Cách làm bao cát đeo chân

Posted on: 10/09/2020 | Tin tức

Bạn nên lựa chọn các loại tạ chân có kích thước và trọng lượng vừa phải để không gây tổn thương cho khớp chân khi phải mang quá nặng. Nếu đeo quá lâu, chắc chắn sẽ mỏi và tạ chân sẽ không có được tác dụng như bạn mong muốn.

1. Nâng cao thể lực 

Cách làm bao cát đeo chân

Sức bền là yếu tố quan trọng nhất trong mọi môn thể thao. Để tập luyện được tốt nhất thì bạn phải có một thể lực tốt. Khi sử dụng tạ đeo chân, cơ thể bạn sẽ được tăng cường sức bền nhanh chóng. Khi cơ thể đã quen với tạ đeo chân thì bạn sẽ cảm thấy mình nhẹ nhàng hơn, di chuyển nhanh hơn sau khi đã tháo tạ ra.

Khi luyện tập sức bền, đặc biệt là các môn thể thao như: Chạy bộ, cầu lông, Quyền Anh,… người ta thường sử dụng tạ chân để luyện tâp. Không thể nghi ngờ được khả năng nâng cao sức khỏe của việc dùng tạ chân trong luyện tập sức bền.

2. Khả năng phục hồi chức năng cho người xương khớp yếu

Cách làm bao cát đeo chân

Với những người có hệ xương khớp yếu thì việc sử dụng tạ đeo chân cũng có tác dụng rất lớn. Chính những loại tạ này làm cho cơ bắp và xương khớp phát triển tốt hơn. Cơ bắp được rèn luyện và hoạt động nhiều và an toàn. Đã có rất nhiều người chữa khỏi các vấn đề xương khớp sau khi sử dụng loại dụng cụ này trong tập luyện.

3. Tăng chiều cao cho thanh thiếu niên

Cách làm bao cát đeo chân

Tăng chiều cao được hay không là điều mà nhiều người vẫn thắc mắc. Đeo tạ chân không phải là cách tăng chiều cao ngay lập tức như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nó chỉ là một bài tập hỗ trợ hoàn hảo hơn các phương pháp khác nếu biết kết hợp với các bài tập và một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Với những ai đang trong thời kỳ phát triển, việc sử dụng tạ đeo chân kết hợp với kéo xà đơn, xà kép. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng nó thật khoa học. hãy ưu tiên đeo tạ chân đối với các bài tập kéo giãn người như treo người, hít xà đơn… những động tác đôi chân hoặc cơ thể trong trạng thái “treo”. Cách này sẽ kéo dài khớp mắt cá chân, từ đó chiều cao của bạn sẽ được cải thiện khá đáng kể.

4. Tạ đeo chân giúp giảm mỡ và chân săn chắc

Tạ chân giúp chân bạn hoạt động nhiều hơn bình thường đặc biệt là các phần cơ bắp. Chúng giúp bạn có thể giảm các mô mỡ ở phần chân và bắp chân, tạo sự săn chắc cho đôi chân. Không chỉ mình đôi chân, việc dùng tạ chân còn giúp cơ thể giảm mỡ toàn thân nên đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn giảm cân tại nhà. 

5. Tăng cường độ luyện tập cho các bài tập hiện có

Cường độ luyện tập rất quan trọng, nếu bạn cứ giữ mãi một cường độ luyện tập chắc chắn sẽ không bao giờ có thể tiến bộ được. Việc dùng tạ đeo chân có thể giúp bạn tăng cường các bài tập hiện có. Tạ chân giúp chân hoạt động tăng cường hơn. Mang tạ với trọng lượng 1kg ở mỗi chân sẽ tiêu thụ năng lượng bằng với việc mang một ba lô nặng 2kg. Tuy nhiên, ba lô chỉ gây ra áp lực trên cơ thể trong khi tạ chân và mắt cá tác động trực tiếp đến cơ chân.

6. Cải thiện các động tác chân 

Nhiều động tác tập chân tưởng chừng như đơn giản và không có tác dụng gì nhiều. Nhưng khi bạn sử dụng tạ đeo chân, các động tác này lại rất có tác dụng. Có thể thấy rằng, trọng lượng của tạ sẽ giúp tăng độ khó của bất kỳ bài tập nào và tăng cường hiệu quả của bài tập.Hãy thay đổi những mức tạ khác nhau để tác động vào cơ tốt nhất, bắt đầu với những mức tạ nhẹ xong sau đó tăng dần trọng lượng. 

7. Tác dụng trong việc giảm cân

Tạ chân cũng có tác dụng trong việc làm săn chắc vòng 2. Chúng gây áp lực lên các cơ bụng dưới và làm giảm mỡ bụng trong những bài tập chân có tác động đến cơ bụng. Sử dụng tạ chân sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân nhanh chóng hơn. Mang thêm trọng lượng ở chân giúp bạn tiêu thụ được nhiều calorie hơn ngay cả với những bài tập đơn giản nhất.

https://www.boxingsaigon.com/

Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

Bạn có thể tự làm tạ tập để cải thiện thể lực và thể hình bằng nhiều vật dụng trong nhà. Bình đựng sữa, đồ hộp và các vật dụng hàng ngày đều có thể giúp bạn giữ gìn dáng vóc. Hãy vừa tiết kiệm tiền vừa tập luyện để có thân hình chuẩn nào!

  1. Cách làm bao cát đeo chân

    1

    Sử dụng bình đựng sữa. Đổ nước, cát, đá hoặc bê tông vào bình đựng sữa sạch bằng nhựa có dung tích 4 lít. Nhớ chọn bình có tay cầm; bạn sẽ cần tay cầm để hoàn thành số lần nâng tạ. Nắm tay cầm của bình sữa để nâng lên hạ xuống như tập với tạ tay.

    • Với tạ tay làm bằng bình đựng sữa, bạn có thể tập các bài tập bicep curls, tricep exercises, bent-over rows, pec flyes, deadlifts, và shoulder raises.
    • Bạn cũng có thể cầm tạ hai bên hông khi tập squats hoặc lunges.

  2. Cách làm bao cát đeo chân

    2

    Nâng các hộp thực phẩm đóng hộp. Các hộp thực phẩm cầm vừa tay cũng có thể dùng như tạ tay đơn giản. Cách này rất phù hợp nếu bạn mới bắt đầu luyện tập và muốn xây dựng cơ bắp từ từ. Dùng các hộp to hơn để thay cho tạ nặng hơn hoặc bóng tạ.

  3. Cách làm bao cát đeo chân

    3

    Làm tạ tay bằng các chai nước bằng nhựa. Thay vì bỏ các vỏ chai nhựa vào thùng tái chế, bạn hãy đổ nước hoặc cho sỏi hoặc cát vào chai. Nhớ cân để đảm bảo trọng lượng hai chai ở hai bên tay bằng nhau. Nâng các chai nước như nâng tạ tay.[1]

  4. Cách làm bao cát đeo chân

    4

    Làm tạ đeo cánh tay bằng các chai nước. Thay vì dùng các chai nước làm tạ tay, phương pháp này đeo nhiều chai nước vào cánh tay như tạ đeo cổ tay. Đổ cát vào chai trước khi đeo vào cánh tay. Để tạ nặng hơn, bạn hãy đổ thêm nước sau khi đã đổ đầy cát.

    • Khi đã đổ đầy các chai, bạn sẽ dùng băng keo trong dán các chai này xung quanh cánh tay. Băng keo sẽ không dính vào da; nó chỉ dính vào các chai nước để giữ cố định các chai với nhau. Bạn cũng có thể dùng băng keo vải, nhưng nhớ đừng để dính vào da. Chỉ dán các chai đủ chặt để khỏi trượt khỏi cánh tay.

  5. Cách làm bao cát đeo chân

    5

    Làm bóng tạ bằng một quả bóng rổ. Lấy một quả bóng rổ cũ khoan một lỗ vào một trong các sọc đen trên quả bóng. Lỗ thủng này phải đủ rộng để bạn có thể dùng phễu đổ vật liệu nặng vào trong. Đặt phễu vào lỗ thủng và đổ cát hoặc sỏi cho đến khi quả bóng đạt đến trọng lượng mong muốn. Dùng bộ vá săm xe đạp để dán kín lỗ thủng. Bạn cũng có thể dùng băng keo vải nếu không có bộ vá săm xe.[2] Giờ thì quả bóng rổ cũ đã biến thành bóng tập.

  6. Cách làm bao cát đeo chân

    6

    Làm tạ đeo cổ tay bằng tất. Đổ đậu khô vào một chiếc tất sạch. Bạn cũng có thể dùng sỏi hoặc đá cuội nhỏ để làm tạ nặng hơn. Khâu hoặc dán kín đầu hở của chiếc tất. Sau đó, bạn sẽ khâu dính hai đầu tất hoặc khâu miếng dán gai Velcro vào hai đầu để có thể tháo ra dễ dàng.

    • Dùng cân để điều chỉnh trọng lượng. Đổ vật liệu vào tất đến khi đạt trọng lượng mong muốn, sau đó cắt bớt phần vải thừa. Nếu muốn làm tạ nặng hơn mà chiếc tất không đủ chỗ để đổ vật liệu, bạn hãy dùng chiếc tất lớn hơn.
    • Khi tìm tất để làm tạ, bạn nhớ chọn chiếc tất đủ dài để quấn được xung quanh cổ tay. Nếu tất quá dài, bạn cứ đổ vật liệu vào cho đến khi chiếc tất quấn vừa xung quanh cổ tay, sau đó cắt bớt phần vải thừa trước khi khâu kín lại.

  7. Cách làm bao cát đeo chân

    7

    Sử dụng các túi gạo hoặc đậu. Các túi thực phẩm này rất phù hợp để làm tạ mini nếu bạn là người mới tập. Bạn có thể dùng ngay khi lấy trong tủ bếp ra để tập bicep curls và các động tác nâng tạ nhỏ khác.

  8. Cách làm bao cát đeo chân

    8

    Cắt các săm xe đạp thành tạ tay. Lấy chiếc săm xe đạp cắt thành các đoạn dài bằng nhau. Dùng băng keo vải dán một đầu săm, sau đó đổ cát vào. Dán đầu kia bằng băng keo vải. Bạn có thể để thẳng hoặc uốn thành vòng tròn cho đến khi hai đầu chạm nhau và dùng băng keo vải dán cố định.[3]

    • Đây là một phương pháp rất phù hợp để làm tạ với các kích cỡ khác nhau. Bắt đầu với trọng lượng 500 g hoặc 1,5 kg. Dùng cân để cân trọng lượng tạ trước khi dán kín.

  9. Cách làm bao cát đeo chân

    9

    Làm áo gile gắn tạ. Tìm một chiếc áo gile câu cá hoăc áo gile có nhiều túi nhỏ. Đổ cát hoặc bê tông vào các túi nhựa và cho vào tất cả các túi. Bạn có thể mặc áo tạ khi chạy, tập kéo xà, chống đẩy hoặc đi bộ.[4]

  10. Cách làm bao cát đeo chân

    10

    Sử dụng các hộp sơn. Nắm quai cầm của các hộp sơn. Hầu hết các hộp sơn đều nặng hơn các chai nước hoặc các đồ hộp, do đó bạn có thể sử dụng hộp sơn cho các bài tập xây dựng cơ bắp. Cái quai cầm cho phép bạn bám vào để thực hiện các động tác như khi tập với tạ tay.

    Quảng cáo

  1. Cách làm bao cát đeo chân

    1

    Dùng xô dung tích 20 lít. Đổ cát, đá, bê tông, thậm chí nước vào xô. Sử dụng những chiếc xô nặng này để cuốn tạ, hoặc bạn có thể nối hai chiếc xô với nhau bằng một thanh gỗ và dùng trong bài tập nằm đẩy ngực.

  2. Cách làm bao cát đeo chân

    2

    Làm tạ đòn bằng các chai nước. Mua 2 lốc nước 6 chai mỗi lốc. Dùng băng keo vải dán đối xứng mỗi bên một lốc nước vào một thanh sắt sao cho dễ cầm nắm. Thứ này phù hợp với bất cứ bài tập nào mà bạn thực hiện với tạ đòn, chẳng hạn như nâng tạ hoặc đẩy ngực.

    • Nếu 2 lốc chai nước là quá nặng, bạn cũng đừng dùng các chai nước đổ đầy nửa chai. Chai nước chỉ đầy một nửa sẽ lúc lắc và làm rung thanh sắt. Thay vào đó, bạn hãy dán từng chai nước đầy vào thanh sắt.
    • Nếu 2 lốc nước là chưa đủ, bạn có thể dùng 4 hoặc 6 lốc dán vào thanh sắt. Bạn cũng có thể dán từng chai nước vào mỗi đầu thanh sắt. Nhớ để lại khoảng trống trên thanh sắt đủ để hai tay bám vào với khoảng cách rộng và hẹp.
    • Dán băng keo sao cho hiệu quả. Dán ngang, dọc và quấn chéo để gắn cố định các lốc nước vào thanh sắt.

  3. Cách làm bao cát đeo chân

    3

    Tìm các lốp xe cũ vứt trong sân. Lốp xe được sử dụng trong nhiều trong các buổi tập thể dục và thể hình. Bạn có thể cho thêm tạ vào các lốp xe thông thường, hoặc đến bãi phế liệu để tìm lốp xe máy kéo. Lật các lốp xe hoặc buộc dây vào lốp xe để kéo phía sau người là hai trong số các bài tập với lốp xe như tập tạ.[5]

  4. Cách làm bao cát đeo chân

    4

    Làm ống tròng trành. Nó là một ống nhựa đổ đầy khoảng 20 kg nước. Lợi ích của ống này là lượng nước không cân bằng và sóng sánh trong đó khiến bạn phải dùng các cơ bắp để cố gắng giữ thăng bằng khi nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của ống. Bạn có thể tự làm ống tròng trành bằng ống nhựa PVC. Dùng ống có đường kính khoảng 10 cm và dài khoảng 2,7-3 mét. Đậy nắp vào một đầu ống, đổ nước vào đầy nửa ống và đậy nắp đầu kia cho kín.[6]

  5. Cách làm bao cát đeo chân

    5

    Dùng túi đựng đồ tập thể thao làm bao cát. Các bao cát cũng giống ống tròng trành ở chỗ chúng không ổn định, luôn thay đổi trọng tâm và đòi hỏi bạn phải huy động thêm cơ bắp khi tập. Làm bao cát đơn giản bằng cách đổ cát vào các túi đông lạnh cỡ 20 -22 lít. Bao cát nên có trọng lượng khoảng 25-30 kg. Lồng 2 túi vào nhau để chúng khỏi bị bục, sau đó dán kín miệng túi. Nhét các túi cát này vào túi đựng đồ tập thể thao. Kéo khoá túi lại, và thể là bạn đã sẵn sàng luyện tập![7]

    • Một cách khác để làm bao cát là dùng ba lô quân đội/hải quân hoặc túi vải bố đựng đồ giặt. Đổ đầy sỏi nhỏ vào túi đựng phế liệu xây dựng. Bạn có thể đổ 5, 10 hoặc 12 kg sỏi vào mỗi túi và dùng băng kẻo vải dán kín. Làm 5- 6 túi như vậy và bỏ vào ba lô cho đến khi đạt trọng lượng mong muốn.[8]
    • Cho thêm hoặc lấy bớt các túi sỏi ra để có các trọng lượng khác nhau. Dùng cân để xác định trọng lượng của bao cát trước khi bắt đầu tập và thêm bớt trọng lượng theo ý muốn. Nếu không cần thay đổi trọng lượng, bạn có thể cho cát hoặc sỏi trực tiếp vào ba lô, nhưng như vậy thì bạn sẽ không dễ thêm hoặc bớt trọng lượng.
    • Nhớ chừa lại khoảng trống trong túi để cho cát hoặc sỏi chuyển động.
    • Nếu định làm tạ nặng, bạn nhớ chọn túi đựng đồ thể thao chắc chắn.

    Quảng cáo

  1. Cách làm bao cát đeo chân

    1

    Dùng bình đựng sữa hoặc nước. Đổ nước hoặc cát vào một bình đựng sữa hoặc nước sạch bằng nhựa có dung tích 2 lít. Bình phải có tay cầm để bạn có thể bám vào và tập các bài tập với tạ chuông.

  2. Cách làm bao cát đeo chân

    2

    Sử dụng các hộp sơn như tạ chuông. Vì có thiết kế chịu được văng lắc, các hộp sơn cũ có thể trở thành những quả tạ chuông ứng biến tuyệt vời. Bạn chỉ cần sử dụng các hộp sơn như tạ chuông trong các bài tập với tạ chuông.

  3. Cách làm bao cát đeo chân

    3

    Dùng bao khoai tây làm tạ chuông. Mua một bao đựng khoai tây, gạo hoặc đường có bán ở nhiều cửa hàng thực phẩm. Đổ cát vào bao cho đến khi đạt trọng lượng mong muốn, sau đó thắt đầu trên của bao thành một vòng. Dùng dây buộc hoặc băng keo gắn chặt vòng vừa thắt để cho khỏi bung. Bạn có thể dùng băng keo vải gia cố xung quanh và dưới đáy bao cho chắc chắn.

    • Bạn có thể dùng phương pháp này để làm nhiều tạ chuông có trọng lượng khác nhau. Dùng cân để xác định trọng lượng bao trước khi buộc kín miệng bao.

    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Cẩn thận kiểm tra trọng lượng tạ tự chế trước khi sử dụng trong các bài tập nặng. Đảm bảo băng keo phải dính chắc và không có thứ gì rơi ra làm bạn bị đau.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khoẻ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.
  • Khi tập với tạ đòn tự chế như mô tả ở trên, bạn nhớ phải nhờ người hỗ trợ trông chừng để đảm bảo an toàn. Việc này đặc biệt quan trọng trong bài tập đẩy ngực, khi các cơ bị kiệt sức có thể khiến thanh tạ đè lên thanh quản, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
  • Cẩn thận với tạ chuông tự chế; nếu cổ tay bị đau sau khi (hoặc trong khi) tập luyện, bạn phải ngưng sử dụng và mua tạ chuông chuyên dụng.

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 8.123 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?