không tốt cho cả mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh. Tham khảo thêm nhiều bài viết chăm sóc sức khỏe khác tại sieuthitaigia.vn nhé!

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Dạ chào chị. Theo các nghiên cứu, quả mận giúp cơ thể hấp thụ một lượng sắt hiệu quả. Với bầu, sắt là dưỡng chất cần thiết bởi cả thai kỳ bầu đều sẽ cần bổ sung thêm sắt vào cơ thể.

Dạ chào chị. Trong mận có chứa hơn 93% là nước nên rất thích hợp để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Đặc biệt nhất là trong những ngày hè nóng nực. Nên có thể bổ sung nước dễ dàng cho cơ thể.

Dạ chào chị. Trong quá trình mang thai, mắt mẹ sẽ có xu hướng hoạt động yếu hơn mức bình thường. Đặc biệt là những chị em văn phòng vì phải thường xuyên sử dụng máy tính. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận là loại quả lý tưởng giúp mẹ bầu bổ sung được hàm lượng vitamin A cần thiết vào trong cơ thể.

Dạ chào chị. Việc tiêu thụ quá nhiều mận hậu dễ dàng sinh nhiệt. Dùng quá nhiều sẽ gây nóng làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra còn khiến làn da của mẹ bầu mọc thêm mụn.

Dạ chào chị. Vỏ mận thường tập trung các chất dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa khác. Vì vậy khi ăn, đừng nên gọt bỏ đi vỏ. Tốt nhất hãy nên rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng khoảng 10 đến 15 phút trước khi ăn.

Facebook

Twitter

Pinterest

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không, có sợ nóng không là câu hỏi của nhiều người. Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mận. Nhất là khi mận có nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin C, PP, B, A… và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu. Cụ thể hơn hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tham khảo ngay!

Xem thêm:

1. Mận – loại quả giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mận là loại quả phổ biến vào mùa hè, và có 2 loại là: mận bắc và mận nam (roi). 

  • Mận bắc thường có vị chua, ngọt nhẹ, giòn và mọng nước, thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc như: Mộc Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La,… 
  • Mận nam hay ngoài bắc gọi là quả roi, có vị ngọt hoặc chua nhẹ, mát, là cây ăn trái có mặt cả bắc và nam Việt Nam.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận được không?

Thành phần dinh dưỡng của quả mận bắc và nam khác nhau, nhưng đều có hàm lượng cao. Dưới đây là bảng thành phần của từng loại đã được nghiên cứu: 

Bảng thành phần dưỡng của mận Bắc:

Thành phầnHàm lượngNăng lượng20 kcalProtein 0,6 gĐường9,92 gChất xơ0,7 gVitamin B10,06 mgVitamin B20,04 mgVitamin PP0,5 mgVitamin B50,135 mgVitamin C3 mgSắt0,4 mgCanxi28 mgMagie7 mgPhốt pho20 mgKẽm0,1 mgKali157 mg

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g mận Nam:

Thành phầnHàm lượngNăng lượng25 kcalCarbohydrates5,7 gChất béo0,30 gProtein0,60 gVitamin B10,02 mgVitamin B20,03 mgVitamin B30,8 mgVitamin C22,3 mgCanxi29 mgMagie5 mgPhốt pho8 mgKẽm0,06 mg

Tóm lại mận là một loại quả mà mẹ bầu có thể ăn được trong giai đoạn mang thai và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bổ sung mận, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Lợi ích của mận với mẹ bầu 3 tháng đầu

Những chất dinh dưỡng của trái mận được liệt kê phần trên, đều tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Một số lợi ích dưới đây đã được các chuyên gia và bác sĩ khuyên khi mẹ bầu 3 tháng đầu.

2.1. Lợi ích của mận miền Bắc

Cung cấp nước:

Trong 100g mận bắc có chứa 94,1g nước  bổ sung 1 lượng nước đầy đủ cho cơ thể mẹ bầu. Tình trạng mất nước khi mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến đau đầu, nhức đầu, chóng mặt và dẫn đến nguy hiểm như sinh non. 

Cải thiện vấn đề về mắt:

Vitamin A có trong trái mận hậu giúp mẹ bầu giảm tình trạng khô mắt, chăm sóc đôi mắt sáng khỏe. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu, mắt thường có xu hướng yếu, đặc biệt với những công việc văn phòng cần sử dụng máy tính thường xuyên. Ngoài Vitamin A còn có Vitamin nhóm B cũng giúp bảo vệ đôi mắt của mẹ bầu.

Tăng cường miễn dịch:

Trái mận miền bắc có chứa nhiều Vitamin, trong đó hàm lượng cao nhất là Vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và bảo vệ mẹ bầu trước sự xâm nhập vi khuẩn. Vitamin C còn làm đẹp da cho mẹ bầu, ngăn ngừa mụn, mờ sạm nám. 

Trái mận bắc căng tròn và mọng nước, món ăn mà nhiều mẹ bầu ‘thèm’ trong mùa hè nóng

Bổ máu:

Với lượng sắt có sẵn trong quả mận và nhờ có vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong cơ thể. Mà sắt lại là thành phần thiết yếu để tạo ra hồng cầu, máu nuôi dưỡng cơ thể. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai được khuyến cáo, nhu cầu nguyên tố sắt mỗi ngày là 30-60 mg. 

Tốt cho tim mạch:

Vi chất nhiều nhất trong trái mận là Kali khoảng 157 mg, kali rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Kali giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa huyết áp cao, tình trạng hay gặp trong thai kỳ. Kali còn giảm đau nhức khi mang thai, nhờ tác dụng duy trì đàn hồi các cơ. Phụ nữ mang thai cần 2000 mg kali mỗi ngày, vậy ăn 10 trái mận có thể bổ sung lượng tương đương.

Giảm nôn và ốm nghén

Trong thời gian ốm nghén, mẹ bầu thường thích ăn chua, nhờ vị chua giúp giảm tình trạng buồn nôn. Vị chua cũng kích thích vị giác, giúp phụ nữ mang thai ăn ngon miệng hơn, cảm giác thèm ăn tăng lên.

Mận bắc có vị chua giúp kích thích vị giác mẹ bầu

2.2. Lợi ích của mận miền nam

Ngoài những lợi ích giống mận miền bắc đem lại, thì mận miền nam lại có những tác dụng khác cũng cần thiết cho mẹ bầu. 

Hỗ trợ tiêu hóa: 

Chất xơ có lợi cho tiêu hóa thức ăn và quả roi thì có chứa nhiều chất xơ, thích hợp cho người bị táo bón. Lý do, chất xơ làm mềm phân, tăng nhu động ruột và kích thích vi khuẩn có lợi. 

Ngoài chất xơ, trong mận nam có chứa 15% Sorbitol, có tác dụng hút nước và nhuận tràng, cũng giảm tình trạng táo bón. Vì vậy ăn mận miền nam giúp giải quyết vấn đề đau đầu của mẹ bầu khi tình trạng táo bón kéo dài.

Lợi tiểu: 

Mận miền nam hay còn gọi là mận điều đỏ, rất mọng nước và có vị ngọt mát nên có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp nước, giảm tình trạng phù cho mẹ bầu. 

Bổ sung canxi: 

Canxi rất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ và suốt quá trình mang thai. Canxi giúp hạn chế tình trạng loãng xương do sinh nở. 

Mận miền nam hay có tên gọi thân thương là trái roi, bóng đỏ chắc chắn hấp dẫn nhiều mẹ bầu

Giúp phát triển xương và răng thai nhi: 

Magie, phốt pho và kali giúp hình thành và phát triển xương và răng cho thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển cả hình thái và trí não. Thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển, nên mẹ bầu sẽ cần được chăm sóc chế độ ăn đủ chất và lượng. 

3. Những điều mẹ bầu 3 tháng đầu lưu ý khi ăn mận

Mận tốt là vậy nhưng không phải ăn nhiều cũng tốt, mà ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Vậy ăn mận sao cho hợp lý và đúng cách, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sau đây:

3.1. Ăn đúng cách

Mẹ bầu 3 tháng đầu khi muốn ăn mận bắc hay mận nam thì cũng đều cần lưu ý:

  • Ăn vừa đủ: Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Số lượng mận ăn mỗi ngày từ 5-10 quả, tương đương 100g/ngày.
    • – Nên chọn ăn mận tươi để giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước nhất, hạn chế ăn mận ngâm, mận đã được chế biến.
    • – Nên rửa sạch và ngâm nước muối trước khi ăn, bởi mận thường được ăn trực tiếp, ít khi gọt vỏ. 
    • – Không ăn khi bụng đói, tốt nhất nên ăn sau bữa ăn. Lý do, vì mận chứa nhiều vitamin C dễ gây kích thích dạ dày.
    • – Nên kết hợp nhiều loại trái cây để cân đối dinh dưỡng và mùi vị, vì mận có vị chua nhiều mẹ bầu thích vị ngọt lại rụt rè khi sử dụng.

3.2. Gợi ý mẹ bầu cách đổi món với những món ăn, thức uống từ mận

Một số món ăn hay được chế biến từ trái mận tươi ngon mẹ bầu 3 tháng có thể học hỏi như sau:

Ăn trực tiếp: 

  • Mận nam hay mận bắc đều chỉ cần rửa sạch là có thể thưởng thức được, lớp vỏ giòn, vị chua, ngọt, mát và phần thịt quả nhiều và chắc là những điều hấp dẫn mẹ bầu. 
  • Lưu ý là cần rửa sạch và để ráo nước, tránh bị đau bụng do vi khuẩn gây ra.

Ô mai mận: 

  • Đây là món ăn hấp dẫn đa số mẹ bầu, nghĩ đến đã thèm với vị ngọt, hơi mặn và chua vừa phải, quả mận dai dai, nhưng cũng mềm tan trong miệng. Một hai trái ô mai mận cũng đã kích thích mẹ bầu ăn ngon hơn rồi. 
  • Lưu ý, chọn mua ô mai mận nên chọn nơi uy tín vì ô mai mận đã chế biến khó phân biệt được nơi sản xuất đã hợp vệ sinh hay chưa. 

Nước ép mận: 

  • Mận được ép thành nước thêm 2 thìa đường hoặc 1 thìa cafe mật ong giúp giảm vị chua, dễ uống hơn. Nước ép mận giữ được trọn vẹn dưỡng chất, và dinh dưỡng của trái mận. 
  • Lưu ý mẹ bầu nhớ loại bỏ hết hạt khi ép mận.

Nước ép và sinh tố mận là món giải khát được nhiều mẹ bầu 3 tháng yêu thích

Sinh tố mận: 

  • Nếu như nước ép mận chỉ lấy nước bỏ phần thịt mận thì sinh tố giúp bổ sung chất xơ không tan, tốt cho hệ tiêu hoá. Cách làm tương tự như với nước ép mận nhưng mẹ bầu có thể thêm 1 – 2 lát bạc hà khi trang trí để thêm mùi thơm.
  • Lưu ý cần bỏ hạt, và chia nhỏ trái mận trước khi xay.

Mứt mận:

  • Mứt mận thiên về vị ngọt dễ ăn, cách làm cũng đơn giản hơn ô mai mận. 
  • Rửa sạch 500g mận và sên qua với 100g đường, lửa nhỏ, đến khi nước mận ra gần hết thì tắt bếp và đổ ra lọ để bảo quản.

4. Tác dụng phụ có thể gặp phải nếu ăn mận không đúng cách

Để tránh những vấn đề sức khỏe, mẹ bầu cần biết những tác dụng phụ có thể gặp nếu ăn mận không đúng cách sau đây:

  • Hại thận: Mận có chứa nhiều chất oxalate, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Canxi không được hấp thu vào xương, mà vẫn còn trong máu, trong quá trình đào thải sẽ tích lũy nhiều ở thận, lâu dần làm tổn thương thận.
  • Hàm lượng axit cao: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ thấy khó chịu, gây ợ chua, và đầy hơi, đau bụng…
  • Gây nóng: Ăn quá nhiều mận hậu có thể sinh nhiệt, gây nóng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm da mẹ bầu mọc mụn. Mận hậu chứa lượng đường vừa phải, nhưng khi ăn số lượng lớn, đường được hấp thu nhiều, tăng nhiệt, đặc biệt vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi hơn cho mẹ bầu.

Ăn mận không đúng cách có thể mang đến một số tác dụng phụ

5. Cách chọn mận ngon và an toàn cho mẹ bầu

Mận cũng là loại trái cây theo mùa, thường vào mùa hè mới có, tầm khoảng tháng 4 đến hết tháng 7. Mẹ bầu chọn mua cũng cần lưu ý để đảm bảo mận ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm:

    • – Với mận miền bắc chọn mận tươi, vỏ ngoài có lớp phấn phủ, vỏ không có vết kim châm, mận không được quá mềm, chọn trái vừa đỏ vừa xanh. 
    • – Mận miền Nam nên chọn trái căng bóng, sờ không thấy mềm, lắc có tiếng hạt đó là trái đã già, ngọt. Trái roi hay có sâu, nên khi chọn mua mẹ bầu có thể có thể yêu cầu thử trước 1 – 2 quả.
  • Lưu ý mua mận không chất bảo quản, thuốc trừ sâu
  • Nên mua tại các siêu thị, cửa hàng hoa quả lớn. Hoặc có điều kiện, bạn có thể mua tại chính vườn trồng, vừa tham quan được quá trình trồng trọt, vừa hái những trái mận tươi ngon nhất. Với mận miền Nam, là loại cây dễ trồng và chăm sóc, tán lá rộng cũng hay được trồng cả miền bắc, trung và nam nước ta.

Tham quan và hái mận mỗi mùa mận chín đang được nhiều người lựa chọn trong dịp hè đến

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cả mận nam và mận bắc cho mẹ bầu, hy vọng đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Nếu m